Đồng tính ở trẻ nhỏ

Đồng tính bẩm sinh, "đồng tính giả" ở trẻ. Nguyên nhân gây đồng tính. Làm gì khi phát hiện con đồng tính

Đồng tính bẩm sinh

Nhiều đứa trẻ sinh ra có dương vật quá bé hoặc cơ quan sinh dục ngoài không rõ ràng (ái nam ái nữ) mặc dù xét về nhiễm sắc thể, đó là em bé trai. Nguyên nhân có thể là bất thường về hoóc môn hoặc nhiễm sắc thể.

Thông thường, những trẻ có nhiễm sắc đồ là 46, XX khi sinh ra sẽ là con gái; trẻ có nhiễm sắc đồ 46, XY sẽ là con trai. Nhưng đôi khi, do những trục trặc trong tiến trình biệt hóa giới (diễn ra trong 6-7 tuần lễ đầu của thai kỳ) nên trẻ 46, XY có cơ quan sinh dục không ra nữ, không ra nam. Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng này.

Hội chứng không nhạy cảm bộ phận với androgen : Hội chứng này ảnh hưởng đến những cá thể có nhiễm sắc đồ 46, XY, khiến trẻ sinh ra có cơ quan sinh dục ngoài lớn hơn âm vật nhưng nhỏ hơn dương vật, có thể có dính một phần môi lớn/bìu. Nguyên nhân là có những bộ phận không đáp ứng với androgen. Hai tinh hoàn có thể không di chuyển xuống bìu, lỗ niệu đạo lạc chỗ đến tầng sinh môn. Ở tuổi dậy thì, bệnh nhân có vú phát triển kiểu nữ cùng với lông mọc thưa ở mu và nách.

Nếu mắc hội chứng không nhạy cảm hoàn toàn với androgen, những cá thể có nhiễm sắc đồ 46, XY sẽ phát triển cơ quan sinh dục ngoài kiểu nữ, mặc dù vẫn có tinh hoàn trong ổ bụng.
 
Loạn sản không hoàn toàn tuyến sinh dục: Đặc trưng của bệnh này là sự biệt hóa không hoàn toàn tinh hoàn nên thường có cơ quan sinh dục ngoài không rõ ràng khi sinh ra. Ở những bệnh nhân bị loạn sản tuyến sinh dục hoàn toàn, cơ quan sinh dục ngoài lại phát triển theo kiểu nữ do lượng androgen không đủ để nam tính hóa các mầm mống sinh dục.
 
Thiếu hụt enzym 5-reductase: Khi thai phát triển, các tuyến sinh dục biệt hóa để thành tinh hoàn bình thường. Tuy nhiên, những cá thể thiếu enzym 5-reductase không thể chuyển testosterone thành dihydrotestosterone (DHT) - một chất cần thiết để cơ quan sinh dục ngoài được nam tính hóa bình thường. Kết quả là trẻ ra đời với tinh hoàn hoạt động nhưng dương vật bé giống như một âm vật và bìu giống như môi lớn.

Đến tuổi dậy thì, bệnh nhân cũng có cơ bắp phát triển, giọng nói trầm, dương vật to ra (mặc dầu khó có thể đạt được chiều dài bình thường); có sản xuất tinh trùng nếu tinh hoàn không bị tổn thương. Lông mọc khá nhiều ở mu và nách nhưng không có hoặc ít râu.

Thiếu sót trong sự tổng hợp testosterone : Testosterone được tạo ra từ cholesterol qua nhiều bước chuyển tiếp sinh hóa. Ở một số cá thế, một trong những enzym cần cho sự chuyển tiếp nói trên bị thiếu nên không thể tạo ra lượng testosterone bình thường, mặc dù vẫn có tinh hoàn. Việc thiếu hoàn toàn sự tổng hợp testosterone ở những cá thể 46, XY sẽ sinh ra những trẻ có cơ quan sinh dục hoàn toàn kiểu nữ. Còn tình trạng thiếu không hoàn toàn sẽ khiến cơ quan sinh dục của trẻ bị mập mờ.
 
