Dinh dưỡng cho người bị thai lưu

Trong thời gian sống trong tử cung, mặc dù được mẹ bảo vệ nhưng thai vẫn có thể bị chết ở bất kỳ thời điểm nào. Thai chết lưu là tất cả các trường hợp trứng đã thụ tinh và làm tổ được trong tử cung, nhưng không phát triển được thành thai nhi trưởng thành, bị chết và lưu lại trong tử cung trên 48 giờ. Những nguy cơ đối với sức khoẻ của người mẹ khi thai chết lưu



Trước hết, thai chết lưu thường gây nên cảm giác lo hãi ở người mẹ và mọi người trong gia đình vì bị ám ảnh bởi việc đang mang một xác chết trong bụng. Tuy nhiên, phải nói ngay rằng cái thai chết đó không gây nên mối nguy hiểm gì cho sức khỏe và tính mạng của người mẹ khi không có biến chứng.

Về tiến triển, thai chết lưu trong trường hợp còn quá non tháng (1-2 tháng) có thể tự tiêu biến đi. Nhiều khi chính bà mẹ cũng không biết mình đã có thai và thai đã chết lưu. Nếu thai đã lớn thì sẽ sẩy (thai 3-6 tháng), hoặc đẻ (thai trên 6 tháng) ra ngoài. Tuy vậy thời hạn từ khi thai chết đến lúc sẩy hoặc đẻ ở mỗi người một khác. Thông thường thai chết ở tuổi thai càng lớn thì thời gian lưu lại trong buồng tử cung càng ngắn. Quá trình sẩy hoặc đẻ của thai chết lưu diễn biến như các ca sẩy hoặc đẻ bình thường nhưng thời gian dọa sẩy và chuyển dạ đẻ thường dài hơn và máu có thể ra nhiều hơn. Cũng phải có các cơn co bóp của dạ con gây đau, cổ dạ con phải mở hết thì thai mới có thể ra được.





Điều nguy hiểm nhất đối với người bị thai chết lưu là ối bị vỡ sớm khi chưa có dấu hiệu sẩy hay chuyển dạ, vì qua nơi màng ối rách, vi khuẩn sẽ vào buồng ối và dạ con gây nhiễm khuẩn trầm trọng, lúc này có thể nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.
Điều nguy hiểm thứ hai là khi thai lưu lại quá lâu trong dạ con (3-4 tuần trở lên) có thể gây ra tình trạng rối loạn đông máu dẫn đến băng huyết nặng ở người mẹ sau sẩy hoặc đẻ.


Hiện tượng thai chết lưu và cách phòng tránh


Thai chết lưu là thai không phát triển được thành thai nhi trưởng thành, bị chết và lưu lại trong tử cung. Hiện tượng này cần được phát hiện và can thiệp sớm. Tốt nhất thai được tống xuất ra ngoài trong vòng 2 ngày kể từ khi xác định thai đã chết.

* Nguyên nhân

Theo bác sĩ Trần Thị Hạnh, Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, tình trạng thai chết lưu có nhiều nguyên nhân cả ở phía người mẹ lẫn phía thai nhi.


Từ phía người mẹ


Người mẹ bị mắc các bệnh lý mãn tính như: viêm thận, suy gan, thiếu máu, lao phổi, bệnh tim, huyết áp cao...
Mẹ mắc các bệnh nội tiết như basedow, thiểu năng giáp trạng, tiểu đường, thiểu năng hay cường năng thượng thận.
Mẹ bị nhiễm độc thai nghén là nguyên nhân dễ gây ra thai chết lưu. Tỷ lệ thai chết lưu càng cao khi nhiễm độc thai nghén càng nặng, nhiễm độc nhẹ nhưng không được điều trị hoặc điều trị không đúng.
Người mẹ bị bệnh kéo dài nhiều ngày, tình trạng ăn ngủ kém làm cho thai bị suy dinh dưỡng và chết.

- Mẹ bị nhiễm các bệnh ký sinh trùng như sốt rét (đặc biệt là sốt rét ác tính), nhiễm vi khuẩn (như giang mai ..), nhiễm virut (như viêm gan, quai bị, cúm, …).

- Mẹ có tử cung dị dạng, tử cung nhi tính hay tử cung kém phát triển làm cho thai bị nuôi dưỡng kém.



Siêu âm là một trong những cách giúp xác định hiện trạng thai nhi.

Ngoài ra, những bệnh lý khác ở mẹ như nhiễm ký sinh trùng như sốt rét, nhiễm vi khuẩn (giang mai), nhiễm virus (viêm gan, quai bị, cúm...) hoặc mẹ có tử cung dị dạng, tử cung kém phát triển làm cho thai bị nuôi dưỡng kém. Đặc biệt, những người mẹ trên 40 tuổi mang thai, tỷ lệ thai chết lưu cao gấp 5 lần so với những người mẹ tuổi dưới 40. Dinh dưỡng kém, lao động vất vả... cũng là những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên.

Từ phía thai nhi


Những nguyên nhân từ phía thai như:       

- Rối loạn nhiễm sắc thể: Là nguyên nhân chủ yếu của thai dưới ba tháng bị chết lưu. Rối loạn nhiễm sắc thể có thể là do di truyền từ bố mẹ, có thể là do đột biến trong quá trình tạo noãn, tạo tinh trùng, thụ tinh và phát triển của phôi. Tỷ lệ rối loạn nhiễm sắc thể tăng lên rõ rệt theo tuổi của mẹ, đặc biệt là ở các bà mẹ trên 40 tuổi.

- Thai dị dạng: Não úng thuỷ, vô sọ, phù rau thai

- Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con do yếu tố Rh, thai rất dễ bị chết lưu ở các lần có thai tiếp theo.

- Thai già tháng: Bánh rau bị lão hoá, không bảo đảm nuôi dưỡng thai, dẫn đến thai chết lưu nếu không được xử trí kịp thời.

- Đa thai: thai có thể chết trong trường hợp truyền máu cho nhau, thai cho máu dễ bị chết lưu. Hơn nữa trong quá trình phát triển có thể có một thai bị chết khi còn bé, tiêu đi mà không hề có biểu hiện lâm sàng, trong khi đó, thai bên cạnh vẫn tiếp tục phát triển bình thường. Do đó khi thai còn bé làm siêu âm phát hiện ra song thai, đến khi thai lớn, siêu âm chỉ thấy có một thai. Trường hợp như thế này không phải là hiếm gặp


Ngoài ra, một số trường hợp, thai có những bất thường như dây rốn thắt nút, dây rốn quấn quanh cổ, quanh thân, quanh chi, dây rốn xoắn, dây rốn bị chèn ép... bất thường ở nhau thai, đa ối hoặc thiểu ối.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố thuận lợi từ người mẹ làm cho thai chết lưu như:

- Tuổi của mẹ, tỷ lệ thai chết lưu tăng cao ở những người mẹ trên 40 tuổi (cao gấp 5 lần so với nhóm những người mẹ dưới 40 tuổi)

- Dinh dưỡng kém, lao động vất vả, đời sống khó khăn.

Những nguyên nhân từ phần phụ, tử cung như:

- Những bất thường ở dây rốn như dây rốn thắt nút, dây rốn quấn quanh cổ, quanh thân, quanh chi, dây rốn xoắn, dây rốn bị chèn ép…

- Những bất thường ở bánh rau như bánh rau bị xơ hoá, bánh rau bị bong, u mạch máu màng đệm của bánh rau

- Bất thường ở nước ối: Đa ối cấp tính hay mạn tính, thiểu ối.

Bên cạnh đó có khoảng từ 20-50% số trường hợp thai chết lưu là không tìm thấy nguyên nhân, mặc dù có đầy đủ các phương tiện thăm dò hiện đại.


* Dấu hiệu và xử lý thai chết lưu

Khi thai chết lưu, người mẹ nhận thấy một số dấu  hiệu bất thường sau: thai không còn cử động, bụng nhỏ dần đi, vú căng và tiết sữa, âm đạo tiết ra nhiều các chất màu đỏ sẫm. Nếu thời gian thai đã chết lâu, người mẹ có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, hôi miệng, âm đạo chảy ra các chất có mủ.

Thai chết lưu không gây nguy hiểm gì lớn cho sức khỏe và tính mạng của người mẹ khi không có biến chứng. Đối với thai 1-2 tháng tuổi, khi chết sẽ tự tiêu biến đi, nhiều khi chính bà mẹ cũng không biết mình đã có thai và thai đã chết lưu. Nếu thai đã lớn từ 3-6 tháng sẽ dẫn đến sẩy thai hoặc đẻ non nếu thai trên 6 tháng.

Thời gian kể từ khi thai chết đến lúc sẩy hoặc đẻ ra ngoài ở mỗi thai phụ khác nhau. Nếu thai chết ở tuổi thai càng lớn thì thời gian lưu lại trong buồng tử cung càng ngắn. Quá trình sẩy hoặc đẻ của thai chết lưu diễn biến như các ca sẩy hoặc đẻ bình thường, nhưng thời gian dọa sẩy và chuyển dạ đẻ thường dài hơn và máu có thể ra nhiều hơn. Lúc này, người mẹ cũng có các cơn co bóp của dạ con gây đau, cổ tử cung phải mở hết thì thai mới có thể ra được. Tuy nhiên, một số trường hợp thai chết không bị sẩy ngay mà nằm lại trong tử cung một thời gian, do vậy nếu không lấy ra sớm thì bà mẹ có thể bị nhiễm trùng nặng hoặc gây nên rối loạn đông máu cho mẹ.

Thai chết lưu càng sớm được phát hiện và can thiệp thì càng ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Siêu âm là một trong những phương pháp có thể giúp phát hiện sớm hiện tượng này. Vì vậy, khi thấy các dấu hiệu bất thường trên, người mẹ cần đi khám ngay để được can thiệp kịp thời.


* Phòng tránh thai chết lưu

Phòng tránh hiện tượng thai chết lưu, trước khi thụ thai cả vợ và chồng cùng phải cẩn thận trong ăn uống, không dùng các chất kích thích, như: rượu, bia, thuốc lá, ma túy... Người mẹ cần tránh làm việc nặng, làm việc quá sức; tránh tiếp xúc với các loại hóa chất, môi trường ô nhiễm; ăn uống đầy đủ các dưỡng chất; nghỉ ngơi hợp lý; giữ cho tinh thần luôn được thoải mái; đi khám thai theo định kỳ để bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ.



Điều đáng sợ là hiện tượng thai lưu xảy ra phổ biến hơn người ta vẫn tưởng.


Quá nửa các trường hợp bị thai lưu là do biến chứng khi mang thai, chẳng hạn do thai bị sinh non quá sớm, hay do những bất thường ở nhau thai, nghiên cứu mới nhất tại Mỹ tiết lộ.




Ngược lại, những chỉ số của người phụ nữ trong giai đoạn đầu mang thai, chẳng hạn như cân nặng, lượng đường huyết hay thói quen hút thuốc, lại không ảnh hưởng nhiều đến nguy cơ thai lưu.

"Vạch mặt" nguyên nhân

Theo bác sĩ Robert Silver, Giáo sư khoa Sản tại Đại học Dược Utah cho biết, riêng tại Mỹ, cứ 160 trường hợp mang thai lại có một người bị thai lưu. Tuy nhiên nguy cơ mắc phải ở các nhóm chủng tộc là khác nhau.

Nghiên cứu của ông được dựa trên hai nghiên cứu trước đó do Mạng Nghiên cứu Thai lưu thuộc Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ tiến hành. Tất cả đều nhằm mục đích đi tìm nguyên nhân gây thai lưu.

Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân tích 512 ca bị thai lưu (Thai mất ở tuần 20 hoặc sau đó) tại 59 bệnh viện ở Mỹ. Tất cả các ca bệnh đều được đánh giá toàn diện, bao gồm cả việc khám nghiệm thai để xác định nguyên làm nhân thai bị chết.

Kết quả: họ đã tìm ra nguyên nhân của 312 ca (60,9%). Những nghiên cứu trước đó chỉ đạt được tỷ lệ dưới 50% vì các bác sĩ chỉ phân tích dựa trên bệnh án.

Các biến chứng trong quá trình mang thai và sinh nở là nguyên nhân lớn nhất, chịu trách nhiệm tới 29% số vụ. Những biến chứng này có thể là tiền sử sinh non ở người mẹ, hoặc màng ối bị vỡ quá sớm.

Một số nguyên nhân khác được xác định là: những bất thường ở nhau thai (24 %), lỗi của gene (14%), mẹ bị nhiễm bệnh nguy hiểm, các rắc rối liên quan đến dây rốn (10%), huyết áp quá cao (9%)....

Dấu hiệu cảnh giác

Còn trong nghiên cứu thứ hai, các tác giả đã so sánh 614 ca bị thai lưu với 1816 trường hợp trẻ được sinh ra bình thường. Mục đích của nghiên cứu là nhận diện những tác nhân ở giai đoạn bắt đầu mang thai có thể báo hiệu nguy cơ bị thai lưu ở người mẹ.

Có một số tác nhân đã được liệt kê ra như: tiền sử thai lưu, mang thai đôi, mẹ là người da màu, bị tiểu đường hoặc từng nghiện ma túy.

Tuy nhiên, ngoại trừ việc có tiền sử thai lưu hoặc xảy thai từ trước, những tác nhân còn lại chỉ tác động rất nhỏ đến nguy cơ thai lưu ở người mẹ mà thôi, các chuyên gia cho biết.

“Rất khó để dự đoán các nguy cơ thai lưu khi chỉ dựa trên những tác nhân nguy hiểm. Chúng ta vẫn cần có những nghiên cứu sâu hơn để xác định nguyên nhân chính xác gây ra thai lưu, vì sao chúng lại xảy ra để từ đó có hướng hạn chế tối ưu nhất”, Giáo sư Silver chia sẻ với LiveScience.

Nghiên cứu của ông sẽ được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y tế Mỹ ấn bản tháng 12.


Cách xử trí với thai chết lưu

Thai phụ cần hiểu rằng mặc dù thai chết lưu nhưng vẫn có màng ối bảo vệ nên thực chất là vô khuẩn, tạm thời chưa ảnh hưởng gì đến sức khoẻ và tính mạng của người mẹ, do đó không nên quá lo lắng, sợ hãi. Trước hết cần điều chỉnh lại tình trạng rối loạn đông máu nếu có. Sau đó, bác sỹ sẽ xem xét và quyết định cách thức đưa thai ra ngoài.

Về xử trí, nguyên tắc là cho thai ra càng sớm càng tốt sau khi phát hiện không còn tim thai. Nếu tuổi thai nhỏ, nên phá thai bằng phương pháp nội khoa (đặt thuốc âm đạo) gây sảy thai. Nếu thai trên 6 tháng, cần gây chuyển dạ (đẻ chỉ huy).
Đề phòng thai chết lưu:
Để phòng tránh hiện tượng này, trước khi thụ thai cả vợ và chồng cùng phải thận trong ăn uống như: không dùng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, heroin...); thai phụ không nên làm việc nặng, quá sức, độc hại; tránh tiếp xúc với các loại hóa chất, ô nhiễm môi trường...; ăn uống đầy đủ các dưỡng chất; nghỉ ngơi hợp lý; giữ cho tinh thần luôn được thoải mái; đi khám thai theo định kỳ để bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như sức khoẻ của bạn.

Thời gian có thể mang thai trở lại tuỳ thuộc vào thời điểm thai chết và cách xử trí. Nếu chỉ là sẩy tự nhiên một thai nhỏ hay phải nạo bằng dụng cụ để lấy thai ra, thì nên tránh thai ít nhất 6 tháng để cơ thể thực sự hồi phục. Nếu thai đã lớn, ngoài 28 tuần mới bị chết lưu thì nên chờ sau 1 năm hãy có mang. Trong thời gian chờ đợi này, nên đến bác sĩ khám để cố gắng tìm nguyên nhân thai chết lưu.


Phần lớn phụ nữ bị thai lưu sẽ có cơ hội có em bé khỏe mạnh ở lần mang thai kế tiếp. Nếu thai lưu do nguyên nhân nhiễm sắc thể hoặc do vấn đề dây rốn, cơ hội lặp lại thấp. Nếu nguyên nhân do bệnh mạn tính ở mẹ (cao huyết áp, tiểu đường…) hoặc bệnh lý di truyền nguy cơ có thể cao hơn. Nói chung cơ hội có thai thành công trong tương lai hơn 90%.

 
Chế độ cho mẹ sau khi bị lưu thai


Không có khoảng cách tốt nhất cho lần có thai kế tiếp. Tuy nhiên, thường sau khi bị thai lưu phụ nữ dễ bị chấn thương tâm lý và sức khỏe. Do vậy cần có thời gian chuẩn bị từ 6-12 tháng sau mới nên có thai lại.

Trong thời gian này bạn cần chuẩn bị tốt cho sức khỏe bằng cách:

-  Chế độ ăn nhiều chất dinh dưỡng

-  Giữ tinh thần thoải mái 

-  Uống bổ sung viên sắt và acid folic . 

Các xét nghiệm cần thiết có thể thực hiện:

- Làm nhiễm sắc thể đồ.

- Siêu âm , nội soi buồng tử cung

- Xét nghiệm kháng- kháng thể phospholipids.

- Xét nghiệm bổ sung tùy thuộc chẩn đoán khi khám.

Bạn nên đến bệnh viện chuyên về sản để được khám, tư vấn và  thực hiện một số xét nghiệm cần thiết trước khi có thai lại.

Nói chung,ăn uống không làm ảnh hưởng nhiều đến vấn đề thai lưu; vấn đề quan trọng là sau khi bị thai lưu chị cần yên tâm tĩnh dưỡng, ăn uống đầy đủ, ăn nhiều chất dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe, trong đó món cháo đậu xanh là một trong những món bổ dưỡng và mát mẻ trong những ngày hè này. Ngoài ra, chị cũng nên tham khảo ý kiến bác sỹ về các biện pháp lâu dài để giúp có thai trở lại.

Phụ nữ sau khi sảy thai cần chú ý bổ sung những thực phẩm cần thiết có lợi cho s���c khỏe. Vì sảy thai là một tổn thất lớn đối với cơ thể, không chỉ gây mất máu mà còn gây nhiều áp lực đối với các cơ quan, làm cơ thể tương đối yếu. Do đó, cần bổ sung những thực phẩm cần thiết với chế độ dinh dưỡng và một khoảng thời gian nhất định, nên chú ý thể trạng của người sảy thai, mất máu quá nhiều sẽ làm cơ thể mất thăng bằng.

Trước tiên cần chú ý bổ sung protein, vitamin và muối vô cơ, đặc biệt là bổ sung sắt để phòng bệnh thiếu máu. Lựa chọn thực phẩm đủ dinh dưỡng và dễ hấp thụ. Có thể cung cấp cá tươi, gà, trứng, gan động vật, máu động vật, chế phẩm từ đậu, các loại sữa và hoa quả. Ăn ít các loại dầu, củ cải, sơn tra, mướp đắng. Ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu hóa. Thời gian bổ sung dinh dưỡng ít nhất khoảng nửa tháng, với những người cơ thể yếu, thể trạng kém và hay mất máu thì nên chú ý bổ sung dinh dưỡng trong thời gian dài rồi mới thụ thai.






Thực đơn ăn uống sau khi sảy thai

Canh táo trứng gà:

Nguyên liệu:

2 quả trứng gà, 10 quả táo tàu, đường đỏ.

Cách làm:

Đun sôi nước trong nồi sau đó đập trứng cho vào, cho thêm táo tàu và đường đỏ, đun lửa nhỏ khoảng 20 phút. Loại canh này có tác dụng bổ máu, lưu thông khí huyết, thích hợp cho các bệnh thiếu máu, khí huyết không đều.

 Cháo gạo đậu tương:

Nguyên liệu:

2 bát đậu tương, 50 g gạo, đường

Cách làm:

Vo gạo và đãi sạch, nấu cháo đậu tương đường. Ăn vào mỗi buổi sáng khi bụng đói. Loại cháo này có tác dụng điều hòa, tì vị, thanh nhiệt, nhuận táo.

Táo tàu ngâm đường:

Nguyên liệu:

50 g táo tàu khô, 100 nhân lạc, 50 g đường đỏ

Cách làm:

Táo tàu khô sau khi rửa sạch ngâm nước ấm, nhân lạc luộc qua, bỏ lớp vỏ. Táo và lạc cho vào nồi nhỏ, thêm ít nước luộc lạc, cho thêm lượng nước thích hợp, đun lửa nhỏ 30 phút, vớt khô vỏ nhân lạc, thêm đường, đợi đến khi đường đỏ hòa có thể dùng loại chè này. Loại chè này có tác dụng bổ máu, lưu thông khí huyêt, thích hợp cho người thiếu máu.



