Làm sao để hết bệnh đồng tính?
Khi hoa hậu Việt đua nhau...đồng tính
Đồng tính luyến ái, viết tắt là ĐTLA, được đọc ngắn là đồng tính, hay một cách khiếm nhã là pê-đê (từ tiếng Pháp pédé, ngắn cho pédérastie - loạn dâm), hay gay (từ tiếng Anh, thường dùng cho phái nam) và lesbian (dùng cho phái nữ), là việc yêu đương hay mối quan hệ tình dục giữa những người đồng giới tính với nhau.
Khái niệm này khác với khái niệm ái nam ái nữ, bán nam bán nữ, hay giới tính thứ ba. Đồng tính luyến ái không phải là một giới tính, mà là một trong những thiên hướng tính dục (sexual orientation).
Trong nhiều giai đoạn lịch sử và các nền văn hóa khác nhau, việc đồng tính luyến ái có thể được tán thành, bỏ qua hay bị trừng phạt và cấm đoán. Nhiều tôn giáo có nhiều quan điểm khác nhau về việc này. ĐTLA được coi là một dạng trong nhóm LGBT.
Hiện nay, trên quan điểm pháp luật, hầu hết các quốc gia trên thế giới không cấm đoán quan hệ tình dục giữa những người đủ tuổi. Một số địa phương công nhận đồng quyền, và đối xử những cặp đồng tính như vợ chồng. Một số địa phương khác, như các nước Hồi giáo, không chấp nhận việc quan hệ đồng tính và người quan hệ đồng tính có thể bị phạt tù hoặc thậm chí tử hình. Tại Việt Nam hiện nay không có luật cấm quan hệ tình dục đồng tính[1], nhưng hôn nhân đồng tính là trái với luật hôn nhân và gia đình.
Mục lục
|
Các biểu hiện về đồng tính thật sự có trong thế giới động vật, đặc biệt trong các loài chim biển, động vật có vú, khỉ và các loài linh trưởng lớn. Đã có 1500 trường hợp được quan sát, trong đó có khoảng 500 trường hợp được miêu tả khá cụ thể. Jannet Mann, giáo sư của Đại học Georgetown cho rằng, các biểu hiện đồng tính ở động vật, ít nhất là ở cá heo, là một lợi thế về tiến hóa để giảm thiểu sự xâm chiếm lãnh thổ, đặc biệt là giữa những con đực.
Các đôi chim cánh cụt đực coi nhau như những người bạn đời. Chúng xây tổ cùng nhau, lấy một hòn đá thay trứng để ấp. Năm 2004, ở Central Park Zoo, Mỹ, người ta đã thay một hòn đá của đôi chim cánh cụt đực bằng một quả trứng thật, kết quả là đôi chim đó đã chăm sóc quả trứng này cũng như con non nở ra như chính con của chúng. Hiện tượng này cũng được báo cáo bởi một số vườn thú khác.
Sự ve vãn, cùng với giao cấu, giữa những con bò đực Mỹ (bison) đã được ghi chép lại. Điều này cũng thường thấy trong các gia súc cái.
Có trường phái giải thích cho rằng do hormone: những người đàn ông có ostrogen hoặc phụ nữ có androgen quá mức sẽ có thể bị ảnh hưởng cả về thể chất và tâm lí, đồng tính luyến ái là do các hormone này.
Có người lại cho rằng mấu chốt của vấn đề lại nằm trong gen. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng 33% những người anh trai có em đồng tính luyến ái cũng sẽ trở thành đồng tính luyến ái, kể cả khi họ lớn lên trong hai môi trường khác nhau. Để giải thích, các nhà khoa học đã đề xuất một lí thuyết: bào thai nam đã sản xuất ra một loại kháng nguyên (HY) mà hầu như chắc chắn có liên quan đến sự khác biệt về giới tính ở động vật có xương sống, sẽ làm cho các kháng thể H-Y của người mẹ phản ứng lại và ghi nhớ. Các bào thai nam kế tiếp sẽ bị kháng thể HY tấn công và làm giảm khả năng thực hiện các chức năng thông thường của kháng nguyên HY để tạo ra "nam tính". Một điều thú vị là hiện tượng này chỉ xảy ra ở những người đàn ông thuận tay trái. Không có trường hợp nào được ghi nhận ở nữ giới.