Thiếu androgen: Hoóc môn này rất cần thiết ở 2 thời điểm phát triển của thai, đảm bảo sự tạo thành một dương vật bình thường. Ở giai đoạn sớm, nó giúp nam tính hóa các mầm mống bài thai, chuẩn bị chuyển thành dương vật và bìu. Ở giai đoạn muộn, nó làm cho dương vật to ra. Nếu thai nhi có bài tiết androgen ở giai đoạn sớm nhưng về sau lại bài tiết ít thì dương vật không phát triển được về kích thước. Trẻ vẫn là con trai thực sự và có 2 tinh hoàn.

Đến tuổi dậy thì, nếu được điều trị bằng testosterone thì có thể làm cho dương vật to ra, tuy khó đạt được kích thước bình thường.
 
Thiếu sót về thời điểm biệt hóa: Tiến trình biệt hóa nếu không diễn ra đúng thời điểm sẽ gây trở ngại đến sự phát triển bình thường của cơ quan sinh dục ngoài. Nếu biệt hóa chậm vài tuần, trẻ sinh ra có thể bị mập mờ về cơ quan sinh dục ngoài.
 
Quá sản bẩm sinh tuyến thượng thận: Trong trường hợp này, androgen nguồn gốc thượng thận quá nhiều, dẫn đến sự không rõ ràng ở cơ quan sinh dục ngoài; trẻ có âm vật to và môi lớn dính nhau trông giống như bìu, mặc dù vẫn có nhiễm sắc đồ 46, XY. 

Có nhiễm sắc đồ hình khảm 45, XO/46, XY : Hình khảm nghĩa là có 2 hay hơn 2 nhiễm sắc thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cá thể. Hình khảm 45, XO/46, XY thể hiện bệnh cảnh pha trộn liên quan đến nhiễm sắc thể Y, với sự biệt hóa giới không rõ ràng. Một phần tinh hoàn đã biệt hóa, có androgen bài tiết ở mức độ nhất định, cơ quan sinh dục ngoài không rõ ràng. Trẻ có thể sinh ra với bề ngoài là nam, nữ hay không rõ ràng. Đến tuổi dậy thì, nếu được điều trị bằng liệu pháp estrogen thì trẻ sẽ nữ hóa, điều trị bằng testosterone thì nam hóa.

Hội chứng Kinfelter : Xảy ra ở những người có nhiễm sắc đồ 47, XXY. Đến tuổi dậy thì, bệnh nhân có vú phát triển kiểu nữ, bài tiết androgen ít, tinh hoàn bé và tinh trùng ít. Mặc dù bệnh nhân có sự biệt hóa bình thường ở cơ quan sinh dục ngoài nhưng dương vật thường bé hơn so với người bình thường.

BS Đào Xuân Dũng, Sức Khỏe & Đời Sống


"Đồng tính giả"

là do lệch lạc tâm lý, có thể do một hay nhiều nguyên nhân gây ra. Theo tôi một trong những nguyên nhân đó là do bị ảnh hưởng từ nhỏ.

Tôi hiểu bạn và gia đình đang lo ngại về một số biểu hiện "khó chịu" của em bé trai ở nhà như cách là ngồi, cách chỉ tay, hay cách phe phẩy "y hệt bà bóng"...hay những lời nói gì gì đấy chẳng hạn.
Bạn và gia đình nên xem lại sinh hoạt hàng ngày của trẻ, có xem tivi nhiều quá hay không, có những trường hợp trẻ ở nhà với bà cô bà dì gì đó, mà người này rất thích coi tấu hài "Hoài Linh giả gái" chẳng hạn, bé xem và bắt chước làm theo, lại được tán thưởng nên tưởng đó là hay, cứ tiếp tục làm....
Chúng ta ai cũng biết trẻ trai thì hay thích những trò mạnh bạo: bắn súng, đánh kiếm, đua xe, đấu vật...Còn trẻ gái thì thích áo đầm, chơi đồ hàng, nấu ăn, soi gương...
Nhưng tất cả cũng chỉ là bắt chước, thấy người ta làm rồi thích, rồi theo vì những cái đó đánh thức được cái gì đó trong người của trẻ.
Những đứa trẻ người sói, được chó sói nuôi dưỡng thì sẽ thành sói thôi.Bạn có coi phim Tarzan-chúa tể rừng xanh?

Thực tế cho thấy có những trẻ trai sinh ra trong gia đình toàn gái( cả chị em họ), từ nhỏ tới 7-8 tuổi cứ mặc quần áo của cũ các chị, rồi chơi bán hàng cùng các chị, được các chị cưng chìu, ra ngoài chơi lại bị cha mẹ rầy la, rồi bạn bè chế giễu, làm cho trẻ cảm thấy không an toàn, nó chỉ an toàn khi được cùng các chị chơi "đồ hàng bán quán", biểu diễn thời trang(dĩ nhiên là có tí son phấn)...ngày qua ngày, nó cảm thấy làm con gái an toàn hơn con trai, cho dù cái ngày dậy thì cũng đến, cho dù nó cố che dấu đến mấy thì giọng nói của nó cũng ồ ề như vịt đực và ria mép bắt đầu phún ra....
Đây là một trường hợp có thật 100% các bạn à, rồi nó cùng gia đình đi định cư ở nước ngoài khi tròn 16 tuổi.
Hai năm sau, chính BS NQ tôi được đọc bức tâm thư của nó gửi cho ông bà nội của nó còn ở lại VN: "Mười mấy năm qua con đã sống trong đau khổ, con muốn sống thật với con người của mình. Xin ông bà nội tha tội cho con hoặc là xem như con đã chết..". Đó là lúc nó xin được phẫu thuật để chuyển đổi giới tính thành con gái. Và nó là cháu nội trai độc nhất giữa một đàn cháu gái.
Tôi đã an ủi ông bà nó rất nhiều, rằng biết đâu nó là con gái thật, bên nước ngoài người ta có thử "gien" trước khi phẫu thuật, nếu nó là con trai người ta không mổ đâu...Bà nó nói không thể nào được, cái ấy của nó to lắm, và nó cũng cương lên trong lúc ngủ, khi nó nằm ngủ trên bộ ván ngựa trước nhà...
Rồi bà con làng xóm ai cũng biết vì có người nước ngoài về nói. Ông bà của nó vì quá muộn phiền mà lần lượt qua đời.
Ba của nó về chịu tang, tôi có dịp gặp và hỏi thăm sự tình.Bộ nhiễm sắc thể của nó hoàn toàn là của một nam nhi với đầy đủ testosteron các bạn ạ. Nhưng về tâm lý thì bị biến dạng nặng nề.Nó phủ nhận nó là một người đàn ông. Ba nó nói tại mẹ nó hồi xưa cứ cho nó mặc đồ phụ nữ, son phấn... Còn mẹ nó cứ đổ tại ông và ông bà nội cứ giữ rịt nó trong nhà, giữa bầy con gái...
Bây giờ nó hoàn toàn là một cô gái rồi( đẹp lắm nhé) , làm người mẫu, có cả người yêu nữa. Chú ấy nói phải chi đừng đi nước ngoài thì đâu nên nỗi, bác sĩ làm vì tiền...
Mà thật kỳ lạ ở nước đó nhà nước chịu tiền phẫu thuật hoàn toàn. Nhưng bây giờ hàng ngày nó phải uống mười mấy viên thuốc, cái này phải mua(?)
Thật là bi kịch.
(Một bài báo Pháp Luật TPHCM)

Sự áp đặt từ gia đình

Nghiên cứu tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới cho thấy hầu hết thanh thiếu niên có xu hướng tình dục đồng giới đều có nguyên nhân tiềm ẩn từ thuở nhỏ. Sự bất ổn về đời sống tình cảm gia đình như cha mẹ ly tán, bạo lực gia đình, sự áp đặt giới tính từ bố mẹ... đều là mầm mống dẫn đến rối loạn định dạng giới tính của trẻ.

“Mốt” lesbian , gay

Tuy nhiên, có nhiều trẻ không gặp bất cứ vấn đề nào về mặt tâm lý nhưng cũng sẵn sàng chạy theo các nhóm lesbian, nhóm gay... như một kiểu mốt để nổi tiếng.

Dẫn con đến BV Nhi đồng 1, chị Hiền hoang mang kể, mấy tháng trở lại đây đứa con trai 16 tuổi của chị bỗng ăn mặc, nói năng, đi đứng y như... phụ nữ. Qua trò chuyện mới biết em rất thích ca sĩ LH và muốn được nổi tiếng giống như anh ấy. Ca sĩ này là người đồng tính và anh có một nhóm fan đồng tính ăn mặc giống hệt như vậy. Em nghĩ để nổi tiếng, mình chỉ cần tham gia vào nhóm này, ăn mặc và sinh hoạt giống như họ. Dần dà em bị lạm dụng tình dục, thường xuyên quan hệ với người đồng giới. Nhưng em vẫn luôn băn khoăn “Liệu mình cũng đồng tính hay chỉ ăn mặc giống ca sĩ đồng tính?”

