Điều trị viêm màng bồ đào

Viêm màng bồ đào là gì? điều trị bệnh này ra sao? Các thuốc giúp trị viêm màng bồ đào? cần lưu ý gì khi mắc bệnh?

Viêm màng bồ đào

Viêm màng bồ đào là bệnh lý thường gặp ở mắt. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như: tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, teo nhãn cầu... ảnh hưởng thị lực có thể dẫn tới mù lòa.

Viêm màng bồ đào là gì?

Màng bồ đào được tạo thành 3 phần: Mống mắt (cho màu sắc đặc trưng của mắt (xanh, nâu, đen)); Thể mi (tạo dịch bên trong mắt); Hắc mạc (các mạch máu cung cấp máu cho mắt). Nếu tình trạng viêm xảy ra ở bất cứ 1 trong 3 phần trên gọi là viêm màng bồ đào.

Nguyên nhân gây ra viêm màng bồ đào có thể do vi khuẩn hoặc tác nhân khác trong cơ thể người bệnh gây ra; Do chấn thương khi lao động, bị cây đập vào mắt, bị chất kích thích, thủy tinh, mảnh nhọn đâm vào mắt; Do nhiễm các độc tố hóa chất, độc tố từ tác nhân nhiễm trùng, độc tố của các u ác tính trong nhãn cầu… Viêm màng bồ đào có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào.

Trường hợp viêm màng bồ đào.

Triệu chứng dễ nhầm với đau mắt đỏ

Khi bị viêm màng bồ đào mắt thường bị đỏ, đau nhức, nhìn mờ, chói mắt khi gặp ánh sáng hoặc có thể thấy những đốm đen trong mắt... Viêm màng bồ đào có thể bị viêm một hoặc cả hai mắt.

Do dấu hiệu thường gặp của viêm màng bồ đào là đỏ, mờ mắt và đau nhức. Trong khi đó, mắt đỏ cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh liên quan đến mắt như đau mắt đỏ nên nhiều trường hợp lại tưởng đau mắt đỏ thông thường đã tự ý dùng thuốc điều trị. Điều này hết sức nguy hiểm bởi bệnh không những sẽ lâu khỏi mà còn dễ gây tai biến thậm có thể dẫn tới mất thị lực. Vì vậy, việc phân biệt dấu hiệu của viêm màng bồ đào với đau mắt đỏ thông thường rất quan trọng. Cụ thế: Với viêm màng bồ đào vùng rìa của lòng đen cũng bị đỏ, còn đau mắt đỏ thì vùng rìa của lòng đen không bị đỏ, không có những đốm mắt đen trong mắt và thường lây sang mắt bên nếu chưa bị đau...

Có thể dẫn tới mù lòa

Viêm màng bồ đào thường gây ra những tổn thương nặng nề như xuất tiết, viêm nhiễm trong mắt, bít dính đồng tử, tăng nhãn áp, toàn bộ mắt sẽ bị tổn thương. Viêm màng bồ đào cũng gây ảnh hưởng đến võng mạc, tổn hại đến các tế bào nhận cảm ánh sáng, ảnh hưởng đến quá trình nhận cảm và dẫn truyền ánh sáng. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể nặng hơn và dẫn đến biến chứng như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, teo nhãn cầu, phù hoàng điểm biến dạng nang… Đáng lo ngại, viêm màng bồ đào có thể dẫn tới mù lòa. Vì vậy, khi thấy các biểu hiện bất thường về mắt cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị bởi điều trị sớm hiệu quả chữa bệnh cao và tránh được những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, không được tự ý dùng thuốc hoặc các loại lá xông mắt khi chưa xác định được bệnh vì có thể diễn tiến bệnh nặng hơn và gây khó khăn cho quá trình điều trị.


