Dị ứng mũi thời tiết

 

Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng.

 

 

Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý của đường hô hấp, chiếm tỷ lệ 17-25% dân số, có tần suất cao ở những người đi làm, đi học. Bệnh ngày càng tăng ở các nước công nghiệp phát triển do sự ô nhiễm không khí với nhiều kháng nguyên lạ xuất hiện. Những yếu tố thuận lợi khác gây dị ứng là: thời gian tiếp xúc với dị nguyên, nhiễm trùng; yếu tố di truyền, nhân chủng học.

Tùy theo yếu tố gây dị ứng, người ta chia bệnh viêm mũi dị ứng thành các dạng sau:

- Viêm mũi dị ứng theo mùa: Yếu tố gây dị ứng thường gặp là phấn hoa và bụi nấm mốc ngoài trời. Một người dị ứng với loại phấn hoa này cũng có thể dị ứng với nhiều loại phấn hoa khác.

- Viêm mũi dị ứng quanh năm: Yếu tố gây dị ứng thường là bụi trong nhà (hoặc bụi ngoài trời nếu bụi này có trong không khí quanh năm), lông chó mèo, con mọt (có trong không khí, da người, lông vật nuôi, chăn nệm, đồ chơi...). Con gián và các loài gặm nhấm trong nhà cũng được coi là nguyên nhân gây hen và viêm mũi dị ứng quanh năm.

- Viêm mũi dị ứng không thường xuyên: Xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như bụi nhà, nấm mốc, phấn hoa. Khi hết tiếp xúc thì không còn triệu chứng dị ứng. Dị ứng không thường xuyên còn có thể xảy ra đối với thức ăn. Trong trường hợp này, bệnh nhân còn có triệu chứng nổi mề đay, ngứa hoặc đau bụng, tiêu chảy.

- Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp: Do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng tại nơi làm việc (bụi phấn, bụi gỗ, lông thú, găng tay nhựa...).

Các triệu chứng bệnh bao gồm:

- Ngứa mũi (có thể kèm theo ngứa mắt, tai và vòm họng).

- Nhảy mũi (thường thành từng tràng dài liên tục).

- Chảy nước mũi.

- Nghẹt mũi (đôi khi gây mệt mỏi, nhức đầu, buồn ngủ).

Có thể chẩn đoán chính xác viêm mũi dị ứng bằng cách xét nghiệm dịch trong mũi, hoặc tìm phản ứng dị ứng bằng cách tiêm một số kháng nguyên nghi ngờ vào da bệnh nhân (nếu nơi tiêm có quầng đỏ lớn hơn giới hạn bình thường thì đó là dị ứng). Một người có thể phản ứng dương tính với nhiều loại kháng nguyên.

Tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng viêm mũi dị ứng khiến người bệnh luôn nhức đầu, buồn ngủ, khó chịu, uể oải, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Nếu để lâu không điều trị, bệnh nhân có thể bị viêm đường hô hấp trên, viêm tai giữa, viêm xoang, có polyp trong mũi...

Việc phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng gồm 3 bước chủ yếu:

- Kiểm soát môi trường - tránh tác nhân gây dị ứng: Đeo khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội sạch sẽ (để loại hết bụi trên tóc, trên da) sau khi ra ngoài trời. Thường xuyên làm vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, bao gối, màn cửa và phơi dưới ánh sáng mặt trời. Không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải. Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà. Nếu trẻ bị dị ứng nhiều, hạn chế cho chơi thú nhồi bông.

Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa, hương liệu hay những chất nặng mùi khác. Đối với dị ứng nghề nghiệp, nếu không thể đổi nghề, nên dùng khẩu trang, mặt nạ hoặc sử dụng các vật liệu thay thế.

- Dùng thuốc: Hầu hết các trường hợp viêm mũi dị ứng đều đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Thuốc chống nghẹt mũi có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với Antihistamines. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như hồi hộp, lo âu, mất ngủ và quánh đàm.

Không nên dùng thuốc chống nghẹt mũi dạng xịt hoặc nhỏ quá 7 ngày. Việc lạm dụng nó sẽ gây hiện tượng sinh lý phản hồi, khiến bệnh nhân nghẹt mũi nặng hơn, phải tăng liều, dẫn đến tình trạng viêm mũi do thuốc và nghiện thuốc, rất khó điều trị.

- Miễn dịch liệu pháp (còn gọi là giải mẫn cảm đặc hiệu): Sau khi thử test, biết chính xác là dị ứng với loại kháng nguyên nào, bệnh nhân sẽ được tiêm chất kháng nguyên gây bệnh với liều tăng dần, làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa. Tỷ lệ thành công của phương pháp này là 80-90% (có hiệu quả cao nhất với các trường hợp dị ứng do phấn hoa, bụi nhà và lông chó mèo). Thời gian điều trị phải kéo dài 4-5 năm mới đạt được hiệu quả mong muốn; các triệu chứng chỉ bắt đầu cải thiện rõ sau 6-12 tháng.