Theo bác sĩ tâm lý Diệu Anh, hiện tượng đồng giới giả do a dua, đua đòi hay bị ảnh hưởng qua truyền thông là có thực. Khi trẻ không có hình ảnh một người cha, người thầy, người anh tốt... nên lấy thần tượng ca sĩ, diễn viên làm mẫu học theo. Gia đình cần quan tâm đến đời sống tình cảm của các em, giúp các em thoát khỏi các nguy cơ lạm dụng tình dục, bị lôi kéo vào quan hệ đồng giới... Nếu không được can thiệp kịp thời, rất có thể các em sẽ rơi vào tình trạng đồng tính hoặc lưỡng giới sau này.

Xác định lại giới tính nên làm khi còn nhỏ.

Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện được vào "tầm ngắm" thực hiện ca xác định lại giới tính đầu tiên tại Việt Nam. VTC News đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thị Hoàn, Trưởng khoa Nội tiết- Chuyển hoá- Di truyền xung quanh vấn đề này.


Chuyển đúng giới sớm, bệnh nhân vẫn có thể sinh sản.

- Thưa bà, việc “nhầm lẫn” về giới thường phát hiện được từ khi nào?

- Đối với những trường hợp bệnh nhân bị dị tật bẩm sinh hoặc bị các bệnh lý di truyền khiến giới tính “mơ hồ” thì cần phải được các cơ sở y tế can thiệp để xác định chính xác giới tính.

Việc “nhầm lẫn” giới tính này thường xuất hiện ngay trong bào thai nhưng do thực tế thiếu đội ngũ bác sỹ nhi khoa nên tại các tuyến cơ sở, y tá sản khoa đã không sàng lọc được những trẻ sơ sinh mắc bệnh. Chính "lỗ hổng" này đã khiến nhiều bệnh nhi không được chữa trị kịp thời ảnh hưởng trực tiếp đến tâm, sinh lý của đứa trẻ ở giai đoạn trưởng thành.

- Vậy việc xác định lại giới theo bà tiến hành khi nào là hợp lý nhất?
- Nên tiến hành khi trẻ còn nhỏ vì làm như thế các em lớn lên sẽ không nhớ về quá khứ của mình cũng như thuận tiện cho việc hoàn thiện giới. Trong khi để các em đến tuổi đến trường là sẽ rất bất tiện cho các em từ việc sinh hoạt vui chơi, thậm chí cả việc các em đi vệ sinh.

Có thể phẫu thuật chuyển giới hoàn toàn khi đứa trẻ 4 tháng tuổi. Với những bệnh nhân được “trả lại” giới tính kịp thời, không những thoát khỏi mặc cảm tâm lý mà sau này, hoàn toàn có thể thực hiện được chức năng sinh sản.

Với những bệnh nhân điều trị muộn, sẽ không có khả năng sinh con và quá trình chữa trị cũng phức tạp, tốn kém.


- Việc xác định lại giới có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ người bệnh không?

- Về sức khoẻ thì không có gì thay đổi, nếu biết mà làm kịp thời khi trẻ lớn lên hoàn thiện về giới thì vẫn có thể sinh đẻ bình thường. Vì khi đó là nam vẫn đầy đủ bộ phận làm việc đó và nữ cũng vậy!


- Bằng cách nào có thể nhận biết được trẻ mắc bệnh về giới, thưa bà?

- Hiện nay trên thế giới, tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh và bệnh lý di truyền về giới tính là 1/10.000-1/15.000 trẻ sơ sinh sống sau đẻ. Ở VN, tuy chưa tiến hành chương trình sàng lọc sơ sinh trên diện rộng, nhưng tại Khoa Nội tiết- Chuyển hoá- Di truyền của Bệnh viện Nhi TƯ, hàng năm có khoảng 50 bệnh nhân mới được chẩn đoán, tuổi từ 1-18 tuổi trên khắp mọi miền đất nước. Các bệnh nhân được chia thành 2 diện: Thể kinh điển (chiếm 75-80% trẻ bị bệnh) và thể không kinh điển.

