Có khi nào bạn lưỡng lự trước một quả chuối đã bắt đầu xuất hiện đốm đen và không biết có nên ăn chúng hay không? Thực tế, mỗi giai đoạn chín của chuối lại có những thay đổi về hàm lượng dinh dưỡng khác nhau.
Chuối càng chín càng ngọt, bởi vì một loại enzyme có trong chuối đã chuyển hóa tinh bột thành đường và giúp dễ dàng tiêu hóa hơn.
Theo một số nghiên cứu của Nhật Bản thì hàm lượng các vitamin và khoáng chất bị giảm đi khi chuối chín, vì thế bạn cần bảo quản trong tủ lạnh để hạn chế quá trình “lão hóa” của chuối.
uy nhiên, mỗi mức độ chín của chuối lại có những ưu nhược điểm riêng mà những người có các bệnh liên quan đến tiểu đường, béo phì, hệ tiêu hóa,... cần lựa chọn độ chín phù hợp.
Chuối chưa chín (Từ 1 đến 3): Theo báo cáo của One Green Planet, chuối chưa chín có lượng tinh bột cao hơn và lượng đường thấp so với chuối chín rục. Thêm vào đó, có rất nhiều lợi khuẩn probiotic được sản sinh ra giúp hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, ngăn chặn khả năng bám dính của các tác nhân gây bệnh và giảm lượng chất độc của chúng trên biểu mô ruột.
Do hàm lượng tinh bột cao nên chuối chưa chín khiến bạn no nhanh hơn nhưng nếu ăn nhiều sẽ có thể dẫn đến đầy hơi, khó tiêu.
Chuối đã chín (Từ 4 đến 7): Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện ra một sự thú vị về chuối: Khi chuối chín bắt đầu xuất hiện những đốm đen trên vỏ, chúng lại sản sinh ra một chất TNF (Tumor Necrosis Factor) là một chất có thể chống lại tế bào ung thư. Hơn nữa, ăn một quả chuối có đốm đen lại có hiệu quả gấp 8 lần trong việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể so với chuối xanh.
Vì hàm lượng tinh bột được chuyển hóa thành đường, do đó những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 hoặc người muốn hạn chế lượng đường vào cơ thể nên hạn chế ăn chuối chín rục. Ngoài ra, chuối chín có thể bị mất một số chất dinh dưỡng nhưng khả năng chống oxy hóa lại tăng. Tận dụng lợi thế đó, chị em thường dùng mặt trong của vỏ chuối chín chà xát lên mặt để có một làn da khỏe mạnh.
Theo Yan.vn