Dùng Vitamin D cho trẻ thế nào là đúng cách

Không giống với các loại vitamin khác, vitamin D có rất ít trong thực phẩm, vì thế chế độ ăn hàng ngày không thể cung cấp đủ nhu cầu vitamin cho trẻ được.




Nguồn vitamin D chủ yếu là nội sinh, tức là cơ thể tự tổng hợp dưới tác dụng của tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời, vì vậy, nếu cháu sinh vào mùa đông hoặc kiêng không cho trẻ tắm nắng thì sẽ bị thiếu vitamin D dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ em.

Để phòng bệnh còi xương cho trẻ, điều quan trọng nhất là cho trẻ tắm nắng hàng ngày, mỗi ngày 20 – 30 phút vào buổi sáng là tốt nhất (trước 9 giờ), trường hợp không có điều kiện để tắm nắng như sinh vào mùa đông hoặc nhà ở chật chội… thì phải cho trẻ uống vitamin D từ khi sinh ra sau 1 tuần, thời gian uống đến 2 tuổi, còn khi trẻ đã lớn, chơi được ngoài trời nhiều hơn hoặc không có biểu hiện của bệnh còi xương thì cũng không cần phải uống nữa.

Tuy nhiên, sau 2 tuổi nếu trẻ vẫn có các dấu hiệu của thiếu canxi như ngủ không ngon giấc, ra nhiều mồ hôi, đau nhức các xương dài… thì vẫn phải cho uống, thậm chí đến tuổi vị thành niên, tuổi tiền dậy các cháu phát triển chiều cao nhanh lại càng cần phải bổ sung vitamin D và canxi.

Ngay cả người lớn cũng vậy, nếu không ra nắng thường xuyên cũng vẫn cần bổ sung vitamin D, người già lại càng cần phải bổ sung vitamin D để phòng và điều trị bệnh loãng xương. Tóm lại, thời gian uống, liều lượng uống như thế nào phụ thuộc vào từng trẻ, các bà mẹ nên cho con đi khám để được bác sĩ tư vấn liều lượng phù hợp, không nên tự động bổ sung vì thừa vitamin D cũng không tốt.

Việc uống vitamin D vào sáng hay chiều, lúc đói hay no đều không ảnh hưởng gì đến việc hấp thu vitamin D, nhưng nếu uống kèm với canxi thì nên uống vào buổi sáng, vì canxi uống buổi tối dễ có nguy cơ bị sỏi thận.

ĐÔI ĐIỀU VỀ VITAMIN D VỚI TRẺ EM

Vitamin và các chất khoáng là một trong những yếu tố cần thiết cho sự phát triển cơ thể trẻ em. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh phải hết sức lưu ý, việc sử dụng vitamin không đúng cách (cả thừa và thiếu) đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Thiếu - trẻ còi cọc, chậm lớn

Các chất vitamin có nhiều trong những thực phẩm như gạo, thịt, trứng, cá, sữa,... và các loại rau quả tươi như cam, chuối, đu đủ, rau muống, rau ngót, xu hào, bắp cải...

Ở trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường chỉ cần được bú mẹ và ăn uống đầy đủ chất thì thường không thiếu vitamin và chất khoáng. Song có nhiều trẻ thiếu chất, cơ thể còi cọc do thiếu vitamin và chất khoáng thường do không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, bữa ăn của trẻ không đảm bảo dinh dưỡng.

Nhiều gia đình phải mua thức ăn cuối ngày, ôi thiu hoặc rau quả bị héo khiến thức ăn mất vitamin. Thức ăn để lại ngày sau đun đi đun lại nhiều lần cũng làm vitamin bị biến chất. Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn tiêu hóa, mắc các bệnh về gan, mật... cũng sẽ bị thiếu vitamin và chất khoáng trầm trọng. Theo TS Nguyễn Tiến Dũng - khoa Nhi, BV Bạch Mai, ở những trẻ bị sinh non, sinh đôi thậm chí trẻ lớn quá nhanh cũng bị thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin D.

