Điều trị rối loạn thần kinh thực vật

Cách điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật.


Người bị rối loạn thần kinh tim thường cảm thấy nhiều triệu chứng (nặng ngực, thiếu hơi thở, hồi hộp, mệt mỏi...)

Tôi năm nay 27 tuổi, cao 170cm, nặng 70 kg. Khoảng 5 tháng trở về đây em thường xuất hiện những cơn mệt trong ngày, triệu chứng của cơn mệt không rõ ràng, chỉ cảm giác trong người lả đi, khó thở, đầu óc nặng nề, rất lo sợ, nhiều đêm đang ngủ tự dưng cảm giác mệt, ngộp thở nên bật dậy, vã mồ hôi tay chân, có khi phải đi bệnh viện cấp cứu nhưng rồi cũng chỉ được cho uống những loại thuốc an thần, cơn mệt tự qua.

Em đã đi siêu âm tim và làm điện tim rất nhiều lần nhưng tất cả các kết quả đều bình thường, thử máu, nước tiểu, chụp Xquang tim phổi, nội soi dạ dày...tất cả đều trong giới hạn bình thường (chỉ có hàm lượng triglyceric là hơi cao). Lúc đầu cũng uống một số thuốc cũng không khỏi, sau đó các bác sỹ đều cho rằng em bị rối loạn thần kinh tim, cho dùng một số loại thuốc nhưng tình trạng cũng không cải thiện được nhiều.

Em đã đi vào TP. Hồ Chí Minh để làm siêu âm, điện tim lại cũng bình thường, đặt máy holter 24h thì nhịp xoang có chậm về đêm nhưng làm kích thích nhĩ qua thực quản thì nút xoang vẫn tốt, em cũng làm nghiệm pháp điện tim gắng sức 02 lần đều cho kết quả âm tính, làm điện não, điện thần kinh cơ đều bình thường. Sau đó em có được cho uống thuốc thần kinh tim như dogmatil, sedan-cardin...một thời gian thì cơn mệt có thưa nhưng lại hay xuất hiện cảm giác tức tức ở ngực.

Đặc điểm các cơn mệt của em là đến bất cứ lúc nào, có lúc phải nằm nghỉ ngơi, có lúc tự chịu đựng thì hết, do đó, có cảm giác như là giả bộ, vì bên ngoài em rất khoẻ mạnh. Lo lắng nên em đã vào TP.HCM khám lại ở các BS thì các BS cũng chỉ căn cứ vào các kết quả xét nghiệm, siêu âm cũng nói là không vấn đề gì, riêng em cũng xác định không lo lắng vì sự yếu tố tâm lý, nhưng hiện thượng mệt vẫn thường xảy ra.

Hiện nay em đang điều trị thuốc của một bác sỹ chuyên khoa thần kinh xác định bị rối loạn thần kinh chức năng. Tuy nhiên gần đây do đọc nhiều thông tin nên em rất lo cho bệnh của mình, các Bác sỹ cho em hỏi: Em có nguy cơ bị bệnh về tim mạch hay không? có nguy hiểm hay không? có khả năng bị đột quỵ hay không? mạch vành có vấn đề hay không? (tiền sử gia đình em chưa ai có bệnh tim) . Em xin chân thành cảm ơn! (Hồ Anh Tuấn)

Trả lời:

Với những triệu chứng bạn mô tả, đúng là bạn bị chứng bệnh cường giao cảm (hay rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn thần kinh tim). Chứng bệnh cường giao cảm có nhiều nguyên nhân gây ra. Căng thẳng thần kinh và nhà ở chật chội, khói thuốc lá trong nhà cũng là những nguyên nhân gây ra chứng bệnh này.

