Đồ dùng của bé

Từ tuần thứ 36 trở đi phải bắt đầu triển khai nghiêm chỉnh việc xây dựng tổ ấm cho bé. Sẽ có vô số công việc cần làm: chuẩn bị phòng cho bé, chọn lựa đồ dùng trong phòng và quần áo cho bé, hoàn tất việc chọn tên, quyết định cách chăm non bé và chuẩn bị việc sinh nở.

I. CÁC ĐIỀU CẦN CHO NGƯỜI MẸ

Lúc bạn dọn dẹp phòng cho bé, hãy nhớ đến các nhu cầu riêng cho mình. Vị trí của những vật dụng cần thiết và các món phụ tùng phải thuận tiện và dễ dàng trong tầm với để bạn lấy mà không gây nguy hiểm cho bạn.

Các kệ để đồ vật nên được dựng đứng để bạn có thể nhìn thấy mọi thứ và lấy được dễ dàng.

Hãy để phấn và kem trên kệ gần tấm đệm thay tã cho bé nhưng xa tầm với của bé.

Hãy nhớ không để vật gì làm cản lối ra vào giữa bàn thay tã cho bé, chậu tắm, ghế của bạn, và cái nôi.

Không nên kéo dây dẫn điện bừa bãi trên nền nhà. Đèn bàn phải đặt sát với ổ cắm điện trên tường.

Cần có một cái ghế thấp trong phòng của bé để thuận tiện cho bé ăn đêm. Nên chon ghế rộng rãi để bạn có thể đứng lên ngồi xuống dễ dàng và phải để dựa lưng cho tốt.

Trong suốt vài tuần lễ đầu tiên sau khi sinh, bạn nên để bé ngủ chung với bạn. Tuy vậy, nếu có điều kiện, bạn có thể dành riêng một nơi đặc biệt nào đó để bố trí phòng cho bé. Đây có thể là một căn phòng riêng biệt hoặc là một chỗ trong phòng của đứa con khác. Bạn cũng nên tạo đủ khoảng không gian cho bé ngủ, bú, tắm rửa, thay tã lót. Căn phòng này không nhất thiết cần trang trí đắt tiền, càng ít rườm rà càng tốt vì khi bé lớn lên bạn đỡ phải thay đổi nhiều. Nên dùng đồ cũ hoặc sửa lại, một số bàn ghế có sẵn có thể phù hợp với nhu cầu của bạn.

Mặc dù vào lúc ban đầu bé có phòng riêng hay ở chung với bạn đi nữa thì căn phòng ấy cũng phải được thoáng mát. Tất nhiên nếu có điều kiện tài chính, bạn có thể gắn thêm máy điều hoà nhiệt độ.


II. CHUẨN BỊ CHO BÉ CỦA BẠN

Chuẩn bị chu đáo cho con là một trong những điều thích thú nhất khi mang thai. Người mẹ sẽ cảm thấy một điều gì đó không rõ gây xao xuyết trong lòng khi sắp xếp xong căn phòng và những bộ quần áo bé xíu của bé. Để không bị quá mệt, bạn nên làm mỗi ngày một ít chứ đừng làm ngay một lúc. Bạn cũng nên nhờ chồng giúp một tay, hai bạn sẽ càng thấy gắn bó với bé hơn trước khi cháu ra đời.

1. Căn phòng của bé

Các tháng vừa qua, hẳn bạn đã có nhiều ý tưởng về căn phòng của bé. Chuẩn bị căn phòng cho bé trước khi bé ra đời là một ý kiến hay bởi vì lúc đó hầu hết thời gian và công sức của bạn đều dành để chăm sóc cho bé. Tính an toàn và sự dễ chịu cho cả hai mẹ con là những điều bạn nên đặt lên hàng đầu.

2. Bàn ghế và tủ chứa vật dụng

Lý tưởng nhất cho bạn là một cái tủ chắc chắn, có ngăn kéo, vừa để vật dụng vừa làm bàn thay tã lót cho bé và cái tủ ngăn này không nên cao quá (chừng 80cm đến 100cm) để cho phép bạn sử dụng dễ dàng. Mặt bàn phải dễ lau chùi (nếu bàn gỗ, không nên để có những khe nứt nẻ). Bạn cũng nên dùng tấm đệm có khăn nhựa phủ bên trên để thay tã, vừa dễ chịu lại vừa vệ sinh. Khi chọn tủ có ngăn, bạn nên chọn loại tối thiểu có 3 năng rộng, còn không thì chọn loại có thể đặt thêm ván bên dướikhi có nhu cầu. Quần áo tã lót củabé nên để ngăn trên cùng cho dễ lấy. Bên cạnh tủ nên để thêm thùng hoặc xô có nắp và có lót túi nhựa để bỏ tã lót và quần áo bẩn. Còn về các vật dụng cần thiết cho bé, bạn có thể kê thêm một kệ sát tường (có ô ngăn càng tốt) để chứa đồ được ngăn nắp và sau này bạn có thể dùng nó để sách, đồ chơi của bé và bạn cũng nên cần một cái ghế để bạn hoặc bố bécó thể ngồi thoải mái để cho bé ăn hoặc bú. Nếu được, bạn cũng nên có thêm một cái bàn nhỏ, vững chắc đặc bên cạnh.