Ở thể thứ nhất, khi sinh ra, trẻ gái có dấu hiệu bộ phận sinh dục ngoài bất thường, phì đại âm vật… Còn trẻ trai bộ phận sinh dục ngoài có thể hoàn toàn bình thường. Thậm chí cơ thể trẻ lại rơi vào tình trạng dậy thì sớm nhưng tinh hoàn lại không phát triển.
http://a3.vietbao.vn/images/vn75/suc-khoe/75170771-153962_Sosinh8-tb.jpg
Xác định lại giới nên làm khi trẻ còn nhỏ.

Ở thể thứ hai, là những trường hợp nhẹ, không có triệu chứng sau đẻ hoặc triệu chứng kín đáo và phát triển từ từ. Với trẻ gái xuất hiện kinh nguyệt thất thường, mất kinh, không phát triển tuyến vú. Trẻ trai kiểu hình bình thường nhưng có thể bị giảm khả năng sinh sản.

- Để tìm ra chính xác về giới thì các bước bệnh viện làm như thế nào thưa bà?

- Thông thường, khi thăm khám thấy bệnh nhân có biểu hiện bên ngoài “mơ hồ” về giới tính, các bác sỹ nội tiết sẽ chỉ định chẩn đoán giới bằng các xét nghiệm nhiễm sắc thể, gene biệt hoá rồi siêu âm hoặc chụp CT ổ bụng để xác định các tuyến sinh dục bất thường.

Có được những kết quả xét nghiệm này, các bác sỹ Nội tiết và Ngoại khoa sẽ hội chẩn để tìm ra nguyên nhân lầm lẫn giới tính, sau đó sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa hay nội khoa (giữ nguyên bộ phận sinh dục nhưng phải dùng thuốc điều trị) cho bệnh nhân. Việc can thiệp ngoại khoa để chuyển sang giới nữ thường đơn giản hơn từ nữ chuyển thành nam.

- Bà có thể cho biết một ca xác định lại giới giá tiền khoảng bao nhiêu?

- Xác định lại giới đã có quy định rồi, kiểm tra TDF giá 100.000 đồng, kiểm tra dịch lượng giá cũng chỉ 150.000 đồng và xác định nhiễm sắc thể giá 300.000đ.

Nhưng để hoàn thiện các bước thăm khám và điều trị như trên, dự kiến một ca điều trị ngoại khoa chuyển đổi giới tính sẽ có giá khoảng 20 triệu đồng.

Cả nước có 7.000 người có nhu cầu

- Là một trong những bệnh viện sẽ trực tiếp thực hiện xác định lại giới, về con người cũng như trang thiết bị có gì khó khăn không, thưa bà?


- Không có gì khó khăn cho chúng tôi! Về trang thiết bị tôi thiết nghĩ có tiền là sẽ mua được, còn đội ngũ y bác sĩ thì Bệnh viện Nhi Trung ương là một trong những bệnh viện lớn nhất hiện nay về việc xác định lại giới, chúng tôi có một đội ngũ y bác sĩ về việc này.

Bệnh viện Nhi TƯ đã chẩn đoán bệnh lý về giới tính cho 357 bệnh nhân (tỷ lệ 50% là nữ và 50% là nam). Trong số đó, 100 bệnh nhân đã được trở về giới nữ (không cần điều trị chuyển đổi) và một trường hợp bệnh nhân phải phẫu thuật chuyển sang nam nhưng hiện vẫn đang chờ Nghị định hướng dẫn thi hành. Đó là minh chứng cho đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện.

- Theo bà thì địa phương nào là nơi có số bệnh nhân cần xác định giới nhiều nhất?

- Trước khi xây dựng Nghị định, một cuộc khảo sát về nhu cầu xác định lại giới tính do các cơ quan chức năng tiến hành đã cho kết quả, Hà Nội và TP.HCM là hai địa phương có số người muốn chuyển đổi nhiều nhất.

Tính trung bình, cứ 10.000 người thì có một 1 người có nhu cầu “tìm lại” giới. Ước tính, cả nước hiện có khoảng 7.000 người đang có nhu cầu chuyển giới.

- Xin cảm ơn bà!


(Lê Thanh thực hiện)


Cha mẹ nên làm gì khi phát hiện con đồng tính?

Các bậc phụ huynh nên hiểu rằng người đồng tính cũng như những người bình thường khác về mặt thể chất, tinh thần.

Cả khu phố K. vẫn còn bàng hoàng vì cái chết không rõ nguyên nhân của cô bé T. Cuộc sống gia đình khó khăn, bố mẹ thường xuyên cãi vã, rồi chia tay, T. ở với người bố khá nghiêm khắc và cứng rắn. Một thân, ông cặm cụi nuôi con gái trưởng thành.

Sau khi con đỗ đại học, ông chạy vạy lo tiền nong đưa nó lên thành phố ở trọ. Để yên tâm, cuối tuần nào ông khăn gói lên thăm, mang thực phẩm tiếp tế.

Nghỉ hè, T. dẫn bạn học về nhà chơi. Ông bố mừng con có bạn có bè. Ông cũng chỉ căn dặn: “Hai đứa phải bảo ban nhau mà học”.

Thế rồi có hôm để quên tập tài liệu ở nhà, tranh thủ giờ nghỉ trưa về lấy, bước qua phòng con, ông sững sờ khi chứng kiến cảnh nó đang ôm hôn đứa bạn gái...

Mất hết bình tĩnh, ông to tiếng, cấm bạn của con đến chơi, yêu cầu hai đứa cắt đứt quan hệ. T. bị bố nhốt trong nhà. Ông bố khổ sở không dám tâm sự cùng ai, sợ ảnh hưởng đến danh tiếng gia đình.

Áp lực lớn đè trên vai, T. không ăn không ngủ. Những lời nói như đâm vào tim của bố đã đẩy em vào con đường không còn lối thoát. T. uống thuốc tự tử trong sự đau đớn tột cùng của người cha.

Nỗi niềm cha mẹ


Mỗi đứa trẻ sinh ra là một niềm vui, hạnh phúc của cha mẹ. Ai nhìn con khôn lớn cũng ước mong nó sẽ trở thành người có tài, gây dựng gia đình sau này phụng dưỡng cha mẹ.

Cái sự thật trớ trêu khi thằng con trai không biết yêu con gái, hay đứa con gái lại có tình cảm với bạn cùng giới sẽ khiến cha mẹ đau lòng. Đây là cú sốc đối với các bậc sinh thành.

Họ vì thế thường rơi vào trạng thái hoang mang, lo sợ, nghĩ con mắc bệnh, chạy vạy tìm cách “chữa trị” hoặc dằn vặt tự trách mình.

Cha mẹ nên làm gì?

Các bậc phụ huynh nên hiểu rằng người đồng tính cũng như những người bình thường khác về mặt thể chất, tinh thần. Họ vẫn học tập, làm việc, và giao tiếp, chỉ khác mọi người ở xu hướng tình dục.

Đồng tính luyến ái không phải căn bệnh di truyền, nội tiết, thần kinh, không do hoàn cảnh môi trường gây ra. Nó không là bệnh mắc phải, mà là một khuynh hướng tự nhiên của con người không thể thay đổi.

Sinh con và nuôi con, cha mẹ là những người hiểu và thông cảm cho con mình nhất. Khi biết chuyện, cha mẹ cần bình tĩnh, đừng quá nóng vội trách móc kẻo dẫn đến những hậu quả đáng tiếc

Về phần con bạn, hãy tin rằng đứa con ấy cũng chịu một sức ép lớn vì mình “không giống ai”, vì lo sợ phản ứng của người thân và dư luận khi biết rõ sự thật. Lúc này, bố mẹ là chỗ dựa tinh thần vững chãi cho con.

Hãy chia sẻ tâm tư tình cảm của con, để hiểu thêm về con. Hiểu biết về đồng tính là điều cần thiết. Hiểu rồi bạn sẽ bớt hoang mang. Có thể gặp gỡ các chuyên gia tư vấn tâm lý, các nhà chuyên môn để biết thêm thông tin hữu ích về hiện tượng đồng tính, từ đó tìm ra cách ứng xử phù hợp.

Theo Dân trí

(ST)



cko mik hoi nu dong tinh co biu hien ra sao zay tai mik co 1 co pan gai noi mik co biu hien cua nguoi dong tinh
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
Gửi hỏi đáp - bình luận