Hiện tượng nổi mụn ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị ho uống thuốc gì
Kháng sinh là một vũ khí lợi hại để chữa các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, chúng ta cần thấy hết những phản ứng và tác phụ của nó đối với người bệnh nhất là đối với trẻ em.
Trẻ nhỏ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Nhiều cháu được được cứu sống nhờ có các loại thuốc kháng sinh. Song không vì thế mà lạm dụng, ngược lại, phải hết sức thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh cho trẻ nhỏ, bởi khi mới sinh ra, nhiều cơ quan trong cơ thể của trẻ chưa phát triển đầy đủ, chức năng hoạt động của các cơ quan cũng chưa hoàn chỉnh. Thuốc đưa vào cơ thể bất cứ đường nào như uống, tiêm, bôi ngoài da... đều được hấp thụ, chuyển hoá ở gan và đào thải qua thận trong khi chức năng của gan và thận ở trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ còn rất yếu, do đó khả năng thải trừ thuốc chậm hơn nhiều so với người lớn và trẻ lớn. Vì vậy thuốc dễ bị tích tụ trong cơ thể từ đó gây ra ngộ đốc nhất là khi trẻ dùng thuốc kéo dài. Thuốc vào cơ thể sẽ gắn với protêin trong huyết tương và đẩy bilirubin ra, làm tăng bilirubin trong máu gây nên hiện tượng vàng da. ở trẻ nhỏ, sự phân phối kháng sinh trong cơ thể cũng khác người lớn vì tỷ lệ nước trong cơ thể trẻ nhiều hơn, do đó liều lượng, cách dùng thuốc phải rất thận trọng.
Những thuốc kháng sinh cần đặc biệt thận trọng khi dùng cho trẻ nhỏ:
Clotamphenicol: có thể gây "hội chứng xanh xám" cho trẻ sơ sinh nhất là trẻ đẻ non. Ðứa trẻ bị xanh tái dần rồi truỵ tim mạch và chét. Cloramphenicol còn gây ngộ độc cho tuỷ xương, nếu dùng kéo dài có thể gây suy tuỷ, thiếu máu không hồi phục.
Tetraxycin: không nên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 8 tuổi vì thuốc này làm chậm phát triển của xương, làm cho răng vàng nâu vĩnh viễn. Tetraxyclin còn làm căng thóp ở trẻ sơ sinh.
Kháng sinh nhóm aminozit như streptomycin, gentamycin dùng cho trẻ sơ sinh dễ gây điếc. Các loại sulfonamid như bactrim, không nên dùng cho trẻ nhỏ vì dễ gây vàng da và độc với thận. Các thuốc kháng sinh: negram nitrofurantoin, rifamixin cũng không nên dùng cho trẻ nhỏ vì có thể gây vàng da, nhiễm độc cho gan.
Về cách đưa thuốc kháng sinh vào cơ thể cũng phải hết sức thận trọng: nên dùng đường uống, hoặc tiêm tĩnh mạch nếu có chỉ định của thầy thuốc. Ðối với trẻ nhỏ không nên tiêm bắp vì làm trẻ đau và đặc biệt là dễ gây xơ cứng cơ làm cho trẻ bị tàn tật.
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại do đó không nên cho rằng người lớn dùng nhiều thì trẻ em dùng ít. Cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên có một số kháng sinh không được dùng cho trẻ em. Khi trẻ bị ốm, nhất thiết phải khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế, không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh hoặc điều trị theo sự mách bảo của những người không có chuyên môn.
Hiện nay ở nước ta đang có tình trạng cho trẻ dùng kháng sinh bừa bãi. Không chỉ có một số không ít bậc phụ huynh tự ý mua kháng sinh cho trẻ không đúng thuốc, không đủ liều mà còn có một số y bác sĩ điều trị kháng sinh không đúng, cho trẻ dùng kháng sinh theo kiểu “bao vây”, đưa đến việc nhiều kháng sinh thông dụng hiện nay đã bị đề kháng.
Các kháng sinh tỏ ra hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trước đây như: ampicillin, amoxicillin, cephalexin, erythromycin...nay đã bị lờn gần như rất ít có tác dụng.
Theo kết quả nghiên cứu về điều trị nhiễm khuẩn ở một số khoa nhi hoặc bệnh viện nhi ở nước ta, trẻ bị viêm phế quản, phổi được cho sử dụng kháng sinh thông dụng không khỏi, khi trở nặng phải nhập viện chiếm tỉ lệ khá cao.
* Vì sao phải thận trọng khi cho trẻ dùng kháng sinh?
