8 gia vị chống ung thư hiệu quả có sẵn trong nhà mà bạn không biết
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: loại rau "nặng mùi" này có chứa các chất bảo vệ tế bào rất hiệu quả và có chức năng chống oxy hóa gốc tự do, giúp giảm nhẹ hoặc tránh gây tổn thương chức năng giữa màng tế bào và gen.
Lưu ý: Ngay cả khi sở hữu nhiều công dụng thần kỳ, nhưng hẹ vẫn là loại rau chứa rất nhiều các chất xơ thô và không dễ tiêu hóa. Để tránh tình trạng khó tiêu, đau bụng, chúng ta không nên ăn quá nhiều rau hẹ cùng một lúc. Những người có tiền sử mắc các bệnh về đường tiêu hóa càng không nên ăn rau hẹ vào buổi tối để tránh việc gia tăng áp lực cho dạ dày.
Nhờ việc sở hữu các thành phần hóa học như trên, hành tây có công dụng phòng và chữa bệnh ung thư. Chưa dừng lại ở đó, loại củ này còn rất giàu quercetin và selen – hai chất có tác dụng chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ mắc ung thư đồng thời tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Lưu ý: Hành tây chống chỉ định dùng với những người đang mắc các bệnh gan, thận, mắt, các bệnh ngoài da và bệnh mạn tính về đường tiêu hóa. Loại củ này còn chứa các chất glycosid có ảnh hưởng nhất định tới các hoạt động của tim. Do đó, những đối tượng có tiền sử mắc bệnh tim cũng nên hạn chế việc ăn hành. Mặc dù là nguyên liệu thơm ngon, bổ dưỡng và dễ kết hợp, nhưng hành tây đặc biệt kiêng kỵ với mật ông, rong biển, cá và tôm.
Nhiều nghiên cứu khác về sức khỏe cũng đã khẳng định: tỏi có khả năng chống ung thư nhờ tinh dầu trong loại củ này dễ bay hơi và tan trong chất béo, có thể kích hoạt các đại thực bào, cải thiện khả năng chống ung thư của cơ thể.
Lưu ý: Tỏi tuy tốt, nhưng có tính cay nóng đặc trưng, không thích hợp với những người mắc bệnh về mắt, người bị nóng trong, hư tỳ, đi tả hoặc các đối tượng có tiền sử mắc bệnh gan. Đặc biệt, tỏi không thích hợp ăn lúc đói, cũng không nên để quá lâu. Cần hạn chế nấu chín tỏi để tránh hao hút chất dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh của loại củ này