Hộ Tạng Đường điều trị bệnh tiểu đường
Cách điều trị bệnh máu nhiễm mỡ khỏi chỉ bằng cách ăn uống
Bệnh máu khó đông và cách điều trị
Bài thuốc cực hay và dễ thực hiện để điều trị đau xương mỏi gối, thoái hóa khớp
Viêm xoang là loại bệnh rất hay gặp trong đời sống, trung bình mỗi năm trẻ em bị viêm xoang 3 - 8 lần và người lớn cũng bị 2 - 3 lần, tỷ lệ mắc bệnh sẽ càng cao hơn nếu môi trường sống ngày càng trở nên ô nhiễm và bụi bặm.
Các loại viêm xoang
Viêm xoang có thể chỉ cấp tính trong một thời gian ngắn, với biểu hiện đau căng
tức ở vùng mắt, mặt, ngạt mũi nhiều, chảy nước mũi, giảm khả năng ngửi và xì
nhầy mũi đặc quánh màu vàng, xanh hoặc đôi khi có cả chảy máu. Kèm theo là sốt,
mệt mỏi, ho, thở hôi, nhức đầu, đau răng...
Viêm xoang mạn tính là khi các triệu chứng trên kéo dài hơn 12 tuần. Viêm xoang
để lâu không được điều trị có thể lan xuống dưới gây ra viêm khoang miệng,
họng, thực quản, thanh quản, viêm phổi, phế quản hoặc lan ngược lên trên gây
viêm não, màng não (với xoang sàng, xoang bướm hay xoang trán). Biến chứng nặng
nhất là gây nhiễm trùng máu toàn thể.
Viêm xoang sàng ở trẻ em rất hay gặp do liên quan đến viêm mũi họng, gây hoại
tử rất nhanh và thường xuất hiện kèm viêm phổi có mủ với sốt cao trên 39oC và
phù nề vùng hốc mắt.
Viêm xoang trán ở vị trí cao nhất (trên ổ mắt và nằm trong chiều dày của xương
trán, chỉ cách thùy trán của não một bản xương mỏng) nên dễ bị nhiễm trùng, lan
ngược từ dưới lên. Khi viêm sẽ có những triệu chứng khá đặc biệt, thường gây
nhức đầu, nặng ở trán kèm với căng mỏi mắt - nhất là khi cúi đầu về phía trước
hay cố gắng quy tụ hai mắt tập trung nhìn vào một vật gì nhỏ - gây ảnh hưởng
đến khả năng làm việc trí óc.
Viêm xoang thường gây đau, khó chịu do phù nề chèn ép tổ chức và các nhánh thần
kinh. Vị trí đau trên mặt thường tương ứng với vị trí của xoang bên trong như
đau ở trán trong viêm xoang trán, góc mắt và gáy trong viêm xoang sàng, vùng má
và răng trong viêm xoang hàm. Để giảm đau tức thời, có thể xông hơi bằng nước
ấm hoặc nhỏ và xịt nước muối vào mũi. Viêm xoang nặng hơn sẽ có những cơn đau
có tính chu kỳ. Buổi sáng đầu óc sảng khoái, nhưng chỉ sau 2 - 3 giờ xuất hiện
cảm giác đau âm ỉ, sau đó tăng dần lên ở góc trong trên ổ mắt và gốc mũi, đau
lan về phía lông mày, thái dương, vùng trán, có khi đau cả nửa đầu có xoang
viêm. Đến nửa buổi chiều người bệnh mới có cảm giác dễ chịu. Chính kiểu đau này
làm người bệnh thực sự bị giảm khả năng làm việc trí óc và dễ dẫn tới suy nhược
thần kinh.
Điều trị viêm xoang thông thường
- Dùng kháng sinh đặc hiệu cho từng loại viêm xoang và chủng vi khuẩn hoặc
nấm nếu phân lập và tìm thấy được.
- Làm loãng dịch nhầy cho dễ chảy ra ngoài hơn bằng các loại thuốc nhỏ mũi
(kháng sinh hay nước muối).
- Giảm phù nề, ngạt mũi bằng các thuốc co mạch xịt và nhỏ mũi (ephedrin, naphtazolin,
steroide), nhưng không được dùng quá lâu. Vì sau đó, niêm mạc sẽ trơ thuốc và
càng về sau càng sưng nề lớn hơn, gây ra khó thở nhiều hơn. Mặt khác, các loại
thuốc này đều có thể gây ra nhịp tim nhanh và cao huyết áp.
Ngoài ra, thuốc sẽ đến xoang được nhiều nhất qua khí dung hay bơm rửa qua nội
soi. Điều quan trọng nhất trong điều trị là phải làm thông thoát được các dịch
hay mủ chứa trong các xoang bằng việc nhỏ thuốc giúp co niêm mạc mũi, dẫn lưu
tư thế, hút chúng ra bằng cách tạo áp lực âm hay phẫu thuật để tạo đường thông
thoát cho các khoang kín, tạo điều kiện để bơm rửa thuốc sát trùng và làm sạch
xoang.
Việc nhỏ thuốc cũng cần có kỹ thuật riêng (nằm đầu thấp và nghiêng về phía tổn
thương) để thuốc có thể đến được đúng xoang đang cần phải điều trị. Phẫu thuật
xoang có thể theo kiểu mổ mở (cổ điển) hay qua ống nội soi để ít gây tổn
thương. Trong lúc đang viêm xoang nên tránh thuốc lá hay sử dụng nhiều nước hoa
vì các hơi này mang tính kích thích sẽ làm cho các tổn thương trở nên nặng nề
hơn.
Bệnh viêm xoang - Triệu chứng và cách điều trị
Tôi tên là Trần Thị Hiền, hiện nay tôi bị đau đầu, nhức trán sang cả 2 bên thái dương và sống mũi, có nước mũi chảy trong họng, thi thoảng ngồi xuống, đứng lên tôi thấy hoa mắt, chóng măt. Vậy tôi bị bệnh gì và điều trị như thế nào. Xin bác sĩ cho tôi câu trả lời sớm nhất . Tôi xin chân thành cảm ơn! (Trần Thị Hiền)
Trả lời:
Theo những triệu chứng như trong thư bạn mô tả, có thể bạn bị viêm xoang.
Viêm xoang gây ra rất nhiều phiền toái, đau đớn cho người bệnh, chúng thường có các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài như sau:
Có tất cả 5 triệu chứng chính:
1. Đau nhức: vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm
a. Xoang hàm: nhức vùng má.
b. Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.
c. Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.
d. Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.
2. Chảy mũi:
a. Viêm dị ứng: chảy mũi trong rất nhiều.
b. Viêm do vi khuẩn: chảy mũi đục, có khi như mủ.
Viêm các xoang trước, chảy ra mũi trước.
Viêm các xoang sau, chảy vào họng.
3. Nghẹt mũi:
Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.
4. Ngứa mũi:
Dị ứng mũi xoang.
5. Điếc mũi:
Ngửi không biết mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.
Viêm xoang khó phát hiện: không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi.
Viêm xoang dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên.
Trường hợp đặc biệt: viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi.
Điều trị viêm xoang như thế nào?
- Điều trị viêm xoang không khó khăn lắm, chỉ cần bệnh nhân tuân thủ đúng liều thuốc, thời gian điều trị và lời khuyên của bác sĩ. Nên khám bệnh ở các cơ sở chuyên khoa, nếu tự ý dùng thuốc có thể gây nhờn thuốc hoặc gặp các tác dụng ngoại ý của thuốc gây hại đến sức khỏe.
- Nếu sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, đàm xuống họng... Có thể dùng thuốc kháng sinh, kháng Histamine, giảm đau giảm xung huyết (như đối với Decolgen, Actifed... người cao huyết áp phải thật cẩn thận khi dùng), có thể dùng thêm thuốc xịt mũi, xông mũi tại nhà theo chỉ định của bác sĩ.
Cần lưu ý gì để phòng ngừa bệnh viêm xoang?
- Đeo khẩu trang khi đi đường và đi làm công việc nhiều bụi bặm.
- Trước khi vào đợt viêm xoang, có thể ngứa mũi, muốn hắt xì nhưng không làm được, một số người đã ráy mũi, tuy đỡ khó chịu hơn nhưng dễ mang vi trùng vào và làm cho bệnh nặng thêm.
- Khám và điều trị sớm các biểu hiện ở mũi, họng... để tránh bị viêm xoang mãn tính.
- Không đi bơi khi đang đợt viêm mũi xoang.
- Không nên cố gắng hỷ mũi mạnh khi mũi không thông vì như vậy sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai.- Chỉ hỉ mũi ra, không hít ngược vào trong như trẻ nhỏ thường làm.
- Bệnh có thể lây lan vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.
- Để điều trị viêm xoang, ngoài việc dùng thuốc, trong một số trường hợp bác sĩ sẽ có chỉ định xông mũi tại nhà. Bệnh nhân có thể mua dễ dàng dụng cụ xông mũi họng tại các nhà thuốc.
Cách xông mũi
- Nhỏ mũi bằng Rhinex hoặc Nasoline 3 - 4 giọt mỗi bên. Lưu ý không dùng quá 3 đến 5 ngày vì dùng các thuốc này lâu ngày dễ gây tình trạng viêm mũi do thuốc.
- 15 phút sau hỉ mũi sạch.
- Cho 200ml nước nóng và 4-5 giọt Melyptol vào dụng cụ xông mũi họng, sau đó úp mũi và miệng vào hút thở đều trong 10-15 phút.
- Mỗi ngày chỉ nên xông mũi 1-2 lần.
Trường hợp của bạn nên đi khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Điều trị viêm xoang bằng cây hoa ngũ sắc (hoa cứt lợn)Xin chào bác sĩ, em năm nay 18 tuổi, bị viêm xoang đã 4 năm, gần đây em có dùng hoa cứt lợn để chữa viêm xoang, chỉ là xông hơi để hít và uống nước của hoa thoai ạ, cho em hỏi làm như vậy lâu dài có nguy hiểm ko ạ, có thể chữa hết bệnh viêm xoang ko, mất khoảng bao lâu ạ, em thấy trong người đỡ rất nhìu, ít ắt xì hơi, chỉ còn nghẹt mũi thôi, nếu cây đó không chữa được ,vậy cho em hỏi còn cây thuốc nào khác để có thể chữa được bệnh viêm xoang này ko thưa bác sĩ, cám ơn bác sĩ (Vũ Nguyễn Mạnh Trung)
Trả lời:
Viêm xoang là hiện tượng tắc các lỗ thông từ xoang đổ ra hốc mũi do viêm nhiễm gây phù nề hoặc mủ ứ đọng. Viêm mũi xoang là một bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam, chiếm từ 15 - 20% dân số tùy theo điều kiện sống, sinh hoạt cũng như môi trường xung quanh... kết hợp với yếu tố nhạy cảm của từng cá thể, vì vậy bệnh rất hay xuất hiện, nhất là khi thời tiết thay đổi, trời trở lạnh và thường có xu hướng tái phát.
Hoa ngũ sắc.
Bệnh hay kéo dài nếu không được điều trị dứt điểm. Viêm mũi xoang được điều trị theo từng giai đoạn, tùy theo tổn thương của niêm mạc mũi xoang cũng như nguyên nhân gây viêm mũi xoang mà thầy thuốc có những phác đồ xử trí khác nhau.
Viêm xoang được chữa trị bằng cả thuốc Tây y, đông y hoặc phối hợp cả hai phương pháp điều trị trên. Một trong các thuốc thường được thầy thuốc đông y sử dụng trong điều trị viêm xoang là hoa cứt lợn (còn gọi là hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị, cỏ hôi). Vậy hoa cứt lợn giúp ích gì cho bệnh nhân viêm mũi xoang?
Từ lâu trong nhân dân đã lưu truyền tác dụng chữa viêm mũi xoang của cây hoa cứt lợn. Trong dân gian đã lưu truyền tác dụng chữa viêm xoang của loại hoa này, người ta thường hái hoa tươi đem về giã nát rồi lấy nước nhỏ vào mũi hàng ngày. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành dùng cây hoa cứt lợn trên động vật thí nghiệm thấy có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính. Hoa cứt lợn bên cạnh tác dụng chống viêm còn kích thích niêm mạc mũi tăng xuất tiết nên khi dùng người bệnh thấy rát bỏng toàn bộ niêm mạc mũi, nước mũi chảy nhiều hơn kéo theo mủ đọng trong lòng xoang và hốc mũi. Vì thế hoa cứt lợn chỉ nên dùng trong giai đoạn viêm xoang đang có mủ vàng xanh tồn đọng, tránh hiện tượng lỗ thông mũi xoang bị bít tắc do mủ. Đến giai đoạn kế tiếp, khi nước mũi chuyển sang dịch trong lại không nên tiếp tục dùng hoa cứt lợn mà nên phối hợp với các thuốc có tác dụng giảm xuất tiết của niêm mạc mũi. Nếu giai đoạn này tiếp tục dùng hoa cứt lợn, mũi sẽ khó ngừng chảy.
Tuy nhiên bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ tai mũi họng để có được chẩn đoán chính xác trước khi điều trị - loại trừ trước các khối u mũi xoang và hướng dẫn cho bạn cách theo dõi bệnh khi tự dùng thuốc ở nhà. Viêm mũi xoang có thể khỏi hoàn toàn nếu mỗi lần mới bị viêm được điều trị ngay, tránh làm tắc lại lỗ thông mũi xoang bệnh sẽ được chữa khỏi.