Cường giao cảm là một chứng bệnh lành tính không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bạn không nên lo lắng quá. Vì càng căng thẳng, lo nghĩ nhiều về bệnh, cường giao cảm sẽ càng nặng thêm và triệu chứng sẽ càng gia tăng. Bạn cũng nên khuyên người thân trong gia đình bỏ thuốc. Nhiều công trình khoa học đã chứng minh, người hút thuốc lá "bị động" (hít hơi thuốc lá do người hút thở ra) bị ảnh hưởng sức khoẻ không khác những người hút thuốc lá.

Chứng cường giao cảm có thể tự mất đi sau một thời gian không cần điều trị gì. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng như nhịp nhanh xuất hiện làm bạn khó chịu nhiều, bạn có thể dùng thêm các thuốc an thần và các thuốc chẹn bêta giao cảm như propranolol (biệt dược inderal), atenolol (tenormin), metoprolol (betaloc), bisoprolol (concor). Tuy nhiên, cần có sự thăm khám và chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.

Bạn cũng không nên dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê... để tránh các đợt cường giao cảm mới.

Rối loạn chức năng thần kinh nghĩa là có hệ thống thần kinh nào đó có những xáo trộn chức năng.

Rối loạn thần kinh tim không phải là một bệnh tim thực thể (không có thành phần nào của tim bị tổn thương thật sự). Người bị rối loạn thần kinh tim thường cảm thấy nhiều triệu chứng (nặng ngực, thiếu hơi thở, hồi hộp, mệt mỏi...) nhưng bác sĩ khám và các xét nghiệm đều không phát hiện được dấu hiệu bất thường nào của tim. Rối loạn này lành tính, có tiên lượng tốt, không ảnh hưởng đến chuyện lập gia đình.

Bạn phải được nghỉ ngơi hoàn toàn trong một khoảng thời gian nhất định từ 1 -3 tháng ở những nơi yên tĩnh không có tiếng động ồn ào; nếu có điều kiện, nên về đổi gió ở đồng quê.

- Tuyệt đối không xúc động quá mức hoặc căng thẳng thần kinh như: đọc truyện tình cảm “lâm li bi đát” hay xem những phim “hành động”, phim “chưởng”.

- Bạn không nên thức quá khuya.

- Bạn không được sử dụng các chất kích thích như uống rượu, hút thuốc, uống trà đậm, cà phê… Và nên tránh ăn uống thái quá, nên ăn nhiều rau quả tươi.

- Nên tập thể dục thể thao đều đặn với những môn thể thao hữu ích có lợi cho người bệnh như đi bộ, bơi lội, thái cực quyền…

- Sử dụng thuốc thật hạn chế và cần có chỉ định rõ ràng của thầy thuốc, chỉ nên dùng thuốc khi gặp tình trạng xúc động mạnh, tim đập dồn dập, khó ngủ hoặc mất ngủ. Cần bổ sung các vitamin nhóm B và C.

Điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật.


Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của hai hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

Tác động của hệ thần kinh giao cảm rất đa dạng trên hệ tim mạch, hệ hô hấp... Tác dụng của hệ phó giao cảm thì ngược lại, khi cường chức năng phó giao cảm sẽ làm chậm nhịp tim, tăng co thắt và tiết dịch vị... Bình thường có sự cân bằng giữa hai hệ thống này để duy trì các chức năng của cơ thể. Khi có những bất thường đôi khi sẽ gây ra một số bệnh cho cơ thể.

Rối loạn sự điều chỉnh của hệ thần kinh thực vật biểu hiện như thế nào?

Do mối quan hệ trực tiếp của hệ thần kinh thực vật với các cơ quan trong cơ thể (tình trạng sinh lý bình thường hay bệnh lý của hệ thần kinh thực vật), ở những người trẻ và trung niên phần lớn phụ thuộc vào cấu trúc bình thường và chức năng của cơ quan chi phối. Còn ở các bộ phận trung ương hay ngoại vi của hệ thần kinh thực vật không có biến đổi về hình thái và chức phận. Trái lại, ở người già thì mối tương quan đó lại phức tạp.

Rối loạn hệ thần kinh thực vật có thể là những kích thích của quá trình hoạt động chức năng không bình thường của hệ thần kinh thực vật mà còn do những phản ứng không bình thường của cơ quan chi phối bởi những biến đổi theo tuổi trong tình trạng hoạt động bình thường của hệ thần kinh thực vật.

Nguyên nhân gây rối loạn hệ thần kinh thực vật:

- Sự sai lạc điều chỉnh hệ thần kinh thực vật trên cơ sở thuần túy chức năng (như ở những năm tuổi trẻ)

- Những tổn thương do biến đổi theo tuổi của hệ thần kinh thực vật hoặc ở những trung tâm chỉ huy của não.

- Những biến đổi do tuổi hay bệnh lý của những cơ quan chi phối mà khả năng sẵn sàng hoạt động chức năng đã bị suy giảm hay những biến đổi bất thường.

Rối loạn thần kinh thực vật gây ra những chứng bệnh gì?

Vấn đề nhận định ranh giới giữa rối loạn tuần hoàn ngoại vi do chức năng với tổn thương thực thể có thể rất khó khăn, vì rối loạn tuần hoàn do thần kinh thực vật cũng có thể sẽ dẫn tới những biến đổi thực thể tại các cơ quan trong cơ thể.

Chứng xanh tím đầu chi:

Đây là chứng rối loạn thần kinh thực vật thường gặp, những trường hợp nặng cũng khó chẩn đoán phân biệt với bệnh Raynaud. Ngoài các triệu chứng xanh tím ở đầu chi, bệnh nhân không còn cảm giác đau gì đặt biệt mà chỉ thấy cảm giác sưng phồng. Đây là do rối loạn nội tiết nên phải điều trị bằng các nội tiết tố.

Chứng đỏ đầu chi:

Xuất hiện những cơn giãn mạch máu nên tại các ngón tay riêng lẻ có những mảng da màu đỏ tím. Bệnh nhân có cảm giác đau dữ dội và kéo dài, nên họ thường phải nhúng các ngón tay vào nước lạnh để làm dịu cơn đau. Những biểu hiện tương tự như thế còn có thể gặp trong chứng tăng hồng cầu và đái tháo đường.

Điều trị bằng các loại thuốc giảm đau. Hiện nay chưa có thuốc điều trị cơ bản mà chỉ giải quyết hậu quả bằng hydergine mỗi ngày 3 lần x 5giọt rồi tăng dần lên 3lần x 15giọt có thể làm dịu các triệu chứng.

Bệnh Raynaud:

Bệnh được đặc trưng bởi các triệu chứng đau do co thắt mạch tại các động mạch, làm cho màu da biến đổi theo pha co thắt, thường dẫn đến loét các đầu ngón tay.

Điều trị: quan trọng nhất là dùng hydergine mỗi ngày 3lần x 5giọt rồi tăng dần lên 3lần x 20giọt với liệu trình hàng tháng tùy theo mức độ bệnh. Trường hợp nặng có thể dùng theo đường tiêm kết hợp với liều mỗi ngày tiêm 2ml hydergine trong 2-3 tuần. Nếu điều trị bảo tồn không có kết quả thì phải cân nhắc khả năng phẫu thuật cắt bỏ dây thần kinh giao cảm.

Chứng ngón tay và ngón chân chết:

Biểu hiện chủ yếu của người bệnh là khi gặp lạnh thì các đầu ngón tay hay ngón chân bị lạnh ngắt, tái nhợt như của tử thi. Ở đây phương pháp điều trị chủ yếu là phòng chống lạnh. Tránh sử dụng nước lạnh đối với chân, tay, dùng các bít tất chân và tay ấm.

Bệnh cứng bì:

Bệnh cứng bì thuộc loại bệnh tạo keo, những rối loạn về tuần hoàn cũng tương tự như bệnh Raynaud nên hai loại bệnh có thể kết hợp với nhau. Điều trị cơ bản theo hướng đặc hiệu của bệnh tạo keo, ở đây chỉ nói đến điều trị những rối loạn tuần hoàn nặng; có thể tiến hành thủ thuật cắt bỏ dây thần kinh giao cảm trong giai đoạn sớm.  