Kháng sinh là tên chung chỉ nhóm thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt các mầm bệnh gọi là vi khuẩn. Vì vậy thường chỉ dùng kháng sinh khi bị bệnh nhiễm khuẩn. Tất cả kháng sinh khi dùng đều có thể gây tai biến. Kháng sinh được ví như con dao hai lưỡi. Một lưỡi là thuốc điều trị hiệu quả bệnh nhiễm khuẩn, lưỡi kia gây tác dụng có hại (như gây dị ứng có khi chết người, gây tiêu chảy do loạn khuẩn đường ruột, gây hiện tượng lờn thuốc kháng sinh...).
Riêng đối với trẻ, do cơ quan liên quan đến việc hô hấp, chuyển hóa và đào thải thuốc chưa phát triển hoàn chỉnh, khả năng gây tai biến ở trẻ so với người lớn càng tăng lên gấp bội. Đó là lý do phải xem trẻ em là đối tượng đặc biệt, phải rất thận trọng khi cho trẻ dùng kháng sinh.
Để tránh tai biến cho trẻ khi dùng kháng sinh, các bậc cha mẹ không tự tiện mua kháng sinh cho trẻ dùng mà nên dành quyền chỉ định kháng sinh cho bác sĩ. Ở nhiều nước trên thế giới chỉ có thể mua kháng sinh ở nhà thuốc khi có đơn thuốc của bác sĩ.
* Sốt, cảm cúm không được dùng ngay kháng sinh.
Một số bệnh nhiễm khuẩn thường có triệu chứng sốt, nhưng không phải tất cả các trường hợp sốt đều do nhiễm khuẩn. Chẳng hạn, trẻ có thể bị sốt do mọc răng hay cảm nắng. Do vậy đừng vội cho trẻ dùng kháng sinh mà trước tiên tìm cách hạ nhiệt bằng paracetamol hay đắp trán, lau mình bằng khăn nhúng nước mát. Còn đối với cảm cúm là do siêu vi (còn gọi là virút) gây ra, kháng sinh không có tác dụng chữa trị. Sau 2-3 ngày, triệu chứng không đỡ thì nên đưa trẻ đến bác sĩ khám bệnh (nếu nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết thì đưa trẻ khám bác sĩ sớm hơn). Phụ huynh không nên đến nhà thuốc tìm cách mua kháng sinh cho trẻ uống.
* Trẻ bị ho, sổ mũi, viêm mũi, viêm hầu họng là phải dùng kháng sinh?
Đối với những trẻ bị viêm mũi, viêm hầu họng, nếu chỉ bị nhiễm siêu vi và chưa có biến chứng thì dùng kháng sinh không những không tác dụng mà có thể còn gây tình trạng đề kháng kháng sinh về sau. Trong trường hợp này, nếu trẻ bị sốt chỉ nên cho dùng thuốc hạ nhiệt, kèm theo hút sạch mũi, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% (mua ở nhà thuốc). Trẻ bị ho có thể cho uống mật ong pha chanh, tắc trong dăm ngày. Nếu sau vài ba ngày mà triệu chứng không đỡ, hoặc sớm hơn nhưng nghi ngờ bị nhiễm khuẩn nên cho trẻ đi khám bác sĩ để được định bệnh chính xác và chỉ định dùng kháng sinh khi cần thiết.
Sợ biến chứng viêm phổi khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp nên nhiều người vội cho bé uống kháng sinh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy nó không có tác dụng phòng biến chứng mà còn gây tác dụng không mong muốn như: dị ứng, tiêu chảy...
Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)cho biết, việc sử dụng kháng sinh khi không cần thiết còn làm gia tăng các vi khuẩn kháng thuốc, khi trẻ bị bệnh cần dùng kháng sinh thì sẽ rất khó chữa trị. Khi đó phải dùng các loại kháng sinh đắt tiền hơn, nhưng vẫn có trường hợp thất bại.
Đây là một thực trạng đáng báo động. Lấy ví dụ với phế cầu khuẩn S.pneumoniae có thể gây viêm mũi-họng, viêm tai giữa, viêm xoang ở trẻ. Một nghiên cứu gần đây tại huyện Ba Vì, Hà Nội cho thấy, có đến 95% chủng trong số hơn 400 chủng của khuẩn này đã đề kháng với ít nhất 1 loại kháng sinh và chỉ có duy nhất 1 chủng nhạy cảm với tất cả các loại kháng sinh. Trong số này có nhiều loại kháng sinh thông dụng như: tetracycline, ampicillin, cefotaxime, ciprofloxacin...
Trẻ nhỏ rất hay bị ho, sốt, chảy nước mũi, đau họng..., tuy nhiên không phải lúc nào thuốc kháng sinh cũng có tác dụng. Ảnh: N.P. |
Vì thế, điều quan trọng là phải dùng kháng sinh đúng nhóm bệnh. Dưới đây là một số lời khuyên của phó giáo sư Dũng về việc dùng kháng sinh cho trẻ:
1. Viêm mũi họng cấp hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên vị trí không xác định
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do virus, thuốc kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng. Vì vậy, cha mẹ không nên cho trẻ dùng kháng sinh trong trường hợp này.