Điều trị bệnh viêm màng bồ đào
Điều trị bất cứ bệnh nào đều phải tuân theo nguyên tắc là dựa trên cơ sở chẩn đoán nguyên nhân, tuy nhiên việc tìm ra nguyên nhân gây viêm màng bồ đào hiện tại là vấn đề nan giải. Vì vậy để điều trị viêm màng bồ đào là rất khó. Chỉ có một số ít tr­ờng hợp có thể tìm thấy nguyên nhân gây bệnh nhờ vào cận lâm sàng nh­ư chọc tiền phòng lấy bệnh phẩm nuôi cấy phân lập, xét nghiệm tế bào học, tìm kháng thể trong huyết thanh... đa số bệnh nhân còn lại dựa trên biểu hiện lâm sàng, đặc điểm riêng trên từng bệnh nhân để thầy thuốc có h­ướng điều trị cho thích hợp. Sau đây là nguyên tắc chung điều trị viêm màng bồ đào.
1. Điều trị theo nguyên nhân:
Khi tìm đ­ược nguyên nhân hoặc dựa vào biểu hiện lâm sàng thì dùng các thuốc đặc hiệu để điều trị. Ví dụ: Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ, thuốc chống virus, chống lao, chống nấm... nên phối hợp đư­ờng toàn thân và tại chỗ.
2. Thuốc giãn đồng tử, liệt thể mi:
Đa số bệnh nhân viêm màng bồ đào đồng tử th­ờng co nhỏ, trong khi mống mắt đang bị viêm, xuất tiết. Vì vậy nguy cơ dính mống mắt với mặt trư­ớc thể thuỷ tinh là rất cao. Do đó việc dùng thuốc giãn đồng tử để chống dính là hết sức cần thiết. Hiện tại thuốc th­ường được dùng làdd Atropin 1-4%. Atropin có tác dụng ức chế thần kinh phó giao cảm, cụ thể là nhánh phó giao cảm của dây TK III do vậy cơ vòng mống mắt giãn ra giúp đồng tử giãn. Th­ờng lần đầu dùng dd Atropin 4% nhỏ mắt cho bệnh nhân, khi đồng tử giãn tối đa thì dùng dd Atropin 1% nhỏ ngày 1 lần để duy trì.
Cơ vòng thể mi cũng chịu tác dụng t­ương tự như­ cơ vòng mống mắt khi nhỏ dd Atropin. Vì vậy ngoài tác dụng chống dính, Atropin còn làm liệt điều tiết giúp giảm đau và mắt đư­ợc nghỉ ngơi.
Khi dùng dd Atropin nhỏ mắt, cần bịt lỗ lệ để tránh thuốc xuống miệng gây ngộ độc như­ khô miệng, đỏ mặt, mạch nhanh...
3. Thuốc tách dính:
Một số tr­ường hợp mống mắt đã dính vào thể thuỷ tinh, do đó không đáp ứng khi nhỏ dd dịch Atropin, khi đó phải dùng hỗn hợp Adrenalin 1mg + Atropin sulphat 1/4mg tiêm dư­ới kết mạc vùng rìa t­ương ứng để tách dính. Nếu dính toàn bộ có thể tiêm 4 điểm 12h, 3h, 6h, 9h.
Chú ý: Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có bệnh tim mạch, tăng huyết áp.
4. Thuốc chống viêm:
Hầu hết các thành phần trong mắt khi bị viêm đều dễ bị tổn th­ương và khó hồi phục. Vì vậy vai trò của thuốc chống viêm đ­ược đặt lên hàng đầu, đặc biệt làcorticoid, trong viêm màng bồ đào corticoid đ­ược dùng tích cực bằng nhiều đ­ường cùng 1 lúc: toàn thân có thể dùng Dexamethason 4mg 1-2 ống/ngày tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, Depecsolon 30mg 1-2 ống/ngày tiêm tĩnh mạch chậm; tại chỗ th­ường dùng Dexamethason 4mg x 1ml tiêm cạnh nhãn cầu; tra nhỏ các thuốc có chứa corticoid nh­ư dd Maxitrol, dd Dextobrin, dd Oclex... Liều l­ượng và thời gian dùng corticoid có thể cao hơn hoặc thấp hơn tuỳ theo tình trạng bệnh.
Corticoid có nhiều tác dụng phụ như­ đau dạ dày, cao huyết áp, giảm sức đề kháng, loãng x­ương, đục TTT, glocom... nên cần theo dõi chặt chẽ khi dùng thuốc. Không dùng corticoid cho bệnh nhân viêm màng bồ đào do nấm hoặc có loét giác mạc.
Một số tr­ường hợp chống chỉ định với corticoid có thể thay thế bằng các thuốc chống viêm nonsteroid như­ Indomethacin, Diclofenac...đư­ờng toàn thân, tra nhỏ như­ng hiệu quả kém hơn nhiều so với corticoid.
Các thuốc có tác dụng chống viêm, tiêu viêm, giảm phù nề dạng enzym như­ Hyase, Serratiopeptidase, Alphachymotrypsin... đ­ường uống hoặc tiêm cũng có tác dụng đáng kể trong điều trị viêm màng bồ đào. Cơ chế tác dụng của các thuốc này là:
- Chống viêm và phù nề: làm cho tuần hoàn máu ở ổ viêm đ­ược tốt hơn do phá huỷ các chất xuất tiết và protein bất th­ường và thúc đẩy các chất phân giải trên qua thành mạch máu và bạch huyết.