Phù nề thần kinh mạch:

Đặc trưng của chứng phù Quincke là bắt đầu đột ngột phù ở một vùng nào đó trên cơ thể với những biểu hiện thường gặp nhất là ở mi mắt và mặt. Phù xuất hiện nhanh và biến đi cũng không lâu, có tính chất thoảng qua trong thời gian ngắn. Điều trị: quan trọng nhất là dùng chế độ ăn uống hạn chế muối. Tiêm tĩnh mạch calcium và dùng các loại thuốc kháng histamin.

Trên đây chỉ là những biện pháp xử trí chung, sau khi phát hiện những dấu hiệu ban đầu của bệnh, cần đến khám và điều trị tại các chuyên khoa theo từng loại bệnh như chuyên khoa da liễu, dị ứng, thần kinh...


Điều trị rối loạn thần kinh thực vật.

Tôi năm nay 44 tuổi,cao 1m62,nặng 62kg.Tôi bị bệnh đổ mồ hôi liên tục từ ngang thắt lưng lên đầu,ngồi nói chuyện rất mệt,hiện nay tôi đang điều trị,bác sĩ nói tôi bị rối loạn thần kinh thực vât.Tôi đã dùng thuốc do bác sĩ chỉ định nhưng không khỏi, mồ hôi vẫn ra nhiều ,người rất mêt.Xin bác sĩ tư vấn cho tôi cách điều trị và dùng thuốc gì để chữa. (Lê Xuân Thành)

Trả lời:

Rối loạn thần kinh thực vật tức là rối loạn về thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Tùy vào hệ giao cảm bị rối loạn mà có những triệu chứng khác nhau. Thông thường các triệu chứng thường gặp trong rối loạn hệ thần kinh thực vật là có những cơn tim đập nhanh, bốc nóng ở mặt, vã mồ hôi ở lòng bàn chân, bàn tay; nặng hơn có thể tức ngực, khó thở... Triệu chứng tăng tiết mồ hôi như bạn mô tả có thể là một trạng thái cường giao cảm hoặc tăng hoạt động của trung tâm bài tiết mồ hôi.

Điều trị rối loạn thần kinh thực vật bao gồm:

- Nội khoa: dùng các thuốc canxi, sinh tố nhóm B (đặc biệt B6), acid glutamic, an thần… Có thể châm cứu kết hợp lý liệu pháp tắm nóng, tắm lạnh, tập thể dục; tránh căng thẳng.

- Ngoại khoa có khi phải đặt ra nếu rối loạn thần kinh thực vật mà hiện tượng tăng tiết mồ hôi quá nhiều, đặc biệt ở lòng bàn chân, bàn tay do trạng thái cường chức năng giao cảm, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động... Trường hợp này bác sĩ chuyên khoa thần kinh có thể làm thủ thuật hủy hạch giao cảm ngực.

Trường hợp của bạn, tốt nhất là nên đi khám bác sĩ chuyên khoa về nội thần kinh để có chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị cụ thể.

Tuy nhiên, thần kinh thực vật là một hệ thống tuần thể nên việc điều chỉnh hoạt động của cả cơ thể mình mới là điều quan trọng nhất. Vì vậy, việc luyện tập yoga hay dưỡng sinh, ngồi thiền... đều rất cần thiết. 

Bạn có thể luyện tập đi bộ 1 ngày ít nhất 1 tiếng đồng hồ, những bước chân vô thức sẽ tác động rất tốt và điều chỉnh lại hệ thần kinh thực vật. Khoảng 1 thời gian bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt nhưng muốn lấy lại cảm giác thì phải tập liên tục trong 6 tháng.