3. Ánh sáng

Có khi bạn muốn kiểm tra lại tã lót của bé hoặc một cái gì đó lúc bé đang ngủ ngon. Tốt nhất là bạn hãy thiết kế ánh sáng sao cho khi bạn vào phòng không ảnh hưởng gì đến bé. Bạn cần có một cái đèn có thiết kế thêm nút bật cho phép tăng hoặc giảm bớt ánh sáng theo ý bạn, đảm bảo cho bạn không làm bé giật mình hoặc tỉnh giấc. Trong phòng nên có thêm đèn ngù, nhưng hãy cẩn thận với các đường dây điện.

4. Sàn nhà và tường

Sàn phòng của bé không được phép trơn trượt và phải dễ lau chùi. Bạn không nên dùng các loại thảm, chiếu hay miếng lót nhỏ. Chúng sẽ làm bạn dễ bị trượt ngã đấy. Nếu bạn có khả năng, nên trải loại lót sàn có mặt cứng và dễ làm vệ sinh, bằng nhựa tổng hợp (hiện nay trên thị tường có rất nhiều loại và rất nhiều kiểu hoa văn). Các bức tường trong phòng của bé nên được sơn phủ sạch sẽ bằng các loại sơn không chứa độc tố và dễ lau chùi khi bị dơ. Còn nếu bạn sử dụng loại giấy dán tường, hãy đảm bảo là nó có thể chùi rử dễ dàng và không bị ố màu.

5. Cửa sổ và màn gió

Phòng của bé phải luôn được thông thoáng nhưng cửa sổ phải ngăn được gió lùa và xa khỏi tầm với của bé. Bạn nên dùng các loại màn gió có hoa văn nhẹ nhàng hoặc màn sáo chắn sáng tốt để che bớt ánh sáng khi bé đang ngủ, nhưng hãy nhớ kỹ rằng không nên lựa chọn các loại vật liệu dễ bắt lửa.

6. Những điều cần đề phòng để được an toàn

Cửa sổ nào cũng nên khoá hay gài chốt an toàn, có song chắn bên ngoài (và cũng nên có song bên trong nếu cửa sổ gần sát với sàn nhà).

     Trải giường, vải bọc bàn ghế, màn gió phải làm từ loại vật liệu không dễ cháy.

Tất cả các ổ cắm điện, nơi dẫ điện phải được che hoặc ngăn lại thật kỹ lưỡng.

Các thiết bị toả nhiệt (tivi, máy sưởi...) phải đặt thật xa tầm với của bé

Sơn hoặc lót vách tường, bàn ghế bằng vecni hoặc chất phủ, phải là thứ không chứa độc tố.

Hãy thiết kế, lắp đặt các tay nắm an toàn trên các vật dụng như tủ, tủ ly, tủ ngăn..., nhất làtrong nhà bếp và trong phòng tắm, nhà vệ sinh.

Lắp đặt chuông báo cháy thêm ở các nơi khác (không chỉ riêng phòng của bé)

Các đường dây điện phải được lắp đặt thật xa tầm với của bé.

Trong buồng tắm, phòng có vòi hoa sen và sàn phòng tắm, kể cả nhà vệ sinh phải trải các miếng lót sàn nhám (dễ bám chân).

7. Những điều tốt cho bé

Một trẻ sơ sinh sẽrất kích động với môi trường xung quanh ồn ào và màu sắc rực rỡ.

Những món đồ chơi màu sắc rực rõ và có nhạc được treo trên nôi sẽ làm bé thật sự thích thú. Bạn cũng hãy treo các đồ chơi đong đưa bên trên bàn thay tã. Hãy treo vài tấm hình màu ép nhựa chung quanh chỗ bé nằm hay đặt một tấm gương nhỏ trong nôi; vì bé rất thích nhìn gần gương mặt của mọi người. Ngoài ra bạn nên dùng các đồ chơi kêu lắc cắc chẳng hạn để tạo tiếng động cho bé lưu ý. Cũng nên có những món đồ chơi mềm cho bé ngậm.

Các món đò chơi của bé

Bạn hãy chọn các loại đồ nhẹ, nhiều màu, mềm mại để bé không nuốt được vàomiệng hay quấn lấy ngón tay của bé.

III. NHỮNG CHỈ DẪN CHO NGƯỜI MẸ

Bạn đừng để đúng giây phút cuối cùng mới mua quần áo, tã lót cho bé, hãy mua trước, khi bạn còn thì giờ thoải mái để chọn lựa kỹ càng.

Nên đi mua sắm nhiều lần và có thể nhờ người đi cùng để giúp mang xách đồ đạc.

Bé không quan tâm đến màu sắc và kiểu dáng, vì vậy nên chọn các thứ có thể giặt máy được và không phai màu.

Đừng mua nhiều quần áo trước cho bé, vì không thể đoán trước được tốc độ lớn của bé hoặc dự báo trước được thời tiết.

Hãy mua những món với giá trung bình ở các tiệm lớn. Những loại rẻ tiền dễ hỏng, đồng thời chất lượng vải cứng làm cho bé khó chịu. Các loại này có thể phải bỏ đi chỉ sau vài lầm giặt.

Tuy nhiên, đừng quá tằn tiện khi mua những món cần thiết cho bé. Có thể bạn sẽ cần nhiều hơn mình tưởng.

IV. CÁC VẬT DỤNG CẦN THIẾT CHO BÉ

Hai tấm mền lớn

Một mũ trùm có dây buộc - loại này dùng theo từng mùa

Sáu áo sơmi bằng cotton có cổ rộng.

Hai áo len đan cài khuy hoặc áo len chui cổ rộng.

Hai bộ vơ cotton hoặc giày len.

Sáu bộ găng tay tránh cho bé cào xước người.

Sáu quần bằng nylon

Một hộp tã dùng một lần cỡ nhỏ nhất (hoặc hai tá loại tã dùng lại) và một hộp tấm lót tã.

Hai xô giặt tã.

Hai khăn tắm mềm.

Tám hộp bông gòn và một số bột giặt.

Dầu thoa em bé.

Một hộp kim nghim tã.

Dầu thấm tã.

Kéo đầu tròn.

V. SẮP XẾP QUẦN ÁO CHO BÉ SƠ SINH

Hầu hết mọi người đều có khuynh hướng chuẩn bị quá nhiều thứ cho em bé sắp sinh, đặc biệt là con so. Nói chung, nên mua đồ lớn hơn cho bé, vì bé rất chóng lớn và những quần áo quá chật sẽ làm cho bé bị ngột ngạt, nóng bức. Vì các bé sơ sinh không có ý niệm về những gì mình đang mặc nên tốt nhất chỉ cần mua những thứ quần áo đơn giản và thoải mái, ít gây trở ngại cho cả bạn và bé.

VI. CHỌN MUA QUẦN ÁO VÀ NHỮNG VẬT DỤNG KHÁC

Quần áo cho trẻ sơ sinh luôn thay đổi về kiểu dáng, mẫu mã và cả độ bền khi giặt ũi, vì vậy, trước khi mua sắm, hãy đi tham khảo nhiều nơi. Có thể bạn chẳng bao giờ dùng hết những thứ được bày bán trong các cửa hàng, do đó, đừng lãng phí tiền bạc. Bạn bè hay láng giềng của bạn có thể cho bạn những lời khuyên hay tặng lại bạn những thứ đồ dùng, quần áo em bé đã dùng rồi. Nếu có thể, đừng nên từ chối những món quà này.

 
Bạn có thể cần đến một vài tấm trải, vài bộ áo liền quần, áo thun chui cổ và mền đắp để có đủ dự phòng. Để những vết ố trên quần áo bé không lộ ra, nên chọn các loại có hoa văn thay vì các loại vải trơn. Những loại sợi tự nhiên là tốt nhất vì mồ hôi dễ bốc hơi, nhưng hãy lưu ý rằng các loại tấm trải hoặc quần áo bằng cotton sẽ bị co lại khi giặt, vì vậy, hãy mua thứ lớn hơn bình thường một chút để trừ hao. Chọn các loại áo có cổ rộng vì các em bé rất ghét bị thứ gì chẹt ngang cổ hay kéo qua đầu. Tránh dùng những loại quần áo có nút gài hoặc dây kéo sát cổ. Đồng thời cũng nên nghĩ đến sự thuận tiện cho chính bạn. Cho dù bạn có thích dùng tã vải thì cũng nên dự trữ sẵn một số tã loại dùng một lần rồi bỏ; có đôi khi bạn sẽ cần đến trong những lúc quá bận rộn.

Khi lần đầu bước vào cửa hàng quần áo trẻ em, bạn sẽ thấy hoa cả mắt vì có quá nhiều thứ để chọn lựa. Nhưng nên nhớ điều này: hãy thực tế và lưu tâm tới một số điều nêu ra dưới đây:

Đồ mặc khi ra ngoài của bé:
Lúc chọn quần áo để ra đưòng, bạn hãy chọn loại ấm áp, kín gió - đừng bị hoa mắt vì màu sắc hấp dẫn và kiểu dáng của nó. Nên nhớ cơ thể của bé rất dễ bị nhiễm lạnh, vì thế phần đầu tay và chân rất cần được che kín.

Đồ mặc ngủ cho bé: Các em bé thường có khuynh hướng cử động lúc ngủ tuy không nhiều bằng người lớn, vì vậy bạn nên chọn tìm loại cho phép bé cử động thoải mái, không bó lấy thân bé gây bực bội và làm bé khó thở.