Trẻ bị cảm lạnh - nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Tràn khí màng phổi nguyên nhân và biện pháp điều trị
Cách điều trị bệnh mắt cá chân bằng phương pháp dân gian
Suy giảm trí nhớ là một bệnh cảnh phức tạp. Phòng ngừa, phát hiện sớm những triệu chứng bệnh lý thì có thể điều trị và duy trì một cuộc sống hạnh phúc.
Biện pháp phòng và điều trị
a. Biện pháp phòng ngừa
Tránh uống rượu
Uống rượu quá nhiều làm tăng triglyceride trong máu và làm tăng nguy cơ nhũn não.
Tập thể dục
Giúp làm giảm huyết áp.
Hạ thấp tần suất bệnh tim mạch
Giúp làm giảm trọng lượng cơ thể.
Lợi ích khác: giảm fibrinogen huyết tương, giảm hoạt động tiểu cầu, tăng hoạt hóa plasminogen huyết tương và tăng nồng độ HDL-c.
Lưu ý: tập thể dục quá mức làm tăng nguy cơ chấn thương cơ xương và nhồi máu cơ tim cấp, cho nên tập ở mức độ nào là tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mỗi người.
Chế độ ăn: Nên ăn nhiều trái cây, chất xơ, rau cải, hạn chế ăn nhiều chất béo và chất ngọt. Chất đạm nên ăn vừa đủ theo nhu cầu. Chế độ ăn giảm muối sẽ làm giảm đáng kể huyết áp và do đó làm giảm tỉ lệ tai biến mạch máu não.
Cần lưu ý là người thân đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp phát hiện sớm việc suy giảm trí nhớ ở người bệnh và nếu người bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng mức thì có thể giúp tránh khỏi bị sa sút trí tuệ. Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa cũng giúp làm chậm tiến trình lão hóa, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người cao tuổi.
b. Biện pháp điều trị không dùng thuốc
Việc học tập tích cực, đặc biệt là học ngoại ngữ sẽ giúp đẩy lùi chứng suy giảm trí nhớ hiệu quả nhất. Ở những người thường xuyên học tập, vùng não chức năng này phải hoạt động liên tục và làm việc thường xuyên hơn, nhờ đó, nó thúc đẩy các nơron thần kinh não không ngừng truyền dẫn thông tin, giúp khu vực não chức năng không bị “ì” do lười vận động. Đồng thời, hạn chế được những điều kiện xấu dẫn tới quá trình suy giảm trí nhớ.
Liệt kê danh sách các công việc cần phải làm
Lập thời gian biểu cho công việc hàng ngày
Làm theo thời gian biểu công việc đã lập
Đề ra những mục quan trọng cần chú ý thực hiện. Ví dụ: luôn đặt chìa khóa ở một chỗ nhất định
Lặp lại tên của người vừa mới gặp
Tạo những thú vui giúp cho bạn luôn bận rộn: chơi cây cảnh, chim, tem.
Tập thể dục đều đặn
c. Dùng thuốc và các nhóm thuốc
Các thuốc điều trị kinh điển:
Thuốc hỗ trợ thần kinh: ginkogiloba, almitrine, piracetam, naftidrofuril
Estrogen thay thế.
Thuốc chống oxy hóa: vitamine C, E…
Nhóm thuốc ức chế men acetylcholinesterase là một tiến bộ trong điều trị, đã được chứng minh bởi nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới như: donepezil, rivastigmine, tacrine. Nhóm galantamine ngoài tác dụng ức chế men acetylcholinesterase còn có thêm tác dụng gia tăng hoạt động của thụ thể nicotinic, hỗ trợ thần kinh mang lại nhiều hiệu quả trong điều trị.
- Suy giảm trí nhớ là một bệnh cảnh phức tạp, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Phòng ngừa, phát hiện sớm những triệu chứng bệnh lý thì có thể điều trị và duy trì một cuộc sống hạnh phúc cho người lớn tuổi cũng như cho gia đình. Một ngày nào đó ta thấy tóc điểm bạc, một số công việc trước đây có thể thực hiện rất dễ dàng nhưng nay thì không thể. Tuy nhiên, điều đáng sợ lúc này là hiện tượng giảm trí nhớ. Theo quy luật tự nhiên, khi qua tuổi trung niên (hơn 50 tuổi), các tế bào thần kinh sẽ bị lão hóa, đặc biệt là những người luôn sống trong một môi trường ô nhiễm, đầy lo âu, phiền não và luôn căng thẳng bởi stress. Những yếu tố này làm cho trí nhớ giảm sút rõ rệt. Một số thống kê cho thấy 50% người bệnh bị giảm trí nhớ ở tuổi trung niên nếu không được điều trị kịp thời có thể chuyển thành tình trạng sa sút trí tuệ khoảng ba năm sau đó! Một bộ não có trí nhớ tốt là bộ não có khả năng ghi nhớ rất nhanh các sự kiện cần thiết, đồng thời lưu giữ những sự kiện này để có thể sử dụng về sau. Một người có trí nhớ tốt thường dễ thành công trong cuộc sống vì khả năng học hỏi, tiếp thu rất cao. Nếu biết cách xử lý khối lượng thông tin khổng lồ được lưu giữ trong trí nhớ, những người này có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề trong cuộc sống một cách hiệu quả và nhanh chóng. Có hai loại suy giảm trí nhớ là suy giảm trí nhớ do tuổi già và suy giảm trí nhớ do bệnh lý. Loại suy giảm trí nhớ do tuổi già thường biểu hiện qua tình trạng hay quên tên những người mới gặp dù họ đã giới thiệu, hoặc quên tên những người quen biết trước đây; quên đồ vật; quên những dự tính, những công việc định làm trong ngày... Tuy nhiên, ngoài những biểu hiện trên, kiến thức, kinh nghiệm sống, kỹ năng làm việc... của những người này thường vẫn tốt. Những biểu hiện của loại suy giảm trí nhớ do bệnh lý bao gồm: hoàn toàn quên cách thức sử dụng những đồ vật quen thuộc hàng ngày, rất khó học hỏi và tiếp nhận những thông tin mới; nói thao thao bất tuyệt với người đối diện và lặp đi lặp lại cùng một câu chuyện đã kể nhiều lần mà hoàn toàn không hay biết; quên tên người thân trong gia đình, quên hẳn dù có nhắc lại rồi cũng quên ngay; không tham gia công việc được, đặc biệt là việc quản lý; không nhận biết một cách rõ ràng về tiền bạc... Lúc này, nếp sinh hoạt hàng ngày của người bệnh bị rối loạn, cần có sự giúp đỡ của người khác. Người thân phải thận trọng theo dõi và đánh giá những biểu hiện giảm trí nhớ của người lớn tuổi trong gia đình để kịp thời điều trị. Nếu không, trong vòng vài năm sau bệnh nhân có thể rơi vào bệnh cảnh sa sút trí tuệ. Đó sẽ là một gánh nặng cho gia đình trong việc chăm sóc, theo dõi và điều trị. Khi có những biểu hiện bất thường của trí nhớ, cần đi khám bệnh với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chẩn đoán. Nếu chỉ là hiện tượng giảm trí nhớ do tuổi già thì chưa có gì đáng ngại. Lúc này, chỉ cần tiến hành huấn tập lại sự hoạt động của não bộ bằng cách thay đổi lối sống, làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tránh những đợt stress không cần thiết; tổ chức lại cách ăn uống cho phù hợp, tránh đưa vào cơ thể những chất độc hại, đặc biệt là độc hại cho não như rượu bia, thuốc lá... Tập luyện trí óc cho não bằng cách nghiên cứu, học tập một môn nào đó mà mình yêu thích, tham gia những khóa học về thư pháp, hội họa, âm nhạc, tập luyện thiền định, yoga, thái cực quyền... Bên cạnh đó, ngủ đủ giấc để tái nạp năng lượng cho não là chuyện rất cần thiết với người lớn tuổi. Nhằm hạn chế những hiện tượng hay quên làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, nên cụ thể hóa một số công việc như ghi chép những công việc dự tính làm trong ngày, để các đồ vật hay quên vào một số vị trí cố định... Để nhớ tên của ai, cố gắng lặp lại tên người đó nhiều lần hoặc liên tưởng tên của họ với một chữ hay một hiện tượng nào đó cho dễ nhớ. Chẳng hạn tên Nguyệt thì nhớ kèm thêm “ánh trăng rằm”. Trong trường hợp được chẩn đoán suy giảm trí nhớ do bệnh lý, người bệnh phải được điều trị nghiêm túc, uống đầy đủ thuốc, liên tục cho đủ liệu trình cũng như phải được theo dõi một thời gian dài.
Đối phó với suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ (SGTN) do tuổi là một tiến trình tự nhiên của sự lão hóa nên chưa đến mức phải điều trị bằng thuốc mà chỉ cần áp dụng tích cực các biện pháp điều trị không dùng thuốc như liệt kê danh sách các công việc cần phải làm, lập thời gian biểu cho công việc hằng ngày, làm theo thời gian biểu công việc đã lập, đề ra những mục quan trọng cần chú ý thực hiện.
Ví dụ: Luôn đặt chìa khóa ở một chỗ nhất định, lặp lại tên của người vừa mới gặp, tạo những thú vui giúp cho bạn luôn bận rộn (chơi cây cảnh, chim, tem...), vận động trí óc, giữ những tài liệu lưu trữ thông tin, sự kiện như sổ ghi chép, album hình...
Khi nào bệnh nhân đã được thầy thuốc chuyên khoa khám và định bệnh là SGTN bệnh lý (không phải là SGTN do tuổi) thì mới có thể được điều trị bằng thuốc.
Có thể đề phòng SGTN
Đề phòng SGTN bằng cách thường xuyên hoạt động trí não, tránh uống rượu (uống rượu quá nhiều làm tăng triglyceride trong máu và làm tăng nguy cơ nhũn não), tập thể dục (có tác dụng làm giảm huyết áp, hạ thấp tần suất bệnh tim mạch, giúp làm giảm trọng lượng cơ thể, giảm fibrinogen huyết tương...), ăn uống đúng cách (ăn nhiều trái cây, chất xơ, rau cải, hạn chế ăn nhiều chất béo và chất ngọt, chất đạm nên ăn vừa đủ theo nhu cầu, ăn giảm muối để giảm đáng kể huyết áp và do đó làm giảm tỉ lệ tai biến mạch máu não).
(St)