Dị ứng sữa mẹ

Nguyên nhân trẻ bị dị ứng sữa mẹ. Biểu hiện khi trẻ bị dị ứng sữa mẹ. Làm gì khi trẻ bị dị ứng sữa mẹ.

Trẻ em cũng có thể trải qua hiện tượng dị ứng khi bú sữa mẹ do ảnh hưởng của các loại thức ăn mà người mẹ tiêu thụ. Khi gia đình bạn có tiền sử bị dị ứng, vấn đề này có thể xảy ra với trẻ em, thậm chí ngay ở giai đoạn bú sữa mẹ.

Ảnh minh họa

"Thông thường, thực phẩm gây dị ứng do người mẹ tiêu thụ có thể gây ra dị ứng ở trẻ. Trẻ sẽ phát ban trên da nếu sữa mẹ dính vào da trẻ. Thông thường, các phản ứng phát ban xảy ra ở má của bé", tiến sĩ Zakiudin Munasir, Trưởng phòng Dị ứng miễn dịch, Ban Sức khỏe trẻ em, khoa Y học ở Bệnh viện Trung tâm Jakarta cho biết.

Trên thực tế, để đảm bảo rằng các em bé bị dị ứng hay không, có thể làm các xét nghiệm dị ứng hoặc thử nghiệm chích trên da với chất hấp thụ có tên gọi là Radio Allergo Sorbent Test (Rast), nhưng phương pháp này chỉ có hiệu quả đối với trẻ em từ 3 năm tuổi trở lên.

"Sẽ hiệu quả hơn nếu làm một xét nghiệm máu cho các bé để xác định mức miễn dịch globulin (IgE). Kháng thể IgE có thể gây ra việc xuất hiện histamine, một chất gây ra nhiều phản ứng dị ứng trong cơ thể", ông nói.

Các bà mẹ cho con bú cũng có thể ngăn ngừa dị ứng đối với trẻ bằng cách tránh ăn các thực phẩm gây dị ứng trong 2- 4 tuần đầu. "Thực phẩm có thể gây dị ứng là sữa bò, trứng, lạc và hải sản", tiến sĩ Zaki nói. "Nếu trong quá trình dừng các thức ăn ấy mà con của bạn không bị phát ban hoặc phản ứng dị ứng khác, có thể chắc chắn rằng thủ phạm gây dị ứng cho bé chính là 4 loại thực phẩm trên. Đây có thể là cách thử nghiệm đơn giản hơn nhiều so với các thủ tục y tế khác.

Khi thực hiện chế độ ăn kiêng này, người mẹ hãy tiêu thụ viên bổ sung can xi thay chất dinh dưỡng có trong sữa bò.

ĐH (Theo Vivanews)


8 biểu hiện dị ứng sữa ở trẻ

Để chắc chắn rằng bé nhà bạn có bị dị ứng sữa hay không thì hãy dựa vào những căn cứ dưới đây nhé!

Phát ban, cảm lạnh và đau bụng là những bệnh thường hay gặp ở bé, Nhưng sự xuất hiện của một hoặc nhiều những triệu chứng này cũng lúc thì có thể là triệu chứng dị ứng sữa nghiêm trọng. Nếu không được phát hiện kịp thời thì những triệu chứng này có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng.


Mỗi năm có hơn 100.000 bé bị bị ứng sữa, gây nên các vấn đề về tiêu hóa, về da và thường khó nhận ra. Theo bác sĩ John Moissidis, thành viên của Hội đồng chống dị ứng ở trẻ em tại Bệnh viện Hen suyễn Dị ứng thì “ Những bé bị dị ứng sữa không thể xử lý các chuỗi protein phức tạp trong sữa công thức có các thành phần chính như trong sữa mẹ. Và cũng có nhiều trẻ dị ứng với cả sữa công thức đậu nành."


Những trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa thường được điều trị bằng cách loại bỏ thành phần protein sữa trong chế độ ăn uống của người mẹ hay thay thể sữa công thức bằng loại sữa có chứa acid amin.


Sữa có thành phần acid amin khá an toàn cho những bé bị dị ứng với sữa bởi vì nó có chứa acid amin không gây dị ứng, các khối protein thay vì chuỗi protein  một phần hoặc hoàn toàn như được tìm thấy trong thành phần các loại sữa công thức khác.


Dưới đây là 8 dấu hiệu dị ứng sữa phổ biến, thường gặp nhất ở bé được cung cấp bởi tiến sĩ Moissidis để giúp các mẹ có thể nhận biết xem bé nhà mình có bị dị ứng với sữa hay không:


1. Tiêu chảy


Tiêu chảy rất thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng nếu tiêu chảy kéo dài ( trung bình bé đi ị 2-4 làn/ngày và kéo dài trong hơn 5-7 ngày) và trong phân có máu thì đó là đáu hiệu bị dị ứng sữa nghiêm trọng.


2. Nôn mửa


Trẻ nhỏ thường hay bị nôn trớ nhưng nôn trớ nhiều lần và nôn cả những khi chưa được bú mẹ thì bạn nên cho bé đi khám bác sĩ. Những triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản như nôn trớ cũng có thể là dấu hiệu bé bị dị ứng sữa.


3. Phát ban


Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị phát ban da như eczema chẳng hạn. Dị ứng sữa cũng là một trong những nguyên nhân đó, đặc biệt là khi vết phát ban xảy ra đi kèm cùng với những triệu chứng khác.


4. Cáu gắt


Trẻ nhỏ thì tất nhiên sẽ rất hay quấy khóc nhưng nếu quấy khóc liên tục và không nín trong một thời gian dài thì đó là dấu hiệu bất thường.


5. Cân năng giảm hoặc không tăng cân


Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ tăng gấp đôi cân nặng khi được 6 tháng tuổi và tăng gấp 3 khi được 12 tháng tuổi. Nhưng khi bé không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng mà bé cần do tiêu chảy và nôn mửa quá nhiều thì tất nhiên bé sẽ rất chậm lớn.


6. Xì hơi


Tất cả các bé sơ sinh đều ‘xì hơi’. Nhưng ‘xì hơi’ đi kèm cùng với một vài triệu chứng như trên thì có thể bé đang bị dị ứng sữa.


7. Gặp vấn đề ở hệ thống hô hấp


Cảm lạnh thường hay xảy ra với trẻ sơ sinh nhưng cảm lạnh cùng với triệu chứng thở khò khè, khó thở kèm theo dịch nhầy trong mũi và cổ họng lại là một dấu hiệu bất thường. Những triệu chứng này có thể là do cơ thể bé đang phản ứng lại với protein sữa.


8. Chậm lớn


Trẻ bị dị ứng sữa thường thiếu nguồn dinh dưỡng hợp lý do mất nước, giảm sự ngon miệng và thiếu năng lượng.


Thời kỳ cho con bú, mẹ nên tránh ăn các loại hạt



Một số bà mẹ không đủ sữa cho con bú nên đã uống thêm các loại sữa bột và sữa nước trong hộp giấy với hy vọng tăng thêm lượng sữa tiết ra ngoài.

Thế nhưng, không phải bà mẹ nào uống thêm sữa ngoài cũng đạt được hiệu quả tăng sữa cho con bú. Có những trường hợp, mẹ uống thêm sữa ngoài khiến con bị tiêu chảy.

Chị Hằng, giáo viên dạy tiếng Anh ở thị xã Tuyên Quang, sau 4 tháng nghỉ sinh con đến khi đi làm trở lại thì lượng sữa mẹ ít hẳn đi, liền mua thêm cả thùng sữa tươi về uống với hy vọng có nhiều sữa cho con bú để tăng thêm sức đề kháng.


Nào ngờ, chỉ đến ngày thứ hai sau khi Hằng uống thêm sữa nước hộp giấy, con chị đã bị đi ngoài nhiều nước đến 4 - 5 lần một ngày. Được bà chị gái làm dược sĩ tư vấn, Hằng liền ngừng ngay không uống sữa nữa mà tăng cường ăn cơm trắng với thịt nạc rang, đồng thời cho bé uống nhiều nước. Một ngày sau, số lần đi ngoài giảm hẳn và bé trở lại bình thường sau hai ngày.


Trường hợp bé Nguyễn Phúc Anh ở nhà máy xi măng La Hiên, Thái Nguyên cũng phải đi cấp cứu chỉ vì mẹ thèm ăn hạt dưa nên đã mua vài lạng về cắn. Kết quả, bé Phúc Anh 3 tháng tuổi bị tiêu chảy phải nằm viện truyền nước 2 ngày.


Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc (nguyên phó giám đốc viện nhi TƯ) cho biết, những những trẻ bị dị ứng với các loại hạt từ cây, quả được xếp vào hàng dị ứng nặng. Một số loại dị ứng khác có thể sẽ hết đi sau vài năm nhưng loại dị ứng với các hạt của cây, quả thường có xu hướng theo trẻ suốt cuộc đời. Theo các bác sĩ, nếu cho con bú, các bà mẹ nên tránh các loại hạt để giúp ngăn ngừa dị ứng cho con.

Mẹ “kiêng” theo con


Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, các bà mẹ vẫn còn trong giai đoạn cho con bú, nếu ăn phải bất kỳ loại thức ăn nào (dù chỉ gây dị ứng cho mẹ) thì protein lạ đó sẽ xâm nhập qua sữa để vào bé và gây dị ứng cho bé.


Thậm chí, với những em bé sẵn có cơ địa dị ứng với một loại thức ăn nào đó thì khi mẹ ăn vào (kể cả mẹ không bị dị ứng) thì trẻ vẫn bị dị ứng như trường hợp xảy ra với bé Phúc Anh.

Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc khuyên: “Người mẹ phải luôn sát sao với con nhất, vì vậy hãy để ý đến từng phản ứng nhỏ của cơ thể bé khi ăn bất kỳ loại thức ăn nào. Nếu mẹ bị dị ứng với loại thức ăn nào đó thì tốt nhất không nên ăn trong khi còn đang cho con bú. Khi bé ăn dặm thì cũng vẫn nên thận trọng với loại thức ăn đó vì khả năng truyền sang con rất cao, gần 40%”.


(ST)
me an cua bien, con bi di ung, toi nao cung kho ngu vi ngua .xin hoi bac si phai lam sao moi het di ung.
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
tỷ lệ dị ứng sữa mẹ là bao nhiêu phần trăm
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Bé bị dị ứng đạm sữa bò nên uống sữa gì
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận