Dùng thuốc kháng sinh khi mang thai thế nào cho đúng

Khi mắc bệnh nhiễm khuẩn, phụ nữ có thai vẫn cần dùng đến kháng sinh và trong trường hợp này, cần quan tâm đến tác dụng của thuốc lên cả mẹ lẫn bào thai, nhất là phải biết rõ mức độ độc hại và nguy cơ gây quái thai của thuốc.

Ảnh hưởng của thuốc lên thai nhi

1. 2 tuần đầu của thai kỳ: Độc tính của thuốc có thể làm phôi bào chết hay để lại di chứng.

2. Trong thời kỳ phôi (75 ngày): Các cơ quan được hình thành, các tế bào đang nhân lên mạnh nên rất nhạy cảm với thuốc. Do ít cảnh giác, người mẹ hay tự ý dùng thuốc để chữa các triệu chứng như mất ngủ, buồn nôn, nhức đầu. Điều này rất nguy hiểm, vì dễ gây quái thai.

3. Thời kỳ trưởng thành và hoàn thiện: Các cơ quan của thai tuy ít nhạy cảm hơn nhưng cũng bị tác động của thuốc, có thể gây ngộ độc thai.

4. Giai đoạn cuối thai kỳ: Từ tháng 6, thai bắt đầu tự chủ nhưng gan chưa đủ khả năng chuyển hóa thuốc, thận chưa có chức năng thải thuốc nên thuốc vẫn có thể gây độc hại cho thai.

Như thế, thuốc có hại đến sự phát triển của bào thai, giai đoạn 3 tháng đầu có thể gây quái thai. Đặc biệt là từ tuần lễ thứ 3 đến tuần lễ thứ 11 của thai, không có loại thuốc nào được coi là chắc chắn cho thai nhi. Vì thế trong 3 tháng đầu của thai kỳ nên tránh dùng thuốc. Khi cần dùng, nên cân nhắc giữa lợi ích chữa bệnh cho mẹ và nguy cơ gây cho thai, nên chọn thuốc đã quen dùng, liều lượng thấp (trong giới hạn điều trị có hiệu quả).

Theo tài liệu của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), nguy cơ dùng thuốc trong thai kỳ được chia làm 5 mức A, B, C, D, X. Trong đó chú ý đến mức độ D và X. Mức độ D có bằng chứng liên quan đến nguy cơ ở thai nhi nhưng do lợi ích mang lại nên việc sử dụng trong thai kỳ có thể được chấp thuận, bất chấp nguy cơ (như cần thiết phải dùng thuốc trong tình huống đe dọa tính mạng hoặc trong một căn bệnh trầm trọng mà các thuốc an toàn khác không thể sử dụng hoặc không hiệu quả), ví dụ: Diazepam: Uống, tiêm, trực tràng). Mức độ X: Chống chỉ định dùng thuốc này ở phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai (thí dụ: Ergotamin dùng dưới lưỡi, uống và trực tràng).

Các loại thuốc thường dùng

1. Amoxicilin: Là kháng sinh nhóm beta lactam. Phân loại thai kỳ giới tính: B

Thời kỳ mang thai: Chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết trong thời gian có thai. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng về tác dụng có hại cho thai nhi khi người mang thai dùng thuốc.

2. Ampicilin: Kháng sinh nhóm betalactam (phân nhóm Penicillin A) phân loại thai kỳ giới tính: B.

Thời kỳ mang thai: Không có phản ứng có hại đối với thai nhi.

3. Benzathin penicillin G: Kháng sinh họ beta lactam (nhóm penicillin phân loại thai kỳ giới tính: B).

Thời kỳ mang thai: Chưa thấy có nguy cơ hại cho thai nhi.

4. Benzylpenicilin: Kháng sinh nhóm beta lactam: Phân loại thai kỳ giới tính: B.

Thời kỳ mang thai: Không thấy khuyết tật hoặc tác dụng có hại đến bào thai. Chỉ dùng cho người mang thai khi thật cần.

5. Augmentin

Thời kỳ mang thai: Nên tránh dùng trong thai kỳ, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

6. Clamoxyl: Phân loại thai kỳ giới tính: B.

Thời kỳ mang thai: Tránh dùng trong thai kỳ, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

7. Oxacilin: Phân loại thai kỳ giới tính: B.

Thời kỳ mang thai: Sử dụng cho người mang thai không thấy tác dụng có hại trên thai.

8. Cloxacilin: Phân loại thai kỳ giới tính: B.

Thời kỳ mang thai: Chỉ nên dùng khi thật cần thiết.

9. Unasyn: Kháng khuẩn toàn thân (Ampicillin và Sulbactam).

Thời kỳ mang thai: Nghiên cứu trên thí nghi���m không có tác hại cho thai, tuy nhiên cần thận trọng vì chưa xác định được tính an toàn.

10. Phenoxymethyl peni-cilin: Kháng sinh nhóm beta lactam.

Thời kỳ mang thai: Không thấy có nguy cơ gây hại cho người mang thai.

Các thuốc cephalosporin

1. Cefixi (Cefixime thế hệ 3). Phân loại thai kỳ giới tính: B.

Thời kỳ mang thai: Chỉ sử dụng thuốc khi lợi ích điều trị cao hơn nguy cơ xảy ra trong điều trị.

2. Cefaclor (thế hệ 2) phân loại thai kỳ giới tính: B.

Thời kỳ mang thai: Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết vì chưa có tài liệu nghiên cứu đầy đủ.

3. Zinnat (Cefuroxime: Thế hệ 2) phân loại thai kỳ giới tính: B.

Thời kỳ mang thai: Tuy không có bằng chứng thử nghiệm có tác dụng gây bệnh trên phôi hay sinh quái thai, nhưng nên cẩn thận, chỉ nên dùng trong những tháng đầu của thai kỳ.

4. Bestum-Fortum (Cefta-zidime: Thế hệ 3): Phân loại thai kỳ giới tính: B.

Thời kỳ mang thai: Nên dùng cẩn thận trong những tháng đầu của thai kỳ.

5. Biodroxil (Cefadroxil) thế hệ 1 Phân loại thai kỳ giới tính: B.

Thời kỳ mang thai: Chưa có xác định tính an toàn trong thai kỳ, chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết, tuy chưa có thông báo về tác dụng có hại cho thai nhi.

6. Cephalexin (thế hệ thứ 1) phân loại thai kỳ giới tính: B.

Thời kỳ mang thai: Chỉ nên dùng khi thật cần thiết (nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ).

7. Cedine (cefradin: thế hệ thứ 1) phân loại thai kỳ giới tính: B.

Thời kỳ mang thai: Dùng an toàn cho người mang thai.

8. Cedax (ceftibuten) thế hệ thứ 3: Phân loại thai kỳ giới tính: B.

Thời kỳ mang thai: Cần cân nhắc giữa lợi ích cho người mẹ và nguy cơ với thai để quyết định dùng thuốc.

9. Cefaperazone (cefoperazon) thế hệ thứ 3: Phân loại thai kỳ giới tính: B.

Thời kỳ mang thai: Chỉ nên dùng khi thật cần thiết.

10. Cefaxone (Ceftriazone) thế hệ thứ 3: Phân loại thai kỳ giới tính: B.

Thời kỳ mang thai: Chỉ nên dùng khi thật cần thiết.

11. Cefazolin (thế hệ 1) phân loại thai kỳ giới tính: B. Bột pha tiêm 1g.

Thời kỳ mang thai: Chỉ nên dùng khi thật cần thiết.

12. Cefotaxim (thế hệ 3) phân loại thai kỳ giới tính: B.

Thời kỳ mang thai: Tính an toàn chưa được xác định, tuy nhiên nghiên cứu thấy thuốc không sinh quái thai hay có độc tính với thai nhi. Chỉ nên dùng nếu thật cần thiết.

13. Cefpodoxim (thế hệ thứ 3) phân loại thai kỳ.

Thời kỳ mang thai: Dùng an toàn cho người mang thai.

14. Maxipime (Cefpime) thế hệ thứ 4: Phân loại thai kỳ giới tính: B.

Thời kỳ mang thai: Có thể dùng được nhưng phải cân nhắc kỹ lợi hại cho người mẹ và thai nhi trước khi chỉ định dùng.

Nhóm Macrolid

1. Erythromycin: Phân loại thai kỳ giới tính: B.

Thời kỳ mang thai: Không được dùng dạng thuốc Erythromycin estolat.

2. Spiramycin (Rovamycin) phân loại thai kỳ giới tính: C

Thời kỳ mang thai: Thuốc không gây tai biến khi dùng.

3. Roxithromycin: Phân loại thai kỳ giới tính.

Thời kỳ mang thai: Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết (tuy không có tài liệu hướng dẫn).

4. Clarithromycin: Phân loại thai kỳ giới tính: C

Thời kỳ mang thai: Chỉ dùng khi thật cần thiết và có sự theo dõi chặt chẽ (nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ).

5. Azithromycin: Phân loại thai kỳ giới tính: B

Thời kỳ mang thai: Chỉ nên sử dụng Azithomycin khi không có các thuốc thích hợp khác.

