Dưỡng thai ngày thứ 254

Người mẹ và thai nhi

Phần mỡ dưới da của thai nhi đã phát triển gần như xong, da đã không còn nhăn nheo nữa, nhìn thai nhi trong có vẻ rất mập mạp, đầu thai nhi quay xuống, chèn ép lên bàng quang và trực tràng của thai phụ, số lần đi tiểu tăng lên rõ rệt.

Dinh dưỡng và bảo vệ sức khoẻ

Thế nào được gọi là sinh đẻ, sinh đẻ chính là việc sinh ra đứa trẻ như người ta thường nó, là một quá trình sinh lí tự nhiên, nói một cách cụ thể hơn là chỉ quá trình khi thai nhi phát triển hoàn chỉnh hoặc gần hoàn chỉnh, thai nhi và những thứ kèm theo (nước ối, màng ối, nhau thai...) đều được đẩy ra ngoài cơ thể mẹ. Có thể sinh nở thành công, tức thai phụ có thể thuận lợi đưa thai nhi ra khỏi bụng mẹ cần có ba yếu tố. sản đạo, lực sản và thai nhi, nếu ba nhân tố này đều bình thường, đều có thể kết hợp tương hỗ với nhau, thì thai nhi có thể chào đời một cách thuận lợi, nếu không sẽ xảy ra hiện tượng khó sinh.

Bàn về dưỡng thai

Từng ngày từng ngày của thai kì tăng lên, đặc biệt là đến tháng thứ 10, cơ thể của thai phụ càng ngày càng nặng nề hơn, bắt đầu mong đợi ngày đứa con của mình chào đời. Tâm lí này của thai phụ càng về gần ngày sinh nở thì càng trở nên mãnh liệt hơn, gần đến thời gian dự sinh, có những thai phụ sẽ trở nên lo lắng không thể đợi chờ được nữa. Đúng vậy, trải qua một khoảng thời gian thai kì vừa dài vừa lâu, lo lắng hồi hộp muốn nhìn thấy đứa con của mình trông như thế nào, đó là tâm lí mà ai cũng có thể hiểu được, nhưng không được chấp nhận. Cần phải biết, những việc trước khi sinh và những đồ dùng cần thiết cho một đứa trẻ sơ sinh cần được chuẩn bị đầy đủ. Một dây rốn, nối liền hai trái tim của mẹ và con, bất luận là trên phương diện tình cảm hay phương diện phẩm cách người mẹ luôn có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm trí của trẻ. Mẹ lo lắng, tâm tư không ttốt, cũng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống trong giai đoạn cuối này của thai nhi bất an, điều này thật chẳng đáng gì.

Phương pháp dưỡng thai

Do thai nhi trong thời gian này vẫn chưa có những nhận thức nhất định về thế giới bên ngoài, không biết được nội dung nói chuyện thế nào, chỉ biết được độ dài ngắn của sóng âm thanh và tần suất của âm thanh. Hơn nữa, thai nhi không hoàn toàn nghe bằng tai, mà nó dùng đại não để cảm nhận và tiếp thu những tình cảm của người mẹ. Cho nên, trong khi đối thoại cùng với thai nhi, thai phụ cần phải thả lỏng cơ thể và sử dụng tinh thần của mình, hết sức tập trung, hơi phải thông, loại bỏ những tạp âm, trong lòng chỉ nghĩ đến thai nhi trong bụng, coi thai nhi như một đứa trẻ đang sinh hoạt ngay trước mặt mình, như thế mới có thể nhận được hiệu quả của thời kì mang thai. Tuy nhiên không biết con đường chuyền đạt thông tin, tình cảm giữa mẹ và con ở hiện tại nhưng không hiểu không có nghĩa là nó không tồn tại, vì vậy việc "độc thoại' này vẫn nên phải được tiến hành đồng thời không ngừng được gia tăng.

Chuyên gia dưỡng thai

Sinh nở trong khoảng thời gian ngắn đã kết thúc, cả quá trình sinh nở không đến 3 tiếng đồng hồ, gọi là sản cấp. Sản cấp thường gặp ở những phụ nữ đã từng sinh nở, nó không có lợi cho cả mẹ và con. Đối với người mẹ, vì tử cung bị co lại quá mạnh, quá trình sinh nở chuyển dạ nhanh, có thể dẫn đến hội âm, âm đạo thậm chí cổ tử cung bị tổn thương; không kịp sát trùng gây nhiễm trùng; sau khi sinh nở xong, khả năng co giãn của tử cung không được tốt dẫn đến cuống nhau thai còn sót lại hoặc chảy máu sau khi sinh. Đối với thai nhi, tử cung không ngừng co bóp mạnh làm cho tuần hoàn máu của nhau thai bị tắc, dễ xảy ra hiện tượng thai nhi bị chèn ép, thai nhi mới sinh ra đã bị ngột thở hoặc tử vong; thai nhi sinh ra quá nhanh, dễ dẫn đến bị chảy máu trong; nếu không kịp đón sinh, đứa trẻ mới sinh ra có thể bị gẫy xương, hoặc bị thương ngoài...

Một phút thư giãn

Người vợ chuẩn bị sinh hỏi chồng: "Nếu em sinh thì anh sẽ đưa em đến đâu?"

"Bệnh viện!" Anh chồng không chút chần chừ.

"Phòng nào ở bệnh viện?" Người vợ lo khi đến bệnh viện lo quá anh chồng quên mất nên hỏi tiếp.

Anh chồng nghĩ một lát rồi khẳng định: "Phòng giải phẫu."