Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ như thế nào?


Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ như thế nào?.Gan nhiễm mỡ là tên gọi của sự tích tụ lượng mỡ quá mức bình thường trong tế bào gan. Với người bình thường, trong gan có thể chứa một ít mỡ nhưng nếu lượng mỡ nhiều hơn từ 5 -10% cân nặng của gan, gan bạn đã bị nhiễm mỡ và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn.





ĐIỀU TRỊ BỆNH GAN NHIỄM MỠ NHƯ THẾ NÀO?

Ăn uống quyết định điều trị gan nhiễm mỡ?


Người bị gan nhiễm mỡ nên chọn các loại thực phẩm có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh.

BSCK II Vũ Đức Chung, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện 354 cho biết, gan nhiễm mỡ (GNM) là khi lượng mỡ tích tụ trong gan chiếm quá 5% trọng lượng của gan. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh gồm: Nghiện rượu, béo phì, tiểu đường,  tăng lipit máu, bị bệnh về gan, do dùng thuốc... nhưng quan trọng nhất vẫn là chế độ ăn thừa năng lượng gây ra. Gan đóng vai trò trung tâm trong sự tích trữ và chuyển hoá của các chất béo. Khi năng lượng dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ và được tích lũy nhiều trong gan. Trong hầu hết các trường hợp, chất béo ứ đọng chủ yếu là triglycerides, nhưng trong một vài trường hợp thì phốt pho lipit chiếm đa số. 

Hiện nay không có thuốc đặc hiệu cho bệnh GNM. Khi mỡ máu, mỡ gan cao bắt buộc phải uống thuốc giảm mỡ máu statin... nhưng dùng lâu dài thuốc này sẽ gây mệt mỏi, rối loạn chức năng gan, rối loạn kinh nguyệt, liệt dương... nhất là ảnh hưởng nhiều đến thần kinh, tâm lý. Việc kiểm soát tình trạng GNM phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Chế độ điều trị có thể bao gồm cai nghiện rượu; ngưng dùng các thuốc có nhiều khả năng gây nên GNM; kiểm soát các bệnh về chuyển hóa: tiểu đường, béo phì... Đặc biệt, ngoài việc dùng một số thuốc bảo vệ gan thì chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh đóng vai trò quyết định  giúp phòng ngừa và điều trị bệnh.

Về dinh dưỡng, người bệnh phải kiên trì thực hiện chế độ ăn đủ năng lượng, kết hợp với tập thể dục đều đặn, vừa sức, tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Tập ít nhất 5 ngày trong tuần. Nên ăn thịt nạc, các loại cá và hải sản (riêng tôm và cua biển không nên ăn quá 1 lần/tuần). Hạn chế ăn trứng (chỉ nên ăn 2 quả/tuần), các chất ngọt và chất béo vì các chất này khi thừa sẽ chuyển đổi thành mỡ dự trữ. Khi chế biến thức ăn, nên hạn chế các món chiên xào mà thay bằng những món nướng, luộc.

Cần tránh các loại thức ăn chế biến từ gan, óc, cật, bộ đồ lòng gia súc hoặc từ sữa động vật như bơ, phômai; không nên ăn da các loại thịt heo, vịt, gà... Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và các loại thức ăn có chứa chất xơ, sợi như rau cải, gạo đỏ, khoai mỡ, khoai tây, cà rốt, ngũ cốc, các loại hạt, bánh mỳ và bánh quy nhạt. Ngoài ra, người bị GNM cũng nên chọn các loại thực phẩm có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh và cải thiện chức năng gan như nhộng tằm, nấm hương, lá trà, lá sen, ngô, rau cần...

Điều tr


Bài thuốc điều trị gan nhiễm mỡ thể can khí uất:

Bài thuốc 1:

Nguyên liệu: 100g gạo tẻ, 15g vỏ quýt khô.

Cách dùng: gạo tẻ nấu thành cháo nhừ rồi cho vỏ quýt phơi khô tán nhỏ trộn đều, hạ lửa nhỏ nấu sôi lại, chia 2 lần ăn lúc đói bụng.

Bài thuốc

điều trị gan nhiễm mỡ thể can khí uất

Bài thuốc 2.

Nguyên liệu: 100g củ cải trắng, 5 quả quất, 20g mật ong và 300ml nước sôi.