Việc điều trị chủ yếu là điều trị các triệu chứng như: hạ sốt, thuốc ho, thuốc sổ mũi... Bệnh thường tự khỏi sau 3-7 ngày.
2. Viêm họng, viêm amidan cấp do liên cầu
Để chẩn đoán chính xác viêm họng do liên cầu phải làm xét nghiệm cấy nhớt họng hoặc các test chẩn đoán nhanh. Tuy nhiên, thực tế không phải trẻ nào bị viêm họng cũng có thể lấy dịch họng để xét nghiệm tìm liên cầu được. Theo Tổ chức Y tế Thế giới cần nghĩ đến viêm họng do liên cầu ở trẻ khi có ít nhất các dấu hiệu sau: họng đỏ, amidan sưng, có chất xuất tiết trắng và sưng đau hạch cổ.
Ngoài ra còn có thể có thêm một số triệu chứng khác như: đau họng, sốt, đau đầu, chấm xuất huyết nhỏ ở vòm. Nếu chỉ có họng đỏ không thôi thì thường là viêm họng do virus.
Trẻ bị viêm họng do liên cầu cần được điều trị đúng và đủ liều kháng sinh để phòng biến chứng thấp khớp cấp có thể ảnh hưởng đến tim, sau này rất khó chữa.
3. Viêm tai giữa cấp
Nguyên nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn và cả virus- chiếm 40-75%. Đây là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ.
Kháng sinh được chỉ định dùng trong một số trường hợp sau:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi
- Trẻ 6 tháng đến 2 tuổi: Dùng kháng sinh nếu chẩn đoán chắc chắn và nếu chẩn đoán không chắc chắn nhưng bệnh nặng.
- Trẻ trên 2 tuổi: Dùng kháng sinh nếu chẩn đoán chắc chắn và bệnh nặng.
- Các trường hợp khác: Điều trị triệu chứng và theo dõi sau 2 ngày nếu bệnh không đỡ mới dùng kháng sinh.
4. Viêm mũi xoang cấp do vi khuẩn
Biểu hiện thường gặp của bệnh là: chảy mũi, tắc mũi, ho về ban ngày, thường không đỡ sau 10 ngày hoặc bệnh nặng hơn với các biểu hiện như: sốt, chảy mũi mủ, đau ở vùng xoang trên mặt sau 5-7 ngày.
Trừ azithromycyn có thể dùng 3-5 ngày, còn những loại kháng sinh khác dùng ít nhất 10 ngày, dài nhất có thể tới 4 tuần. Thời gian dùng kháng sinh phụ thuộc vào thời gian hết các triệu chứng và cộng thêm 1 tuần sau khi hết triệu chứng.
Thuốc kháng sinh dạng bột được đóng gói hoặc đóng chai dùng để pha thành dung dịch uống là một dạng bào chế thường dùng cho trẻ em. Khi cho trẻ uống thuốc, phụ huynh cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi pha thuốc bột cho trẻ em
Cách pha thuốc dạng bột thông dụng nhất là dùng bột thuốc để pha với nước đun sôi để nguội. Tỷ lệ thuốc và nước pha như thế nào cần phải đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì.
Trước khi pha thuốc, phụ huynh cần rửa tay thật sạch và chuẩn bị một cốc nước đun sôi để nguội, để tránh nhiễm khuẩn vào dung dịch thuốc sắp pha. Dụng cụ pha thuốc (thìa, cốc) cũng cần phải sạch sẽ.
Đối với thuốc kháng sinh dạng bột đóng gói: các phụ huynh pha thuốc với một ít nước nguội. Tháo gói thuốc bằng cách cắt một bên để đổ thuốc ra cốc. Cần lấy kéo cắt hoặc xé bao cẩn thận tránh làm thuốc rơi ra ngoài. Chú ý bao gói thường làm bằng loại vật liệu chống ẩm nên rất dai, nếu xé bằng tay phải cẩn thận.
Thông thường những thuốc này đã được bào chế trong thành phần có vị ngọt dễ uống. Tuy nhiên, không nên pha thêm đường hoặc các chất làm ngọt khác vì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt tính của thuốc, nhất là với những thuốc dễ bị ảnh hưởng của độ pH. Thuốc bột kháng sinh đóng gói chỉ pha đủ uống mỗi lần theo liều quy định.
Đối với thuốc dạng bột đóng chai: các phụ huynh phải đọc kỹ tờ hướng dẫn pha thuốc có trong chai. Trên chai có vạch mũi tên hướng dẫn in màu để dễ nhận biết hoặc vạch ngang để giới hạn mực nước khi pha. Thoạt đầu cần cho một ít nước vào chai, đậy nắp và lắc kỹ để hòa tan bột thuốc, sau đó thêm nước đến vạch quy định trên chai, lắc mạnh cho bột thuốc tan hết hoặc toàn bộ dung dịch đồng nhất rồi cho trẻ uống theo hướng dẫn về số thìa hoặc số mililit.
Có hai loại kháng sinh dạng bột pha uống: hay dùng cho trẻ em là cefuroxime 125mg/5ml và azithromycin 200mg/5ml. Thông thường đi kèm với chai thuốc cefuroxime có một cốc đo bằng nhựa có vạch chỉ vị trí 20ml. Phụ huynh thêm nước đến vạch này sau đó cho vào chai. Đậy nắp, dốc ngược chai và lắc mạnh (trong 15 giây).
Đối với kháng sinh azithromycin 200mg/5ml, phụ huynh phải chuẩn bị 9ml nước (có thể đong bằng ống tiêm có sẵn trong hộp thuốc) cho vào chai thuốc, lắc đều. Phụ huynh tiếp tục cho trẻ uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc cách dùng thuốc ghi trên đơn thuốc có kèm theo hộp thuốc. Lắc đều chai trước mỗi lần cho trẻ uống thuốc để tránh tình trạng thuốc lắng xuống phía dưới. Sau khi pha thuốc, nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng thuốc chỉ sử dụng được trong vòng 7 ngày, nếu bảo quản trong tủ lạnh thì có thể dùng trong vòng 14 ngày sau khi pha.
Những lưu ý: các dạng bào chế thuốc kháng sinh dạng bột dùng để pha uống có rất nhiều loại và cũng thường được các thầy thuốc kê đơn cho phụ huynh mua về cho trẻ uống tại nhà. Vì vậy khi dùng thuốc cần tuân theo quy định về liều lượng, cách sử dụng để tránh tai biến và cách bảo quản để tránh làm hỏng thuốc. Đối với trẻ đã lớn cũng không nên để trẻ tự rót thuốc uống, người lớn phải trực tiếp cho trẻ uống với sự giám sát chặt chẽ để tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra.
Hiện nay dùng kháng sinh chưa đúng và chưa hợp lý một phần do người dân mua kháng sinh còn tùy tiện, đặc biệt là dùng thuốc kháng sinh đối với trẻ em. Sử dụng kháng sinh không đúng ở trẻ em sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu cho trẻ.
Dùng kháng sinh cho trẻ luôn phải lưu ý, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Chúng ta biết rằng đặc điểm sinh lý của trẻ hoàn toàn khác với người trưởng thành, do đó việc dùng thuốc nói chung và thuốc kháng sinh nói riêng cho trẻ không giống như người lớn.
Tại sao phải dùng kháng sinh?
Kháng sinh bao gồm nhiều nhóm khác nhau, cơ chế tác dụng của từng nhóm lên vi khuẩn cũng khác nhau. Tuy vậy trong mỗi một nhóm kháng sinh có nhiều loại biệt dược cùng chung cơ chế tác dụng lên vi khuẩn nhưng đôi khi tác dụng không mong muốn lại không giống nhau. Muốn sử dụng một loại kháng sinh nào đó người bác sĩ khám bệnh phải biết được kháng sinh đó thuộc nhóm nào, cơ chế tác dụng của chúng ra sao (tác dụng chính và tác dụng không mong muốn - tác dụng phụ), đặc biệt khi muốn kết hợp kháng sinh.
Mặt khác liều lượng, hàm lượng của thuốc kháng sinh dùng cho trẻ cũng hoàn toàn khác so với người lớn. Vai trò của kháng sinh đã được xác định rõ là chỉ dùng trong các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi nấm. Kháng sinh còn được dùng để phòng các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây thành dịch. Người ta cũng có thể dùng kháng sinh trước và sau phẫu thuật để phòng nhiễm trùng bệnh viện. Nếu dùng kháng sinh đúng, hợp lý thì bệnh sẽ chóng khỏi nhưng ngược lại khi dùng kháng sinh không hợp lý, không đúng thì sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ em.
Dùng kháng sinh cho trẻ như thế nào?
Tự ý mua kháng sinh không cần đơn thuốc của bác sĩ rất nguy hiểm cho người dùng, nhất là trẻ em. Hầu hết mọi người đều biết kháng sinh là một loại thuốc cực kỳ hữu hiệu dùng để cứu sống trẻ mỗi khi mắc bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây nên nhưng không vì thế mà lạm dụng. Hiện tượng tự mua thuốc kháng sinh để điều trị cho trẻ dù không biết thuốc đó là thuốc gì, nhóm nào, tác dụng ra sao và cũng không biết trẻ đang mắc bệnh gì, nghĩa là người mẹ thấy con mình có ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc hơi sốt (người mẹ cảm nhận được do tự phán đoán) là cho dùng kháng sinh. Việc dùng kháng sinh như vậy thì bệnh không những không khỏi mà có khi còn nặng thêm và đặc biệt nguy hiểm nếu trẻ uống quá liều hoặc bị dị ứng thuốc. Một số thuốc kháng sinh không được dùng cho trẻ nhỏ, nếu cứ tự động mua cho trẻ dùng thì sẽ lợi bất cập hại như chloramphenicol sẽ gây hội chứng xanh xám ở trẻ sơ sinh và nếu dùng kéo dài có thể gây ngộ độc cho tuỷ xương là cơ quan tạo máu. Hoặc tetracyclin không được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 8 tuổi. Kháng sinh nhóm aminozid như streptomycin, gentamycin nếu dùng cho trẻ sơ sinh có thể gây điếc. Hoặc việc dùng thuốc nhóm quinolon cũng phải hết sức cảnh giác với trẻ em, nhất là trẻ nhỏ do ảnh hưởng đến quá trình phát triển của sụn xương. Vì vậy muốn biết trẻ có nên dùng thuốc kháng sinh hay không và dùng loại nào thì nhất thiết phải có ý kiến của bác sĩ, nhất là bác sĩ chuyên khoa nhi. Chỉ dùng kháng sinh cho trẻ khi bác sĩ thấy trẻ có các triệu chứng lâm sàng nhiễm khuẩn nghi do vi khuẩn (hoặc vi nấm), ví dụ có dấu hiệu viêm nhiễm như sưng, nóng, đỏ, đau trong một số bệnh viêm cơ, áp-xe cơ hoặc trong các bệnh về đường hô hấp (viêm phế quản - phổi...), trong các bệnh về tai, mũi, họng như VA, amidan, viêm tai... hoặc mắc bệnh do virut nhưng có bội nhiễm thêm vi khuẩn như viêm phế quản sau sởi, nhiễm trùng da do thủy đậu. Ở các cơ sở y tế có điều kiện thì bác sĩ còn cho xét nghiệm xem là trẻ mắc bệnh do vi khuẩn gì và thực hiện kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh thích hợp. Khi bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân và chẩn đoán chắc chắn trẻ có mắc bệnh nhiễm khuẩn thì bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể dùng thuốc kháng sinh gì, mỗi ngày dùng bao nhiêu là đủ, thuốc đó dùng bằng cách nào (uống, tiêm hay đặt hậu môn). Khi đã có đơn của bác sĩ, người mẹ cần tuân thủ dùng đúng chỉ định, tuyệt đối không tự ý đổi tên thuốc (việc này có thể gặp ở một số quầy thuốc tư nhân, dược tá muốn bán được loại thuốc mình có cho nên cứ tư vấn theo hướng đó để bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân mua thuốc của mình bất chấp người bệnh đã có đơn của bác sĩ). Trường hợp sử dụng kháng sinh không hoặc kém hiệu quả như do vi khuẩn đã kháng lại thuốc kháng sinh hoặc loại thuốc đó không phù hợp như uống vào buồn nôn, thậm chí bị dị ứng thì trước tiên phải ngừng ngay, không tiếp tục cho trẻ uống loại thuốc đó nữa và báo ngay cho bác sĩ đó khám bệnh và kê đơn biết để được thầy thuốc tư vấn và có hướng xử lý thích hợp.
Triệu chứng bệnh viêm họng cấp ở trẻ em |
Hiện nay việc dùng kháng sinh ở nước ta chưa đi vào nề nếp, dùng chưa đúng và chưa hợp lý, đặc biệt là đối với trẻ em. Khi nào phải dùng kháng sinh luôn là một bài toán ngay đối với chính các thầy thuốc, nhất là khi quyết định ấy dành cho trẻ em bởi nếu sự lựa chọn không chính xác sẽ gây hại cho trẻ không chỉ hiện tại mà cả tương lai sau này.
Bên cạnh việc dùng thuốc, cần chăm sóc trẻ chu đáo.
|
Kháng sinh là một loại dược phẩm mục đích chính trong việc sử dụng kháng sinh là diệt vi khuẩn (vi nấm) để chống bệnh nhiễm trùng hoặc với mục đích phòng các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây thành dịch hoặc dùng kháng sinh trong phẫu thuật để phòng nhiễm trùng bệnh viện. Nếu dùng kháng sinh đúng, hợp lý sẽ rất có lợi cho người bệnh nhưng ngược lại khi dùng kháng sinh không hợp lý, không đúng thì tai họa khôn lường. Bởi vì cơ thể con người có nhiều khả năng kỳ diệu như khả năng tự phòng vệ, tự điều chỉnh, tự hồi phục, tự chọn lọc để tiếp nhận những điều có lợi và loại trừ những tác nhân ngoại lai làm bất lợi cho cơ thể. Dùng kháng sinh là hình thức hỗ trợ một cách đắc lực cho cơ thể chống lại tác nhân gây nhiễm trùng, cụ thể là vi khuẩn hoặc vi nấm chứ không phải tác nhân gây nhiễm trùng là virut, như trong bệnh viêm gan virut, sởi, thủy đậu, HIV/AIDS, Herpes... Trừ trường hợp bị nhiễm trùng bởi virut nhưng có bội nhiễm thêm vi khuẩn (viêm phế quản - phổi sau cúm, thủy đậu gây nhiễm trùng da...) thì mới cần dùng đến kháng sinh. Để biết khi nào nên sử dụng kháng sinh cho trẻ cần hiểu rõ kháng sinh.
Kháng sinh là gì?
Kháng sinh là một chất mà ngay ở nồng độ thấp nhất cũng có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn (vi nấm). Kháng sinh có nhiều nhóm khác nhau, trong mỗi nhóm có nhiều loại biệt dược, vì vậy khi muốn sử dụng một loại kháng sinh nào đó người thầy thuốc phải biết được kháng sinh đó thuộc nhóm nào, nhất là khi muốn kết hợp kháng sinh (nên lưu ý là không kết hợp kháng sinh trong cùng một nhóm). Người ta tạm phân chia thành 7 nhóm kháng sinh chính và một số nhóm phụ khác trên cơ sở dựa vào cơ chế tác dụng của chúng lên vi khuẩn hoặc vi nấm. Các nhóm kháng sinh đó là: nhóm beta - lactam (bao gồm phân nhóm penicillin và cephalosporin), nhóm aminoside, nhóm phenicol, nhóm lincosamie, nhóm macrolide, nhóm tetracyclin, nhóm kháng sinh chống nấm và một số nhóm phụ khác như nhóm quinolone, nhóm nitroimidazole, các dẫn xuất của sulfanilamide và các glycopeptide.
Khi nào thì dùng kháng sinh cho trẻ?
Hiện nay vẫn còn có hiện tượng tự mua thuốc để điều trị cho trẻ cho dù không biết trẻ bị bệnh gì, nghĩa là người mẹ cứ thấy con mình ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc hơi sốt (thậm chí người mẹ cũng không cặp nhiệt độ để đo nhiệt độ cho trẻ mà chỉ phỏng đoán hoặc sờ vào trán con rồi nghĩ là cháu có sốt mà thôi). Vì vậy muốn biết trẻ có nên dùng thuốc kháng sinh hay không nhất thiết phải có ý kiến của bác sĩ, nếu có điều kiện đi khám bác sĩ chuyên khoa nhi thì càng tốt. Chỉ dùng kháng sinh cho trẻ khi bác sĩ thấy cháu có các triệu chứng lâm sàng về nhiễm trùng nghi do vi khuẩn (hoặc vi nấm), ví dụ có dấu hiệu viêm nhiễm như sưng, nóng, đỏ, đau trong một số bệnh viêm cơ, áp-xe cơ hoặc trong các bệnh về đường hô hấp (viêm phế quản - phổi...), trong các bệnh về tai, mũi, họng như VA, amidan, viêm tai... hoặc mắc bệnh do virut nhưng có bội nhiễm thêm vi khuẩn như viêm phế quản sau sởi, nhiễm trùng da do thủy đậu. Ngoài các triệu chứng lâm sàng thì một số chỉ số về cận lâm sàng cũng đóng góp một cách đáng kể giúp thầy thuốc lâm sàng chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn một cách chính xác hơn để có hướng dùng kháng sinh hay khôngví dụ như tốc độ lắng máu, chỉ số bạch cầu trung tính, tiểu cầu hoặc cấy máu tìm vi khuẩn trong các trường hợp nghi nhiễm trùng huyết do vi khuẩn (vi nấm). Khi bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân và chẩn đoán chắc chắn trẻ có mắc bệnh nhiễm khuẩn thì lúc đó bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể dùng thuốc kháng sinh gì, mỗi ngày dùng bao nhiêu là đủ, thuốc đó dùng bằng cách nào (uống, tiêm hay đặt hậu môn...). Khi đã có đơn của bác sĩ người mẹ cần tuân thủ dùng đúng chỉ định, tuyệt đối không tự ý đổi tên thuốc (việc này có thể gặp ở một số quầy thuốc tư nhân, dược tá muốn bán được loại thuốc mình có cho nên cứ tư vấn theo hướng đó để bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân mua thuốc của mình bất chấp người bệnh đã có đơn của bác sĩ). Để đề phòng trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh không hiệu quả hoặc hiệu quả kém bởi một lý do nào đó, ví dụ vi khuẩn đã kháng lại thuốc kháng sinh đó chẳng hạn hoặc loại thuốc đó không phù hợp như uống vào buồn nôn, thậm chí bị dị ứng... thì cần đến gặp lại bác sĩ đã khám và kê đơn để được tư vấn thêm và có hướng xử lý thích hợp. Tuyệt đối không tự tiện đổi thuốc.
Thuốc kháng sinh có hại cho sức khỏe trẻ em và cả người lớn vì có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn giúp chống lại nhiễm trùng. Lạm dụng kháng sinh là 'tiếp tay' cho các siêu vi khuẩn và nhiều loại bệnh. Do đó, để con trẻ phát triển khỏe mạnh nhất cả về trí lực và thể lực, cha mẹ có thể điều trị một số 'bệnh' phổ biến của chúng bằng những 'kháng sinh' tự nhiên dưới đây.
1. Sáp ong
Sáp ong thường được ví như 'bác sĩ thiên nhiên' (Ảnh:Internet)
Sáp ong là một trong những 'kháng sinh' tự nhiên tốt nhất cho trẻ, thường được ví như 'bác sĩ thiên nhiên', thậm chí ở Nga, sáp ong được gọi là penicillin Nga và được sử dụng rộng rãi ở đất nước này.
Nhiều bác sĩ công nhận sáp ong là phương thuốc tốt, giúp chữa lành các bệnh nhiễm trùng và tăng khả năng miễn dịch cho trẻ. Vị thuốc này còn kháng khuẩn, chống vi khuẩn có hại hiệu quả mà không tiêu diệt những vi khuẩn có lợi.
Sáp ong chứa nhiều vitamin A, các acid béo no và không no. Sáp ong có thể dùng để điều trị cảm lạnh, đau cổ họng, xoang, sốt, virus đường ruột, viêm phế quản, nhiễm trùng tai, đau đầu hay bị côn trùng đốt... Nó cũng kích thích hệ miễn dịch và giúp hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.
Lưu ý: Cho trẻ dùng sáp ong, liều lượng bằng 1/2 liều lượng của người lớn.
2. Dầu Oliu
Dầu Oliu có tác dụng kháng khuẩn tốt (Ảnh: Internet)
Cây Oliu được mệnh danh là “giống cây của thánh thần”. Lá và dầu Oliu có tác dụng kháng khuẩn tốt, chữa lành nhanh các vết nhiễm trùng, ngăn chặn virus sinh sôi và lây lan trong cơ thể. Uống dầu Oliu trị cảm lạnh, cảm cúm, cải thiện hệ miễn dịch... Đặc biệt, dầu Oliu hiệu quả trong việc làm lành các vết xước, vết cắt, bỏng hay phát ban.
Theo True Parenting, đau mắt đỏ - một bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ em do vi khuẩn và virus gây ra có thể được trị tận gốc bằng dầu Oliu.
3. Mật ong và quế
Mật ong và quế có tác dụng tăng sức đề kháng. (Ảnh: Internet)
Mật ong + quế là 'kháng sinh' tự nhiên cực tốt cho trẻ mà không có tác dụng phụ. Bài thuốc này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng, giúp trẻ chống lại nhiều vi trùng, vi khuẩn cúm và các bệnh khác.
Mật ong
Mật ong nguyên chất đã được sử dụng điều trị các vấn đề về hô hấp, ho, viêm họng cũng như các bệnh nhiễm trùng da rất hiệu quả.
Một nhà khoa học tại Tây Ban Nha đã chứng minh rằng, trong mật ong có chứa một chất thiên nhiên có khả năng tiêu diệt được các mầm siêu vi của bệnh cảm cúm.
Lưu ý: Trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong vì đường ruột của bé còn non nớt.
Quế
Quế có tính kháng khuẩn mạnh, hữu ích trong việc điều trị tiêu chảy, ký sinh trùng đường ruột, cảm lạnh, cúm, bệnh hô hấp, nhiễm nấm và viêm da. Đặc biệt có tác dụng trong việc giảm rối loạn đường tiêu hóa và nhiễm trùng bàng quang, tăng cường hoạt động của não...
Sử dụng bài thuốc mật ong + quế như thế nào?
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Hàng ngày sử dụng mật ong và bột quế để tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus tấn công. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng mật ong có chứa vitamin và sắt với số lượng lớn. Liên tục sử dụng mật ong sẽ tăng cường corpuscles máu trắng để chống lại vi khuẩn và các bệnh do virus gây ra.
Cảm lạnh
Trẻ em hoặc người lớn bị cảm lạnh thông thường hoặc cảm nặng nên dùng một muỗng canh mật ong ấm với 1/4 muỗng bột quế hàng ngày, trong 3 ngày. Quá trình này sẽ chữa bệnh ho mãn tính, cảm lạnh, và kể cả các bệnh xoang.
Giảm nhiễm trùng da
Trộn mật ong và bột quế (liều lượng bằng nhau) và bôi lên da để chữa trị nấm ngoài da, eczema và tất cả các loại nhiễm trùng da rất hiệu quả.
Giảm hơi thở hôi
Dân Nam Mỹ, súc miệng với một muỗng cà phê mật ong và bột quế trộn lẫn trong nước nóng vào buổi sáng, do đó, hơi thở của họ luôn mát mẻ trong suốt cả ngày.
Sữa mẹ có thể hàm chứa khoảng 1% lượng thuốc người mẹ đã dùng trong ngày, với một số chất có thể lên đến 5%. Hàm lượng này hoàn toàn có thể gây ra tác dụng dược lý đối với bé đang bú mẹ, nếu không cân nhắc kỹ sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé. Trong trường hợp người mẹ bắt buộc phải dùng thuốc thì nên cho trẻ tạm ngừng bú một thời gian và nuôi trẻ bằng các loại sữa dinh dưỡng dành riêng cho bé. Tuy nhiên, vẫn phải duy trì bầu sữa mẹ để khi ngừng thuốc trẻ lại được tiếp tục bú mẹ.
Nhiều loại thuốc có thể qua sữa nhưng vì có nồng độ thấp nên chưa đủ gây phản ứng có hại cho bé. Tuy nhiên, không vì thế mà coi thường việc chọn các loại thuốc đối với người mẹ đang cho con bú. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc khi đang cho con bú, người mẹ cần uống thuốc sau khi cho con bú 15 phút và cách ít nhất 4 giờ sau mới lại cho trẻ bú lần tiếp theo. Làm như vậy sẽ giảm được mức thấp nhất nồng độ thuốc trong sữa mẹ.
Sự đào thải thuốc qua sữa mẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: liều dùng, số lần sử dụng thuốc trong ngày, đường đưa thuốc vào cơ thể, thời gian thải của thuốc trong huyết tương mẹ. Ngoài ra còn phụ thuộc vào sinh lý tuyến vú, lưu lượng máu ở vú mẹ, thời điểm căng sữa và độ pH của sữa mẹ.
Các thuốc ức chế thần kinh trung ương như thuốc ngủ làm ảnh hưởng lớn đến thần kinh của trẻ. Mẹ đang cho con bú mà sử dụng thuốc ngủ thì bé cũng bị ảnh hưởng như trẻ chậm tăng cân, hay ngủ li bì, gây nguy hiểm đến tính mạng vì hệ thần kinh của bé chưa hoàn chỉnh. Nếu mẹ đang cho con bú mà uống thuốc tetracyclin thì trẻ bú mẹ lớn lên men răng bị vàng và chậm lớn. Bên cạnh đó, nếu sử dụng các thuốc có iod sẽ làm ảnh hưởng xấu đến chức năng tuyến giáp.
Các chất kích thích như rượu, thuốc lá, thuốc lào và thuốc phiện đều lưu lại nồng độ cao trong sữa mẹ, vì thế người mẹ phải tránh xa không được dùng trong thời gian đang cho con bú.
Các loại thuốc tránh thai cũng rất có hại cho bé. Nếu người mẹ dùng loại thuốc này thì con bú mẹ sẽ bị những rối loạn ở hệ sinh dục, chẳng hạn bộ ngực sẽ to ra và xương bị cốt hóa nhanh. Các loại thuốc kháng sinh thông thường như cephalosporin, ampicilin, amoxilin... cũng nên tránh nhằm đề phòng trẻ bị dị ứng do quá mẫn cảm với thuốc và tuyệt đối không dùng cloramphenicol (clorocid) vì sẽ gây suy tủy cho bé. Thuốc kháng sinh nhóm sulfamid như biseptol, trimazol... gây các tai biến về máu, làm vàng da, ảnh hưởng đến não của trẻ.
Khi đang cho con bú, người mẹ tuyệt đối không tự ý dùng bất cứ một loại thuốc gì. Nếu người mẹ bắt buộc phải dùng thuốc thì phải có chỉ định chặt chẽ của thầy thuốc để hạn chế đến mức thấp nhất những phản ứng không mong muốn của thuốc đối với trẻ.
Chăm sóc trẻ sơ sinh
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông
Chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh
Chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh
(ST).