Cách ăn Kiwi khôn ngoan tận dụng hết chất dinh dưỡng
Cách nấu cháo bí ngô giàu dinh dưỡng cho cả nhà
Khẩu phần ăn của trẻ 6 tháng tuổi cho trẻ dinh dưỡng toàn diện
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi phát triển nhanh cả về thể lực và trí tuệ, nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ sẽ phát triển tốt, ít ốm đau bệnh tật. Ở lứa tuổi n? nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tính theo trọng lượng cơ thể cao hơn so với người lớn, mặt khác do sức khỏe của trẻ có hạn, bộ máy tiêu hóa và các chức năng tiêu hóa, hấp thu chưa thật hoàn chỉnh. Vì thế các thiếu sót trong nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
ở lứa tuổi này bữa ăn hàng ngày của bé rất quan trọng để giúp bé phát triển tốt cả về thể lực, trí tuệ và làm đà tốt cho sự tăng trưởng của những thời kỳ tiếp theo. Nên tận dụng sữa mẹ để hỗ trợ th? chop b?dinh dưỡng v?kh?g thể. Cố gắng cho trẻ bú đến 18 - 24 tháng. Khẩu phần ăn của trẻ cần được cung cấp đủ năng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng. 1. Năng lượng: năng lượng cần đủ cho hoạt động cơ thể của trẻ và để tích lũy giúp thúc đẩy sự lớn lên của các tổ chức. Ở lứa tuổi n? ti? hao năng lượng của trẻ lớn do trẻ chơi, đùa nghịch nhiều vì lúc này trẻ đã biết đi, biết chạy, biết tiếp xúc với môi trường xung quanh. Nhu cầu năng lượng ở lứa tuổi n? l?110KCAL/KG c? nặng, ước chừng trẻ nặng khoảng 9 - 13 kg do đó năng lượng cung cấp là 900 = 1300 kcal. Năng lượng cần được cung cấp đủ qua bữa ăn của trẻ gồm có: Chất bột như bột, cháo, cơm nát (đây là nguồn cung cấp năng lượng chính trong khẩu phần); chất đạm, chất béo ngoài vai trò quan trọng với quá trình phát triển cơ thể cũng có vai trò cung cấp năng lượng. Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng nên là: Ðạm: Béo: Ðường bột = 15: 20: 65. 2. Chất đạm: chất đạm rất cần cho sự phát triển cơ thể trẻ, đặc biệt là các tế bào não. Với trẻ nhỏ cần ưu tiên các loại đạm động vật như: thịt, sữa, trứng, cá , tôm. . . vì chúng có giá trị cao, có đủ các axit min cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, ngoài ra đạm động vật còn giàu các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm, vitamin A gi? cho cơ thể trẻ khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng với bệnh tật. Lượng đạm động vật trong khẩu phần ăn của trẻ nên đạt từ 50 - 60 %. Tuy nhiên nếu phối hợp tốt đạm động vật với đạm thực vật (đậu đỗ, vừng, lạc...) sẽ tạo nên sự cân đối giúp hấp thu và sử dụng đạm tốt hơn. Nhu cầu chất đạm của trẻ từ 1 -3 tuổi là 28g/ ngày. Chất đạm rất cần thiết vì nó có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Khi chế độ ăn thiếu đạm sẽ làm cho trẻ chậm lớn, kém thông minh, nhưng nếu cho trẻ ăn quá nhiều đạm cũng không tốt vì gây gánh nặng cho gan, thận. Mặt khác, trong quá trình tiêu hóa chất đạm tạo ra nhiều sản phẩm gây thối rữa, độc hại. Trong bữa ăn của trẻ chất đạm chỉ phát huy tác dụng cao khi có đủ năng lượng. Nếu khẩu phần ăn đủ đạm nhưng thiếu năng lượng trẻ vẫn có thể bị suy dinh dưỡng. 3. Chất béo: Dầu mỡ vừa cung cấp năng lượng cao, làm tăng cảm giác ngon miệng lại giúp trẻ hấp thu và sử dụng tốt các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K. . . rất cần cho trẻ . Mỗi bát bột, bát cháo, ngoài các thành phần khác (gạo, thịt, rau. . . ) cần CHO THÊM 1 -2 THÌA CÀ PHÊ MỠ HOẶC DẦU. MỠ lợn, mỡ gà rất tốt cho trẻ vì trong thành phần các loại mỡ đó có các axit béo không no cần thiết như: axit lioleic, axit liolemc, axit arachidonic rất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ. Nếu trẻ đã ăn cơm thì nên cho mỡ hoặc dầu vào xào, rán, kho với thức ăn để trẻ ăn được. 4. Các chất khoáng: Các chất khoáng rất cần cho sự tạo xương, tạo răng, tạo máu và các hoạt động chức năng sinh lý của cơ thể. Ở LỨA TUỔI NÀY CAN XI VÀ PHOTPHO CẦN được chú ý để cung cấp đủ cho trẻ, hàng ngày trẻ cần 400 - 500mg can xi. Can xi có nhiều trong sữa và các loại nhuyễn thể (tôm, cua, ốc, trai...), photpho có nhiều trong các loại lương thực, ngũ cốc. Cần có một tỷ lệ thích hợp giữa can xi và photpho mới giúp trẻ hấp thu và sử dụng được hai loại khoáng chất này. Tỷ lệ tốt nhất giữa can xi/ photpho = 1/1,5. Chuyển hóa can xi và photpho trong cơ thể được điều hòa bởi vitamin D, vitamin D LẠI CÓ TRONG LÒNG ÐỎ TRỨNG, THỊT, GAN và dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời tiền vitamin D DƯỚI DẠNG DỰ TRỮ DƯỚI DA SẼ CHUYỂN THÀNH VITAMIN D HOẠT ÐỘNG. DO vậy ngoài ăn uống đủ, thỉnh thoảng cần cho trẻ ra ngoài tắm nắng. Chất sắt rất cần cho sự tạo máu, sắt còn tham gia vào thành phần nhiều men quan trọng trong cơ thể. Mỗi ngày trẻ cần được cung cấp 6 - 7 mg sắt qua thức ăn. Nguồn sắt tốt có trong thức ăn động vật là các nội tạng: tim, gan, bầu dục. Nguồn sắt tốt có trong thức ăn thực vật là đậu đỗ và các loại rau có màu xanh sẫm. Sắt có trong thức ăn động vật hấp thu tốt hơn trong thức ĂN THỰC VẬT NHƯNG TRONG RAU QUẢ LẠI CÓ NHIỀU VITAMIN C giúp cơ thể hấp thu và sử dụng sắt có hiệu quả HƠN. ƯU TIÊN NGUỒN THỨC ĂN động vật, phối hợp với các đậu đỗ và rau quả nhằm đảm bảo đủ sắt cho cơ thể. 5. Vitamin: Mọi vitamin đều cần cho trẻ nhưng ở LỨA TUỔI NÀY NGƯỜI TA QUAN TÂM ÐẾN VITAMIN A VÀ VITAMIN C. HAI vitamin này rất cần cho sự phát triển bình thường của trẻ, cần cho sự tạo máu, tăng cường đề kháng chống đỡ với các yếu tố không thuận lợi. Ở LỨA TUỔI NÀY NHU CẦU VITAMIN A CHÍNH CHỈ CÓ TRONG CÁC THỨC ĂN ÐỘNG vật như trứng, gan. . . Rau quả có màu vàng, đỏ, da cam vừa là nguồn cung cấp caroten (tiền vitamin A) vừa là nguồn cung cấp vitamin C. Ðể đảm bảo nhu cầu vitamin cần cho trẻ ăn rau, quả thường xuyên. Những điểm cần lưu ý trong nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi:
Sau 1 tuổi, lượng sữa bú mẹ hay bú bình đều đã giảm. Giai đoạn ăn dặm đã qua và bé đã có thể "vô tư" ăn các loại thức ăn cứng. Điều quan trọng lúc này là một chế độ ăn đa dạng, đáp ứng nhu cầu của cơ thể bé. Giai đoạn từ 1 - 3 tuổi chính là thời điểm để chuyển từ các thức ăn dành riêng cho bé sang các thức ăn chung của cả gia đình. Sau 1 tuổi, lượng sữa bú mẹ hay sữa công thức đều đã giảm. Điều quan trọng lúc này là bé cần có một chế độ ăn đa dạng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu cơ thể (phối chộn nhiều loại ngũ cốc, ăn thịt và cá, trứng và đậu đỗ, phô mai, sữa, rau xanh và hoa quả). Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà sự tăng trưởng của cơ thể đang chậm lại vì thế cũng làm giảm cảm giác thèm ăn. Trong khi đó, nhu cầu của bé lại phụ thuộc vào sự kiểm soát của mẹ nên lúc này, các bậc phụ huynh thường cảm thấy con mình dường như không thích ăn. Giờ ăn bỗng chốc trở thành 1 thách thức, khiến các bậc cha mẹ lo lắng về tình trạng sức khoẻ của con.
