Tác dụng phụ của thuốc chống say tàu xe
Cách chống say sóng biển rất nhanh khỏi
Vẫn biết xưa nay chị dâu em chồng vẫn luôn là mối quan hệ có nhiều tranh cãi, khiến không ít chị em mới đi làm dâu phải đau đầu bực dọc. làm sao để chị dâu em chồng hòa thuận để cả nhà cơm lành canh ngọt là điều không hề khó, bạn chỉ cần chú ý một chút là sẽ yên ấm, vui vẻ.
Phân tích mối quan hệ chij dâu - em chồng:
Có không ít những cô em chồng rất hiểu chị dâu và chị dâu rất thương, chiều em chồng, họ vẫn nói với nhau rằng "chị em chứ đâu phải người ngoài" và sống chung một nhà vui vẻ. Nhưng cũng có không ít người, chị dâu - em chồng như hai thái cực đối địch nhau hoặc người này muốn dung hòa, người kia lại phá ra, làm cho cuộc sống gia đình xáo trộn, gây ra những vở kịch dở khóc dở cười không đáng có..
Khi Giang mới về làm dâu, cô em chồng đã nói ngay trước mặt cô: "Không ưa bà chị dâu có vẻ sửa soạn quá mức và dữ dằn". Thế là, đi đâu, gặp người quen nào, cô em cũng đưa ra những nhận xét không hay lắm về chị Giang. Giang nghe thấy, biết vậy nhưng cô cũng phải nín nhịn. Nhưng thấy chị không có phản ứng gì, cô em chỉ chờ những lúc chị sơ ý là dè bỉu với mẹ mình, nào là "chị ấy chưa gì mà đã bắt nạt chồng", rồi "chị ấy không biết làm gì còn lên nước"... khiến mẹ chồng Giang cũng bắt đầu dò xét cô. Từ đó, lúc nào Giang cũng sống trong tâm trạng u uất không yên.
Với Minh, hơn một năm ở nhà chồng, dù đã rất cố gắng dung hòa tất cả các mối quan hệ trong gia đình, song Minh luôn phải chứng kiến cái cảnh "bằng mặt" chứ không " bằng lòng" của cô em chồng hơn mình một tuổi và có tiếng là đanh đá. Tuy đã lập gia đình nhưng cô ấy vẫn về nhà mẹ đẻ để sắp đặt sinh hoạt như ngày chưa lấy chồng, bắt bẻ Minh phải làm thế này, thế kia theo đúng ý cô.
Nhiều người chị dâu còn phải ra sức chiều theo sở thích của em chồng chỉ để được yên vui như Lâm. Ngay sau khi cưới, em chồng đã chê Lâm nào là vừa nhà quê, vừa không biết cách ăn mặc lại chẳng sành điệu chút nào. Nó luôn tìm mọi cách phá hạnh phúc của hai anh chị. Lâm vốn giản dị, thì cô em lại quá sành điệu, vậy nên mỗi lần sinh nhật nó hay có sự kiện gì Lâm lại thót tim vì mua quà cho nó trị giá cả triệu đồng. Bởi nếu không đáp ứng được mong muốn của cô em, vợ chồng Lâm chết mệt với nó.
Mối quan hệ giữa chị dâu em chồng xấu đi nhiều khi lỗi lại chưa hẳn ở người em. Không ít người chị dâu cứ coi em chồng mình như cái gai trong mắt, nên tìm mọi cách để nhỏ đi bằng được.
Chị Thiện đi làm về thấy em chồng đang có bạn trai đến chơi, chẳng giữ thể diện cho, chị mặt nặng mày nhẹ buông tiếng thở dài đầy vẻ khó chịu rồi chì chiết: "Không lo học hành lại cứ đàn đúm yêu đương. Đừng biến nhà tôi thành nơi ô uế chứa chấp cái trò lăng nhăng...". M?c cô em thanh minh, trong mắt chị, cô như "cái gai" đáng ghét. Vì muốn gia đình êm ấm, cô em đã không ngừng nỗ lực xóa đi những rào cản, để chị và em xích lại gần nhau. Nhưng xem ra mối quan hệ ấy chẳng những không được cải thiện mà còn ngày càng tồi tệ đi bởi sự thiếu thiện chí từ phía chị.