Bạn nên mua một quyển sách yoga nói về thiền để vận dụng trong lúc đi bộ, ví như cuốn “Yoga và giấc ngủ” của tác giả Chu Thiền để đem lại hiệu quả cao nhất trong điều trị.

Mấu chốt là bạn luôn cần có tâm lý thoải mái, yên tĩnh, không căng thẳng để giải tỏa những áp lực. Ngoài ra luyện hít thở sâu cũng rất tốt cho trường hợp của bạn.

(Tổng hợp)
Toi bi hoi hop trong nguoi Thay kho chui va met moi va lo so co phai toi ni than kinh that vuc khong a
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
em muốn biết nếu bị rối loạn thần kinh thực. vật thì có thể sinh con cái bình thường không
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
tôi thường xuyên bị mệt vô cớ và khi mệt kèm ra mồ hôi ngực ,sau lưng có khi còn đi đại tiện.hoi tôi có phải rối loạn thần kinh thực vật không
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Bạn nên đến cơ sở y tế khám mới biết được nguyên nhân và cách điều trị. Nên đi khám sớm để khắc phục kịp thời
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Tôi bị rối loạn thần kinh thực vật kèm theo viêm loét dạ dày hành tá tràng và mất ngủ . Bác sĩ cho tôi biết phương pháp chữa trị và thuốc biệt dược.
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
Dogmatil , vitamin B , Canxi , tap the duc
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
Tôi được chẩn đoán rối loạn thần kinh thực vật...và đã gặp khá nhiều rắc rối do căn bệnh này mang lại. Táo bón kéo dài làm tôi bị trĩ, hơi thở ngắn, hụt hơi làm tôi không thể đảm nhiệm công việc chuyên môn (tôi là phát thanh viên),có lúc còn thấy nặng ngực và khó thở. Ngoài ra còn bị phù nề thần kinh mạch ở mi mắt và mặt. Tôi cũng đã được các bác sĩ kê nhiều loại thuốc, chủ yếu là thuốc bổ thần kinh và Calci, nhưng đều không hiệu quả. Xin hỏi có cách nào giúp tôi thoát khỏi căn bệnh phiền toái này không? Thuốc nào chữa trị hiệu quả?Tôi chân thành biết ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Bạn tìm hiểu thêm ở đây nhé: http://chuabenhdongy.net
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
Theo tôi cách tốt nhất là học thiền, tôi bị cường giao cảm dẫn đến mất ngủ, hơi thở yếu sức khỏe giảm sút, nhưng hoc thiền cung có những thành tựu nhất định va benh cũng đỡ. Mail của tôi ne nguoi_co_don2189@yahoo.com.vn, neu muon chia se
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
Chào bạn: Điều trị rối loạn thần kinh thực vật bao gồm: - Nội khoa: dùng các thuốc canxi, sinh tố nhóm B (đặc biệt B6), acid glutamic, an thần… Có thể châm cứu kết hợp lý liệu pháp tắm nóng, tắm lạnh, tập thể dục; tránh căng thẳng. - Ngoại khoa có khi phải đặt ra nếu rối loạn thần kinh thực vật mà hiện tượng tăng tiết mồ hôi quá nhiều, đặc biệt ở lòng bàn chân, bàn tay do trạng thái cường chức năng giao cảm, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động... Trường hợp này bác sĩ chuyên khoa thần kinh có thể làm thủ thuật hủy hạch giao cảm ngực. Trường hợp của bạn, tốt nhất là nên đi khám bác sĩ chuyên khoa về nội thần kinh để có chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị cụ thể. Tuy nhiên, thần kinh thực vật là một hệ thống tuần thể nên việc điều chỉnh hoạt động của cả cơ thể mình mới là điều quan trọng nhất. Vì vậy, việc luyện tập yoga hay dưỡng sinh, ngồi thiền... đều rất cần thiết. Bạn có thể luyện tập đi bộ 1 ngày ít nhất 1 tiếng đồng hồ, những bước chân vô thức sẽ tác động rất tốt và điều chỉnh lại hệ thần kinh thực vật. Khoảng 1 thời gian bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt nhưng muốn lấy lại cảm giác thì phải tập liên tục trong 6 tháng. Bạn nên mua một quyển sách yoga nói về thiền để vận dụng trong lúc đi bộ, ví như cuốn “Yoga và giấc ngủ” của tác giả Chu Thiền để đem lại hiệu quả cao nhất trong điều trị. Mấu chốt là bạn luôn cần có tâm lý thoải mái, yên tĩnh, không căng thẳng để giải tỏa những áp lực. Ngoài ra luyện hít thở sâu cũng rất tốt cho trường hợp của bạn. Chúc bạn thành công.
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
con trai tôi thỉnh thoảng bị đau bung sau đó toát mồ hôi hoa măt cảm giác không biết gì mặt tái xin hỏi cháu bị bệnh gì? đi khám bác sĩ kết luận rối loạn thần kinh thực vật
hơn 1 tháng trước - Thích
Tôi năm nay bốn mươi tuổi , thỉnh thoảng tôi thấy bị đau nhói ở phần ngực rồi chạy xiên ra sau lưng,có khi xiên cả lên 2 thái dương. Trước kia mỗi lần đau thời gian chỉ khoảng 15 đến 20 phút nhưng gần đây mỗi lần đau có khi kéo dài khoảng 40 mươi phút mới thoáng qua. Xin hỏi tôi bị mắc bệnh gì, có nguy hiểm không, có có thể đi khám như thế nào? dùng thuốc gì để chữa bệnh. Xin chân thành cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
Tôi năm nay bốn mươi tuổi, cách đây 2 năm tôi đi xét nghiệm biết mình bị mắc bệnh viêm gan B, nhưng men gan chưa bị ảnh hưởng gì và bác sĩ đã khuyên tôi về dùng thuốc nam uống, tôi dã theo thuốc được một thời gian, năm ngoái tôi đi kiểm tra lại thì biết mình vẫn bị mắc bệnh Viêm gan này và gan vẫn chưa ảnh hưởng gì, nhưng thỉnh thoảng tôi thấy dưới phần ngực phải của mình nổi cộm lên đau, lấy tay xoa một lúc lại chở lại bình thường, tôi có đi siêu âm bác sĩ chỉ bảo gan có hiện tượng nhiễm mỡ. Vậy liệu bệnh của tôi có nguy hiểm không? Nên kiêng ăn như thế nào/ và dùng thuốc Cà gai leo Bảo vệ gan của Tuệ Linh có được không?
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Tthua bác sỹ. Tôi năm nay 45 tuổi hay bị mỏi mệt, hay bị cảm, chân tay bủn rủn ra nhiều mồ hôi. Xin hỏi bác sỹ tôi mắc bệnh gì. Xin cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
Em năm nay 30t, là 1 người khỏe mạnh, chơi thể thao từ nhỏ, đến khoảng tháng 3 năm ngoái, trong một lần hát kara phòng kín và dùng thuốc lắc(e đã dùng vài lần nhưng ko sao) thấy cơ thể lạnh thế là e đứng dậy nhảy đc 1 lúc e lại cảm giác ko thở đc, cảm giác sắp chết, bạn bè phải đấm mạnh vào ngực 1 lúc mới bình thường, E đi BV Bạch mai thi Bs nói chậm nhịp xoang va cho uống thuốc nhưng đến giờ cơ thể vẫn mệt mỏi, có hôm đang đánh bóng chuyền thị người bủn rủn lạnh ngắt, e tưởng mình đột quỵ, nhưng ko ngồi nghi đc, phải đi bộ 1 lúc mới bình thường, như vậy có phải e bị TKTV ko?, Gio người e vẫn luôn trong tình trạng mệt mỏi va lo lắng, mong Bs tư vấn
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
http://roiloanthankinhthucvat.vn điều trị rối loạn thần kinh thực vật
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Gửi hỏi đáp - bình luận