Viêm mũi khi thời tiết thay đổi.

Viêm mũi di ứng là bệnh của nhiều người, bệnh không thể chữa khỏi nhưng có cách hạn chế nó.

Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh phổ biến hiện nay, bệnh gây nên những phiền toái mỗi khi có những sự thay đổi về thời tiết, nơi ở, công việc… Người bị viêm mũi dị ứng thường có cảm giác bị tắc vùng sống mũi, nghẹt mũi, người có biểu hiện như bị cảm, đau đầu, dịch mũi tiết ra nhiều, hắt hơi nhiều. Những phiền toái này khiến người bị viêm mũi dị ứng khó tập trung trong công việc, thường bực dọc, cáu gắt.

Nhiều người bị viêm mũi dị ứng mà không biết. Ở giai đoạn đầu, khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hay từ lạnh sang nóng, bệnh thường bị nhầm với chứng cảm thông thường. Ở giai đoạn bệnh nặng hơn, nhiều người nhầm lẫn cho rằng mình bị viêm xoang. Thực tế thì khi gặp điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, hay thường xuyên làm việc, sinh sống ở vùng nhiều khói bụi, hoặc bị dị ứng với vật nuôi, bệnh mới phát tác. Viêm mũi dị ứng không có thuốc chữa tận gốc. Người bị viêm mũi dị ứng dùng thuốc chỉ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, làm giảm những phiền toán của bệnh gây ra.

Những người bị viêm mũi dị ứng, ngoài dùng thuốc, có thể khắc phục tình trạng bệnh bằng một vài phương cách sau:

Tránh tiếp xúc với không gian nhiều bụi, khói… Có không ít trường hợp khi sống ở thành phố lớn, bệnh không thuyên chuyển mà càng nặng thêm, nhưng chỉ cần người bệnh di chuyển một thời gian nhất định ra vùng ngoại ô có khí hậu trong lành, sẽ không gặp phải những dấu hiệu nào của bệnh. Thường xuyên sử dụng các dung dịch rửa mũi. Giữ cho không gian sống luôn sạch sẽ. Tránh ngủ lạnh hay để vùng mũi tiếp xúc với vùng không khí lạnh đột ngột.

Ngoài ra, khi đã vào “cơn” của viêm mũi dị ứng, bạn có thể tham khảo một vài mẹo nhỏ sau để làm giảm những phiền toái mà bệnh mang lại:

Gối đầu cao khi ngủ để tránh bị tắc mũi. Trườm nóng vào vùng sống mũi để không gặp khó khăn khi thở. Xúc miệng bằng nước muối nóng khi cảm thấy rát vùng họng. Day nhẹ vùng sống mũi để có thể cảm thấy thoải mái.

Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng do những nguyên nhân ngoại lai gây ra mà con đường xâm nhập chủ yếu là mũi. Có thể chia bệnh làm hai nhóm chính: theo mùa và quanh năm. Nhóm bệnh theo mùa thường xuất hiện vào mùa xuân hoặc mùa hè hàng năm; thời điểm mắc bệnh này gần như đã trở thành quy luật. Nhóm bệnh quanh năm thường xuất hiện do những dị nguyên mà bệnh nhân gặp phải gây ra như khói bụi...

Một số bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng đơn giản:

- Bệnh do phong hàn phạm phế (chảy nước mũi trong): Quế chi 6 g, cam thảo 4 g, gừng 4 g, tang bì 10 g, bạch chỉ 12 g, tế tân 6 g, phòng phong 12 g, kinh giới 10 g. Sắc uống.

- Bệnh do phong nhiệt phạm phế (nước mũi đục): Ngưu bàng tử, cúc hoa, tang diệp, cát căn mỗi thứ 12 g; bạc hà 6 g, thuyền toái 6 g, cam thảo 4 g. Sắc uống.

- Bệnh lâu ngày (phế khí hư): Hạnh nhân, rễ cây bách bộ, cát cánh, nhân sâm mỗi thứ 6 g; tang bì (vỏ rễ cây dâu), đẳng sâm, hoàng kỳ, hoài sơn, bạch truật mỗi thứ 12 g. Sắc uống.

Cách chống dị ứng thời tiết.

Trong khi hoa lá đang khoe sắc đón chào xuân sang cũng là lúc những triệu chứng như nhảy mũi, nghẹt mũi và chảy nước mắt xuất hiện. Đó chính là bệnh dị ứng thời tiết. Dưới đây là mười cách để “ứng phó” với căn bệnh khó chịu này.

  
 

1. Bổ sung axit folic

Theo Tạp chí Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng, cơ thể được bổ sung axit folic cao ở mức cao thường ít bị dị ứng nhờ khả năng điều chỉnh phản ứng của hệ miễn dịch.