Chế độ ăn đa dạng là gì và làm thế nào để tốt nhất? Chế độ ăn đa dạng là một chế độ ăn trong đó mỗi bữa ăn có đầy đủ các nhóm các thực phẩm quan trọng. Chẳng hạn như các bữa ăn hằng ngày cùng với các bữa phụ sẽ đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của cơ thể trong từng giai đoạn, mà không phải áp dụng thêm chế độ ăn đặc biệt nào. Vì vậy, nếu bé nhà bạn ăn 3 bữa 1 ngày và có từ 3 - 4 bữa phụ, với các thực phẩm như hoa quả tươi, rau xanh, ngũ cốc, lương thực các thực phẩm chứa tinh bột như bánh mỳ, cơm, mỳ; thịt cá, trứng, các loại hạt, đậu đỗ, sữa, sữa chua, phô mai và các chế phẩm khác thì bạn có thể an tâm rằng: ngay cả khi bé bỏ 1 bữa hay thậm chí là bỏ ăn cả 1 ngày thì dinh dưỡng trong cả tuần hay cả tháng vẫn đáp ứng được nhu cầu của cơ thể bé. Ngoài ra, để đảm bảo rằng bé được cung cấp đủ chất sắt, bạn nên cho bé ăn thêm các thực phẩm giàu chất sắt như súp lơ xanh, thịt bò, đỗ xanh, các loại quả khô và đường thốt nốt trong chế độ ăn hằng ngày. Nếu bé “chê” món này thì hãy cho bé ăn loại khác cùng nhóm ở bữa sau. Thế nào là một chế độ dinh dưỡng đầy đủ? Chế độ dinh dưỡng của tuổi tập đi rất khác với chế độ ăn trong năm đầu đời, vẫn đảm bảo đủ chất mà không phải quá lo lắng tới từng bữa ăn. Thực đơn lúc này rất đa dạng và giúp người mẹ dễ dàng trong chế biến mà vẫn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng khi bé không thích ăn loại thực phẩm nào đó. Sữa, sữa chua, súp lơ xanh và các loại hạt vỏ cứng rất giàu canxi cũng như sắt và protein. Sữa chua trong bữa phụ có thể giúp bổ sung canxi và protein nếu trẻ ăn ít trong bữa chính. Khi liên tục đổi món, theo mùa thì không chỉ đảm bảo dinh dưỡng mà còn giúp trẻ ngon miệng, biết ăn nhiều loại thực phẩm. Không thể thiếu những thực phẩm đặc biệt? Chế độ ăn của trẻ tuổi chập chững được đánh giá là rất tốt khi có sự đa dạng, mặc dù không bao gồm tất cả các loại thực phẩm “tối ưu cho bé”. Giá trị của bất kỳ loại thực phẩm nào đều nằm ở sự chuyển hoá chất của cơ thể vì thế không thể có loại “siêu thực phẩm” độc quyền. Ví như rau chân vịt rất bổ vì nó giàu canxi, sắt cũng như các loại vitamin nhưng các loại rau xanh khác như rau cải, súp lơ xanh hay sữa và sữa chua cũng có giá trị dinh dưỡng tương tự. Bản thân sữa, từng được coi là “thực phẩm hoàn hảo” đối với trẻ em thì nay được khuyến nghị là nên uống vừa phải, nhiều quá cơ thể cũng không hấp thụ hết. Lượng protein, khoáng chất và vitamin có trong sữa cũng có nhiều trong các loại thực phẩm khác và thay vì khuyến khích trẻ chỉ uống sữa, hãy hướng trẻ tới việc lựa chọn nhiều loại thực phẩm khác như sữa chua, bánh phô mai, canh súp lơ xanh (cũng có giá trị dinh dưỡng tương đương). Nhiều bậc cha mẹ lo lắng khi thấy con mình ăn chay vì sợ cơ thể trẻ sẽ bị thiếu các chất quan trọng như protein động vật. Tuy nhiên, các thực phẩm chay cũng rất giàu protein ví như các loại đỗ, các loại hạt như hạnh nhân, vừng, đỗ xanh, đỗ đen, đỗ đỏ, đỗ trắng, hạt hướng dương.... Các thực phẩm từ đỗ tương gồm sữa đậu nành, đậu phụ, bột đậu cũng rất giàu các axit amino thiết yếu và có protein rất giống với các loại thịt. Khẩu phần ăn mẫu cho bé từ 1 đến 3 tuổi |
||
|
||
Dinh dưỡng luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ. | ||
|
||
Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp bé phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lực. Để chuẩn bị cho bé những bữa ăn tốt nhất, các bậc cha mẹ có thể tham khảo những thông tin sau đây về khẩu phần ăn mẫu cho bé từ 1 – 3 tuổi.