Cách dùng: Ép củ cải trắng lấy nước quất bỏ hạt, giã nát. Trộn đều nước củ cải và quất, thêm mật ong, hòa với nước sôi. Chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Bài thuốc điều trị gan nhiễm mỡ thể khí trệ huyết ứ:

Bài thuốc 3:

Nguyên liệu: 3g củ tam thất, 3g trà xanh, 200ml nước sôi.

Cách dùng:  Sấy khô, tán vụn tam thất. Hãm tam thất và trà xanh với nước sôi trong 10-15 phút. Uống thay trà và có thể ăn luôn cả xác.

Bài thuốc 4:

Nguyên liệu: 10g nghệ vàng, 10g vỏ quýt khô, 3g trà xanh.

Cách dùng: Hai thứ phơi khô tán nhỏ cùng trà xanh. Chia 2 lần sắc uống.

Bài thuốc điều trị gan nhiễm mỡ thể đàm thấp:

Bài thuốc 5:

Nguyên liệu: 15g sơn tra, 15g lá sen, 600ml nước

Cách dùng: sơn tra xắt mỏng, lá sen phơi khô, bóp vụn. Trộn hai thứ nấu chung với 600ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc 6:

Nguyê liệu:  30g ý dĩ nhân, 50g lá sen tươi, 100g gạo tẻ.

Cách dùng: Ý dĩ nhân thái nhỏ. Hai thứ nấu chung với gạo tẻ thành cháo nhừ. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.

Bài thuốc điều trị gan nhiễm mỡ thể tì khí suy:

Bài thuốc 7:

Nguyên liệu: 15g sơn tra, 100g bột bắp trộn, 1lít nước.

Cách dùng: sơn tra xắt mỏng, bột bắp trộn đều với nước nóng. Nấu sơn tra với nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cho hồ bột bắp vào nồi, vừa đổ vừa quấy đều cho tan bột. Dùng ăn điểm tâm.

Bài thuốc 8:

Nguyên liệu: 20g củ mài, cà rốt 50-80g, 100 gạo tẻ.

Cách dùng: củ mài ngâm nước cho mềm, cà rốt bỏ vỏ, xắt lát. Hai thứ nấu cùng gạo tẻ thành cháo nhừ. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.

Bài thuốc điều trị gan nhiễm mỡ thể can thận âm hư:

Bài thuốc 9:

Nguyên liệu: 30g hà thủ ô, 100g gạo tẻ, 4-6 quả đại táo, 1lít nước, đường phèn hoặc mật ong.

Cách dùng: hà thủ ô nấu với 1 lít nước, sắc còn 500ml. Dùng nước vừa đủ để nấu với gạo tẻ và đại táo bỏ hạt thành cháo nhừ. Cho đường phèn hoặc mật ong vào khuấy đều. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.

Bài thuốc 10:

Nguyên liệu: 15g hải sâm, 15g mộc nhĩ trắng và 100g gạo tẻ.

Cách dùng: hải sâm ngâm nước ấm, mộc nhĩ trắng ngâm nước nửa ngày cho mềm, bỏ cuống. Hai thứ nấu với gạo tẻ thành cháo nhừ, thêm gia vị. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.

Bài thuốc điều trị gan nhiễm mỡ thể thấp nhiệt và đàm ứ:

Nếu gan nhiễm mỡ do can đởm thấp nhiệt thì dùng:

Bài thuốc 11:

Nguyên liệu:  15g cúc hoa, 30g thảo quyết minh, 200ml nước.

Cách dùng: cúc hoa, thảo quyết minh sao vàng, tán nhỏ. Hai thứ hãm với nước sôi trong 15 phút. Chia nhiều lần uống thay nước trà.

Bài thuốc 12:

Nguyên liệu:  350g bí đao, 150g nấm rơm tươi, bột ướt, dầu vừng

Cách dùng: bí đao  bỏ vỏ, hạt, nấm rơm tươi. Cho nước rau củ vào chảo cùng với bí đao và nấm rơm. Nấu lửa lớn cho sôi, hớt bỏ bọt, nêm gia vị, cho sôi riu riu đến chín đều. Rưới bột ướt và dầu vừng vào, trộn đều. Ăn trong bữa cơm hoặc ăn riêng.

Bài thuốc chữa bệnh gan nhiễm mỡ bằng Ngô

Ngô là loại ngũ cốc rất thích hợp với người gan bị nhiễm mỡ.Gan là tạng lớn nhất của cơ thể với nhiều chức năng quan trọng. Cứ 2 phút toàn bộ máu lại di chuyển qua gan 1 lần. Gan là cơ quan dự trữ các chất dinh dưỡng glycogen, lipit, protein, vitamin A, vitamin B12, máu và các chất tham gia tạo hồng cầu. Nếu trong khẩu phần ăn hằng ngày có nhiều chất béo, nhất là mỡ động vật làm hàm lượng chất béo trong gan tăng thường gọi là “gan nhiễm mỡ”.

