Mùa đông là khoảng thời gian lý tưởng cho căn bệnh viêm mũi dị ứng hoành hành. Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu về căn bệnh tưởng chừng như là không thể chữa khỏi này cũng như cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng trong thời tiết giá lạnh này.
Viêm mũi dị ứng là một căn bệnh rất thường gặp với tình trạng mẫn cảm trên mức bình thường của cơ thể, các phản ứng bất thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với các yếu tố nhất định như thời tiết, bụi khói hay trong phòng máy lạnh. Biểu hiện chính để nhận biết được bệnh là hắt hơi, sổ mũi và tắc mũi.
Cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng trong thời tiết này thường không phải là quá khó khăn nhưng một khi bệnh đã chuyển sang dạng mãn tính thì lại cực kỳ phức tạp cho dù hiện nay đã có khá nhiều các loại thuốc hay các cách điều trị vật lý.
1. Thông tin cần biết về cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng
Dị ứng là một loại bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như mắt, mũi, da... Trong đó dị ứng xoang mũi là một bệnh rất phổ biến.
Dị ứng xoang mũi là một bệnh rất phổ biến
Khí hậu thay đổi, tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng tăng hay mật độ dân cư trở nên đông đúc tại các thành phố lớn đã làm cho số lượng người mắc bệnh viêm mũi dị ứng, hen suyễn hay dị ứng da ngày một tăng cao. Theo thống kê, trong số người bị các bệnh liên quan tới dị ứng ở Việt Nam thì số bệnh nhân mắc bệnh viêm mũi dị ứng chiếm từ 40 tới 45%.
Triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết.
Viêm mũi dị ứng là một biểu hiện cục bộ tại các xoang mũi khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa, thực phẩm dị ứng, thuốc hay sự thay đổi môi trường, độ ẩm, nhiệt độ.
2. Các loại viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng được chia ra làm hai loại dựa trên thời gian phát bệnh
Viêm mũi dị ứng có chu kỳ:
Loại này thường xảy ra vào đầu mùa lạnh hoặc mùa nóng, với nguyên nhân là do sự thay đổi đột ngột về thời tiết, cơ thể người bệnh chưa kịp làm quen với không khí mới nên gây ra hiện tượng dị ứng thời tiết. Các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết là: cảm thấy nhột và cay bên trong mũi, hắt hơi liên tục nhiều lần, có khi đến vài chục cái. Có thể có hiện tượng chảy nước mắt,ngứa mắt đến đỏ mắt, chảy nước mũi, có thể kèm theo cả nhức đầu, mệt mỏi. Thông thường, triệu chứng hắt hơi nhẩy mũi xảy ra vào buổi sáng khi cơ thể người bệnh vừa thức dậy chưa kịp làm quen mới thời tiết trong ngày. Tuy nhiên, vẫn có khả năng vào buổi trưa, buổi chiều, tình trạng này vẫn xảy ra và kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày sẽ khỏi. Hiện tượng này được gọi là cơn viêm mũi dị ứng ngắn hạn. Nếu như bệnh này không được chữa trị kịp thời, nước mũi sẽ bị đặc lại, niêm mạc ở mũi bị phù nề, nhợt nhạt và cuống mũi thường xuyên bị phình to làm cho người bệnh cảm thấy nhức đầu.
Người bị bệnh thường hắn hơi vào buổi sáng
Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ:
Triệu chứng của loại này gần giống như loại có chu kỳ, nhưng khác biệt ở chỗ, bệnh lại không xuất hiện theo mùa hay thời tiết, các cơn viêm không phát bệnh bất chợt mà chỉ là việc bị hắt hơi vài cái nhưng tình trạng nghẹt mũi lại gia tăng và còn kéo dài hơn. Khi đi khám bác sĩ sẽ thấy các niêm mạc mũi bị nhợt, có nhiều polype mũi, chụp X-quang thì thấy các xoang bị mờ hết.
3. Các biện pháp phòng tránh
Phấn hoa cũng là một tác nhân gây dị ứng
Các chuyên gia đã đưa ra một số lời khuyên dành cho người bị bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết:
Hãy cố gắng tránh xa các yếu tố môi trường như: máy điều hoà không khí, phấn hoa. Ra đường nhớ mang khẩu trang để tránh khói bụi, phấn hoa.
Tránh xa những nơi có nhiều bụi và nấm mốc, ẩm ướt vì môi trường này rất dễ phát bệnh.
Các loại vật nuôi có nhiều lông như chó, mèo cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm mũi dị ứng vì lông chó thì nhiều, lông mèo rất nhẹ và bay đầy trong không khí.
Biện pháp cuối cùng cũng là biện pháp hiệu quả nhất được đa số các bệnh nhân sử dụng và chữa khỏi đó chính là thảo dược đặc trị bệnh viêm mũi dị ứng.