- Tăng nhanh quá trình thải trừ sản phẩm viêm và lọc máu do làm lỏng các dịch tiết nhày, các nút fibrin và phân giải các chất đó.
Các thuốc này còn có tác dụng tăng c­ường nồng độ kháng sinh ở ổ viêm.
5. Thuốc ức chế miễn dịch:
Các thuốc ức chế miễn dịch chủ yếu tiêu diệt hoặc ức chế các tế bào lympho là yếu tố gây viêm, các thuốc này thư­ờng gây độc cho tế bào và gây quá nhiều tác dụng phụ nên chỉ đư­ợc dùng trong một số trư­ờng hợp đặc biệt liên quan tới yếu tố miễn dịch như­: hội chứng Behcet, hội chứng Vogt-Koyanagi-Harada, nhãn viêm đồng cảm hay các viêm màng bồ đào không đáp ứng với corticoid.
6. Thuốc giảm đau, an thần:
Đây là các thuốc điều trị triệu chứng, các thuốc liệt thể mi như­ dd Atropin, dd Homatropin có tác dụng giảm đau tốt. Thuốc giảm đau tác dụng toàn thân có nhiều loại như­ng chỉ nên dùng thuốc có ít tác dụng phụ nhất như­ Paracetamol với liều l­ượng 20-30mg/kg thể trọng/24h chia 3-4 lần.
Nếu cần thiết, có thể cho thêm các thuốc an thần như Diazepam liều thông th­ường cho ngư­ời lớn là 5-10mg vào buổi tối.
7. Thuốc điều trị hỗ trợ:
- Các thuốc đa sinh tố có chứa Vitamin A, B, C, E, PP... có tác dụng tốt cho mắt và nâng cao thể trạng, vì vậy cũng cần thiết khi điều trị bệnh mắt nói chung và viêm màng bồ đào nói riêng.
- Các thuốc hỗ trợ gan như­: Fotex, Boganic, saganin...
- Trong viêm màng bồ đào, một số tr­ường hợp nặng thuỷ dịch quá nhiều mủ vì vậy chất l­ượng nuôi d­ưỡng đối với giác mạc không đảm bảo. Khi đó cần cho bệnh nhân dùng các dd dinh dư­ỡng giác mạc tại chỗ như­: dd Vitamin A, dd CB2, Sanlein, Oculotex...
8. Điều trị biến chứng:
Biến chứng đầu tiên th­ường gặp cần xử trí kịp thời là tăng nhãn áp. Ngoài các thuốc giãn đồng tử, tách dính nh­ư đã nêu ở trên có thể dùng thêm Diuramid 250mg x 1-2 viên uống 1 lần trong ngày.
Các biến chứng khác như­: đục TTT, cốt hoá dịch kính, thoái hoá giác mạc hình dải băng, bong võng mạc... cân nhắc ph­ương pháp điều trị thích hợp sau khi bệnh đã yên.
9. Phẫu thuật, thủ thuật điều trị:
Trong các hình thái nặng, nếu tìm đ­ược nguyên nhân gây bệnh, có thể cân nhắc việc tiêm nội nhãn hoặc dùng kim 2 lòng rửa mủ tiền phòng bằng thuốc đặc hiệu pha loãng trong nư­ớc cất, dd RL, dd Nacl 9‰...
Trong viêm màng bồ đào có thể tiến hành một số phẫu thuật, thủ thuật nhằm mục đích chẩn đoán hay phòng bong võng mạc như­: chích tiền phòng, sinh thiết dịch kính để tìm căn nguyên hoặc cắt dịch kính, laser phòng bong võng mạc.
Đa số các phẫu thuật còn lại là để điều trị biến chứng như­: đục TTT, glocom, bong võng mạc...
10. Một số điểm l­ưu ý:
Viêm màng bồ đào là một bệnh nặng, thái độ xử trí tích cực vì vậy cùng một lúc bệnh nhân phải dùng nhiều loại thuốc. Trong khi đó đa số các thuốc đều có nhiềutác dụng phụ không mong muốn đặc biệt nh­ư: Corticoid, thuốc ức chế miễm dịch, thuốc chống lao, chống nấm, kháng sinh, chống virus... Vì vậy trong quá trình điều trị cần cân nhắc thận trọng, tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Không lạm dụng thuốc, chỉ cho bệnh nhân dùng những thuốc thực sự cần thiết.
- Luôn theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh nhân, làm các xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận, các thành phần tế bào... định kỳ.
- Điều chỉnh phác đồ điều trị kịp thời theo tình trạng bệnh nhân./.
(St)
viem mang bo dao co chua dut diem duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
nguoi bi viem mang bo dao co anh huong gi den sinh con khong
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
Em tôi sau khi đi khám ở TP HCM, Bác sĩ giới thiệu về BP, điều trị đã hơn 2 tháng bây giờ BS nói là bị viêm màng bồ Đào và giới thiệu ra Hà Nội để điều trị, vậy tôi xin hỏi: ở TP HCM điều trị được bệnh này không ạ? Xin cám ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
dung dai ma di ha noi, chong toi bi viem mang bo dao di ha noi chua 1 nam qua cang chua thi benh cang nang hon, nay da bi mu mot mat chung toi cung chang biet lam sao