Những thói quen của mẹ bầu gây hại thai nhi
Biện pháp ngừa sẩy thai trở lại
Những thói quen xấu gây vô sinh
Mất con vì “quên” phòng bệnh
Những nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh
Những thời điểm kiêng kị thụ thai
Chuẩn bị mang thai không nên ăn gì?

(st)

chaú bị thai luu 8 tuần, bị ra dịch nâu, cháu đi lấy ra bằng cách nạo hút.mất nhiều máu. cháu nên ăn gì?
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
Các chất có vitamin a, màu đỏ như thịt bò, sắt, thuốc bổ máu.ngoài ra chế độ nghỉu cũng nên phù hợp.nếu có dấu hiệu lạ thì đi khám bác sĩ ngay nhé
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
E thai luu 6 tuan. E den benh vien dung phuong phap ngam thuoc.nhung den nay 28 ngay no ra huyet cuc nhu ngay dau tien.vay co nguy hiem kg?
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
Chào chị! Chị đến ngay viện kiểm tra tình trạng ngay nhé
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
E bi thai luu 10 tuan E di benh vien nao ra roi gio E nen an uong nhung gi va bao lau thi co mang lai duoc
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc tới quý báo, vấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau: Thai chết lưu là tất cả các trường hợp thai bị chết mà còn lưu lại trong tử cung trên 48 giờ. Thai ở trong tử cung mặc dù được người mẹ bảo vệ nhưng vẫn có thể bị chết ở bất kỳ thời điểm nào. Thai chết lưu gây ra cho người mẹ các nguy cơ như chảy máu do rối loạn đông máu, nhiễm trùng. Đồng thời còn ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm của người mẹ, đặc biệt là những bà mẹ hiếm con. Sau khi đã lấy thai lưu ra rồi, bạn cần có một thời gian để phục hồi sức khỏe về mặt thể chất và tinh thần. Với thai lưu hơn 15 tuần thì bạn cần nghỉ ngơi trong vòng 30 ngày. Khi bạn cảm thấy trong người khỏe mạnh, tư tưởng đã thoải mái, có ham muốn tình dục là lúc bạn có thể giao hợp được nhưng phải tránh thai ít nhất là 3 tháng mới nên có thai lại. Trong thời gian ngắn vài tháng này, bạn nên áp dụng biện pháp tránh thai bằng bao cao su hoặc xuất tinh ngoài âm đạo. Trong thời gian chờ có thai lại, 2 vợ chồng bạn có thể làm xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ. Bản thân bạn có thể làm xét nghiệm định nhóm máu Rh. Chú ý chế độ ăn uống đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin có nhiều trong rau quả tươi. Đồng thời bổ sung axít folic để chuẩn bị cho lần mang thai sắp tới được an toàn hơn. Khi đã có thai bạn nên đi khám thai sớm ở những cơ sở y tế đáng tin cậy để được bác sĩ tư vấn, giúp đỡ, đưa ra các biện pháp điều trị đúng đắn và kịp thời. Chúc bạn nhanh có tin vui và sinh nở mẹ tròn - con vuông.
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
em bi thai lu th 8 nm 2012 gio em muon c thai thi phai n va uong thuoc gi cho khoi bi lu
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
e bị thai lưu 24w 21/5 e mới vừa sinh bé ra... e định 6 tháng sau mới thả? cho e hỏi nếu lần sau e mang thai e có nên chích ngừa hoặc khám gì trước khi mang thai ko ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Trước hết bạn cần khám sức khỏe sinh sản của cả 2 vợ chồng và làm các xét nghiệm cần thiết (xét nghiệm tinh dịch đồ, công thức máu, xét nghiệm nội tiết…). Nếu không có vấn đề gì bạn nên tiêm phòng các loại vắcxin và bổ sung sắt, axitfolic cho cả 2 vợ chồng trước khi mang thai 3 tháng. Sau khi bị thai lưu nên để sau 4-6 tháng mới nên có thai lại.
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
nên ăn uống như thế nào cho nhanh hồi sức khỏe
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Thai chet luu may ngay het ra mau
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận