Em bé ăn gì để thông minh đây các mẹ nhỉ?

Tiến trình phát triển thể chất và tâm thần của trẻ cần được đáp ứng bằng cách tổ chức nếp sống hài hòa giữa ngủ, ăn uống và hoạt động thể chất. Tuy nhiên trong quá trình mang thai, bà mẹ cũng cần phải ăn uống những chất đầy đủ dinh dưỡng để giúp bé phát triển trí não từ trong bụng mẹ

Trẻ ăn gì để thông minh?

Từ bao lâu nay, người ta vẫn cho rằng sự thành đạt trong học tập chỉ dựa vào trí khôn hay trí nhớ. Những khám phá gần đây về sự phát triển của trẻ đã phát hiện ra một triển vọng mới về chỉ số khôn hay thông minh (Intelligence Quotient - IQ). Có 8 lãnh vực của trí khôn thể hiện qua 8 loại năng khiếu, mỗi lãnh vực có quy luật riêng chi phối các tiến bộ về tri thức, sáng tạo và xúc cảm. Đó là năng khiếu về âm nhạc; vận động cơ thể; lôgíc - toán học; ngôn ngữ; hình tượng không gian (vẽ, nặn hình); quan hệ giữa người với người; thông hiểu nội tâm và năng khiếu khoa học tự nhiên.

Tiến trình phát triển của trẻ em khởi đầu với việc hình thành não và hệ thần kinh ngay từ trong bụng mẹ. Sau khi ra đời, tiến trình phát triển thể chất và tâm thần cần được đáp ứng bằng cách tổ chức nếp sống hài hòa giữa ngủ, ăn uống và hoạt động thể chất.

Về mặt dinh dưỡng

Muốn có dinh dưỡng tối ưu cho trí thông minh, khẩu phần 1 ngày nên ăn theo tháp dinh dưỡng, người lớn ăn 3 bữa, còn trẻ em cần ăn làm 4 – 6 bữa. Mỗi bữa, để được cân đối dinh dưỡng, nên có đủ 4 nhóm thức ăn: Nhóm giàu bột – đường; nhóm giàu chất béo; nhóm giàu đạm và nhóm rau, trái cây giàu muối khoáng, sinh tố và chất xơ.

Muốn bảo đảm không thiếu nguyên liệu “bổ óc”, những chất đáng lưu ý là:

1. Taurine là acid amin (AA). Trong bữa ăn nếu ăn đủ thịt, cá, hải sản, trứng v.v... là không thể nào thiếu taurine. Taurine rất cần trong giai đoạn não và hệ thần kinh bộc phát và từ khi còn là phôi cho đến hết tuổi lên 3. Súc vật thiếu taurine có thể bị mù. Ở người, mắt bắt đầu có tổn thương nhưng bổ sung taurine thì trở lại bình thường. Kể như có đủ taurine thì mới mong “sáng mắt, sáng dạ” được.

2. Các acid béo “không no” DPA, DHA và dòng omega - 3 (có trong dầu cá), omega - 6 (có trong dầu cải, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu bắp)... “tốt cho não bộ”.

3. Các chất phụ sinh và tiền sinh là các vi khuẩn Lactobacillus và Bifidobacteria; chất xơ hòa tan như Fructose Oligo Saccharides (FOS), các thực phẩm lên men như yaourt, dưa chua, tương, chao v.v... và nhiều loại rau, trái cây là những yếu tố hỗ trợ hiệu quả cho hệ tiêu hóa, nhất là ở ruột kết; giúp hấp thu tốt hơn các dưỡng chất, kể cả taurine.

Thời điểm cần chú ý

Muốn có nếp sống và chế độ ăn “tốt cho trí thông minh”, cần đặc biệt lưu ý 2 thời kỳ quyết định trong quá trình phát triển của trẻ là 2-3 năm đầu và 2-3 năm trước tuổi dậy thì. Đồng thời, phải chú ý tới giấc ngủ, chế độ ăn uống và hoạt động thể chất.