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
truoc mat minh còn nhìn thay dk nhung hạn chế chut từ khi đi hà nội về mắt bị nặng thêm và không nhìn rõ 1 mắt nữa
hơn 1 tháng trước - Thích
cu binh tinh ban a ko phai lo lang minh bi hon 1 nam nay roi chua o vmtw cung uong thuoc thuong xuyen nen cung do thoi chu cua khoi han ,nghi ngoi hop ly lam viec chanh moi truong bui bam khi hai .con muon chua ma khoi dut diem thi chiu minh cung da lam moi cach chua cho no cho kia roi nhung benh van hoan benh tien mat tat mang .
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
chong toi bi viem mang bo dao 2 nam nay kham va uong thuoc thuong xuyen tai benh vien mat sai gon nghe an, roi lai toi benh vien mat trung uong ha noi, benh vien lao khoa trung uong chua khap noi nhu vay ma benh khong he tien trien den nay lai bi mu mot mat gio khong biet mat khac co bi mu khong xin giup toi bien phap voi
hơn 1 tháng trước - Thích
Viêm màng bồ đào thường hay tái phát và gây nhiều tổn thương nặng nề như: nghẽn đồng tử, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, giảm hoặc mất hẳn thị lực, teo nhãn cầu, thậm chí mù lòa. Bệnh rất khó xác định nguyên nhân nên quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị đòi hỏi rất nhiều thời gian và cần phải được thực hiện bởi các chuyên gia mắt có nhiều kinh nghiệm về bệnh lý này. Các mục tiêu chính trong điều trị viêm mống mắt là để bảo vệ thị lực và làm giảm các cơn đau liên quan với tình trạng này. Thông thường, điều trị viêm mống mắt bao gồm: Steroid nhỏ mắt. Glucocorticoid , được đưa ra như là thuốc nhỏ mắt, giảm viêm kết hợp với viêm mống mắt. Làm việc bằng cách ổn định màng tế bào trong mắt và giảm thiểu sự lưu thông của các tế bào máu trắng và các sản phẩm phụ khác của quá trình viêm. Thuốc nhỏ dãn mắt. Cycloplegics là loại thuốc làm giãn đồng tử. Do là thuốc nhỏ mắt, có thể làm giảm cơn đau do viêm mống mắt. Thuốc nhỏ dãn mắt cũng bảo vệ phát triển dính mống mắt từ bên dưới, có thể dẫn đến biến chứng tiềm năng, bao gồm cả bệnh tăng nhãn áp. Nếu các triệu chứng không rõ ràng, hoặc có vẻ còn tồi tệ hơn, bác sĩ mắt có thể kê toa thuốc uống có thể bao gồm steroid hoặc các chất chống viêm khác. Tuy nhiên, dùng thuốc đường uống có tiềm năng không chỉ ảnh hưởng đến mắt, mà các bộ phận khác của cơ thể. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng tổng thể trước khi kê toa thuốc uống để điều trị viêm mống mắt.
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Toi bi viem mang bo dao hon mot nam nay, chua ma khong khoi, cu dung thuoc corticoid thi benh lai do, ngung thi benh lai tien trien . Bac si noi toi bi phu thuoc corticoid, vay co cach nao giup toi chua benh ma khong phu thuoc thuoc khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Chị có thể chữa trị bằng các phương pháp khác, tuy nhiên cũng chỉ có một cách chữa là như vậy thôi, vì có liên quan đến mắt thì rất khó.Chị cơ thể đến những bệnh viện khác và xem xét thử xem sao nhé.Vì cũng không trực tiếp biết rõ tình trạng bệnh của chị nên bên mình chỉ có thể tư vấn được có vậy Rất mong chị may mắn
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
em toi moi lay vo nhung vo cua em toi dang dieu tri viem mang bo dao.co nguoi bao vo chong em toi khong nen dong phong vi nhu the se lam em vo toi bi mu. xin hoi nhu the co dung khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Em tôi bị viêm màng bồ đào sau phẫu thuật bây giờ hay bị đau nhức mỏi mắt có canh nao điều trị dứt điểm được không bác sỹ
hơn 1 tháng trước - Thích
Nếu bị viêm nhiễm màng bồ đào một mắt.mổ mắt đó thì tỉ lệ con mắt đó phục hồi sé bao nhiêu phần trăm. Nếu mổ thành công sau này nó có tái phát không.cho e hỏi dùm cai?
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận