Điều chỉnh giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Điều chỉnh giấc ngủ của trẻ sơ sinh như như thế nào? Những phương pháp điều chỉnh giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Nhịp điệu sinh học trong giấc ngủ trẻ thơ


Mọi hoạt động sống của sinh vật là một chuỗi những thay đổi định kỳ. Tất cả những biểu hiện đó được gọi là nhịp điệu sinh học. Điều thú vị là có rất nhiều nhịp điệu sống của sinh vật tương ứng với nhịp điệu vận động của thiên nhiên mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy. Chẳng hạn như nhịp thức - ngủ của con người, nhịp hoạt động ngày - đêm của các loài động vật và thời kỳ đâm hoa kết quả vào mỗi mùa xuân của cây cỏ...

Nhịp thức - ngủ của con người đã được hình thành từ rất lâu đời do sự tác động qua lại của cơ thể và môi trường. Vì vậy, nhịp điệu sinh học vừa mang tính nội tại (như khi các phi hành gia không gian bay vào vũ trụ hoặc khi ta đưa các sinh vật vào hang tối, chúng vẫn giữ được nhịp thức - ngủ như cũ), vừa mang tính ngoại cảnh (ví dụ công nhân làm ca đêm sẽ thích nghi bằng cách ngủ bù vào ban ngày, hoặc khi con người đi từ vĩ tuyến này sang vĩ tuyến khác, vẫn thích nghi được với mọi sinh hoạt ở hoàn cảnh mới).

Nhiệm vụ của chúng ta là điều chỉnh sao cho nhịp điệu nội tại cơ thể và nhịp điệu của ngoại cảnh luôn hài hòa và hợp nhất, tránh những rối loạn gây bất lợi cho cơ thể. Đối với con người - đặc biệt là trẻ em, trong quá trình sống và phát triển, hoạt động luân phiên thức ngủ là một nhu cầu sinh lý tự nhiên không thể thiếu. Nhịp thức ngủ là “nhịp điệu chìa khóa”, tác động và chi phối mọi nhịp sống khác của cơ thể. 


Thời gian ngủ có liên hệ với độ tuổi không?

Thời gian ngủ tùy thuộc vào tuổi tác và yêu cầu của từng cơ thể. Ở người lớn, cứ 1 giờ hoạt động phải được bù bằng nửa giờ ngủ. Ở trẻ em, nhu cầu ngủ rất cao, cứ 1 giờ hoạt động phải bù lại bằng 2 giờ ngủ, tức là gấp 4 lần người lớn. Tuổi càng nhỏ, nhu cầu ngủ càng cao (trẻ sơ sinh ngủ 20-22 tiếng mỗi ngày). Khi lớn lên, nhu cầu ngủ sẽ giảm dần, đến 1 tuổi chỉ còn 16 tiếng, 2 tuổi còn 14 tiếng, 3 tuổi còn 13 tiếng. Khi 16 tuổi, trẻ chỉ còn ngủ 8 tiếng giống như người lớn.

Thời gian ngủ chủ yếu vào ban đêm; riêng với trẻ em thời gian ngủ ban ngày cũng rất quan trọng. Mỗi cá thể đều có nhu cầu ngủ khác nhau. Chúng ta cần đảm bảo và duy trì đúng nhịp điệu tự nhiên của nó. Phân bố chế độ sinh hoạt và giờ giấc hợp lý theo từng giai đoạn tuổi và từng cơ thể riêng biệt là yếu tố quyết định.

Thế nào là giấc ngủ nhanh và giấc ngủ chậm?

Giấc ngủ được cấu tạo bằng nhiều chu kỳ với hai trạng thái khác nhau, mỗi chu kỳ chia làm 5 giai đoạn. Giấc ngủ chậm chiếm khoảng 80% thời gian ngủ ở trẻ em, biểu hiện bằng các sóng chậm trên điện não gồm 4 giai đoạn với độ sâu tăng dần. Ở các giai đoạn này, hoạt động sống của cơ thể như nhịp tim, nhịp thở, chuyển hóa cơ bản giảm dần đến mức thấp nhất. Giấc ngủ nhanh (hay giai đoạn 5 của chu kỳ) tiếp nối với giấc ngủ chậm, chiếm khoảng 20% thời gian còn lại. Giai đoạn này hoạt động điện não được biểu hiện bằng các sóng nhanh gần giống như lúc thức. Hai loại giấc ngủ này nối tiếp nhau trong đêm tạo thành nhiều chu kỳ liên tiếp, mỗi chu kỳ của trẻ em chiếm khoảng 90 phút, riêng trẻ sơ sinh là 50-60 phút, người lớn là 120 phút.

Người ta nhận thấy trong giấc ngủ chậm, tuyến tiền yên ở não sẽ tiết ra kích thích tố tăng trưởng (growth hormone, GH). Kích thích tố này đóng vai trò rất quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe và thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cơ thể trẻ. Khi trẻ hoạt động thể lực nhiều như chơi đùa, tập thể dục, thể thao, giấc ngủ chậm sẽ gia tăng làm trẻ dễ ngủ và ngủ sâu hơn.

Khác với giấc ngủ chậm, giấc ngủ nhanh sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh hơn sự mệt mỏi về tâm thần (như làm việc, học tập, các chấn thương tâm lý) và tác động lên sự trưởng thành của hệ thần kinh. Nó có tác dụng củng cố trí nhớ, giúp trẻ nhớ lâu và nhớ vững chắc hơn những thông tin ghi nhận được. Giấc ngủ nhanh sẽ gia tăng khi trẻ được luyện tập một môn nào đó như múa, hát. Nếu ngăn cản hay đánh thức giai đoạn này, trẻ sẽ dễ quên, tinh thần căng thẳng, hay cáu gắt, khó chịu, quấy khóc, đầu óc không minh mẫn khi học tập.

Làm thế nào để giúp trẻ có giấc ngủ tốt?

Nên tập cho trẻ có thói quen ngủ sớm và đúng vào một giờ đã định, nhằm tạo cho trẻ có một phản xạ nghỉ ngơi, giúp trẻ ngủ dễ dàng trong bất kỳ điều kiện nào.

Giảm tối thiểu các kích thích của ngoại cảnh cũng như nội tại lên hệ thần kinh trẻ trong lúc ngủ. Điều quan trọng nhất là phải tránh tiếng ồn và ánh sáng vì chúng làm giấc ngủ trẻ không sâu và dễ thức giấc. Ngoài ra, các yếu tố khác như để trẻ đói hoặc ăn quá no, không vệ sinh thân thể, quần áo quá chật, nằm sai tư thế, nơi ngủ bẩn chật và không thông thoáng đều gây tác hại xấu đến giấc ngủ.

Cần hết sức tránh các chấn thương về tâm lý như làm cho trẻ bị ức chế trước khi ngủ (như dọa nạt, quát mắng, kể những chuyện gây sợ hãi, cho xem phim ảnh kinh dị...). Trường hợp trẻ có tiêu tiểu trong khi ngủ, nên nhẹ nhàng làm vệ sinh và cho ngủ lại, không la mắng.

Cho trẻ vui chơi, vận động cơ thể đầy đủ cũng góp phần giúp ngủ sâu hơn. Khi trẻ khó ngủ, có thể dùng lời nói êm dịu để gây ám thị như “con nhắm mắt lại ngủ ngoan đi, mẹ thương” hoặc: “nhắm mắt lại ngủ giỏi đi con”... để giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ.

Mỗi trẻ có một nhu cầu về thời gian ngủ, độ dài và độ sâu khác nhau. Cha mẹ cần tạo mọi điều kiện cho trẻ ngủ đầy đủ, không nên đánh thức sớm. Thông thường, khi ngủ đủ giấc, trẻ sẽ tự động thức dậy, không cần phải gọi.

Trong trường hợp trẻ có rối loạn giấc ngủ (như mất ngủ liên tiếp vài đêm), cần đưa đi khám bệnh, không nên dùng thuốc ngủ khi chưa có ý kiến bác sĩ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ. Ở trẻ em, cần lưu ý đến các rối loạn giấc ngủ có liên quan đến tình trạng thiếu dinh dưỡng, thường đi kèm với tình trạng chán ăn, giảm ăn, giảm bú, nôn ói, chậm lớn... Các biểu hiện rối loạn giấc ngủ thường gặp ở các trẻ này gồm ngủ ít, trằn trọc khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, mơ, nói mớ, ác mộng, mộng du, cơn khiếp sợ trong khi ngủ. Những rối loạn này có thể liên quan đến tình trạng thiếu kẽm kèm thiếu đa chất do giảm ăn như magiê, canxi, acid amin, vitamin nhóm B. Có thể nhanh chóng chữa khỏi khi trẻ được bổ sung kẽm và các chất dinh dưỡng thiếu hụt kể trên.

Thời gian thức - ngủ luôn xen kẽ nhau, tạo nên một nhịp điệu hài hòa, tự nhiên. Đây là một nhịp điệu sinh học quan trọng nhất của cơ thể, đặc biệt là ở trẻ em, vì vậy việc chăm sóc giấc ngủ cần hết sức được chú ý và quan tâm đúng mức.  


Trẻ sơ sinh ngủ bao lâu?

Trẻ sơ sinh có thể ngủ 16 tiếng một ngày (thậm chí là hơn). Mỗi lần ngủ từ 3 – 4 tiếng. Cũng giống như người lớn, trẻ thường trải qua những giai đoạn khác nhau của giấc ngủ: mơ màng, ngủ ngắn, ngủ sâu và ngủ rất sâu. Khi bé lớn dần lên thì khoảng thời gian thức giấc cũng tăng lên.



Trẻ sơ sinh có thể ngủ 16 tiếng một ngày


Mỗi lần trẻ ngủ từ 3 – 4 tiếng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ vì mẹ sẽ phải thức giấc giữa đêm. Mẹ hãy kiên nhẫn nhé vì điều này sẽ thay đổi khi con lớn dần lên và bắt đầu biết thích nghi với nhịp điệu cuộc sống bên ngoài cái bụng ấm áp của mẹ.

Lúc này, trẻ có nhu cầu ăn lớn hơn nhu cầu ngủ. Các bác sĩ nhi khoa cũng khuyến cáo là các mẹ không nên để trẻ mới sinh ngủ lâu quá mà không cho con bú. Điều đó có nghĩa là mẹ nên cho con bú cứ 3 - 4 tiếng một lần, có thể thường xuyên hơn. Các bé bú sữa mẹ sẽ nhanh đói hơn các bé bú sữa bình và mẹ cần phải cho bé bú cứ 2 giờ một lần trong những tuần đầu tiên.

Nơi ngủ và tư thế lí tưởng cho trẻ

Trong những tuần đầu tiên, phần lớn các mẹ đặt bé ở trong cũi hoặc nôi trong phòng ngủ. Không nên đặt bé ở phòng riêng vì mẹ sẽ không thể để mắt thường xuyên đến bé.




Không nên để bé nằm sấp trong khi ngủ


Các bác sĩ nhi khoa cũng khuyến cáo là mẹ không nên bế bé vào ngủ cùng giường với mình vì những lí do an toàn. Mặc dù rất nhiều nơi tán thành việc mẹ ngủ cùng bé thì vẫn có những nguy cơ bé bị đè vào người dẫn đến ngạt thở. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu trẻ ngủ ở giường với bố mẹ thì nguy cơ bị đột tử ở bé cũng cao hơn.

Mẹ cũng nên tạo cho bé thói quen ngủ càng sớm càng tốt. Mẹ hãy luôn đặt bé vào trong nôi cho bé ngủ để hình thành thói quen cho bé. Mẹ cũng nên nhớ là phải mất vài tuần thì não bộ của bé mới phân biệt được đêm và ngày, vì thế mà mẹ hãy luôn để mắt đến bé.

Mẹ nên đặt yếu tố an toàn cho bé lên hàng đầu. Đừng đặt bất cứ thứ đồ chơi, gối, chăn nào có thể ảnh hưởng đến việc hô hấp ở trẻ. Nhiều mẹ thích trang trí cho nôi của bé thêm nhiều màu sắc nhưng nó lại góp phần gây nguy hiểm cho bé đấy. Tránh đặt những vật dạng dây buộc, có cạnh sắc trong nôi và phải đảm bảo nôi và cũi mẹ dùng cho con đáp ứng đủ những tiêu chuẩn về an toàn.

Các bác sĩ nhi khoa cũng khuyên mẹ nên đặt bé nằm ngửa chứ không được nằm sấp vì bé rất có thể bị nghẹt thở. Những em bé nằm sấp thường khó ngủ và sẽ hít lại khí CO2 bởi vì bé sẽ không thể tự mình thay đổi tư thế. Tỉ lệ tử vong ở trẻ đã giảm xuống 50% kể từ năm 1992 khi các bác sĩ chính thức lên tiếng khuyến cáo.


Không nên để những đồ chơi có cạnh sắc ở gần bé


Mẹ có thể giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học của trẻ để trẻ ngủ về đêm bằng cách tránh các kích thích khi cho con bú hay thay tã ban đêm. Mẹ  hãy để đèn mờ mờ và hạn chế chơi hay nói với bé. Điều này sẽ tự động truyền thông điệp cho bé là ban đêm chính là thời gian để ngủ.

Trẻ quá mệt sẽ gặp nhiều vấn đề trong lúc ngủ hơn là trẻ ngủ đủ giấc trong ngày. Chính vì thế nếu mẹ nào muốn con mình thức trong ngày để ban đêm con ngủ nhiều hơn thì chẳng có tác dụng gì đâu.

Nuôi con khi trẻ mới sinh ra được một tháng là quãng thời gian khó khăn nhất đối với các mẹ bởi mẹ sẽ phải thức giấc cứ vài giờ một lần.

Đến tháng thứ 2 thì hầu hết các trẻ sơ sinh đều ngủ từ 6 – 8 tiếng qua đêm. Nếu con bạn thức giấc trong đêm khi ở tháng tuổi thứ tư thì hãy nói với bác sĩ để tìm hướng giải quyết.


Cách điều chỉnh giấc ngủ cho bé:


1. Hoạt động ban ngày


Ban ngày là thời gian quan trọng để bé thức giấc và vui chơi. Bạn cần cho bé làm quen với ánh sáng của ban ngày bằng cách không đóng kín cửa hoặc kéo hết rèm cửa. Với ngày nắng ấm, cần cho bé tắm nắng vào buổi sáng, mở cửa số để ánh sáng lọt vào phòng bé…



2. Ngủ trong phòng tối

Nếu ánh sáng để giúp bé nhận biết ban ngày thì bóng tối giúp bé hiểu khái niệm về ban đêm. Melatonin – hormone ngủ sẽ tiết ra mạnh hơn nếu bé được nằm ngủ trong căn phòng tối. Nó giúp cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Cha mẹ cần tạo căn phòng yên tĩnh, ít (hoặc hầu như không có) ánh sáng cho bé, dù đó là mùa hè. Một trong những lý do khiến bé tỉnh giấc lúc 5h sáng là do quá nhiều tiếng ồn và ánh sáng trong phòng.

3. Điều chỉnh lịch ăn – ngủ

Có thể cho bé đi ngủ muộn hơn: Đi ngủ muộn hơn (chỉ nên là 30 phút) cũng giúp bé dậy muộn hơn vào sáng hôm sau.

Tuy nhiên, nếu khi tỉnh dậy, bé liên tục quấy khóc, tỏ vẻ mệt mỏi thì bạn thử áp dụng cách cho bé đi ngủ sớm hơn. Nhiều bé ngủ ngon và dậy muộn hơn nếu được đi ngủ sớm hơn bình thường (trước khoảng 30 phút).

4. Hành động như thể vẫn còn là ban đêm

Nếu bé thức giấc vào lúc 5h sáng, bạn tránh bật đèn, bế con vội. Thử đợi một chút xem bé có tiếp tục tự ngủ lại hay không. Nếu muốn dỗ bé, bạn cũng tránh bật điện sáng. Để cho bé thấy rằng, chưa phải là lúc thức giấc và bé cần ngủ tiếp…


(St)

Neu muon cho tre ngu ngon giac vao ban dem thi co phai ban ngay nen cho be choi nhieu va ngu it lai di duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
Thông thường thì tỷ lệ ban ngày và giấc ngủ ban đêm cũng khá chênh lệch,theo quan niệm của cơ số các mẹ là thế.Nhưng cũng nên tập thói quen ngủ nhiều vào ban đêm cho bé.Song tất cả phải kiên trì nhé
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
con em sinh ra dc 3ki3 1 thang dc 5 kg qua thang thu 2 chau ngu ca ngay chi day choi 1 tieng Ban dem co khi 11h chau quay khoc den 6h sang moi ngu.co ngay 3h sang den 8h sang moi ngu.Ai do~ cung khong nin , tham chi ca me no em phai lam sao.em giam 2 tuan ma 2 kg chau cung ko tien trien chut nao
hơn 1 tháng trước - Thích
Vậy có thể bé có dấu hiệu không ổn trong người.Có thể đi khám bác sĩ để được tư vấn tốt nhất chị nhé
hơn 1 tháng trước - Thích
con em da duoc 12thang.be khong bit bu binh,nen khi khoang 2g sang be thuc uong sua hop phai tinh giac mat 2tieng sau be moi ngu .moi toi be ngu khoang 8tieng con ban ngay ngu khoang 3tieng ,cho em hoi giat ngu cua con em nhu vay co phu hop voi do tuoi cua chau khong
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
Chào bạn! Bé nhà mình 12 tháng thì giấc ngủ là: 11 1/4 giờ(ban đêm)=11,25h.2 1/2 (2) giờ (ban ngày)=2,5h.13 3/4 giờ(tổng)=gần 14h.Như vậy nên cho bé ngủ thêm vào ban đêm, tập cho bé thói quen ngủ không thức nữa nhé.,
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
bé gái nhà e được 10 tuần tuổi. ban đêm cháu ngủ giấc đầu từ 19h hoặc 20h đến 23 hoặc 24h thì dậy bú khoảng 5'. sau đó cháu ngủ giấc 2 tiếng hoặc 1 tiếng 30' thì dậy ăn cho đến khoảng 6h sáng thì thức dậy hẳn. Ban ngày cháu thức 2 iếng thì ngủ 1 giấc khoảng 30'. Tổng cộng cả ngày cháu chỉ ngủ được khoảng 11 tiếng/ngày. lúc sinh cháu nặng 2,9kg, bây giờ cháu được 4,9kg. PHUNU giúp em làm cách nào để cháu ngủ nhiêu hơn và đủ ở độ tuổi của cháu
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
Gửi hỏi đáp - bình luận