Tuy nhiên, Sigmund Freud và rất nhiều nhà tâm lí học khác lại cho rằng quá trình hình thành các kinh nghiệm thời thơ ấu của trẻ góp phần định hướng giới tính của trẻ sau này. Freud nêu ra một ví dụ là phần lớn trẻ vị thành niên là người quan hệ đồng giới khi lớn sẽ trở lại bình thường. Ông tin rằng người vẫn là đồng tính luyến ái khi đã lớn đã gặp phải một sự kiện gây tổn thương về tâm lý, ngăn chặn sự phát triển giới tính bình thường của những người này. Nhưng ông cũng tin rằng tất cả người lớn, kể cả những người có một quá trình phát triển giới tính bình thường, vẫn có một "khả năng đồng tính" tiềm tàng ở nhiều cấp độ khác nhau.
Để tổng kết lại, người ta đã xem lại tất cả các nghiên cứu về vấn đề này và kết luận: Các hành vi về giới tính là rất khác nhau đối với mỗi người. Cũng như trí thông minh, thiên hướng tính dục cũng là một phần hết sức phức tạp mà khoa học hiện đại đang cố gắng giải thích bằng di truyền học... Không thể khẳng định là đồng tính hoàn toàn là do các quá trình sinh học, mà là từ phát triển qua một quá trình bao gồm cả các yếu tố sinh lý và tâm lý.
Rất nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, phần lớn con người là bisexual (yêu thích cả hai phái nam và nữ), theo như quan niệm của các nước phương Tây về tính dục.
Cũng đã có rất nhiều nhà nhân chủng học có các nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, đây là một trong các vấn đề khá nhạy cảm của xã hội nên các số liệu có thể chưa nói hết được, bởi số người tự nhận mình là gay hoặc lesbian ít hơn nhiều so với thực tế.
Một báo cáo gây tranh cãi của Alfred Kinsey vào năm 1948 cho biết 37% nam giới đã có quan hệ với người đồng giới trước đó, 4% trong số đó có quan hệ chỉ một lần. Đối với phụ nữ, 2 đến 6% tuyên bố rằng họ đã từng có quan hệ này một lần.
Ở Mỹ, trong cuộc tổng tuyển cử năm 2004, người ta ghi nhận có 4% cử tri tự nhận họ là gay hoặc lesbian. Tuy nhiên, do áp lực xã hội, nhiều người có thể không công nhận thiên hướng tính dục của mình.
Ở Canada, một báo cáo vào năm 2003 của cục thống kê quốc gia cho biết trong những người Canada độ tuổi 18-59, 1% tự nhận họ là gay hoặc lesbian, 0,7% tự nhận là bisexual.
Vào cùng thời gian, một cuộc điều tra về giới tính toàn cầu, 19% người Canada và 20% người Mỹ tuyên bố họ đã từng có "kinh nghiệm" về đồng tính.
Ở Nam Phi, Trung Đông và Trung Á, nơi mà quan hệ đồng tính được coi là một thói quen, quan hệ giữa những người đàn ông là chuyện phổ biến, nhiều người còn không cho mình là đồng tính.
Trên Family Health International của WHO, các nghiên cứu cho thấy người đồng tính có dương vật to hơn đáng kể so với đàn ông bình thường[2].
Trái lại, một số người khác cho rằng việc đồng tính luyến ái là một sự lựa chọn, và có thể thay đổi được. Một số cho rằng đây là một bệnh tâm thần cần được chữa. Hơn nữa, nhiều giáo phái cho rằng đây là một cách hưởng thụ tội lỗi và cần phải thay đổi. Những nhóm người tin vào cách giải thích này đưa ra các bằng chứng của những người tự nhận là cựu ĐTLA đã được chữa khỏi.
Theo các nhà nghiên cứu Colby, Cao và Doussantousse, hiện nay tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu về ĐTLA. Trước sự xuất hiện của HIV/AIDS tại Việt Nam đầu thập niên 1990, có rất ít thông tin về đồng tính luyến ái. Theo bác sĩ Trần Bồng Sơn, nhà giới tính học nổi tiếng nhất tại Việt Nam, có hai loại người đồng tính: "thật" và "giả". Những người "đồng tính thật" là những người đồng tính bẩm sinh, và số người này rất hiếm. Theo ông, hầu hết những người đồng tính là "giả", bị bạn bè rủ rê để thử nghiệm các lối mới nhưng cuối cùng cũng trở về lối thường. Sau trao đổi ý kiến với ông Sơn, các nhà nghiên cứu Colby, Cao và Doussantousse cho rằng quan điểm đó là ý kiến cá nhân của ông Sơn, chứ không phải từ các nghiên cứu hay tài liệu. Tuy thế, vì bác sĩ Sơn có nhiều ảnh hưởng, quan điểm này đã được lặp lại nhiều lần tại Việt Nam và được xem là đúng[1].