Những người chị dâu và cả các cô em chồng xử sự vô ý, có lẽ chưa bao giờ nghĩ đến cảm nhận của anh trai hay chồng mình. Chồng chị Thiện rất nhiều lần băn khoăn tự hỏi: Tại sao chỉ cách nhau vài tuổi mà vợ và em anh không thể hòa hợp được? Tại sao chị lại đối xử với em chồng quá khắt khe như vậy? Mỗi lần về nhà anh lại bị đẩy vào tình thế khó xử khi phải đứng giữa vợ và em gái. Anh đã tế nhị nói với chị rằng đừng làm cuộc sống trở nên nặng nề, mệt mỏi thêm nữa. Là những người thân thiết một nhà rồi thì nên sống với nhau thật cởi mở, chân thành. Nhưng chị vẫn cố tình không chịu hiểu, khiến anh có lúc đã phải hoài nghi về sự lựa chọn của mình và những tình cảm tốt đẹp trong lòng anh cứ mai một dần.
Tục ngữ nói “ em chồng hiền lành thì quan hệ mẹ chồng nàng dâu rất thân thiết, nhưng em chồng không hiền thì cuộc sống vô cùng khổ sở”. Trong gia đình nhà chồng, chị hay em gái của chồng đều là nhân vật rất quan trọng, nếu họ thích bạn thì đến tám, chín phần mẹ chồng cũng có ấn tượng tốt với bạn, người chồng cũng coi bạn như viên ngọc quí mà hết lòng chăm sóc. Vì vậy, để lấy lòng gia đình chồng thì việc tạo quan hệ tốt với em hay chị gái của chồng là điều vô cùng cần thiết.
Đáng tiếc rằng trên thực tế, chị và em chồng thường không thích em hay chị dâu. Sau khi nghe những người bạn gái của tôi nói chuyện, tôi phát hiện đa số họ đều không có ấn tượng tốt về người kia. Có người chê em dâu quá thấp, em trai cao 1m8, phụ nữ trong nhà đều trên 1m65 riêng em dâu cao 1m55; Có người chê chị dâu ở tỉnh khác, nói tiếng phổ thông cũng không rõ lại luôn ra vẻ thanh cao; Có người thì đứng ngoài nhìn cảnh mẹ chồng nàng dâu đối phó lẫn nhau, không chịu nhúng tay vào, quan hệ của họ tốt thì tốt, xấu thì xấu chẳng liên quan tới mình... Xem ra muốn giải quyết vấn đề của những người trên thật không đơn giản...
Một người bạn tên Cổ Nam nói với tôi, ngay từ lần đầu tiên ra mắt nhà bạn trai cô ấy đã rất sợ hãi: Mẹ chồng tương lai khuôn mặt lạnh tanh ngồi chính giữa, hai người em gái và chị gái chưa lấy chồng ngồi hai bên, cả ba người đều hướng ánh mắt dò xét về cô, cô lập tức rùng mình.
Cuối cùng, Cổ Nam cũng vượt qua vòng loại đầu tiên, bây giờ nghĩ lại không biết là việc tốt hay xấu. Sau khi kết hôn, người chị cũng rất quan tâm đến cô nhưng lại thích chỉ điểm, sai nọ sai kia thậm chí còn can thiệp quá mức vào cuộc sống riêng tư của hai vợ chồng. Cổ Nam luôn nhiệt tình với mọi người nhưng cô em gái lại thích mách lẻo, bất cứ hành vi cô khen hay vui vẻ nói chuyện với mẹ chồng đều được em gái cho là “ có động cơ”. Vì thế, Cổ Nam chỉ mong có thể sống xa họ, càng xa càng tốt. Quan hệ với chị, em chồng không tốt thì cũng khó lấy lòng được mẹ chồng nên việc này khiến Cổ Nam phải nghĩ ngợi rất nhiều.
Vì sao lại như vậy? Suy cho cùng vẫn là do người này coi người kia là “ người ngoài”.
Theo góc nhìn của chị em chồng thì dù là em dâu hay chị dâu cũng đều là “người ngoài” đến sau, bản thân họ mới là người phụ nữ có vị thế trong gia đình. Nhưng cô dâu mới lại nghĩ, chị em chồng sớm muộn gì cũng xuất giá, con gái lấy chồng như bát nước đổ đi, mình mới là thành viên quan trọng trong nhà. Vì vậy, giữa hai bên không có trách nhiệm, không nói chuyện tâm sự nên dễ xảy ra xích mích. Một khi có chuyện, người vợ để ý em chồng có theo ý mình không, em chồng lại để ý chị dâu có nhường mình không, càng ngày giải quyết mẫu thuẫn càng phức tạp.