Bánh mỳ và đậu có chứa axit folic là hai nguồn dinh dưỡng lớn có thể giúp cơ thể chống dị ứng.

2. Dọn dẹp nhà cửa

Mỗi tuần một lần, lau nhà với nước lau nhà có tinh chất Hypoallergenic (không tạo ra dị ứng), dọn dẹp giường chiếu với nước nóng (130oC) để diệt lông sâu bọ và phấn hoa.

Hãy chắc chắn nệm, gối và chăn luôn được che phủ kỹ. Cuối cùng, hãy dùng máy hút bụi dọn sạch lại căn phòng để chắc chắn bụi và phấn hoa đã được loại bỏ hoàn toàn.

3. Tránh xa phấn hoa, nấm mốc

Chú ý chu kỳ ra hoa để đóng cửa sổ kịp thời và bật điều hòa không khí để kiểm soát chất gây dị ứng, không để nó tăng vọt trong môi trường sống của bạn.

Không chạy bộ trong công viên mà thay vào đó là nên đến phòng tập thể dục vào những ngày gió và vài ngày sau đó vì lượng phấn hoa có trong không khí thường cao; sau những ngày mưa, nấm mốc thường xuất hiện nhiều.

4. Kiểm tra giày dép

Giày dép có thể bị dính phấn hoa, cỏ, nấm mốc và chất gây dị ứng khác khi đi lại, do đó cần kiểm tra và vệ sinh giày dép tại cửa, trước khi vào nhà.

5. Tắm cho cún yêu

Các chú cún có thể rất dễ thương và đáng yêu nhưng cũng là nơi ẩn chứa nhiều chất gây dị ứng giống như phấn hoa. Bạn rất dễ hít phải trong khi ôm, vuốt ve và đùa nghịch với chúng. Vì thế, sau khi đi dạo hoặc chơi ở sân sau, hãy vệ sinh bộ lông và toàn bộ cơ thể bằng khăn ẩm trước khi cho thú cưng vào nhà. Bạn sẽ vừa giữ được sức khỏe cho bản thân, vừa giữ gìn sức khỏe cho chính chú cún yêu của mình.

6. Đi dạo lúc hòang hôn

Buổi sáng, đổ ẩm thường cao khiến nấm mốc dễ sinh sôi còn đầu giờ chiều, nhiệt độ có thể khiến các bông hoa đua nhau nở và phát tán nhiều phần hoa. Vì thế không nên đi dạo vào buổi sáng sớm. Thời gian thích hợp nhất để bạn đi dạo trong công viên là lúc hoàng hôn.

7. Tránh một số gia vị

Mù tạt và ớt cay có thể kích thích niêm mạc mũi, mặt đỏ bừng bừng. Củ nghệ tươi cũng có thể gây cảm giác ngột ngạt, khó thở, đặc biệt là những người viêm xoang. Vì thế hãy nói không với mù tạt khi ăn sushi, không dùng ớt cay khi ăn gà và không sử dụng nghệ tươi khi ăn cà ri.

Các axit béo omega-3 trong cá hồi, cá mòi, cá trích, cá tuyết và cá thu cũng có thể chống viêm nhiễm, dị ứng khiến bạn dễ thở hơn rất nhiều.

8. Sử dụng bình súc rửa mũi neti pot

Các nhà dị ứng học nói rằng loại máy nhỏ giống như hình cây đèn của Aladdin này là một cách tuyệt vời để loại bỏ các hạt phấn hoa. Để sử dụng nó, đổ đầy nước muối nhẹ, ấm, vào bình. Sau đó nghiêng đầu của bạn sang một bên và từ từ đổ nước vào trong lỗ mũi cao hơn; đồng thời thở qua miệng, nước sẽ di chuyển qua lô mũi thấp hơn ở phía đối diện. Nó có thể không được dễ chịu nhưng sẽ giúp bạn không bị chảy nước mắt và mũi không bị đỏ như trái cà chua! Bạn có thể mua dụng cụ này tại một cửa hàng bán dụng cụ y tế hoặc hiệu thuốc, và sử dụng nó trong nhà bếp hoặc bồn rửa chén để không làm bẩn nhà cửa.

9. Chọn phòng ngủ chống dị ứng khi đi du lịch

Bạn sẽ cảm thấy hết sức thoải mái khi đi du lịch bằng cách chọn một phòng khách sạn sự hiện diện của chất Hypoallergenic. Như vậy sẽ loại bỏ được 98% số vi khuẩn và các chất gây dị ứng từ tất cả các bề mặt, vải và các luồng không khí.

10. Nụ hôn cũng là liều thuốc tốt

Một nghiên cứu trên Tạp chí nghiên cứu các vấn đề về thần kinh cho hay, hôn trong nửa giờ có thể làm giảm bệnh sốt mùa hè.

(ST)