Ngoài những thức ăn nên ăn, cũng cần nhắc đến những thức ăn nên tránh trong các trường hợp trẻ “hiếu động thái quá” và tỏ ra có “rối loạn thiếu chú ý” ảnh hưởng đến việc học. Đối với những trẻ này, ngoài một số ít chất có tự nhiên trong thức ăn, chỉ cần tránh thức ăn có phẩm màu, mùi thơm nhân tạo và phụ gia thực phẩm là những em này “ngoan hẳn lên”, học khá hơn. Trẻ hay có thói thích ăn ngọt (nhiều đường), cha mẹ thường chiều cho ăn sô-cô-la, nước ngọt có ga + caffein, tốt nhất là nên tránh và thay thế bằng nước ép trái cây, nước dừa.

Nhu cầu ngủ cũng rất quan trọng

- Quan hệ của trẻ với cha mẹ phải luôn luôn tốt nhưng đặc biệt nhất là vào giai đoạn 6 – 8 tháng tuổi, 12 và 24 tháng tuổi. Những thời gian “tới hạn” trẻ tự khẳng định mình là lúc 2 tuổi và tuổi dậy thì 12 – 15 tuổi. Đây cũng là lúc hay gặp khủng hoảng nhất.

- Gần gũi con cái không phải lúc nào cha mẹ cũng phải sát bên con, chất lượng quan hệ mới là điều quan trọng. Sự quan tâm nên theo hướng riêng từng trẻ hơn là theo hướng áp đặt của cha mẹ...

Nhu cầu giấc ngủ cũng cần không kém gì nhu cầu dinh dưỡng. Trẻ càng nhỏ càng cần phải ngủ nhiều và càng lớn, giấc ngủ ban đêm càng quan trọng hơn, tuy nhiên vẫn cần ngủ trưa, với số giờ ngày một ít đi. Trẻ 3 tháng tuổi cần ngủ 14 giờ/ngày, trong đó ngủ ngày chừng hơn 6 giờ. Trẻ 3 tuổi cần ngủ khoảng 12 giờ/ngày, ngủ trưa chừng 2 giờ...). Trẻ ngủ có đủ thì học mới mau nhớ, nhớ lâu...

Cho con ăn gì để thông minh?

Không thể có một loại thực phẩm nào có thể làm trẻ thông minh, mà các chất dinh dưỡng chỉ có tác dụng hỗ trợ để phát huy những tiềm năng di truyền về gene thông minh đã sẵn có.

Ngoài ra, sự giáo dục, rèn luyện học tập cũng có tác dụng hỗ trợ cho trí thông minh phát triển.

Sự phát triển trí thông minh ở trẻ phụ thuộc vào ba yếu tố: di truyền (gene), chế độ dinh dưỡng và sự rèn luyện, học tập, môi trường sống. Trong đó, chế độ dinh dưỡng là yếu tố được nhắc đến nhiều nhất vì khả năng chủ động đáp ứng không quá khó khăn. Nhiều nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng học thế giới cũng đã chỉ ra một số chất dinh dưỡng nếu bị thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến phát triển trí não ở trẻ em.

Bốn dưỡng chất quan trọng cho não

Chất đạm: đạm là vật liệu xây dựng nên các tế bào mô, cơ quan, cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho sự hình thành các dịch tiêu hoá, nội tiết tố, men và vitamin. Khi thiếu chất đạm sẽ ảnh hưởng đến phát triển của cơ thể nói chung và não bộ nói riêng.

Chất iốt: khi thiếu iốt thì không những lượng iốt trong thực phẩm di chuyển qua nhau thai của người mẹ, sang bào thai sẽ không đủ để đáp ứng sự phát triển não bộ tối ưu, mà nguy cơ hàm lượng iốt trong sữa mẹ cũng sẽ rất thiếu, dẫn đến suy giảm phát triển não bộ và làm xuất hiện bệnh đần độn do thiểu năng tuyến giáp.

Chất sắt: nhiều nghiên cứu đã chứng minh thiếu sắt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển não bộ trong thời thơ ấu. Trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt có chỉ số phát triển tâm thần và vận động thấp hơn trẻ cùng trang lứa trong cùng môi trường sống. Khi trẻ đã lớn, nếu bị thiếu máu, thiếu sắt cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí nhớ và kết quả học tập.

Các axít béo không no chuỗi dài: thành phần của não bộ có đến 60% là chất béo. Trong đó DHA (Docosahexaenoic Acid) và ARA (Arachidonic Acid) là các thành phần lipit chính của não. Trong thời gian có thai, người mẹ huy động DHA và ARA để hỗ trợ cho sự phát triển não bộ thai nhi. Người mẹ tiếp tục cung cấp hai dưỡng chất quan trọng này qua nguồn sữa của mình nên nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm tăng chỉ số thông minh của trẻ. Trẻ được bú sữa mẹ có chỉ số thông minh (IQ) cao hơn trẻ bú bình từ 3 – 5 điểm.

Ngoài bốn chất dinh dưỡng quan trọng kể trên, còn nhiều các vi chất dinh dưỡng khác như: kẽm, magiê, đồng, crom, selen… cũng rất quan trọng cho sự phát triển cơ thể của trẻ cũng như não bộ.

Lúc mang bầu nên ăn nhiều cá

Muốn hỗ trợ cho trí thông minh của con, trước và trong thời kỳ mang thai, thời gian cho con bú người mẹ phải ăn uống đầy đủ các dưỡng chất quan trọng để phát triển não tốt: đạm, iốt, sắt, axit folic, các axit béo chưa no (DHA, ARA) có trong các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, rau xanh và quả chín. Người mẹ nên ăn nhiều cá, nhất là các loại cá biển có chứa nhiều axit béo chưa no, uống thêm dầu gan cá, ăn các loại dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu ôliu…) cũng cung cấp các tiền DHA và ARA, đó là các anpha linolenic, axit linoleic… khi vào trong cơ thể sẽ được tổng hợp thành DHA và ARA. Nhiều nghiên cứu đã được công nhận kết quả cho thấy khi có thai bà mẹ ăn cá thường xuyên hơn 5 lần/tuần sinh ra con có chỉ số IQ cao hơn tám điểm so với các bà mẹ không ăn cá trong thời kỳ mang thai.

Tiếp tục trong hai năm cho con bú nếu bà mẹ thường xuyên ăn cá, dầu thực vật thì nguồn DHA và ARA trong sữa mẹ sẽ cao, giúp cho sự phát triển thị lực và trí não của trẻ. Ở thời kỳ ăn giặm (từ bảy tháng đến ba tuổi), trẻ cần được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để cung cấp đủ đạm, sắt, iốt… qua nguồn thức ăn động vật như thịt, cá, trứng, sữa; ăn muối, nước mắm có bổ sung iốt; các axít béo không no từ dầu ăn, dầu gan cá, cá biển, các loại vitamin và muối khoáng khác từ nguồn rau xanh và quả chín; uống các loại sữa có bổ sung DHA, ARA, iốt, sắt, taurin và các vi chất dinh dưỡng khác.

Như vậy muốn có đứa con khoẻ mạnh các bà mẹ phải chuẩn bị trước khi mang thai từ 1 – 3 tháng. Ăn uống đầy đủ khi mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung đầy đủ và hợp lý thì trẻ sẽ phát triển tốt về thể lực và trí não, kết hợp với việc giáo dục và môi trường sống tốt chúng ta sẽ có những trẻ em thông minh và khoẻ mạnh.


Mẹ bầu ăn gì để con khỏe và thông minh?.

Chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển khỏe mạnh và trí thông minh của trẻ.

Khoa học đã chứng minh, chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển khỏe mạnh và trí thông minh của trẻ. Vì vậy, ăn uống trong quá trình mang thai đóng vai trò hết sức quan trọng, không phải cứ ăn nhiều là tốt, mà phải biết ăn uống 1 cách khoa học.

Phụ nữ mang thai cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng sau:

1. Sắt – có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo máu

Sắt là nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin - chất có mặt trong tế bào hồng cầu. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, phụ nữ mang thai sẽ mệt mỏi, dễ xảy thai, đẻ non, đẻ con nhỏ yếu (suy dinh dưỡng bào thai), dễ bị băng huyết khi sinh, thậm chí có thể dẫn tới tử vong cả mẹ và con.

Bình thường, nhu cầu sắt của phụ nữ là 5mg, lượng này có thể được cung cấp từ thức ăn. Các thực phẩm giàu sắt như: Các loại thịt đỏ, các loại ngũ cốc, các loại rau lá xanh như rau cải xoong, rau bina, …

Khi mang thai, nhu cầu sắt của cơ thể tăng lên nhiều lần vào khoảng 25mg/ngày. Do đó, bên cạnh một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phụ nữ mang thai cần bổ sung 20mg sắt mỗi ngày. Việc bổ sung sắt nên thực hiện trước khi mang thai 3 tháng, trong suốt thời kỳ mang thai cho đến 3 tháng sau khi sinh.

Khi mang thai, phụ nữ thường đối mặt với nhiều vấn đề như: ốm nghén, mệt mỏi,…Mặt khác, các viên sắt cổ điển thường gây ra các vấn đề như: khó chịu ở dạ dày, nóng ngực, có vị tanh kim loại ở miệng, đặc biệt là gây táo bón đã trở thành một nỗi sợ hãi cho các bà bầu khi dùng viên sắt. Nguyên nhân của các tác dụng phụ trên là do cơ thể hấp thu kém hầu hết các dạng sắt, do đó khi sử dụng, một lượng lớn sắt bị đào thải ra ngoài theo đường tiêu hóa. Chính lượng sắt thừa này sẽ gây nên các tác dụng không mong muốn như trên.

Để khắc phục tình trạng trên, phụ nữ mang thai nên dùng viên sắt nano (kích thước rất nhỏ) khiến cho việc hấp thu sắt gần như hoàn toàn nên không gây táo bón và các tác dụng khó chịu khác.

2. Phụ nữ mang thai cần bổ sung acid folic

Acid folic có nhiều trong 1 số thực phẩm như: ngũ cốc, rau có nhiều lá và màu xanh đậm, đậu hạt, vừng, lạc, cam, bưởi, thịt gia cầm… Acid folic có vai trò quan trọng trong cấu tạo và phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi. Thêm vào đó, acid folic còn có vai trò tổng hợp nên DNA giúp cho các tế bào đảm nhận tốt chức năng vốn có và gien di truyền có điều kiện phát triển hoàn hảo nhất. Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về acid folic tăng lên gấp đôi. Thực phẩm thông thường trong chế độ hàng ngày không cung cấp đủ nhu cầu này. Phụ nữ mang thai bị thiếu acit folic sẽ gây các ảnh hưởng: cân nặng sơ sinh thấp, dị tật ống thần kinh, ống thần kinh đóng không kín hoàn toàn dẫn đến nhiều bệnh lý của cơ thể như bại liệt, não úng thuỷ, thai chết lưu...

3. Canxi

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì phụ nữ mang thai cần khoảng 1200mg-1500mg/ngày (tức là tăng khoảng 40% Canxi/ngày). Phụ nữ mang thai nên uống viên sắt từ tháng thứ 3 trở đi.

4. Protein

Phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm 15g đạm/ngày. Nên ăn cả đạm động vật và thực vật. Đạm động vật : Thịt, cá, tôm, cua, trứng sữa,. Đạm thực vật : đậu, đỗ, lạc, vừng… đây là những thức ăn giá rẻ hơn thịt cá nhưng hàm lượng đạm cũng khá cao lại chứa nhiều chất béo giúp tăng năng lượng bữa ăn và hấp thu tốt các loại vitamin tan trong dầu.


5. Chất béo

Cần cung cấp từ 25-30% năng l��ợng khẩu phần ăn từ chất béo, đặc biệt là các axit béo không no cần thiết như : omega 3, 6, 9 là các tiền chất của DHA và ARA (Docosa Hexaenoic Axit), có nhiều trong các loại dầu thực vật, cá và hải sản.

6. Vitamin

Ngoài các chất kể trên, phụ nữ mang thai còn cần được cung cấp đầy đủ các loại vitamin như: vitamin A, D, E, C,vitamin Nhóm B: B1, B2, B6, B9,…

Rau xanh, hoa quả tươi không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất mà chúng còn dồi dào chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa, tránh táo bón cho bà bầu. Phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 3 phần rau xanh, 2 phần hoa quả tươi (nhất là những loại quả giàu vitamin C như cam) mỗi ngày.

Trong các chất dinh dưỡng kể trên, thì đặc biệt phải chú ý đến sắt và acid folic bởi vì các chất còn lại có thể được cung cấp đầy đủ từ thức ăn nhưng đối với sắt và acid folic chỉ ăn uống thôi thì sẽ không đủ mà phải uống thêm các viên bổ sung.


Bạn nên sử dụng viên sắt Fe - Nana - viên sắt dành cho phụ nữ mang thai. Fe - Nana chứa sắt nano (kích thước rất nhỏ) khiến cho việc hấp thu sắt gần như hoàn toàn nên không gây táo bón và các tác dụng khó chịu khác.

Trong Fe - Nana có đủ lượng acid folic cần thiết và bổ sung đầy đủ các vitamin B12, vitamin A, vitamin D3, các nguyên tố vi lượng kẽm, đồng và 17 acid amin thiết yếu cho cơ thể. Uống viên Fe-Nana sẽ đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

Hãy tạo cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học để bé nhà bạn sinh ra khỏe mạnh và thông minh nhé.



Chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của sức khỏe và trí trí não của thai nhi.

Các loại cá

 Cá giàu các axit amin, lecithin, kali, canxi, kẽm và các nguyên tố khác, đây là những vật liệu cần thiết cho sự phát triển bào thai, đặc biệt là hệ thần kinh. Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mang thai ăn nhiều cá thì bào thai phát triển hơn, đặc biệt hệ thần kinh trong não bộ, sinh ra em bé đặc biệt thông minh. Lựa chọn tốt nhất là cá da trơn, cá hồi, cá biển…

Lòng đỏ trứng

Đây là những thực phẩm chứa nhiều cholesteron nên nhiều bà mẹ e dè ăn nhiều vì sợ béo. Tuy nhiên ăn uống điều độ và hợp lý những thực phẩm này giúp đại não thai nhi phát triển và giúp bé có bộ nhớ tốt hơn sau này.

Đậu nành

Đậu nành là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ bởi nó giúp ngăn ngừa rất nhiều bệnh tật. Bên trong đậu nành có chứa nhiều axit béo omega-3. Chính vì thế, phụ nữ mang thai hấp thụ đầu nành còn có lợi cho cả bào thai trong bụng.

Quả bơ

Bơ chứa dày đặc các chất dinh dưỡng như xơ, kali, folate, vitamin E, magiê. Ngoài ra, nó còn chứa chất béo không bão hòa đơn rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ, bà bầu ăn nhiều quả bơ trong 3 tháng đầu sẽ sinh con thông minh hơn.

Các mẹ có thể ăn 1/4 quả bơ cỡ trung bình mỗi ngày.

Bắp cải

Loại rau xanh này có chứa nhiều chất béo có lợi cho não. Không chỉ giúp tăng cường sự phát triển của bào thai cũng như phát triển trí tuệ của trẻ sau này mà bắp cải còn rất có lợi cho sức khỏe của người mẹ.

Táo

Táo không chỉ giàu kẽm và các nguyên tố vi lượng, mà còn giàu chất béo, carbohydrate, các vitamin và chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là chất xơ phong phú có lợi cho các cạnh của vỏ não bào thai phát triển, tốt cho bộ nhớ của bé sau này.

Phụ nữ mang thai nên ăn 1-2 quả táo mỗi ngày.

Hãy đảm bảo một chế độ ăn hợp lý, khoa học để con bạn thật sự khỏe mạnh và thông minh nhé!


Bà bầu nên ăn gì để con thông minh
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu để con thông minh khỏe mạnh ...
Trẻ ăn gì cho thông minh các mẹ biết chưa?
Mang thai nên ăn gì cho con thông minh

(St)