Thái độ của xã hội về đồng tính phản ánh thái độ của chính quyền và tôn giáo, đã thay đổi rất nhiều trong suốt chiều dài lịch sử cũng như bề rộng của Trái Đất, từ việc bắt mọi người đàn ông có quan hệ, đến việc chấp nhận, đến việc xem nó như một tội nhỏ bị cấm đoán qua luật pháp và tòa án, cho đến việc xem nó như là một trọng tội đáng bị xử tử.
Trong xã hội cổ đại Hy Lạp và Nhật Bản, khuyến khích quan hệ giữa các chiến binh dày dạn kinh nghiệm với cấp dưới của họ, với sự tin tưởng là tình yêu giữa họ sẽ làm cho cả hai chiến đấu dũng mãnh hơn.
Thời Trung cổ, với sự du nhập của đạo Thiên chúa vào châu Âu (thế kỉ thứ 4), hiện tượng này giảm dần. Họ cho rằng quan hệ đồng tính là một tội ác, nên không được phục vụ trong quân đội. Châu Á và Ả Rập lại không có những quan điểm khắc nghiệt như vậy. Nghìn lẻ một đêm đã ghi lại rất nhiều quan hệ thân thiết giữa những người đàn ông.
Thời Đức quốc xã, chính quyền cố ý tiêu diệt những người đồng tính vì cho rằng họ là "sự lầm lạc của xã hội". Khoảng từ 5000 đến 15.000 nam giới đồng tính bị đưa vào trại tập trung và giết hàng loạt.(Xem thêm)
Hiện nay, hầu hết các quốc gia không ngăn cản quan hệ giũa các cá nhân đã qua tuổi cho phép của mỗi địa phương. Một số nơi còn công nhận, bảo vệ và ưu tiên cho việc tổ chức đám cưới đồng giới như Nam Phi, Isarel, Bỉ, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Canada và một số tiểu bang ở Mỹ. Nhiều nước cũng hợp pháp hóa quan hệ giữa những người đồng tính. Nhưng ở các nước như Iran, Nigeria, Mauritania, Pakistan, Ả Rập Saudi, Sudan, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Yemen tuyên án tử hình họ. Nhiều hành vi bạo lực như tấn công bất ngờ, giam giữ, hãm hiếp, tra tấn, giết người hướng tới những người đồng tính do cá nhân hay một nhóm, một tổ chức thực hiên đã xuất hiện trên khắp thế giới.
Tôn giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra quan điểm của một xã hội đối với đồng tính luyến ái. Trong lịch sử, chỉ có các tôn giáo theo truyền thống Abraham xem đồng tính luyến ái là một việc tiêu cực. Các nhóm không chịu ảnh hưởng của các tôn giáo theo truyền thống Abraham thường xem đồng tính luyến ái như một điều thiêng liêng hay không có ý kiến. Trong thời gian bị đô hộ bởi các đế quốc thực dân theo truyền thống Abraham, một số nhóm trước kia không theo truyền thống Abraham đã có quan điểm tiêu cực về việc ĐTLA. Một ví dụ là khi Ấn Độ trở thành một phần của Đế quốc Anh, nhiều luật lệ chống kê gian đã được thông qua trong khi trong Ấn Độ giáo không có lý do để chống điều này. Ấn Độ cho đến nay vẫn còn giữ một số luật lệ này.
Giáo hội công giáo cho rằng quan hệ đồng tính là biểu hiện của bệnh tâm thần hoặc là "trái với tự nhiên".
Đạo Hindu lại không có quan điểm rõ ràng về vấn đề này.
Đạo Sikkism không có văn bản chính thức, nhưng xã hội của họ tương đối bảo thủ với vấn đề này.
Nho giáo cho phép quan hệ đồng giới nhưng với điều kiện vẫn phải duy trì nòi giống.
Đạo Hồi cho rằng tình yêu giữa những người đàn ông với những thanh niên trẻ đẹp là điều tự nhiên, nhưng sex lại là vượt qua giới hạn.
Đạo Phật truyền thống không quan tâm đến vấn đề này, nhưng bây giờ các nước từng bị phương Tây xâm lược như Ấn Độ lại có thái độ ghê tởm.
Một số dòng của Thiên chúa giáo không phản đối, nhưng một số dòng khác lại cho rằng quan hệ đồng tính là tội ác.
Tập quán tình dục thay đổi theo thời gian. Khái niệm "đồng tính luyến ái" hiện đang được hiểu ở các nước Tây phương là một khái niệm mới, không tương ứng với khái niệm trước đây. Trong cuộc đời của nhiều người quan trọng trong lịch sử như Alexandre Đại Đế, Leonardo da Vinci, Michelangelo, Plato, v.v. có thể được xem là có quan hệ tình dục với người cùng phái, nhưng khái niệm "đồng tính luyến ái" hiện đại là một khái niệm họ chưa được biết đến.