6. Lincomycin: Phân loại thai kỳ giới tính: B

Thời kỳ mang thai: Licomycin chưa có thông báo gây ra khuyết tật bẩm sinh, trẻ sinh ra đều chưa thấy ảnh hưởng gì.

7. Clindanmycin (Dalacin C) thuốc uống.

Dalacin: Dùng ngoài chữa mụn trứng cá.

Thời kỳ mang thai: Chỉ dùng Clindamycin khi thật cần thiết.

Kháng sinh chống chỉ định

1. Chloramphenicol (tifo-mycin-thiophenicol)

2. Erythromycin estolat

3. Các Quinolon: Ciprofloxacin, Norfloxacin, Ofloxacin, Moxifloxacin (Avelox) Pefloxacin (Peflacin), Gatifloxacin (TeQuin), Levofloxacin (Tavanic), Nalixidic acid, Lomefloxacin (Okacin).

4. Các Tetraxyclin

Doxycyclin, Tetrayclin

5. Bactrin

Kháng sinh dùng hết sức thận trọng

Các Aminosid: Neomycin, Sheptomycin, Kanamycin, specti-nomycin, Gentamycin, Amikacin, Tobramycin, Augmentin, Impenem, Nitrofurantoin, Rifampicin, Claventin (Ticarcilin), Ethambutol, Isoniazid, Pyrazinamid, Aciclovir, Zidovudin.


Thuốc kháng sinh có an toàn với thai phụ? Không thể có đáp án chung cho câu hỏi này bởi một số loại kháng sinh an toàn cho cả quá trình mang thai, số khác lại ảnh hưởng tới sự phát triển của bé và số khác nữa ở giữa 2 loại trên.



 

Khi một loại thuốc rơi vào nhóm nguy hiểm, đó là bởi vì không có đủ thông tin sử dụng an toàn hay những nguy cơ tiềm ẩn mà từ đó, người dùng phải cân nhắc những tác dụng phụ của nó khi sử dụng để điều trị.

Nói cách khác, nếu bị ốm nặng và thuốc kháng sinh là giải pháp duy nhất giúp chữa bệnh thì bạn cần phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ mặc dù nó có thể gây nguy cơ cho thai nhi. Trong một số trường hợp, không điều trị bệnh còn ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé trong bụng hơn là cho bé tiếp xúc sớm với kháng sinh.

Hơn nữa, như bất kỳ loại thuốc nào, sự an toàn của kháng sinh không chỉ phụ thuộc và thành phần thuốc mà còn là liều lượng, uống trong bao lâu và thời điểm uống đang mang thai tháng thứ mấy.

Về việc sử dụng kháng sinh, do có rất nhiều loại, nhiều cách sử dụng nên không thể liệt kê chúng ra đây. Nhưng các loại kháng sinh phổ biến được coi là an toàn cho giai đoạn mang thai gồm penicillin (chẳng hạn như amoxicillin và ampicillin), cephalosporins (chẳng hạn như cephalexin), và erythromycin.

Một số chuyên gia nghi ngờ rằng loại thuốc metronidazole (dùng trong điều trị viêm phụ khoa, chẳng hạn như nấm trichomoniasis và vi khuẩn cũng như các loại viêm nhiễm khác) gây khiếm khuyết thai nhi. Nghiên cứu mới nhất chưa thấy sự liên quan này và nó vẫn được cho là an toàn trong hầu hết các trường hợp.

Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiểu hoặc nếu viêm tới thận, bác sĩ điều trị có thể kê nitrofurantoin (tên thương mại là Macrodantin hay Macrobid) cho bà bầu để ngăn ngừa những viêm nhiễm khác. Bạn nên ngừng uống thuốc này ở khoảng tuần 36 (hay ngừng ngay lập tức nếu có biểu hiện chuyển dạ sớm) bởi vì có 1 nguy cơ nhỏ là nó sẽ phá hủy tế bào hồng cầu trong hệ mạch thai nhi nếu bạn uống nó quá gần với thời điểm chuyển dạ.

Trimethoprim là thành phần có mặt trong các loại thuốc trị nhiễm trùng đường tiểu, với cái tên thương mại như Bactrim, Septra. Trimethoprim không phải là một lựa chọn tốt cho giai đoạn thai kỳ vì nó ngăn cản sự hoạt động của axit folic. Axit folic rất cần cho giai đoạn mang thai vì giúp giảm thiểu nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và các khuyết tật bẩm sinh khác.

Nếu không có lựa chọn nào khác và phải uống loại thuốc chứa trimethoprim, thì cần uống bổ sung thêm vitamin dành cho bà bầu. Nghiên cứu cho thấy uống bổ sung axit folic với liều ít nhất 400mg (vitamin dành cho bà bầu thường chứa gấp đôi lượng chất này) thì có thể vượt qua được hàng rào trimethoprim.

Kháng sinh mà bạn nên tránh trong suốt giai đoạn thai kỳ gồm streptomycin (dùng để điều trị nhiễm khuẩn phổi) vì có thể gây điếc ở trẻ; và tetracycline (gồm minocycline, oxytetracycline và doxycycline), dùng để điều trị mụn và các viêm nhiễm đường hô hấp. Nếu uống tetracycline ở giai đoạn thai kỳ thứ 2, 3, nó sẽ phá hủy men răng của thai nhi.

Hỏi: Ngày thứ 3 của chu kỳ, em có đặt thuốc trị viêm lộ tuyến 10 ngày và uống 3 vỉ thuốc Azithromycin 500mg USP (3 vỉ = 9 viên), đến ngày thứ 14 của chu kỳ, vợ chồng em có quan hệ. Đến nay em đã chậm kinh và thử có 2 vạch. Vậy em xin hỏi, thuốc Azithromycin là thuốc kháng sinh, nếu em đã có thai thì uống thuốc này có ảnh hưởng đến thai nhi không? Em rất mong nhận được câu trả lời sớm của Toà soạn, vì giờ em đang rất lo lắng.
Nguyen-Tho dth
Trả lời: Nếu bạn uống thuốc trước khi quan hệ 1 ngày thì không ảnh hưởng vì sau 24h thuốc đã bị đào thải qua nước tiểu rồi. Trong khi có thai nếu có sử dụng thuốc thì có ảnh hưởng và cần theo dõi sự phát triển của thai qua siêu âm và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh.

---

Hỏi: Cháu không biết có thai nên lúc tháng đầu cháu có uống 1 liều thuốc đau răng cũng có chất kháng sinh. Liệu cháu bé có bị làm sao không? Nhưng cháu đi siêu âm thì thai nhi vẫn phát triển bình thường và khoẻ mạnh.

Giang

Trả lời: Bạn không nói rõ thuốc kháng sinh đó tên là gì nên khó trả lời bạn chính xác. Tốt nhất nên mang đơn thuốc cho bác sĩ xem ở lần khám thai tiếp theo. Bạn cũng nên làm các xét nghiệm và kiểm tra sàng lọc trước sinh để đảm bảo thai kỳ an toàn.

---

Hỏi: Ngày 27/7 là ngày kinh cuối của em, em có uống thuốc đau dạ dày trong vòng 7 ngày (xét nghiệm HP âm tính) mỗi ngày 2 liều tổng cộng là 60 viên. Thuốc có ghi chống chỉ định với phụ nữ có thai. Em uống đến ngày 2/8 thì dừng, sau đó em có uống nghệ pha mật ong vào buổi sáng (mỗi lần một muỗng canh) giờ em đã thử que và phát hiện có thai. Vậy bác sĩ cho em hỏi uống thuốc nhiều như vậy có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ?
Hoangthikimlien

Trả lời: Bạn không nói rõ tính đến hiện tại thai bạn được bao nhiêu tuần nên cũng khó có thể đưa ra lời khuyên chính xác. Về mức độ ảnh hưởng của thuốc đến thai nhi có thể là có, tuy nhiên bạn nên tiếp tục theo dõi bằng siêu âm. Tuần 12 đi kiểm tra khoảng sáng sau gáy, tuần 15-18 đi làm xét nghiệm tripple test để sàng lọc trước sinh, tuần 18, 22 khảo sát hình thái thai nhi.

---

Hỏi: Em tiêm vắc xin HPV tứ giá, đã được 2 mũi. Mũi thứ nhất là ngày 13/3, mũi thứ 2 em tiêm vào ngày 13 tháng 5 còn mũi cuối đúng hẹn là 13/9. Vì lý do địa lý xa em chưa thể tiêm đúng 13/9 thì chậm bao nhiêu ngày thì được thưa bác sĩ. Em đang rất gấp rút và lo lắng vì sợ không kịp.

Yến Hoàng
Trả lời: Bạn có thể chậm khoảng 1 tháng nhưng không nên để quá 1 tháng.
Sốt trong 3 tháng đầu mang thai
Dấu hiệu có thai sớm nhất
Khoẻ mạnh khi mang thai
Tình dục khi mang thai
Tư thế quan hệ khi mang thai


(ST).

Bác sĩ cho em hỏi, 2 tuần đầu khi mang thai em có uống 1 viên thuốc Stada Trimetazidin 200mg, liệu em bé có bị ảnh hưởng gì không ạ? Cảm ơn bác sĩ. Hiện nay thai đã được hơn 3 tuần rồi ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Em mang thai 26 tuan. Di xet nghiem nuoc tieu,ket qua la duong 1cong, bac sy bao e mac hoi chung co the tien san giat, ke.thuoc cefadroxil uong trong 5 ngay. E muon biet thuoc nay co thuc su tot cho.thai nhi ko.bac sy. E co nen uong ko?
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
Em bj viem ju khoa e di kkham bs co cho thuoc aficin.flagyl.aziithromycin.flotaxime.trong thoi gian uong thuoc e co bau ko bit e dang lo lang ko bit thuoc co anh huong j toi thaj nhj ko hien tai em be da duoc 7tuan rui elo lang wa vi la e da bi say thai 2lan rui
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
em da bi say thai 2 lan nen lan nay tot nhat em nen nhap vien de kiem tra noi tiet va neu can dieu tri noi tiet de dam bao an toan cho thai nhi nhe chuc em co duoc nhoc nhu y
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
BS cho em hỏi: vợ chồng em quan hệ vào ngày 16/2. trong ngày hôm đấy em bị lên lẹo mắt và e đã uống thuốc kháng sinh vào trong và 2 ngày liên tiếp sau đó là BRUDOXIL (Cefadroxil Capsules USP 500mg) và Alpha chymotrypsin glomed chống sưng và viêm nhiễm mắt. ngày 19/2 e có uống 1 viên chống say tàu xe vinova. Và bây giờ e đi khám thi đã có thai. bác sĩ cho e hỏi e uống thuốc khi mới quan hệ đó thì thai có bị ảnh hưởng nhiều ko ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
em mang thai tuần thứ tư bác sĩ chỉ định uống aumentan 1g ng uống 2 lần liệu có ảnh hương nh đến bé k ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
em vua tiem thuoc seftriasol (1 lo) gentamycin(1 ong) pirocicam(1 ong)trong vong 5 ngay ma trong thoi gia do em khong biet minh co thai chac cung duoc 1 tuan vay em xin hoi lieu em tiem nhu vay co anh huong gi khong mong bac si tu van giup em
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
em co thai duoc 9 tuan thai thai bi doa say em di vien duoc tiem va uong thuoc thi khong bi chay mau nua nhung 1 tuan sau bi ra mau den da may ngay roi .di tram ho tiem cefotaxime-1000.ho cho 6 lo nhung em so anh huong toi thai nen tiem duoc 1 mui em khong dam tiem nua.
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
E mang Thai duoc 16 tuan, e bi sot cao do viem hong va ho rat nhieu, e da phai dung thuoc pamin va amoxicilin da 5 ngay roi ma e van chua het ho, e ho ca ngay lan dem nen khong biet phai lam the nao. E uong thuoc vay co anh huong gi den thai nhi khong a? Xin bac si tra loi giup e, e cam on!
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
ko nen uong vi se anh huong den em be, phai den benh vien kham
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
neu dng thuoc nhieu se anh huong den em pe it nhieu, vi the chi han che dung thuoc la tot.
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
em thu que len 2 vach nhung mo thi biet minh bi viem tai giua buoc phai dung khang sinh bac si ke don uong thuoc cefixime lieu co anh huong den thai nhi ko xin bac si cho em loi khuyen?
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
em đang mang thai ở tháng thứ 7 nhưng lại bị sốt cao 38 độ kèm theo ho, hắt hơi, sổ mũi. em có tiêm kháng sinh. theo bác sỹ thai nhi có ảnh hưởng không?
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
Ban ko noi la ban tiem loai ks nao nen ko the tra loi giup ban. Vi tren thuc the co nhung loai ks ma khi mang thai ban co the dung va cung co nhung loai ko nen ban ah
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Thưa bác sỹ, em đang có thai 23 tuần tuổi, làm xét nghiệm dịch âm đạo và xét nghiệm nước tiểu bị viêm nấm âm đạo và viêm đường tiết niệu, bác sỹ kê đơn Cafadroxil 500mg uống 4 viên / 1 ngày trong 5 ngày, Clotrinazole 500mg đặt 2 viên cách nhau 5 ngày, Diflucan 150mg uống 5 viên / 5 ngày kèm thuốc bột để ngâm.Theo em đọc trên mạng thì Clotrinazole 500mg đặt 1 viên duy nhất và Diflucan 150mg uống 1 viên duy nhất cho đợt điều trị,Vậy cho em hỏi liều lượng bác sỹ kê cho em có quá liều không và có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ?Mong bác sỹ trả lời sớm cho em vì em đang rất hoang mang.Em xin cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
Chào bạn! Bác sĩ kê đơn không ai muốn giết bệnh nhân cả.nếu cảm thấy quá liều bạn có thể thắc mắc, hoặc giảm lượng thuốc đi mà
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
tôi mang thai tuần thứ 12, tôi bị nhiễm trùng đường tiểu, bs kê đơn cefrimini 200mg uốngtrong 5 ngày, vậy có ảnh hưởng đến thai nhi khong, tôi uống dược 2 ngày rồi, tôi lo quá. Nước tiểu tôi hơi đục chứ không có triệu chứng gì cả. Xin cám ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
Chào chị! Khi khám và kê đơn thuốc chị có nói với bác sĩ việc chị có thai không?khi bác sĩ đã kê đơn cho chị thì không ảnh hưởng nhé, còn nếu có bất cứ dấu hiệu lạ chị có thể đi khám lại ngay.Nếu chị cảm thấy quá lo lắng có thể đi kiểm tra lại để chắc chắn nhé
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
E co thai duoc 8tuan nhung luc thai ki duoc khoang 3tuan e di sieu am bac si chua phat hien ra va van ke don thuoc da day gom: Lasoprazole 30mg, Metronidazol 250mg, Clarythromycin 500mg uong 5ngay lien tiep. E dang lo lang khong biet dung thuoc nhu vay co anh huong den thai nhi khong.
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Bạn thân mến! Thông thường bác sĩ cấp thuốc và uống thuốc ít nhiều ảnh hưởng nhưng không bác sĩ nào lại cấp thuốc để bạn giết con mình cả
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Thưa Bác sĩ,Tôi bị trễ kinh hơn 10 ngày,hôm nay ngày 27/5/2013 thử thì biết có thai,trước đây vào ngày 13/5/2013 Tôi bị bênh trĩ nội độ 1,và Viêm Loét hành tá tràng 2 măt ,do lúc đó không biết mình có thai ,nên tôi đi khám va uốn thuốc theo đơn của bác sĩ,gồm các loại thuôc la;1 Lansoprazole Cápules,2 Opeclari(Clarithromycin500),3 Amoxicillin Capsules BP,Và thuốc trĩ nội daflon 500mg,đến nay thì uốn hết đơt thuốc và phát hiện mình mang thai 6 tuần,tôi rât lo buồn không biết phải xử lý thế nào, cac thuôc tôi uốn có gây tác hại đến bào thai hay không,tôi rất mong được những lời khuyên,va biêt rõ sư tác hại của thuốc như thế nào lên thai nhi.tôi đang rât hoang mang mong được sự giup đỡ kịp thời,tôi chân thành cám ơn.........hiên tôi đã ngưng uốn thuôc vì lo sợ.....
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Chào chị! Chị cũng đừng lo lắng quá mà tốt nhất là đến khám bác sĩ thường xuyên để được kiểm tra tình hình bệnh tật và sự phát triển của thai nhi.Chị dùng thuốc nhưng không có dấu hiệu gì bất thường thì là không sao rồi mà
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
em mới mổ ruột thừa được 1 tuần.vì khi mổ em đang có thai 7 tuần nên bs cho em mổ phanh ạ. sau khi mổ thì hàng ngày vẫn tiêm truyền cho em các loại thuốc sau: Ringerlactat, HTN 10%, perfalgan 1g, korixone 1g, metheonidajal o,5 g. Xin hỏi bác sỹ những thuốc này và thuốc kháng sinh khi mổ cho em có gây hại gì cho thai nhi hay ko?em xin cảm ơn rất nhiều
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
Trong lúc quan hệ ngày giữa chu kì e có dùng metronidazol 250g 1 ngày 2 liều mỗi liều 2 viên liên tiếp 5 ngày. Cho e hỏi nếu có thai thì có bị ảnh hưởng đến thai nhi không ạ.
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
Chống chỉ đinh của thuốc này là: Không dùng thuốc đồng thời với rượu, không dùng thuốc cho phụ nữ có thai (đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ) và nên ngừng cho con bú khi điều trị bằng metronidazol. Trước hết bạn cần biết mình có thai không đã nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
bac sy cho chau hoi voi ,chau co thai duoc 4tuan nhu chau ko biet chau da uong khang sinh noroxin400mg uong het 14 vien ,ilieu em be cua chau co bi sao ko a ,chau rat mong bac sy cho chau biet voi a ,chau cam on a
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
Nói chung việc dùng norfloxacin trong thời gian mang thai chưa thấy có những biểu hiện tăng nguy cơ dị dạng bẩm sinh. Tuy vậy cũng không thể loại trừ nguyên nhân có liên quan đến một số khuyết tật của thai nhi. Không chỉ định norfloxacin cho người mang thai vì có các thuốc khác an toàn hơn. Vì vậy bạn cũng không nên quá lo lắng. Cầm đơn thuốc đến bác sĩ để xin tư vấn thêm nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích
em sach kinh ngay 31/6 nhung em van dung thuoc flagyl sau 10 ngay thi em ngung khong dung nua den ngay 7/8 thi em phat hien co thai. Vay xin hoi thuoc co anh huong gi den thai nhi khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Bạn cho biết bạn có thai khi bạn đã ngưng thuốc hay vẫn dùng thuốc. Nếu đã ngưng thì không sao đâu bạn ạ. Chúc mừng nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích
E co thai duoc 15 tuan e di kham va set nghiem nuoc tieu va mau thi bac si bao la e bi hong cau cao len cho e uong khang sinh zinnat 125mg uong tong cong 20vien trong suot qua trinh mang thai e bi dau nua dau lien tiep lieu co sao ko a.
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Không có bằng chứng thử nghiệm nào cho thấy céfuroxime axetil có tác dụng gây bệnh phôi hay sinh quái thai. Tuy nhiên, cũng như với tất cả các thuốc khác, nên cẩn thận khi dùng trong những tháng đầu của thai kz. C furoxime được bài tiết qua sữa mẹ và do đó cần cẩn trọng khi dùng c furoxime axetil cho người mẹ cho con bú. Nếu bác sĩ đã chỉ định dùng, bạn cũng nên an tâm nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
ngày kinh đầu tiên của em là ngày 09/9/2013. do chưa có ý định có thai nên khi bị cảm, em đi khám bác sĩ và được kê đơn thuốc trong đó có loại kháng sinh clarithromycin dùng trong 5 ngày (bắt đầu uống từ 19/9/2013). khoảng 3,4 ngày sau vợ chồng có quan hệ. Đến ngày 20/10/2013 do phát hiện đã có thai nên em đi khám và được biết thai đã khoảng 5 tuần. vậy xin hỏi thai nhi có bị ảnh hưởng gì không ạ? rất mogn bác sĩ tư vấn giúp vì em đang rất lo lắng! em rất cám ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
Có một may mắn là clarithromycin không chống chỉ định với phụ nữ mang thai. Vì vậy bạn không nên quá lo lắng và hãy giữ sức khỏe thật tốt nhé. Thai tuần thứ 5 bạn cần - Siêu âm 2D (kiểm tra túi phôi trong buồng tử cung) - Khám thai, kiểm tra nội tiết - Uống thuốc vi chất dinh dưỡng - Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần) Chúc bạn thai kỳ khỏe mạnh!
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Ngày kinh đầu tiên của em là ngày 20/11. Đến ngày 9/12 do bị ho và viêm họng nên em đã uống Cefixime CAPSULES 200mg, Cetirizine 10mg, Terpin - codein và TCO/5 trong vòng 2 ngày. Đến nay là 23/12 em thử que thì phát hiện có thai. Bác sĩ cho em hỏi việc em dùng thuốc như vậy có ảnh hưởng gì tới thai nhi không? Và giờ em phải làm sao? Em rất mong sớm nhận sự giúp đỡ của bác sĩ vì hiện giờ em đang rất hoang mang và lo lắng. Em chân thành cảm ơn bác sĩ.
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
Những thuốc trên đều chống chỉ định với phụ nữ có thai. Bạn cần đi siêu âm xem thai được bao lâu thì mới biết được bạn mang thai trước hay sau khi dùng thuốc.Sau đó xin ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Chào bác sĩ.Em có thai được 34 tuần, em đi khám, bác sỹ khám bảo bị khí hư, nếu không điều trị sẽ làm nhiễm khuẩn nước ối, dễ bị sinh non, bác sĩ kê đơn cho em như sau: metronidazol 250mg uống ngày 2 lần/ lần 2 viên, uống trong vòng 7ngày,và canesten 500mg, 2 viên, đặt âm đạo ngày 1 lần,lần 1 viên, tối cách 3 ngày. Vậy em uống và đặt theo đơn này có an toàn cho thai nhi không?Mong bác sĩ trả lời sớm cho em.
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
métronidazole không chống chỉ định ở phụ nữ có thai trong trường hợp cần thiết. Các nghiên cứu trên động vật không cho thấy có tác dụng xấu nào trên bào thai, tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu có kiểm soát trên phụ nữ có thai. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, chỉ bôi Canesten khi có chỉ định thật cụ thể. Như vậy bạn vẫn có thể dùng thuốc theo đơn nếu có chỉ định của bác sĩ nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
Cháu không biết có thai nên đã dùng thuốc kháng sinh Doxycycline tính đến ngày có thai là gần 5 ngày. Cháu đã có thai được hơn 4 tuần. Ngoài ra cháu còn dùng thêm thuốc bôi trị mụn.Cháu xin hỏi bác sĩ cháu dùng thuốc như thế có ảnh hưởng đến thai nhi không? Thai có bị hỏng không ạ? Hiện tại cháu thấy có ra máu ở tử cung màu nâu rất ít nhưng cháu rất lo lắng. Mong bác sĩ sớm trả lời giúp cháu. Cảm ơn bác sĩ !
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
Dùng thuốc trong thai kỳ đều phải do chỉ định của bác sĩ. Vì bạn không biết mang thai nên cũng là trường hợp chẳng may. Doxycycline không nên dùng cho phụ nữ có thai. Bạn phải đi gặp bác sĩ chuyên khoa sớm nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
Chào bác sĩ, Em phát hiện mình có thai được khoảng hơn 6 tuần, tuần trươc do răng cửa của em bị hư gây viêm nướu nên bác sĩ đã chỉ định cho nhổ răng (có chích thuốc tê) và sau đó có uống kháng sinh amoxyclin 500mg và 3B (vitamin), uống được 5 viên (2 viên/ngày)thì em phát hiện có thai, như vậy em bé có bị ảnh hưởng gì không a? Mong nhận được trả lời sớm của bác sĩ, Xin cám ơn rất nhiều.
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
Amoxicillin thường được dùng để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiết niệu, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn nha khoa… Nghiên cứu thực nghiệm trên quá trình sinh sản của chuột đã chứng minh khi dùng chế phẩm theo đường uống và tiêm đều không gây dị dạng. Tuy nhiên, nên cần tránh sử dụng thuốc ở người mang thai nhất là trong 3 tháng đầu, trừ trường hợp cần thiết do thầy thuốc chỉ định. Vậy bạn cũng không cần quá lo lắng. Nghỉ ngơi, bồi bổ sức khỏe và nhớ đi khám định kỳ nhé. Chúc bạn thai kỳ khỏe mạnh!
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
chào bác sĩ, cháu đi siêu âm thì thai hơn 7 tuần và có tim thai 173L/P, từ ngày 16-19/3 cháu có uống thuốc kháng sinh ciprofloxacin vì bị ho và sốt, sau đó 2 tuần ngày 24/3 cháu thử que 2 vạch, và mấy ngày sau cháu bị ra máu, đi khám bị viêm tiết niệu, bác sĩ có kê đơn uống và thuốc đặt trong 10 ngày dành cho bà bầu. Cháu hay bị đau bụng lâm râm, cháu đang rất lo lắng, xin hỏi bác sĩ thuốc kháng sinh ciprofloxacin kia có hại cho thai nhi không ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
Thu ciprofloxacin Chống chỉ định với Người có tiền sử quá mẫn với ciprofloxacin và các thuốc liên quan như acid nalidixic và các quinolon khác.Không được dùng ciprofloxacin cho người mang thai và thời kỳ cho con bú, trừ khi buộc phải dùng. Vậy trong những trường hợp buộc dùng cũng có thể được chỉ định dùng thuốc.Bạn không nên lo lắng quá mà ảnh hưởng đến sức khỏe. Ăn uống đủ dưỡng chất và khám định kỳ nhé! Chúc bạn thai kỳ khỏe mạnh!
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
chao bac si,em co thai duoc 2 tuan nhung khong biet em di cat polyp buong tu cung bac si da cho em dung thuoc khang sinh unasyn375mg obimin alphachoay luc do bac si sieu am cho em cung khong biet la em co thai hon mot thang sau em di kham lai em moi biet la minh co thai duoc 10 tuan em dang rat lo lang em muon hoi bac si nhung thuoc em da dung co anh huong gi cho thai nhi nhung tuan dau khong a em xin cam on
hơn 1 tháng trước - Thích
chao bac si,em co thai duoc 2 tuan nhung khong biet em di cat polyp buong tu cung bac si da cho em dung thuoc khang sinh unasyn375mg obimin alphachoay luc do bac si sieu am cho em cung khong biet la em co thai hon mot thang sau em di kham lai em moi biet la minh co thai duoc 10 tuan em dang rat lo lang em muon hoi bac si nhung thuoc em da dung co anh huong gi cho thai nhi nhung tuan dau khong a em xin cam on
hơn 1 tháng trước - Thích
chào bác sĩ. tôi bị áp xe cổ chân trái/ thai 25 tuần bác sĩ chỉ định tiểu phẩu rạch lấy cồi mắc cá chân. bác sĩ có tiêm thuốc gây tê lidocain và uống thuốc kháng sinh bactamox 1 g và tatano. vậy những thuôc tôi uống có gây ảnh hưởng gì đến thai nhi không
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
Gửi hỏi đáp - bình luận