Từ 12 – 18 tháng tuổi * Các loại thực phẩm: - Sữa nguyên chất.
- Chế phẩm từ sữa (pho mát, sữa chua nguyên kem, bơ…). - Bột ngũ cốc chứa nhiều sắt (gạo, lúa mạch, lúa mỳ, yến mạch, ngũ cốc tổng hợp…). - Có thành phần ngũ cốc như bánh mỳ đen, mỳ ống… - Hoa quả: dưa hấu, đu đủ, mơ, bưởi, cam, quýt… - Rau củ: bông cải xanh, súp lơ… - Giàu protein: trứng, thịt, cá, bơ đậu phộng… - Nước trái cây. - Có thể dùng được mật ong. * Lượng thức ăn chuẩn một ngày:
+ 2 – 3 phần chế phẩm từ sữa (1 phần = 1/2 cốc sữa, 30g pho mát, 1/3 – 1/2 cốc sữa chua). + 4 – 6 phần ngũ cốc (1 phần = 1/4 - 1/3 cốc ngũ cốc, 1/4 cốc gạo hoặc mỳ ống, 1/4 – 1/2 lát bánh mỳ đen). + 1/4 - 1/2 cốc hoa quả. + 1/4 - 1/2 cốc rau xanh. + 2 phần thực phẩm giàu protein (1 phần = 2 thìa canh thịt lợn, thịt gia cầm hoặc cá, 1 quả trứng, 1/4 cốc đỗ nấu chín, 1 thìa cà phê bơ đậu phộng). + 100ml nuớc hoa quả. * Chú ý: Thức ăn cần được băm nhuyễn, thái nhỏ và ninh dừ để hạn chế tối đa nguy cơ hóc nghẹn cho bé. Mỗi khi cho bé ăn một loại thực phẩm mới, bạn hãy ngừng ít nhất 3 ngày sau mới cho ăn lại để kiểm tra xem bé có bị dị ứng với loại thực phẩm đó hay không. Bạn có thể tập cho bé tự cầm thìa xúc thức ăn và đừng ngại nếu bé làm vung vãi đồ ăn ra khắp nơi. Vì như vậy, bé mới có thể hoàn thiện dần được kĩ năng của mình. Từ 18 – 24 tháng tuổi * Các loại thực phẩm: - Sữa nguyên chất.
- Các chế phẩm từ sữa (pho mát, sữa chua nguyên kem, bánh pudding, váng sữa). - Bột ngũ cốc chứa nhiều sắt (gạo, lúa mạch, lúa mỳ, yến mạch, ngũ cốc tổng hợp…). - Thực phẩm có thành phần ngũ cốc như bánh mỳ đen, mỳ ống, bánh quy, bánh gạo… - Các loại quả tươi nấu chín hoặc đóng hộp, bỏ hạt như táo, chuối, đào, dâu tây, lê, anh đào, nho, mận, cam, bưởi… - Với hoa quả sấy như táo, mơ, đào, lê, mận, nho, mít… (cần ngâm nước cho mềm để bé không bị hóc). - Rau củ nấu chín và thái nhỏ như cà rốt, đậu xanh, súp lơ, bông cải xanh, rau chân vịt, khoai tây, đỗ Hà Lan… - Thực phẩm giàu protein như trứng, thịt, cá, đậu phụ, bơ đậu phộng… - Nước hoa quả. * Lượng thức ăn chuẩn một ngày: + 2 – 3 phần chế phẩm từ sữa (1 phần = ½ cốc sữa, 30g pho mát, 1/3 – 1/2 cốc sữa chua, 1/4 chiếc bánh pudding). + 6 phần ngũ cốc (1 phần = 1/4 – 1/2 chiếc bánh mỳ, 1 – 2 chiếc bánh quy, 1/4 cốc gạo hoặc mỳ, 1/3 – 1/2 cốc ngũ cốc ăn liền). + 2 – 3 phần hoa quả ( 1 phần = 1/4 cốc hoa quả tươi, 1/8 cốc hoa quả sấy, 1/4 – 1/2 cốc nước hoa quả). + 2 – 3 phần rau xanh (1 phần = 1 – 2 thìa canh rau). + 2 phần protein (1 phần = 2 thìa canh thịt hoặc cá, 1 quả trứng, 1/4 cốc đậu phụ hoặc đậu Hà Lan nấu chín, 1 thìa bơ đậu phộng). * Chú ý: Ở lứa tuổi này, bé vẫn có nguy cơ bị hóc nghẹn. Vì thế, bạn cần lưu ý chế biến thức ăn nhỏ và nhuyễn, đồng thời quan sát và để ý mỗi khi bé ăn. Hãy cho bé ăn nhiều hoa quả tươi
Từ 24 – 36 tháng tuổi * Các loại thực phẩm: - Sữa có hàm lượng chất béo thấp.
- Các chế phẩm từ sữa (pho mát, sữa chua tách béo, bánh pudding…) - Bột ngũ cốc chứa nhiều sắt (gạo, lúa mạch, lúa mỳ, yến mạch, ngũ cốc tổng hợp…). - Thực phẩm có thành phần ngũ cốc như bánh mỳ đen, mỳ ống, bánh quy, bánh gạo… - Hoa quả tươi ngâm rửa sạch, bỏ hạt. - Hoa quả sấy như táo, mơ, đào, lê, mận, nho, mít… và cần ngâm cho mềm. - Rau xanh nấu chín. - Thực phẩm giàu protein: trứng, thịt, cá, đậu phụ, đậu Hà Lan, bơ đậu phộng… - Nước hoa quả. * Lượng thức ăn chuẩn một ngày: + 2 – 3 phần chế phẩm từ sữa (1 phần = 1/2 cốc sữa, 15 – 20g pho mát, 1/2 cốc sữa chua, 1/4 – 1/2 chiếc bánh pudding). + 6 phần ngũ cốc (1 phần = 1/2 chiếc bánh mỳ, 1 – 2 chiếc bánh quy, 1/4 – 1/2 cốc gạo hoặc mỳ ống, 1/3 – 1/2 cốc ngũ cốc ăn liền). + 2 – 3 phần hoa quả ( 1 phần = 1/4 – 1/2 cốc hoa quả tươi hoặc đóng hộp, 1/4 – 1/2 cốc nước ép hoa quả). + 2 – 3 cốc rau xanh (1 cốc = 2 – 3 thìa canh). + 2 phần thực phẩm giàu protein (1 phần = 2 thìa canh thịt hoặc cá, 1quả trứng, 1/4 cốc đậu phụ hoặc đậu Hà Lan, 1 thìa bơ đậu phộng). * Chú ý: Giai đoạn này trẻ có thể ăn ít hơn trước, nên bạn cần đảm bảo cung cấp đủ luợng calo mỗi ngày cho bé (khoảng 40kcl/2,54cm chiều cao - Viện Nhi khoa Hoa Kỳ). |
Dinh dưỡng thông minh cho trẻ 1 – 3 tuổi
Bé của bạn đang trong độ tuổi 1 – 3? Điều đó đồng nghĩa với việc chế độ dinh dưỡng của bé đã giảm lượng sữa mẹ và sữa công thức.
Bé sẽ chuyển dần từ chế độ ăn dành riêng cho mình sang ăn các thức ăn cùng gia đình. Đây chính là một thử thách không nhỏ cho mẹ trong việc chăm sóc bé. Vậy làm thế nào để bé hay ăn, chóng lớn, lanh lợi, thông minh? Những lưu ý sau sẽ giúp mẹ có được những kinh nghiệm bổ ích:
|
1. Nhu cầu nǎng lượng:
Ở tuổi này trẻ cần 110 calo/kg cân nặng. Vì vậy, trẻ nặng khoảng 9 - 13 kg cần 900 – 1.300 kcal. Trong đó, tỷ lệ giữa các thành phần sinh nǎng lượng là: Đạm: béo: đường bột = 15: 20: 65.
Bạn có thể ước tính năng lượng của các thức ăn như sau: 1 gam đường (Glucid), hay 1 gam chất đạm (Protein) cho 4 kcal/gam, chất béo (Lipid) cho 9 kcal/gam. Lượng chất đường, đạm, béo thường được ghi trên nhãn mác sản phẩm, bạn nên lưu ý tới chúng khi mua đồ ăn cho trẻ. Việc cho trẻ ăn thừa hoặc thiếu so với nhu cầu này đều không tốt bởi trẻ có thể thừa cân, béo phì hoặc suy dinh dưỡng.
Bắt đầu từ 6 tháng tuổi, trẻ cần được bổ sung thêm nước ngoài lượng nước trong sữa. Nhu cầu nước của trẻ là 10 - 15% tính theo trọng lượng cơ thể (bao gồm cả nước trong sữa).
2. Số lượng, thời gian ăn
Trẻ nên ăn sau bữa một ngày, trong đó ba bữa chính vào lúc 6 - 7 h, 11h và 16h30 - 17h. Bữa ăn phụ vào giữa bữa sáng, giữa bữa chiều và bữa ăn đêm. Khoảng cách giữa các bữa ăn của trẻ (từ 1 - 3 tuổi) là 3 - 4 tiếng. Thời gian giới hạn cho những bữa phụ là 10 - 15 phút, bữa chính là 30 phút hoặc hơn.
Nếu trẻ không bú mẹ, bạn nên cho trẻ ăn thêm 200 – 250ml sữa vào mỗi đêm. Nếu không muốn bé ăn đêm, bạn nên lui thời gian cho bé ăn bữa cuối lại hoặc bắt đầu bữa đầu tiên sớm hơn.
3. Cách chế biến thức ăn
Nấu cháo cho trẻ 13 - 24 tháng: Bạn có thể nấu một nồi cháo trắng nhừ, mỗi bữa múc một bát vào xoong con rồi cho thêm thịt, cá, trứng, tôm, gan, đậu phụ... tùy ý. Bạn nên thêm rau xanh và dầu mỡ như nấu bột nhưng với số lượng nhiều hơn.
Nấu cơm nát cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi: Bạn nấu cơm nhiều nước hơn bình thường rồi nấu canh thịt, cá, tôm, cua trộn với cơm cho bé ăn. Bạn không nên chỉ cho trẻ ăn nước rau luộc trộn cơm.
|
Bạn cũng có thể nấu kiểu cơm nát thập cẩm: Dùng các loại bí đỏ, su hào, khoai tây... cắt nhỏ 2 x 3 cm, đun chín nhừ, nghiền nát, cho gạo vào nước rau củ để nấu cơm. Thịt, cá băm nhỏ, mồi bữa 30 - 40g cho vào hấp khi cơm đã chín. Nếu dùng thịt nạc, cá, tôm... bạn cần cho thêm 1 - 2 thìa dầu mỡ, trộn đều.
Nấu các món súp cho trẻ: Bạn có thể nấu các món súp bổ dưỡng như súp trứng - thịt – tôm, súp đậu xanh - bí đỏ - thịt, súp trứng chim cút - nấm hương, súp cà rốt - mật ong, súp củ cải - nấm hương - đậu Hà Lan, súp bột mì - trứng gà, súp thịt bò – cà chua, súp khoai tây… Với cách chế biến này, bạn có thể dễ dàng kết hợp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng trong một tô súp. Hơn nữa, màu sắc tươi sáng của món ăn sẽ rất dễ hấp dẫn bé.
Bữa ăn phụ: Với các món nước ép hoa quả, bạn nên chọn hoa quả theo mùa để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho bé. Các món này cung cấp vitamin mà không làm bé bị đầy bụng. Bạn nên bổ sung thêm các loại sữa bột, sữa tươi, sữa chua, váng sữa, pho mai… vào các bữa ăn phụ này.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ được thể hiện qua việc phát triển thể chất, tinh thần của bé. Nếu bé đạt được cân nặng theo chuẩn và ngày càng lanh lợi, thông minh, điều đó thể hiện bạn đã chăm sóc bé đúng cách.
Gợi ý thực đơn cho trẻ 1-3 tuổi
Thời điểm này, bé đã bước vào tuổi nghịch ngợm, ưa hoạt động. Vì vậy, bạn nên chú ý cho bé uống nước đầy đủ mỗi ngày vì phần lớn các bé ham chơi mà quên việc uống nước.
Giai đoạn 1-2 tuổi
Nếu có điều kiện, bạn vẫn nên duy trì chế độ bú mẹ dành cho bé 1-2 tuổi. Bạn có thể tham khảo thực đơn dinh dưỡng cho bé 1-2 tuổi như sau:
- Bữa sáng: Bạn chọn một trong những món cháo sau cho bé như cháo thịt lợn (thịt heo); cháo gà; cháo trứng; cháo thịt bò…
Hoặc bạn có thể chọn những món khác cho bữa sáng của bé như bánh mỳ, mỳ (hoặc nui, bún, phở, súp) để bé thêm ngon miệng.
- Khoảng 9 giờ sáng: Bạn chọn một trong số những loại quả sau cho bé như đu đủ (khoảng 200g, tương đương một miếng nhỏ); xoài (khoảng 200g, tương đương một miếng nhỏ); 1 quả hồng xiêm. Hoặc bạn có thể chọn bất kỳ loại quả nào để thay thế và đổi món cho bé.
- Bữa trưa: Nguyên tắc cho bữa trưa của bé là một món cháo được chế biến với đầy đủ các nhóm dinh dưỡng chính. Nếu bé đã bước vào tuổi ăn cơm nát, bạn nên bắt đầu cho bé làm quen với món cơm.
- Khoảng 14 giờ: Bạn chọn một trong những món sau cho bé là bánh quy, sữa (hoặc sữa chua); bánh mỳ, nước hoa quả tươi (hoặc hoa quả); một cốc sữa và bánh bông lan…
- Bữa tối: Bạn chọn một món cháo (hoặc cơm nát) làm thực đơn chính cho bé.
Lưu ý: Bạn có thể cho bé uống sữa hoặc ăn sữa chua thêm sau bữa tối khoảng 1-2 giờ đồng hồ. Nếu bé bú mẹ, bạn có thể cho bé duy trì các cữ bú cho bé vào buổi sáng (trước bữa sáng của bé khoảng 1 giờ đồng hồ); buổi trưa (trước bữa trưa của bé khoảng 1 giờ đồng hồ); buổi tối (sau bữa tối của bé khoảng 1-2 giờ đồng hồ và trước giờ bé đi ngủ khoảng 1 giờ đồng hồ). Bé bú mẹ vẫn cần tăng cường sữa ngoài.
Giai đoạn 2-3 tuổi
Giai đoạn này, bé có thể ăn được cơm nát cho những bữa chính; đồng thời, bé có thể ăn cháo trong những bữa phụ. Bạn cũng nên tập cho bé thói quen đánh răng để bảo vệ răng miệng.
Bạn có thể tham khảo thực đơn dinh dưỡng cho bé 2-3 tuổi như sau:
- Bữa sáng: Bạn có têể chọn một trong những món cho bé như bánh mỳ, sữa (hoặc sữa đậu nành) khoảng 200ml; phở bò (1 bát ăn cơm), một miếng đu đủ nhỏ (khoảng 200g); cháo gà (1 bát ăn cơm), 1 quả quýt ngọt; cháo thịt lợn (thịt heo) 1 bát ăn cơm; 1 quả chuối….
- Bữa trưa: Cơm nát (khoảng 2 lưng bát ăn cơm), ăn kèm các loại đậu phụ, thịt, trứng, cá và các loại rau, củ khác.
- Khoảng 14 giờ: Bạn chọn một trong những món như, cháo (1 bát ăn cơm); 1 cái bánh ngọt nhỏ; sữa (khoảng 200ml)….Ngoài ra, bạn nên cho bé ăn thêm các loại hoa quả tươi hoặc uống nước hoa quả tươi.
- Bữa tối: Món chính của bé vẫn là cơm nát đi kèm những món ăn khác, tương tự với thực đơn của người lớn nhưng với số lượng ít hơn.
- Khoảng 20 giờ: Bạn có thể chọn một trong những món sau dành cho bé là 1 bát cháo nhỏ, sữa (khoảng 200ml); sữa chua (1 hộp), bánh ngọt….
Những lưu ý về dinh dưỡng cho bé 1-3 tuổi
Bạn có thể tham khảo sự cân bằng dưỡng chất dành cho bé trong một ngày như sau:
- Protein: 16g, tương đương 200-400ml sữa đi kèm với 30g thịt.
- Chất béo: Bé 1-3 tuổi cần khoảng 30% chất béo trong tổng số năng lượng nạp vào cơ thể bé mỗi ngày.
- Vitamin C: khoảng 40mg; Vitamin A: 400mg, tương đương 4 phần hoa quả và rau xanh mỗi ngày.
- Canxi: 200-800mg, tương đương khoảng 2 cốc sữa mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể cho bé ăn thêm 0,5-1 hộp sữa chua mỗi ngày.
- Chất sắt: 10mg; Chất kẽm: 10mg. Thực phẩm giàu sắt và kẽm là thịt, trứng, thủy (hải) sản.
Chế độ dinh dưỡng và thực đơn mẫu cho bé từ 2 - 3 tuổi
Sau 2-3 tuổi đa số các bé đã cai sữa mẹ, bé cũng không còn ăn bột, cháo nữa và bé đã có thể "vô tư" ăn các loại thức ăn cứng. Điều quan trọng lúc này là một chế độ ăn đa dạng, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể bé.
Để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết ở lứa tuổi này một ngày các bạn cần cho bé ăn như sau:
- 2-3 bữa cơm nát nhưng phải đủ 4 nhóm chất bao gồm: chất bột (gạo, đỗ, mỳ...), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng...), chất béo (dầu ăn, mỡ), vitamin và chất khoáng. Bạn lưu ý nhóm chất béo cần được cung cấp đủ, việc thiếu chất béo cũng dẫn tới việc hấp thu một số các vitamin (A, D, E, K) bị hạn chế, vì đó là các vitamin tan trong dầu.
- 2-3 bữa phụ bao gồm: sữa, sữa chua, súp, bún, phở, bánh ngọt...thay đổi. Lứa tuổi này nguồn cung cấp năng lượng từ sữa vẫn rất quan trọng, mỗi ngày bạn nên cho bé uống khoảng 500-600 sữa (có thể gồm sữa công thức, sữa chua, sữa tươi...).
Vẫn luôn cho bé uống sữa và các chế phẩm của sữa hàng ngày.
- 1-2 bữa hoa quả chín hoặc nước hoa quả sau mỗi bữa ăn theo nhu cầu của bé.
Trong đó lượng thực phẩm trong một ngày cho bé ở lứa tuổi này là: 150-200g gạo, 120-150g thịt, hoặc 150-200g cá, tôm… và 3-4 quả trứng mỗi tuần), 150-200g rau xanh, 30-40g dầu ăn hoặc mỡ.
Thực đơn mẫu một tuần cho bé:
Giờ |
Thứ 2,4 |
Thứ 3,5 |
Thứ 6, CN |
Thứ 7 |
6h |
Sữa 200ml + bánh mỳ ½ cái. |
Cháo thịt lợn: 1 bát con + chuối ½ quả. |
Phở thịt bò: 1 bát con + đu đủ 200g. |
Cháo thịt gà: 1 bát con + quýt ngọt 1 quả. |
10h30 |
- Cơm nát: 1 bát. - Trứng đúc thịt hấp hoặc rán. - Canh cua-mùng tơi - Quýt: 1 quả |
- Cơm nát: 1 bát. - Cá rán - Canh bí nấu tôm. - Nho: 100-200g. |
- Cơm nát: 1 bát. - Thịt viên sốt cà chua. - Canh hoa thiên lý nấu thịt. - Đu đủ: 100-200g |
- Cơm nát: 1 bát. - Thịt băm rim hành. - Khoai tây cà rốt nấu sườn. - Xoài: 100-200g |
12h |
Sữa 150ml |
Sữa 150ml |
Sữa 150ml |
Sữa 150ml |
14h |
Cháo gà-nấm hương. |
Súp thịt bò-khoai tây, cà rốt |
Cháo tôm-bí xanh |
Cháo lươn-su su |
18h |
- Cơm nát: 1 bát. - Cá sốt cà chua - Rau muống xào - Đu đủ: 100-200g |
- Cơm nát: 1 bát. - Đậu thịt trứng viên hấp. - Canh rau ngót nấu thịt - Dưa hấu: 200g |
- Cơm nát: 1 bát. - Trứng đúc thịt - Canh cua-mùng tơi - Quýt: 1 quả |
- Cơm nát: 1 bát. - Tôm bóc vỏ rim cà chua. - Canh bí nấu thịt. - Chuối: ½ quả. |
20h |
Sữa chua: 100g |
Súp đậu xanh-bí đỏ-sữa |
Sữa chua: 100g |
Cháo sườn heo-hạt sen-bí đỏ |
Dạy trẻ nhút nhát như thế nào?
Tập nói và ngôn ngữ ở trẻ tuổi mẫu giáo
Thực đơn cho bé ăn cơm
Cách bổ sung Canxi cho trẻ để bé thêm cao lớn
Khi nào cho bé ăn hải sản
Trẻ ăn dặm đúng cách
Cho trẻ ăn bao nhiêu là đ
(st)