Việc thiếu vitamin ở trẻ em khiến trẻ chậm phát triển và sinh bệnh. Thiếu vitamin A làm trẻ bị khô mắt dẫn đến nhẹ thì quáng gà, nặng có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, thiếu vitamin A cũng làm trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa. Thiếu vitamin B1 làm cho trẻ bị phù, viêm các dây thần kinh, suy tim, nếu nặng có thể dẫn đến tử vong.

Thiếu vitamin B12 gây bệnh thiếu máu có hồng cầu khổng lồ. Thiếu vitamin C dễ gây chảy máu dưới da và niêm mạc, làm giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng. Thiếu vitamin D làm trẻ mắc bệnh còi xương. Thiếu vitamin K làm trẻ dễ bị xuất huyết, đặc biệt có thể gây xuất huyết não, màng não rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó, việc thiếu một số khoáng chất cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ: Thiếu calci làm trẻ bị còi xương. Thiếu sắt làm cho trẻ dễ mắc bệnh thiếu máu nhược sắc. Thiếu kẽm, trẻ sẽ dễ mắc các bệnh ngoài da. Thiếu Flo làm trẻ dễ mắc bệnh sâu răng v.v...

Thừa - ngộ độc, tử vong

Thiếu vitamin khiến trẻ chậm phát triển nhưng thừa vitamin và khoáng chất lại có thể khiến trẻ nguy hiểm đến tính mạng, nếu cha mẹ lạm dụng hoặc cho trẻ sử dụng quá liều.

Việc thừa vitamin A có thể gây ngộ độc ở trẻ. Thừa vitamin A làm tăng áp lực nội sọ, khiến trẻ bị nôn nhiều, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển xương, có thể làm trẻ chậm lớn. Thừa vitamin D có thể làm trẻ chán ăn, mệt mỏi, nôn, dày màng xương. Thừa calci có thể gây mệt mỏi, chán ăn, sỏi thận, tăng huyết áp... Thừa sắt gây ngộ độc sắt hoặc các biểu hiện của nhiễm sắt như làm gan lách to v.v...

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dạng thuốc vitamin và chất khoáng hỗn hợp. Mặc dù đây là những thuốc bán không cần đơn của thầy thuốc, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng an toàn tuyệt đối. TS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo: Nếu trẻ không có bệnh hoặc không gặp phải các nguyên nhân gây thiếu vitamin hoặc chất khoáng nêu trên thì không nên cho trẻ dùng thêm các thuốc này. Trong trường hợp trẻ cần phải dùng thuốc dài ngày, dùng liều cao hoặc phải dùng các chế phẩm có quá nhiều thành phần vitamin và chất khoáng trong một viên thuốc, vẫn cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc chuyên khoa nhi.    

  


Bổ sung đúng cách

Thiếu vitamin D là nguyên nhân chính gây bệnh còi xương, vì vậy cách điều trị chủ yếu là uống chất này kết hợp bổ sung canxi. Có 2 quan điểm về cách sử dụng vitamin D: dùng một liều cao tức thì hoặc dùng liều nhỏ hằng ngày.

Việc dùng một liều tức thì (200.000-400.000 đơn vị) dựa trên cơ sở: vitamin D sẽ dự trữ trong các mô, sau đó được giải phóng dần theo nhu cầu của cơ thể. Một số tác giả cho rằng cách dùng này có nguy cơ gây tăng canxi, nhất là trong dự phòng. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy hiện tượng đó chỉ xảy ra trong trường hợp dùng liều tức thì cao tới vài triệu đơn vị. Còn việc dùng liều hằng ngày giúp tránh gây ngộ độc. Việc chỉ định dùng theo cách nào cần phù hợp với các điều kiện chăm sóc về y tế đối với trẻ em.

Để phòng còi xương cho trẻ, bà mẹ mang thai cần ăn uống đầy đủ; vào những tháng cuối thai kỳ nên dùng thức ăn có nhiều vitamin D như cá, trứng, gan..., hoặc uống thêm vitamin D với liều nhỏ (500-1.000 IU/ngày).

Trẻ phải được bú mẹ sớm và kéo dài đến 18-24 tháng; 4-6 tháng đầu phải được bú mẹ hoàn toàn. Nên cho trẻ ra ngoài trời ngay từ tháng đầu tiên. Chú ý nuôi dưỡng trẻ đầy đủ, cân đối, phù hợp với nhu cầu phát triển của từng lứa tuổi, đặc biệt lưu ý trẻ sinh non, sinh đôi.

Nếu trẻ được chăm sóc chu đáo thì dùng vitamin D liều hằng ngày là tốt nhất. Trẻ từ 6 tuần tuổi đến 18 tháng tuổi dùng liên tục mỗi ngày 800-1.000 IU nếu khỏe mạnh, 1.500 IU nếu ít được ra nắng và 2.000 IU nếu có màu da thẫm. Trẻ 18-60 tháng tuổi chỉ sử dụng liều trên trong mùa sương mù, ít ánh nắng.

Nếu trẻ không được chăm sóc chu đáo thì nên dùng liều cao cách nhau một thời gian (6-18 tháng). Cứ 6 tháng cho uống 1 liều 200.000 IU. Trẻ 18-60 tháng dùng liều duy nhất vào đầu mỗi mùa đông trong năm.

Với trẻ sinh thiếu tháng, từ ngày thứ 8 sau sinh cần cho uống 1.500 IU/ngày cho tới 18 tháng. Sau đó tiếp tục phác đồ bình thường.

Đối với trẻ còi xương:

- Uống 1.200-5.000 IU mỗi ngày trong 4 tuần, sau đó tiếp tục dùng liều dự phòng.

- Dùng 500 mg canxi/ngày đối với nhũ nhi; 1.000 mg canxi/ngày đối với trẻ trên 2 tuổi, uống 7-10 ngày.

Trong quá trình điều trị, cần chú ý phát hiện các dấu hiệu ngộ độc vitamin D như chán ăn, buồn nôn, tăng canxi máu.... Những trường hợp có biến dạng xương như chân vòng kiềng, vẹo cột sống thì sau khi điều trị ổn định, phải gửi đến khoa chỉnh hình để điều trị phục hồi.

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong phát triển xương. Nó tham gia vào quá trình hấp thu canxi, phốt pho ở ruột, làm tăng hấp thu 2 chất này ở thận và điều hòa việc tổng hợp, bài tiết hoóc môn phó giáp trạng.

Trẻ em nếu không được cung cấp đủ vitamin D thì chất xương và sụn không được vôi hóa đầy đủ, sụn phát triển không bình thường, làm xương biến dạng. Tuy nhiên, thiếu vitamine D là điều có thể phòng tránh được.

Nên bổ sung vitamin D cho trẻ thế nào?

Cần bổ sung vitamin D với hàm lượng: 10 mcg (hay 400 UI) mỗi ngày cho các bé sơ sinh bú mẹ, bổ sung cho tới khi trẻ có chế độ ăn cung cấp đủ nhu cầu vitamin D. Đối với các bé sơ sinh không thể tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời mỗi ngày (ở xứ lạnh nhiều sương mù), cần bổ sung vitamin D với lượng 800 UI/ngày.

Nếu bé bú loại sữa đã có bổ sung vitamin D thì không cần cho uống thêm vitamin D.

Nên cho bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong bao lâu?

Trong cơ thể, bình thường dưới da có sẵn các tiền vitamin D. Dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng, các tiền vitamin D3 sẽ dược hoạt hoá thành vitaminD3. Sau đó, vitaminD3 được hấp thu trực tiếp bởi mạch máu.

Lượng vitamin D3 được hấp thụ nhờ ánh nắng chiếm tới 50 – 80% nhu cầu cơ thể. Do vậy, các nhà khoa học cho rằng tắm nắng là một trong những biện pháp hữu hiện để kích thích vitamin D dưới da phát triển, cung cấp cho cơ thể phòng tránh bệnh còi xương.

Phụ nữ khi mang thai không nên quá kiêng khem mà hãy tăng cường đi ra ngoài, tắm nắng. Với trẻ sơ sinh, sau khi sinh một tháng cũng có thể tắm nắng để phòng ngừa còi xương

Cần lưu ý, chỉ tắm nắng, đi ra ngoài vào lúc sáng sớm, khi ánh nắng dịu, trước 9h sáng (tốt nhất là từ 6h30 – 7h30), tránh ánh nắng từ 10h sáng đến 3h chiều (vì đây là thời điểm ánh nắng gay gắt nhất trong ngày). Ánh nắng phải chiếu trực tiếp trên bề mặt da mu tay, chân, lưng, bụng mới có hiệu quả.

Chế độ ăn giúp cung cấp vitamin D cho trẻ

Vitamin D3 có trong các nguồn thức ăn động vật như gan cá (đặc biệt là cá thu, cá ngừ). Thịt, lòng đỏ trứng, bơ, sữa chỉ có một ít vitamin D. Các loại nấm, men, rau quả có chứa ergostérol, dưới tác động của tia cực tím cũng chuyển thành vitamin D2 có tác dụng như vitamine D3. Ngoài ra, chế độ ăn giàu chất béo cũng giúp hấp thu tốt vitamin D. 

Cách bổ sung vitamin D tốt nhất cho trẻ là trực tiếp qua chế độ ăn.

Cách sử dụng vitamin D trong dự phòng và điều trị còi xương

Hai quan điểm về cách sử dụng vitamin D

Nguyên nhân gây bệnh còi xương là do thiếu vitamin D, việc điều trị chủ yếu là uống vitamin D kết hợp với calci. Có hai quan điểm về cách sử dụng vitamin D là: Dùng một liều tức thì hoặc dùng liều sinh lý hàng ngày. Dùng một liều tức thì (200.000-400.000 đơn vị) dựa trên cơ sở: Vitamin D sẽ dự trữ trong các mô của cơ thể, sau đó được giải phóng dần theo nhu cầu của cơ thể. Một số tác giả cho rằng nguy cơ gây tăng calci máu khi dùng liều tức thì sẽ xảy ra, nhất là trong dự phòng. Tuy nhiên qua các nghiên cứu, người ta chỉ thấy có hiện tượng tăng calci máu trong các trường hợp dùng liều tức thì cao tới vài triệu đơn vị (đv).

Để đảm bảo an toàn, nên dùng liều hàng ngày vì tránh gây ngộ độc. Việc chỉ định cách sử dụng vitamin D cần phù hợp với các điều kiện chăm sóc về y tế đối với trẻ em.

Dự phòng

Với bà mẹ mang thai và cho con bú:

- Giải thích cho bà mẹ hiểu sự cần thiết của hoạt động ngoài trời để nhận được ánh nắng mặt trời.

- Phải ăn uống đầy đủ. Vào những tháng cuối thai kỳ nên dùng thức ăn có nhiều vitamin D như cá, trứng, gan..., hoặc uống thêm vitamin D với liều nhỏ (500-1.000 đv/ngày)

Với trẻ em:

- Trẻ phải được bú mẹ sớm và kéo dài đến 18-24 tháng. Nhất là 6 tháng đầu phải được bú mẹ hoàn toàn.

- Sớm cho trẻ ra ngoài trời ngay từ tháng đầu tiên. Chú ý nuôi dưỡng trẻ đầy đủ, cân đối, phù hợp với nhu cầu phát triển của từng lứa tuổi, đặc biệt lưu ý trẻ sinh non, sinh đôi.

Cách dùng vitamin D

1mg vitamin D2 hoặc D3 tương đương với 40.000 đv.

- Nếu trẻ được chăm sóc chu đáo thì dùng vitamin D liều hàng ngày là tốt nhất.

- Trẻ từ 6 tuần tuổi đến 18 tháng tuổi: Dùng liên tục mỗi ngày 800-1.000 đv cho trẻ khỏe mạnh, 1.500 đv cho trẻ ít ra nắng và 2.000 đv cho trẻ có màu da thẫm.

- Từ 18-60 tháng tuổi: Sử dụng liều trên chỉ trong mùa sương mù, ít ánh nắng.

- Nếu trẻ không được chăm sóc chu đáo thì nên dùng liều cao cách nhau một thời gian. Từ 6-18 tháng: Cứ 6 tháng cho uống 1 liều 200.000 đv. Từ 18-60 tháng dùng liều duy nhất vào đầu mỗi mùa đông trong năm.

- Trẻ sinh thiếu tháng: Từ ngày thứ 8 sau sinh cần 1.500 đv/ngày cho tới 18 tháng. Sau đó tiếp tục phác đồ bình thường.

Điều trị còi xương:

- Uống vitamin D 1.200 đv - 5.000 đv x 4 tuần, sau đó tiếp tục dùng liều dự phòng.

- Calci 500mg/ngày đối với nhũ nhi; 1.000mg/ngày đối với trẻ trên 2 tuổi, uống 7-10 ngày.

Trong quá trình điều trị cần chú ý phát hiện các dấu hiệu ngộ độc vitamin D (như chán ăn, buồn nôn, tăng calci máu...). Những trường hợp có biến dạng xương như chân vòng kiềng, vẹo cột sống; sau khi điều trị ổn định, phải gửi đến khoa chỉnh hình để điều trị phục hồi.

 

(ST)

con toi duoc 3 thang tuoi no bi rung toc va thieu vitamin d nen bo xung vitamin d nhu the nao
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
con tôi bị rụng tóc vành khăn, hay ra mồ hôi, ngủ không sâu giấc, trán dô bướu, Tôi nên bổ sung can xi và vitamin D như thế nào
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
Bạn có thể tham khảo bài viết: http://www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiKi.aspx?m=0&StoreID=8618. Ngoài ra bạn có thể mua thuốc vitamin D và cho bé dùng theo chỉ định của bác sĩ.Chúc bé hay ăn chóng lớn!
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
Con tôi được 3 tháng tuổi có dấu hiệu ngủ không ngon giấc, ra mô hôi. tôi nên cho uống vitamin như thế nao.cho vào nước hay uống trực tiếp.có cho uống thêm canxi không?
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
Bạn không nên tự cho bé uống bổ túc canxi, vitamin D khi chưa rõ kết quả xét nghiệm, vì hàm lượng canxi 160mg, D3 40UI /mỗi 4ml, nếu bé không thiếu canxi, vitamin D, dinh dưỡng đầy đủ, nhà đủ ánh sáng, thì sự bổ sung sinh tố hàng ngày này sẽ làm thừa canxi, vitamin D ảnh hưởng đến vấn đề thần kinh, rối loạn tiêu hóa và vài bệnh lý khác nữa. Bạn có thể cho bé tắm nắng để bổ sung vitamin D, chú ý bổ sung nước bằng cách bú mẹ và uống nước khi bé bị ra mồ hôi nhiều nhé! Chúc bé khỏe, ngủ ngon giấc.
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
Be nha em uong vitamin D ngay 8 giot trong vong 1 thang roi vay bay gio co tiep tuc cho be uog lieu luong nhu vay ko hay la phai giam vay
hơn 1 tháng trước - Thích
con tôi đc 11 tháng tuổi đc có 7,5kg . cháu hay ra mồ hôi nhiều kể cả khi trờ mát. t đag bsung vtmd3 flow 500 ie ngày 1. viên. vậy tôi có nên bsug thêm canxi nữa k.
hơn 1 tháng trước - Thích
Con toi duoc 1,5 thang. Hien be duoc 6,4 kg. Luc moi sinh be dc 4,1 kg. Nhung be ngu khong yen giac. Cu be tren tay ca ngay ma be van van veo . Toi khong biet ly do vi sao. Mong duoc tu van
hơn 1 tháng trước - Thích
Cho tre uong vitamin D nhu the nao? Đổ truc tiep vao mieng tre hay pha nuoc ạ
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận