Tác dụng chữa bệnh của cây thầu dầu
Các bệnh thường gặp ở chó và cách điều trị hiệu quả
Bệnh viêm tuyến giáp phân loại và điều trị
Tại sao lại có hiện tượng chảy mủ tai? Bình thường, niêm mạc trong tai giữa được ngăn cách với môi trường bên ngoài bởi màng nhĩ. Khi bị viêm tai kèm theo thủng màng nhĩ, tai giữa sẽ thông trực tiếp với môi trường bên ngoài qua lỗ thủng, niêm mạc tai giữa sẽ rất hay bị viêm nhiễm và tăng xuất tiết, tạo thành dịch chảy ra ngoài cửa tai.
Mủ tai chảy từng đợt hoặc chảy liên tục. Dịch chảy ra có thể màu trắng, lổn nhổn như bã đậu, có thể màu vàng xanh, mùi tanh hôi. Nếu dịch tai có mùi thối thì đó là dấu hiệu của bệnh lý viêm tai có chất cholesteatoma. Đây là một loại viêm tai nguy hiểm vì chất này có khả năng ăn mòn xương, đưa viêm nhiễm từ tai vào não, gây những biến chứng nội sọ như: viêm màng não, viêm tĩnh mạch bên, áp xe não... dẫn tới tử vong.
Những
đợt chảy mủ tai, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, rất hay đi kèm với những đợt
viêm nhiễm mũi họng. Chảy mủ tai thường kéo theo nghe kém và ù tai ở mức
độ khác nhau, tùy thuộc mức độ và tính chất của từng loại viêm tai.
Bệnh nhân đau đầu vùng thái dương đỉnh, đau âm ỉ, liên tục, thỉnh thoảng
lại có cơn kịch phát khi bệnh viêm tai đã lan vào xương chũm.
Bệnh
nhân thường phải làm thuốc tai ở các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng
hoặc theo hướng dẫn và theo dõi của thầy thuốc. Nếu dịch chảy ra có mùi
thối thì phải đi khám ngay để được phẫu thuật kịp thời, trách các biến
chứng.
Viêm tai mạn tính là một bệnh có thể phòng tránh được bằng
cách điều trị đúng và kịp thời các chứng viêm tai giữa cấp tính, viêm
mũi họng, tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ ăn uống và sinh
hoạt hợp lý.
Da… bò vào trong tai
Thuật ngữ y học gọi bệnh thối tai là Cholesteatoma. Đây là hiện tượng da mọc không đúng chỗ ở tai giữa (phía sau màng nhĩ), thường là do viêm tai tái phát gây nên tình trạng da bò dần vào trong màng nhĩ. Theo phân biệt của các nhà y học, Cholesteatoma có dạng kín hoặc túi, với những lớp da cũ bao phủ và hình thành ở tai giữa. Theo thời gian, choles sẽ tăng dần kích thước làm giảm sức nghe, gây chóng mặt và liệt mặt.
Cần thăm khám, điều trị kịp thời các bất thường ở tai, tránh nguy hiểm cho trẻ |
Không thể coi thường
Triệu chứng ban đầu và dễ nhận biết nhất của bệnh Cholesteatoma là tai chảy nước và có mùi hôi khó chịu. Người bệnh cũng dễ dàng phát hiện cảm giác đầy ở trong tai, một thời gian sau thì sức nghe của tai bắt đầu giảm sút. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển đến mức gây chóng mặt hoặc méo nhẹ nửa mặt (phía có tai bị viêm). Thông thường thì người bệnh đến bệnh viện khá muộn do tâm lý chủ quan, cứ nghĩ là tai bị nước vào, hoặc có ráy tai… mà thôi.
Thực ra, đây là một loại viêm tai cực kỳ nguy hiểm, không bao giờ được coi thường. Viêm nhiễm sẽ làm tiêu xương, sau đó lan ra vùng lân cận. Đã có nhiều trường hợp, bệnh nhân bị tình trạng viêm nhiễm ăn thủng vào não, gây điếc, méo mặt, áp xe não, viêm màng não và tử vong.
Có lẽ chính vì mức độ nguy hiểm đó mà các sĩ chuyên khoa tai mũi họng thường khuyên người dân khi có hiện tượng viêm nhiễm tai thì phải nhanh chóng đến bệnh viện khám xác định xem có đúng là có choles trong tai hay không. Nếu đúng là choles đã lớn, có nguy cơ biến chứng thì bác sĩ sẽ nhanh chóng phẫu thuật cắt bỏ. Để đánh giá mức phá hủy của choles, cần làm các xét nghiệm như đo sức nghe, đo độ thăng bằng, chụp phim xương chũm... Phẫu thuật chính là cách tốt nhất để lấy dứt điểm choles, cũng như xử lý tình trạng viêm nhiễm. Trong một số ít trường hợp, bác sĩ phải sửa chữa dây thần kinh mặt hoặc giải quyết tình trạng chóng mặt cho bệnh nhân. Điều quan trọng là thường thì việc phục hồi sức nghe ở tai giữa không phải lúc nào cũng làm được trong một lần phẫu thuật, do vậy bạn có thể chịu thêm 1 hoặc nhiều lần phẫu thuật sau đó.
Khả năng tái phát của choles khá lớn, do đó bệnh nhân
sau điều trị cần có chế độ định kỳ thăm khám cũng như làm thuốc tai đề
phòng nhiễm trùng bội nhiễm.
Ở trẻ, thối tai là chứng thường đi kèm với tiêu chảy kéo dài, sốt vặt, ho, nổi hạch ở cổ... Bệnh nhẹ thì tai chảy ra chất nước mủ hơi vàng, loãng và hơi thối, nặng thì chất mủ đặc, màu hơi xanh và rất thối. Nhiều người đã chữa trị rất hiệu quả bệnh này bằng 2 bài thuốc dân gian sau:
- Dùng mật cá mè nhỏ vào lỗ tai: Lấy bông sạch quấn vào đầu tăm để lau sạch mủ trong tai. Để trẻ nằm áp má xuống đầu gối người lớn. Để cái mật cá mè vào gần lỗ tai bị đau rồi lấy tăm chọc cho nước mật cá chảy vào tai (khoảng 2-3 giọt). Nếu hai tai đều thối thì hãy lau và nhỏ cả hai bên. Cách 1 ngày lại làm một lần, làm liền 2-3 lần là khỏi.
- Lấy một ít lá diếp cá (hoặc lá rau mùi), lá hẹ, lá ích mẫu rửa sạch, vẩy khô, giã nát rồi vắt lấy nước cốt, nhỏ vào tai độ 3 giọt (trước khi nhỏ phải lau hết mủ trong tai). Mỗi ngày lau và nhỏ 1 lần. Nhỏ liên tục trong 3-5 ngày thì tai sẽ khô và bệnh không tái phát nữa.
TS Lương Hồng Châu - trưởng khoa Tai thần kinh, Bệnh viện Tai – Mũi - Họng TƯ cho biết: “Viêm tai xương chũm (dân gian gọi là bệnh thối tai) là một bệnh khá phổ biến trong cộng đồng và có thể gây những biến chứng nguy cao nếu không được điều trị triệt để”. Thống kê của Bệnh viện Tai mũi họng TƯ cho thấy có đến 4% dân số nước ta bị VTXC, riêng số bệnh nhân được phẫu thuật tại khoa tai thần kinh là 1.200 ca/năm, trong đó VTXC có cholesteatoma chiếm 1/5. Gây nhiều biến chứng Những biến chứng của viêm tai xương chũm (VTXC) cấp hay mạn tính đều rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong cho người bệnh. Riêng thể VTXC mãn tính có cholesteatoma, nguy cơ chất cholesteatoma ăn mòn xương, phá huỷ tất cả các cấu trúc xương chũm, làm lộ màng não, từ đó có thể gây những biến chứng nội sọ như viêm màng não, áp - xe não, viêm tĩnh mạch bên, liệt dây thần kinh vận động cơ mặt làm méo mặt… là rất cao nếu không được điều trị bằng phẫu thuật. Biểu hiện của bệnh viêm tai xương chũm mãn tính là chảy mủ tai, nghe kém, dịch mủ có mùi thối. Còn triệu chứng đau tai, nhức trong tai thường không biểu hiện ở bệnh nhân bị VTXC mãn tính, nhưng có thể xuất hiện trong những đợt hồi viêm. Cholesteatoma có hai nguồn gốc: nội sinh và ngoại sinh. Nguồn ngốc nội sinh là những cholesteatoma bẩm sinh (tức những tế bào da nằm lạc chỗ, vùi trong hốc kín, lâu dần phát triển thành cholesteatoma). Còn nguồn gốc ngoại sinh chủ yếu là từ các bệnh lý như VTXC thông thường, viêm tai tiết dịch tạo thành viêm tai xẹp dính… khiến da của ống tai, biểu bì của ống tai chui vào trong và vùi kín trong tai, dần dần tạo thành chất cholesteatoma. Cải thiện sức nghe bằng gốm sinh học BS Châu cho biết, những bệnh nhân bị VTXC mạn tính không chỉ bị chảy mủ mà sức nghe còn giảm rất nhiều. Do vậy, những bệnh nhân này nên phẫu thuật sớm để bảo tồn sức nghe và tránh viêm nhiễm tái phát. Trước đây, để phẫu thuật cho bệnh nhân bị VTXC mãn tính, bệnh nhân không thể chỉ một lần phẫu thuật là xong. 100% bệnh nhân đều phải trải qua 2, 3 cuộc mổ liên tiếp (mỗi cuộc cách nhau vài tháng). Sau lần phẫu thuật thứ nhất, tai bệnh nhân vẫn bị chảy nước khiến bệnh nhân rất khó chịu, hơn nữa, sức nghe của bệnh nhân chưa được cải thiện nhiều. Hiện nay, Việt Tai – Mũi - Họng TƯ đã triển khai thành công, tiến tới đi vào ứng dụng đại trà kỹ thuật sử dụng gốm sinh học làm chất liệu để tái tạo hệ thống xương con, phục hồi sức nghe trên bệnh nhân VTXC có cholesteatoma. Theo đó, với phương pháp này, bệnh nhân chỉ phải mổ một lần và tỉ lệ thành công là trên 80%, tức là dưới 20% phải mổ lần 2. TS Châu cho biết, chi phí cho một ca phẫu thuật VTXC sử dụng gốm sinh học trong tái tạo xương con chỉ như một ca phẫu thuật VTXC thông thường. Như vậy, chi phí giảm đi nhiều vì bệnh nhân chỉ phải phẫu thuật một lần, và chức năng nghe được khôi phục tốt. Theo bác sĩ Châu, để phòng bệnh VTXC, khi bị các bệnh về mũi họng, người bệnh cần được điều trị sớm, hiệu quả để tránh những biến chứng gây viêm tai. (St) |