Có điều, không phải cứ chị dâu em chồng là phải dùng ánh mắt lạnh nhạt nhìn nhau, mọi người đều có thể trở thành đôi bạn thân thiết. Khi người kia gặp khó khăn thì mình sẵn sàng giúp đỡ, không một câu kêu ca phàn nàn. Bạn đừng coi người kia cũng nghĩ giống mình, hàng ngày chỉ cần tâm sự với nhau, cùng nhau đi dạo là việc rất dễ làm. Bạn nên biết sự xuất hiện của bạn đã làm vị thế của họ trong lòng em hay anh trai bị giảm sút đáng kể, nếu bạn cũng lạnh nhạt với họ thì họ không ưa bạn cũng là việc dễ hiểu. Bạn nên tìm cách lấy lòng họ như thường xuyên nói chuyện, tặng quà, thể hiện sự quan tâm... Có người nói “ lúc hoạn nạn mới biết chân tình”, khi tâm trạng họ không tốt bạn ngồi cạnh lắng nghe, khi gặp khó khăn thì bạn giúp đỡ, như vậy khoảng cách giữa hai người sẽ càng rút ngắn lại...
Để có cuộc sống gia đình tốt đẹp, những cô dâu tương lai nên chú ý một điều: không so sánh bản thân với họ. Em chồng ở nhà thích làm nũng với mẹ, lười nhác nhưng bạn lại tối mặt tối mũi chuẩn bị bữa tối trong bếp. Em chồng ở nhà khi tâm trạng không vui có thể đập phá đồ đạc, tùy ý nổi giận nhưng bạn dù không thoải mái cũng phải gượng cười. Do vậy, bạn đừng cảm thấy bất công, bạn ở nhà mẹ chẳng phải cũng như vậy sao? Sau này khi lấy chồng họ cũng rơi vào tình cảnh giống bạn, cuộc đời chúng ta trùng lặp nên chẳng có gì đáng so sánh cả.
Biện pháp để "chiều":
Đúng là các cô em chồng chẳng dễ gì mà chiều được. Đọc bài viết của bạn, mình thật sự hiểu và thông cảm. Nhưng dù là vậy, bạn cũng đừng bao giờ nản lòng, đừng quá căng thẳng về chuyện đó, sống thoải mái, rồi một ngày họ sẽ hiểu ra tấm chân tình của bạn mà thôi.
Ngày trước, khi lấy chồng, mình đã tự đặt ra cho bản thân một tiêu chí rằng, lấy người nào là con một, hoặc cũng chỉ có anh hoặc em trai của chồng để dễ bề đối xử. Thế nhưng, đúng là ‘ghét của nào trời trao của ấy’. Mình ‘vớ’ ngay phải một gia đình không phải chỉ có bà cô nhà chồng mà còn phải sống với cả 2 thế hệ khác. Vậy là một thân một mình, phải căng thẳng mà nghĩ ‘kế’ làm sao để hài lòng cả nhà chồng mình.
Ban đầu về làm dâu, mình được sống trong căn nhà riêng với ông bà nội. Mình lấy làm mừng vì cuộc sống rất dễ thở. Ông bà nội đã già cả, cũng chẳng có thời gian quan tâm đến việc cháu dâu thế nào, mà cũng không bao giờ soi xét mình. Mình lấy làm mừng lắm. Mình tự tin vào khả năng làm cháu dâu, lúc nào cũng lo chu toàn bữa ăn, giấc ngủ cho ông bà. Bố mẹ chồng và hai cô em của chồng mình thuê một căn nhà ở mặt phố để tiện cho việc làm ăn buôn bán của mẹ. Vì thế mình được nhờ.
Ngày trước em chồng cũng không ưa mình cho lắm (ảnh minh họa)
Nhưng chẳng hiểu thời gian sau đó hai cô em chồng tự nhiên muốn dọn về ở cùng vợ chồng mình. Chỉ vì ngày ấy mùa đông lạnh, ngoài nhà thuê chật chội, lại nóng lạnh không tiện dụng như trong nhà mình nên các cô em chồng đòi về nhà mình sống. Mình cũng chẳng ngại, chẳng quan trọng việc đó, vẫn vui vẻ vì đây đâu phải nhà mình. Với lại, thêm người thêm vui, lúc nào mình cũng thoải mái như thế.
Hai cô em chồng mình cũng chẳng dễ tính gì, sống với nhau lâu mình mới biết. Tính nết thì hơi cục cằn, thậm chí ăn uống khó tính. Mình nấu cái gì cũng chê bẻ, chê bai và đặc biệt rất hay soi mình. Nhiều lúc đang ăn thì đứng dậy vì cơm khô, khó nuốt. Mình biết thế, bực trong người nhưng lại nhẹ nhàng nói: ‘em không ăn được thì chị đi nấu mì, hay đợi chị nấu cơm khác nhé. Chị không biết em không ăn được cơm khô’. Nhưng hai đứa cũng chẳng buồn nói. Thôi thì phận làm chị dâu, đành chịu.
Thi thoảng mình vẫn cho tiền hai đứa tiêu vặt vì cả hai còn đi học. Biết là không nên dùng đồng tiền để mua chuộc nhưng đó cũng là một trong những cách giao tiếp cơ bản nhất là đối với hai đứa trẻ ấy. Chúng còn là sinh viên nên cho tiền tiêu pha cũng dễ hiểu. Dần dần mình thấy chúng mừng ra mặt, không mấy khi khó chịu với mình. Lắm khi chúng còn xin tiền mình đi sinh nhật bạn. Dù rằng, mình cũng không có tiền nhưng thấy vẻ gần gũi, không ngại hỏi tiền chị của chúng là mình thấy khoảng cách đã rút ngắn dần.
Lúc nào đi đâu, thấy có bộ quần áo đẹp, hay hay mình lại mua cho 2 cô em, mỗi người mỗi bộ. Chúng cũng thấy mình biết cư xử nên vui lắm! Tình cảm chị em dù không hẳn quá thân thiết nhưng cũng bớt căng thẳng đi phần nào. Những món ăn mình nấu dần chúng cũng quen.
Mình cứ đối đãi và làm những gì đúng như mình nghĩ, chân thành và niềm nở, coi bố mẹ chồng như bố mẹ mình, coi em chồng như em mình. (ảnh minh họa)
Mẹ chồng mình thì không phải thuộc người dễ tính. Đợt này, nghe tin nhà thuê bị người ta đòi lại nên sẽ về sống cùng gia đình mình. Mình không quản nhưng lại lo sợ bị mẹ chồng soi mói. Lâu ngày gặp nhau hoặc thi thoảng ra nhà bố mẹ thì có lẽ sẽ dễ hơn. Suốt ngày giáp mặt nhau không biết có bị mẹ ghét. Mẹ rất hay khen mình, khéo miệng nhưng chẳng thể hiểu nổi trong lòng mẹ có nghĩ gì không. Còn bố chồng mình thì dễ rồi, đàn ông không mấy khi để ý mấy chuyện tủn mủn.
Mình cứ đối đãi và làm những gì đúng như mình nghĩ, chân thành và niềm nở, coi bố mẹ chồng như bố mẹ mình, coi em chồng như em mình. Chỉ đơn giản thế thôi, sẽ dễ sống. Bây giờ, nhà mình hơi chật chội, quần áo cũng nhiều lên, đồ ăn thức uống cũng phải tăng lên nhiều. Mình vất vả hơn đôi chút nhưng mà mình vẫn cố gắng, đối đãi và sống giữa ba thế hệ sao cho cân bằng và ôn hòa. Mình rất sợ tình cảm bị sứt mẻ rồi ảnh hưởng đến cuộc sống của vợ chồng mình. Thôi thì cứ sống đúng với lòng, còn mọi người có nghĩ sao, có cố ý tạo ra mâu thuẫn thì mình phải chịu, cuộc sống là vậy, làm sao đoán trước được mọi điều. Còn vui vẻ bên nhau ngày nào thì còn mừng ngày ấy. Bạn có nghĩ như mình không?
Với các cô em cứng đầu:
Cách lấy lòng bố mẹ chồng tương lai cho cô dâu
Quà tặng cho bố mẹ chồn
Lần đầu gặp bố mẹ chồng tương lai
Cải thiện quan hệ mẹ chồng nàng dâ
Bí quyết cư xử với mẹ chồng
Mẹ chồng nàng dâu câu chuyện muôn thưở
(ST).