Khi gan bị nhiễm mỡ, tùy mức độ, có thể chức năng của gan bị suy giảm, cơ thể mệt mỏi, ăn chậm tiêu, chán ăn. Trong y học cổ truyền không có bệnh danh gan nhiễm mỡ, nhưng căn cứ các triệu chứng lâm sàng có thể thấy bệnh thuộc phạm vi chứng “tích tụ”. Về mặt điều trị, có rất nhiều biện pháp, tuy nhiên vấn đề tiết chế trong ăn uống và sử dụng các món ăn bài thuốc đóng một vai trò rất quan trọng. Gan nhiễm mỡ nên dùng thực phẩm gì?
Ngô là loại ngũ cốc rất thích hợp với người gan bị nhiễm mỡ. Vì ngô chứa nhiều axit béo không no có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa của chất béo nói chung và cholesterol nói riêng.

Theo y học cổ truyền, ngô có vị ngọt tính bình, thường được dùng cho những trường hợp tỳ vị hư yếu, chán ăn, phù thũng, rối loạn lipid máu… Thường dùng dưới dạng bánh hoặc cháo bột ngô.

Nhộng tằm có vị ngọt mặn, tính bình, có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh và cải thiện chức năng gan. Thường dùng dưới dạng các món ăn hoặc tán thành bột để uống. Nấm hương được xem là loại thực phẩm lý tưởng cho người bị gan nhiễm mỡ.

Trong nấm hương có chứa những chất có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan. Thường dùng dưới dạng thực phẩm để chế biến các món ăn. Kinh nghiệm dân gian cho rằng lá trà (chè) có tác dụng giải trừ các chất bổ béo. Còn kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy nó có khả năng làm tăng tính năng đàn hồi thành mạch, làm giảm cholesterol máu và phòng chống sự tích tụ mỡ trong gan.

Lá sen cũng có tác dụng giảm mỡ, giảm béo và phòng chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Lá sen được dùng dưới dạng hãm với nước sôi uống thay trà hoặc nấu cháo lá sen. Rau cần cũng có công dụng làm mát gan, hạ cholesterol máu, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất phế thải và làm sạch huyết dịch. Thường được dùng làm rau ăn. Ngoài ra, người bị gan nhiễm mỡ nên chú trọng bổ sung các loại rau tươi như cải xanh, rau muống, cà chua, cà rốt, măng, bí đao, mướp, dưa gang, dưa chuột.

Về thức uống, nên dùng một trong những loại trà được chế biến như sau: trà khô 3g, vị thuốc trạch tả 15g, hai thứ đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút là uống được. Có công dụng bảo vệ gan, tiêu mỡ, lợi tiểu, giảm béo. Hoặc lấy trà khô 2g, uất kim 10g (có thể thay bằng nghệ vàng), cam thảo sao vàng 5g, mật ong 25g. Tất cả thái vụn, hãm với nước, uống trong ngày. Dùng trà khô 3g, cát căn (sắn dây thái phiến) 10g, lá sen 20g. Tất cả thái vụn hãm uống thay trà có công dụng giải độc, hạ mỡ máu, giảm béo. Cũng có thể chỉ cần dùng lá sen tươi (hoặc khô) thái vụn hãm uống thay trà hằng ngày.

Dùng rễ cây trà 30g, trạch tả 60g, thảo quyết minh 12g. Tất cả thái vụn hãm uống hằng ngày. Có công dụng làm giảm mỡ máu và phòng chống béo phì. Loại trà này rất thích hợp với những người bị nhiễm mỡ gan kèm theo tình trạng rối loạn lipid máu, bệnh lý mạch vành.

Trà tươi 30g, sơn tra 15g. Hai vị hãm nước sôi uống hằng ngày, có công dụng tiêu mỡ, giảm béo. Dùng hoa trà 3g, trần bì 3g, bạch linh 5g thái vụn hãm với nước trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Cần hạn chế (hoặc kiêng) các đồ ăn quá béo bổ như mỡ động vật, lòng đỏ trứng, bộ óc và gan gia súc, bơ… và các thứ quá cay, nóng.


Món ăn, bài thuốc trị bệnh gan nhiễm mỡ

Có rất nhiều phương cách để hỗ trợ chữa trị gan nhiễm mỡ. Tùy theo triệu chứng đi kèm để phân ra nhiều thể khác nhau, mỗi thể nên chọn món ăn, thức uống thích hợp để giúp điều trị hiệu quả.

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em nhưng hay gặp nhất ở tuổi trung niên thừa cân hay béo phì, người bệnh đái tháo đường, những người có nồng độ cholesterol và triglyceride cao.

- Thể can khí uất: Người bệnh tức ngực, trướng bụng, đau tức hạ sườn phải, ăn chậm tiêu, ợ hơi, người bực dọc, dễ cáu gắt:

1. Dùng 100g gạo tẻ nấu thành cháo nhừ rồi cho vỏ quýt khô (15g phơi khô tán nhỏ) trộn đều, hạ lửa nhỏ nấu sôi lại, chia 2 lần ăn lúc đói bụng.

2. Ép 100g củ cải trắng lấy nước, 5 trái quất bỏ hạt, giã nát. Trộn đều nước củ cải và quất, thêm 20g mật ong, hòa với 300ml nước sôi. Chia 2 lần uống trước bữa ăn.

– Thể khí trệ huyết ứ: Đau tức hạ sườn phải, gan sưng to có thể sờ thấy được, lưỡi đỏ tía, mạch căng như dây đàn:

1. Sấy khô, tán vụn 3g củ tam thất, 3g trà xanh. Hai thứ hãm với 200ml nước sôi trong 10-15 phút. Uống thay trà và có thể ăn luôn cả xác.

2. 10g nghệ vàng, 10g vỏ quýt khô. Hai thứ phơi khô tán nhỏ cùng 3g trà xanh. Chia 2 lần sắc uống.

– Thể đàm thấp: Thường gặp ở người béo phì, bụng to, tay chân nặng nề, yếu mỏi không có sức, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng dày:

1. 15g sơn tra xắt mỏng, 15g lá sen phơi khô, bóp vụn. Trộn hai thứ nấu chung với 600ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.

2. 30g ý dĩ nhân, 50g lá sen tươi thái nhỏ. Hai thứ nấu chung với 100g gạo tẻ thành cháo nhừ. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.

– Thể tì khí suy: Người bệnh suy nhược cơ thể, mệt mỏi không có sức, hơi thở ngắn, ăn uống kém, bụng đầy, đại tiện phân lỏng:

1. 15g sơn tra xắt mỏng, 100g bột bắp trộn đều với nước nóng. Nấu sơn tra với 1 lít nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cho hồ bột bắp vào nồi, vừa đổ vừa quấy đều cho tan bột. Dùng ăn điểm tâm.

2. 20g củ mài ngâm nước cho mềm. Cà rốt 50 – 80g bỏ vỏ, xắt lát. Hai thứ nấu cùng 100g gạo tẻ thành cháo nhừ. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.

- Thể can thận âm hư: Người bệnh đau tức vùng hạ sườn phải, chóng mặt, ù tai, đau lưng mỏi gối; lòng bàn tay, bàn chân và ngực đều nóng, người gầy, da khô, khát nước, tiểu tiện vàng:

1. 30g hà thủ ô nấu với 1 lít nước, sắc còn 500ml. Dùng nước vừa đủ để nấu với 100 g gạo tẻ và đại táo (4-6 trái bỏ hạt) thành cháo nhừ. Cho đường phèn hoặc mật ong vào khuấy đều. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.

2. 15g hải sâm ngâm nước ấm, 15g mộc nhĩ trắng ngâm nước nửa ngày cho mềm, bỏ cuống. Hai thứ nấu với 100g gạo tẻ thành cháo nhừ, thêm gia vị. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.

– Thể thấp nhiệt và đàm ứ: Gan sưng to đau tức; mắt vàng; da vàng; miệng khô, đắng; nước tiểu vàng; người buồn bực, dễ cáu gắt; rêu lưỡi vàng, dơ. Thường gặp ở người bị viêm gan vàng da, viêm gan siêu vi (B, C), người nghiện rượu. Nếu gan nhiễm mỡ do can đởm thấp nhiệt thì dùng:

1. Cúc hoa 15g, thảo quyết minh 30g sao vàng, tán nhỏ. Hai thứ hãm với 200ml nước sôi trong 15 phút. Chia nhiều lần uống thay nước trà.

2. Bí đao 350g bỏ vỏ, hạt, nấm rơm tươi 150g. Cho nước rau củ vào chảo cùng với bí đao và nấm rơm. Nấu lửa lớn cho sôi, hớt bỏ bọt, nêm gia vị, cho sôi riu riu đến chín đều. Rưới bột ướt và dầu vừng vào, trộn đều. Ăn trong bữa cơm hoặc ăn riêng.

Lưu ý: Đối với những bệnh nhân còn mắc thêm những chứng bệnh khác trước khi sử dụng bài thuốc này cần có sự chỉ định của các nhà chuyên môn.

Gan nhiễm mỡ và chế độ ăn



Nguyên nhân là do đời sống kinh tế ngày càng phát triển, nhiều người có thói quen ăn nhiều nhưng lại vận động ít. Các chuyên gia y tế cảnh báo gan nhiễm mỡ là bệnh gan của thế kỷ 21. Ngược lại với quan niệm trước đây cho rằng gan nhiễm mỡ là tình trạng vô hại, thì nay kết quả cho thấy 10%-25% bệnh nhân gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến xơ gan và tử vong.

Ngưng hoàn toàn bia, rượu

Hiện nay, cách điều trị chủ yếu mà các bác sĩ đang thực hiện là khuyên người bệnh nên có một chế độ ăn uống và vận động hợp lý.

Rượu, bia có thể làm rối loạn chuyển hóa chất mỡ trong cơ thể và gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ có thể hồi phục mà không cần đến một loại thuốc nào nếu ngưng uống rượu bia hoàn toàn. Ngoài nguyên nhân rượu bia, những người mập phì cũng dễ bị gan nhiễm mỡ. Tại Mỹ, khoảng 25%-75% những người mập phì và bị tiểu đường type 2 bị gan nhiễm mỡ. Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ do dư cân cần giảm ăn những chất ngọt và chất béo vì các chất này khi thừa sẽ chuyển đổi thành mỡ dự trữ.

Ngoài ra, cần hạn chế các loại thức ăn nhanh (fast-food). Khi chế biến thức ăn, nên hạn chế các món chiên xào mà thay bằng những món nướng, luộc. Cần tránh các loại thức ăn chế biến từ gan, óc, cật, bộ đồ lòng của gia súc hoặc từ sữa động vật như bơ, phô mai và không nên ăn da các loại thịt heo, vịt, gà. Những loại thịt đã qua chế biến như lạp xưởng, xúc xích cũng không nên dùng vì có nhiều mỡ. Không nên sử dụng các đồ ăn thức uống ngọt như bánh, kẹo, mật đường, mía, các loại nước ngọt… Tốt nhất nên uống nước lọc, nước khoáng hoặc nước trà vì những loại nước này không cung cấp thêm năng lượng.
Ăn nhiều rau, trái cây
Cũng theo bác sĩ Đinh Dạ Lý Hương: Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ chỉ nên ăn thịt nạc. Ăn thêm các loại cá và hải sản nhưng tôm và cua biển thì không nên ăn quá 1 lần/tuần. Với món trứng, cũng chỉ nên ăn 2-3 quả/tuần. Nên ăn nhiều rau, trái cây và các loại thức ăn có chứa chất xơ, sợi như rau cải, gạo đỏ, khoai mỡ, khoai tây,
cà rốt, ngũ cốc, các loại hạt, bánh mì lạt và bánh quy lạt. Các loại thức ăn không chứa năng lượng như tảo, rong biển, nấm cũng rất tốt với những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Giảm cân là biện pháp tốt để cải thiện gan nhiễm mỡ. Mục tiêu ban đầu nên làm giảm 10% cân nặng. Nên giảm từ từ khoảng 0,5 kg đến 1 kg mỗi tuần. Đừng vì lo lắng quá mà nôn nóng điều trị đến mức nhịn ăn luôn. Nhịn ăn thường xuyên sẽ làm cơ thể mệt mỏi và thường có xu hướng ăn bù vào những ngày tiếp theo. Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh cần vận động để giảm cân hiệu quả hơn bằng cách đi bộ, chạy bộ, bơi lội, thể dục thẩm mỹ… để tiêu bớt lượng mỡ thừa và tăng cường cơ bắp cho cơ thể.




Bệnh gan nhiễm mỡ
Chế độ ăn cho người máu nhiễm mỡ
Tác dụng chữa bệnh của cây cà gai leo -
Tác dụng của cây lược vàng
Nguyên nhân và cách phòng ngừa tăng men cao
Công dụng chữa bệnh của nấm linh chi




(ST)