Điều trị bệnh Parkinson

Bệnh được điều trị bằng dược phẩm, giải phẫu.. Ngoài ra, các phương thức hỗ trợ như chăm sóc, dinh dưỡng, vật lý trị liệu, vận động cơ thể....cũng có vai trò quan trọng.

Điều trị bệnh parkinson như thế nào?

Mục tiêu điều trị đối với bệnh Parkinson là vừa phải kiểm soát những triệu chứng càng lâu càng tốt vừa hạn chế tác dụng phụ. Các biện pháp điều trị có thể kiểm soát tốt trong khoảng từ 4 đến 6 năm. Sau đó bệnh sẽ tiến triển bất chấp các biện pháp điều trị, và có nhiều trường hợp xuất hiện các biến chứng lâu dài như sự dao động và mất kiểm soát cơ (dyskinesia).


Ngoài ra nguyên nhân của sự tàn tật trong giai đoạn muộn còn bao gồm cả mất khả năng giữ thăng bằng và thay đổi trạng thái tâm thần. Bác sĩ sẽ chọn cách điều trị tốt nhất tùy thuộc vào những triệu chứng nổi bật của bệnh nhân.

Nội khoa

Sử dụng các loại thuốc bảo vệ các neuron thần kinh sản xuất ra Dopamin

- Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy selegiline (Eldepryl) có tác dụng bảo vệ các neuron sản xuất Dopamin

- Selegiline được sử dụng trong giai đoạn sớm của bệnh với hy vọng nó sẽ làm chậm lại tốc độ thoái hóa các neuron dopamin.

Các phương pháp điều trị triệu chứng bắt đầu khi bạn xuất hiện những dấu hiệu thoái hóa chức năng. Lựa chọn phương phá điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân của sự thoái hóa.

- Nếu nguyên nhân là do run giật, có thể sử dụng thuốc điều trị run giật, như amantadine (Symadine, Symmetrel), vốn là một tác nhân kháng đối giao cảm.

- Amatadine làm giảm nhẹ triệu chứng run giật trong khoảng 50% trường hợp và không gây cứng khớp và di chuyển chậm chạp.

- Vì triệu chứng run giật chỉ đáp ứng tốt với 1 loại thuốc đối giao cảm mà không có hiệu quả nếu sử dụng loại khác, do đó có thể bác sĩ sẽ sử dụng thử 1 loại đối giao cảm khác nếu như loại thuốc đầu tiên không hiệu quả.

- Điều trị khởi đầu bằng liều thấp và tăng liều lên dần để hạn chế tác dụng phụ bao gồm khó nhớ, lú lẫn và ảo giác. Tác dụng phụ trên tâm thần thường gặp nhất, đặc biệt là ở những người lớn tuổi.

- Nếu nguyên nhân là do cứng khớp, di chuyển chậm chạp, giảm sự khéo léo, nói chậm, lê chân, đó là những triệu chứng liên quan đến Dopamin.

- Thuốc được sử dụng là Levodopa-carbidopa (Sinemet) có tác dụng tăng lượng dopamin trong não.

- Khởi đầu với liều thấp, tăng chậm cho đến khi kiểm soát được triệu chứng.

- Nhiều trường hợp cần phải điều trị như vậy đối với cứng khớp và di chuyển chậm chạp trong vòng 1 - 2 năm sau chẩn đoán.

Ngoại khoa

Ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc, lựa chọn điều trị bằng phẫu thuật có thể được tính đến nếu như những triệu chứng nặng nề của bệnh xuất hiện hoặc khi thuốc không còn tác dụng giảm nhẹ triệu chứng được nữa.

Theo dõi

Để kiểm soát được bệnh một cách tốt nhất, cần phải cân bằng giữa triệu chứng của bệnh và tác dụng phụ của thuốc.

Không thể điều trị Parkinson đơn độc. Tốt hơn hết là phải hợp tác tốt với các bác sĩ chuyên khoa để có thể lập ra 1 phương án điều trị tốt nhất.

Luôn luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi hoặc ngưng sử dụng thuốc.

Tại tất cả những thời điểm của bệnh, cần phải có một cuộc trao đổi cởi mở giữa bạn và bác sĩ về những triệu chứng mới và các triệu chứng thay đổi trong cơ thể bạn.

Thuốc điều trị bệnh Parkinson

Parkinson là một bệnh do hậu quả của những thương tổn thoái hóa một số nhân xám ở nền não kiểm soát các hoạt động bán tự động và tự động. Sự thương tổn của nhân này sẽ trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng tới hệ vận động và gây những triệu chứng ngoài bó tháp như: mất các động tác cần có sự tham gia của ý muốn; giải phóng các động tác tự động hoặc bất thường gây run; tăng trương lực cơ gây tư thế cứng nhắc. Hiện nay, người ta nhận thấy trong bệnh Parkinson có sự giảm sút rất rõ rệt hàm lượng dopamin - một chất trung gian hóa học quan trọng trong chức phận của các cấu trúc ngoài bó tháp như nhân đuôi, nhân bèo, liềm đen. Sự giảm sút hàm lượng dopamin của những nhân xám đó dẫn tới hậu quả làm tăng trương lực hệ phó giao cảm trung ương. Vì vậy trong điều trị bệnh Parkinson, người ta hay dùng hai loại thuốc chính là các thuốc cường hệ dopaminergic và các thuốc hủy hệ phó giao cảm trung ương.

Các thuốc cường hệ dopaminergic

Levodopa (l-dopa, dihydroxyphenyl, alanin, DOPA)

Vì dopamin không qua được hàng rào máu não nên trong điều trị phải dùng chất tiền thân của nó là l-dopa có khả năng thấm vào được thần kinh trung ương. Tại đó, l-dopa bị khử carboxyl để thành dopamin.

Levodopa có tác dụng lên tất cả các triệu chứng của bệnh: tăng trương lực, mất vận động, run, rối loạn đi lại. Hiện được coi là thuốc có tác dụng tốt nhất. Tuy nhiên, kết quả không giống nhau giữa các người bệnh và ngay trên cùng một bệnh nhân thì kết quả cũng có thể khác nhau theo từng thời gian.

Do phần lớn levodopa không qua được hàng rào máu não nên lượng dopa và cả noradrenalin ở ngoại biên tăng cao, là nguyên nhân gây ra các tai biến. Có thể gặp trên 90% người dùng thuốc bao gồm: rối loạn tiêu hóa (nôn, chán ăn); động tác bất thường xuất hiện ở miệng - lưỡi - mặt, các chi, cổ, gáy (người nhiều tuổi ít gặp hơn); rối loạn tâm thần (trầm cảm, lú lẫn, hoang tưởng); rối loạn tim mạch (tụt huyết áp khi đứng, loạn nhịp tim, suy mạch vành, suy tim).

Levodopa được chỉ định nghiêm ngặt và có sự theo dõi tại bệnh viện, uống liều tăng dần, chia làm nhiều lần trong ngày và uống sau bữa ăn.

Não bình thường. - Não của người bệnh Parkinson.

Amantadin

Amantadin là dẫn xuất tổng hợp, lúc đầu dùng để chữa cúm (A2 - influenza), tình cờ lại thấy có tác dụng tốt với bệnh Parkinson. Thuốc làm giải phóng dopamin từ ngọn các dây thần kinh hệ dopaminergic cả ở ngoại biên và cả ở trung ương. Nồng độ dopamin trong các nhân xám trung ương tăng cao.

Trên bệnh Parkinson, amantadin làm giảm nhanh chứng mất vận động nhưng ít làm thay đổi chứng run và tăng trương lực cơ; Tác dụng kém levodopa nhưng tốt hơn thuốc hủy cholinergic. Tác dụng tối đa xuất hiện sau vài ngày, nhưng giảm dần sau khoảng 6 - 8 tháng dùng liên tục; Có tác dụng hiệp đồng với levodopa.

Tác dụng không mong muốn thường gặp khi dùng thuốc là rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, giật cơ, phù chi dưới kháng với thuốc lợi tiểu. Dùng lâu có thể thấy xuất hiện những mảng tím ở chi dưới do catecholamine được giải phóng tại chỗ gây co mạch.

Các thuốc hủy phó giao cảm trung ương

Một số triệu chứng của bệnh Parkinson như run, tăng tiết nước bọt là thể hiện sự cường phó giao cảm. Vì vậy từ lâu, các thuốc hủy phó giao cảm hấp thu qua đường tiêu hóa và thâm nhập được vào hệ thần kinh trung ương đã được dùng điều trị. Nhưng từ khi có levodopa, các thuốc này chỉ được dùng với các thể khởi đầu của Parkinson hoặc phối hợp với levodopa, đặc biệt khi triệu chứng run chiếm ưu thế.

Nhược điểm của nhóm này là tác dụng kháng cholinergic ngoại biên: giãn đồng tử, khô miệng, táo bón. Vì vậy không được dùng cho người có tăng nhãn áp, phì đại tiền liệt tuyến. Các thuốc thường dùng: hyoscyamin, atropin sulfat, scopolamin, trihexyphenidyl, dietazin...  

Lưu ý trong điều trị bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson đang được các nhà nghiên cứu dành rất nhiều công sức, tiền tài để tìm ra các phương thức điều trị, vì liệt run gây nhiều khó khăn, trở ngại cho đời sống người bệnh.

Bệnh được điều trị bằng dược phẩm, giải phẫu.. Ngoài ra, các phương thức hỗ trợ như chăm sóc, dinh dưỡng, vật lý trị liệu, vận động cơ thể....cũng có vai trò quan trọng.







Dược phẩm

Mặc dù chưa có cách trị dứt, một số dược phẩm có thể làm dịu bớt các dấu hiệu của bệnh Parkinson, giúp người bệnh duy trì được sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên thuốc cũng có thể gây ra một vài trở ngại:

- Thuốc có nhiều tác dụng phụ rất khó chịu cho bệnh nhân

- Bệnh nhân có thể trở nên quen với thuốc, cần gia tăng liều lượng hoặc dùng phối hợp nhiều dược phẩm với nhau.

- Thời gian tác dụng của thuốc rất ngắn, nên bệnh nhân phải uống nhiều lần trong ngày

Ngoài ra, thuốc không giải quyết vấn nạn chính của bệnh là sự hủy hoại các tế bào tạo ra chất dopamine của bệnh, cho nên tương lai bệnh khó mà ước đoán.

Các thuốc thường dùng

- Thuốc để bổ sung dopamine không được sản xuất ở não, loại levodopa. Vào tới não, Levodopa sẽ chuyển hóa thành dopamine. Levodopa thường được dùng phối hợp với môt loại thuốc khác (carbidopa) để giảm thiểu tác dụng phụ của levodopa và tăng cường hiệu năng của thuốc này. Tác dụng phụ của levodopa gồm có ngây ngất, giảm huyết áp khi đứng lên, ác mộng, rối loạn vận động, buồn nôn, đau bụng, hồi hộp, đôi khi hoang tưởng ..

- Thuốc chống sản xuất chất acetylcholine (anticholinergic drugs như benzotropine, diphenhy -dramine...) Acetylcholine là chất kích thích cơ cứng và rung nhiều hơn khi dopamine vắng mặt. Tác dụng phụ thường thấy là: khô miệng, táo bón, mờ mắt, mất định hướng, mê sảng...

- Thuốc nhái tác dụng của dopamine (bromocriptine, perglolide...), giúp dẫn truyền tín hiệu thần kinh mà không cần tới dopamine.

- Thuốc ngăn men monoamine oxidase (MAO) chuyển hóa dopamine thành chất vô hiệu. Ðó là loại monoamine idase inhibitor-B (MAO B) như thuốc selegiline, Azilect (rasagiline)

Giải phẫu

Giải phẫu được áp dụng cho một số bệnh nhân không đáp ứng với dược phẩm, như là:

- Cắt bỏ mô bào não gây ra các cử động hoặc tiết ra các hóa chất bất thường.

- Giải phẫu cầu nhạt (pallidum): cầu nhạt là một trong nhiều tập hợp đặc của chất sám, nằm sâu trong mỗi bán cầu não, và có thể gây ra một số cử động bất thường cho bệnh nhân sau nhiều năm dùng thuốc. Phẫu thuật gia sẽ tìm đúng vị trí mô bào này và đốt một cái lỗ nhỏ li ti lên tế bào đó, chặn không cho tế bào gây ra cử động bất thường.

- Kích thích não (deep brain stimulation -DBS) với luồng điện rất nhỏ phát ra từ một vi thiết bị đặt trong não, để giảm thiểu cơn rung và các cử động bất thường. Phương pháp này rất hữu hiệu trong một số trường hợp và được dùng khi dược trị liệu thất bại hoặc gây ra nhiều tác dụng ngoại ý.

- Gene trị liệu đang được thử nghiệm và có nhiều triển vọng tốt. Mục tiêu của trị liệu này là thay gene bệnh bằng gene khỏe mạnh, qua trung gian của một vật thể nào đó. Hiện nay các nhà khoa học đang thử dùng một loại virus để làm công việc mang gene lành mạnh này vào não.

Hỗ trợ, chăm sóc

Bệnh Parkinson đưa đến nhiều trở ngại, khó khăn cho nếp sống của người bệnh. Họ có khó khăn trong việc ăn uống, tắm rửa, vệ sinh. Họ đi lại khó khăn, không diễn tả được ý nghĩ lời nói. Tính tình thay đổi bất thường, đôi khi bướng bỉnh đập phá. Họ không tự sử dụng thuốc men vì uống nhiều loại khác nhau và nhiều lần trong ngày...Họ cần sự chăm sóc giúp đỡ.

Người chăm sóc hầu như có vai trò của nhiều nhà chuyên môn: hướng dẫn chế độ ăn uống, hướng dẫn dùng thuốc, hướng dẫn cách nói, vận động cơ thể, vệ sinh cá nhân....Ðây là việc làm cần sự hy sinh của người chăm sóc.

Ngoài ra, bệnh nhân cần giữ hẹn với bác sĩ để theo dõi bệnh tình, thay đổi thuốc; tham dự các chương trình vật lý trị liệu, duy trì các sinh hoạt xã hội...

(St)

khi bi benh parhindson uong thuoc vao bi roi laon tieu hoa (non nua nhieu lan trong ngay)gay kho chiu cho benh nhan,vay hoi bac si chuyen gia co cach nao khac phuc trinh trang ten kay khong
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
cach dieu tri giup nguoi benh pakingson song nhu nguoi binh thuong
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận