Em bé bị hăm và cách xử lý dành cho các bậc cha mẹ đây

Hăm là hiện tượng thường gặp ở các bé, tuy nhiên nếu không để ý và được xử lý kịp thời thì sẽ để lại những hậu quả khó lường gây đau đớn cho bé. Dưới đây là những kiến thức khi em bé bị hăm và cách xử lý dành cho các bậc cha mẹ đây

6 'Nên' tránh cho bé bị hăm


Trong 6 tháng đầu đời, nhiều bé có hai mông đỏ ửng ở nhiều mức độ vì làn da mong manh của bé bị kích ứng với phân và nước tiểu. Trầm trọng hơn, làn da mông tấy đỏ do cọ sát với tã.

Phân nhão do thuốc kháng sinh, thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc những kích thích do mọc răng cũng khiến hăm phát triển. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn giảm cho bị hăm:

- Nên dùng tã giấy có khả năng hút tốt vì nó sẽ khiến da của bé khô lâu. Nên thay tã cho con thường xuyên ngay cả khi bạn nghĩ bé không bị ướt.

- Nên rửa sạch vùng quấn tã với nước sau khi thay tã. Không dùng khăn ướt có cồn để lau cho con.


- Nếu bé hăm nặng, sau khi vệ sinh xong nên nhúng mông của bé vào chậu nước có pha baking soda (một bát nhỏ baking soda vào một chậu nước). Cách này giúp trung hòa axit trong phân và nước tiểu. Sau đó, lau khô bằng khăn mềm.

- Thỉnh thoảng, nên để mông, bẹn của bé được thoáng khí. Trong giấc ngủ ngắn của bé, nếu trời ấm, bạn có thể cởi bỉm cho con, gấp một chiếc tã vải lót trên tấm ni-lon rồi kê dưới mông của bé, tránh giường ướt do bé tè.

- Có thể thoa kem chống hăm chứa oxit kẽm sau mỗi lần thay tã.

- Nếu những nốt ban đỏ mọc dưới rốn của bé thì bạn nên gập cạp của bỉm ra bên ngoài để hạn chế phần cạp này cọ vào bụng của bé.

Bên cạnh hăm thông thường, có những loại hăm đặc biệt hơn, chẳng hạn:

- Hăm do dị ứng thực phẩm thường là một vòng màu đỏ quanh hậu môn. Đó có thể do bé dị ứng với nước cam hay cà chua. Trường hợp này, cần hạn chế thực phẩm trên và theo dõi.

- Ban nấm men cần điều trị bằng kháng sinh, nổi lên từng vùng với màu đỏ hồng hoặc nổi da gà. Nên hỏi bác sĩ về kem bôi cho bé.

- Trường hợp hiếm, ban có thể do vi khuẩn, vùng ban có kích thước như đồng xu, đóng vỉ màu mật ong, nổi quanh mông. Trường hợp này cũng cần được bác sĩ kê thuốc bôi kháng sinh.


Chữa hăm tã ở trẻ nhỏ

Bé nhà tôi hay bị hăm tã, vì thế tôi thường thoa kem Bepathen cho bé sau mỗi lần thay bỉm, tôi muốn hỏi dùng kem này thường xuyên có tốt cho bé không ? Nếu không thì để chống hăm tã tôi phải dùng loại kem nào cho bé ?


Trả lời:
Hăm tã là một chứng bệnh ngoài da, tại khu vực da tiếp xúc với tã của trẻ và bạn nên nhớ rằng, cho dù bạn dùng ta giấy hay tã vải, chứng hăm tã vẫn có thể xảy ra với con bạn. Thông thường lớp da tại vùng tiếp xúc sẽ hơi đỏ, nặng hơn có thể nứt nẻ, đóng vẩy và có thể dẫn tới mưng mủ ở khu vực da bị hăm.
 
Có nhiều lý do gây ra chứng hăm tã, nhưng thông thường nhất là do nước tiểu của bé hoặc phần "lưu trú" lâu trong tã do các mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu và từ các dấu hiệu hăm, tấy đỏ, nếu để nguyên không chữa trị, lớp da trở nên căng bóng và có thể sinh ra mụn mủ. Chứng hăm tã cũng có thể do tắm bé xong, mẹ lau không khô đã vội quấn tã ngay...
 
Trong những trường hợp như vậy, chứng hăm tã chỉ xuất hiện ở những ngấn da ở phía trên đùi. Nếu bạn đang dùng tã vải, có khả năng bé của bạn bị hăm do phản ứng với các hóa chất trong bột giặt đã sử dụng để giặt giũ, hoặc là thuốc tẩy vải.
 
Một điều khá may mắn là hăm tã ở trẻ tuy phổ biến nhưng lại rất dễ chữa trị và phòng ngừa. Như đã trình bày, các bà mẹ cần lưu ý các dấu hiệu ở trẻ và vấn đề tốt nhất trong phòng ngừa chính là vệ sinh cho bé thật sạch, thật đúng cách
 
Khi trẻ bị hăm tã, những dấu hiệu sau thường xuất hiện và có thể thấy bằng mắt thường, đó là: đỏ da ở vùng quấn tã; đỏ da ở xung quang bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai.
 
Vùng da đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của bé sau đó lan dần ra tới mông và đùi, da căng và có lốm đốm đỏ, ở giữa có mủ... một triệu chứng cũng dẫn đến hăm da ở trẻ đó là tiêu chảy cấp, bệnh thường xuất hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi bị tiêu chảy.
 
Quan sát da vùng quanh hậu môn có màu đỏ tươi, sau thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu, diễn tiến có mủ. Trẻ bị hăm da thường đau lúc đi tiêu, quấy nhiều, thậm chí kém ăn, ít ngủ rất khó chăm sóc. Hăm da ở trẻ tiêu chảy có thể tồn tại mà người nhà không phát hiện được do vị trí quanh hậu môn ít được chú ý. Tình trạng ẩm ướt tại vùng hậu môn liên quan với số lần đi tiêu của bé trong ngày.
 
Chính vì vậy, những trẻ sơ sinh có làn da mỏng sẽ ít khả năng chống đỡ với chất gây viêm và sẽ dễ bị hăm da hơn trẻ lớn tháng. Ở những trẻ bú sữa bình, độ pH trong phân của trẻ cao hơn trẻ bú mẹ nên cũng dễ bị hăm da hơn.
 
Khi nào bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
 
- Trẻ bị hăm tã kéo dài trên 5 ngày, bạn đã làm theo hướng dẫn trên nhưng trẻ không khỏi
 
- Trẻ bị sốt
 
- Trẻ bị nổi nhiều mụn mủ
 
- Vùng hăm tã da đỏ tấy, có khuynh hướng lan rộng
 
- Trẻ có tiêu chảy
 
Những điều bạn không nên làm
 
- Quên không thay tã trong nhiều giờ
 
- Quấn tã quá chặt
 
- Bôi phấn rôm (sẽ làm bít các lỗ chân lông, tăng thêm tình trạng hăm tã)
 
Sử dụng nhiều loại kem bôi mà không tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nhi (điều này sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng).
 

Vệ sinh vùng nhạy cảm cho trẻ sơ sinh


Việc chăm sóc trẻ sơ sinh tương đối phức tạp. Những thao tác đòi hỏi phải nhẹ nhàng, tỉ mỉ, thận trọng và bảo đảm vệ sinh. Cần phải giữ vệ sinh tốt cho vùng mông, bộ phận sinh dục và hậu môn vì đây là nơi rất nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc với phân và nước tiểu, rất dễ bị tổn thương và nhiễm khuẩn.

Trong thực tế cũng có không ít trẻ bị hăm bẹn, đít. Không như trẻ lớn, trẻ sơ sinh tiêu, tiểu rất nhiều trong ngày và bất kỳ lúc nào vì vậy người chăm sóc cần phải nhận biết và xử lý kịp thời. Nếu không xử lý ngay sẽ kích ứng da và gây nhiễm khuẩn bộ phận sinh dục nhất là các bé gái. Mỗi lần trẻ tiêu, tiểu phải thay ngay tã lót, phải rửa sạch phân và nước tiểu bằng nước ấm. Khi trẻ đi tiêu, trước khi rửa, dùng chỗ sạch của miếng lót lau sạch phân, lau từ trước ra sau, không để phân dính lâu vào da, không làm bẩn bộ phận sinh dục. Sau đó dùng nước ấm 37oC (thử bằng cách đổ nước lên mu bàn tay chịu được là vừa) để rửa. Dội nước rửa từ trên xương mu xuống dưới, từ trước ra sau. Rửa cả mông cho bé. Rửa đến đâu dội nước đến đó, không được đặt đít bé trong chậu nước mà rửa. Tốt nhất là dùng tay để rửa. Sau đó dùng khăn xô sạch, mềm thấm khô nước. Chỉ thấm khô nước, không nên chà xát mạnh làm tổn thương da của bé. Sau đó chỉ bôi kem dưỡng da lên vùng xương mu, hai bên bẹn, xung quanh hậu môn rồi quấn tã lại cho bé. Trên thực tế trẻ sơ sinh tiêu, tiểu nhiều lần mà lần nào cũng phải rửa thì vất vả cho mẹ và cũng mệt cho con, nhất là vào ban đêm hoặc mùa đông giá rét cho nên ta cũng có thể làm sạch cho bé bằng cách lau như sau:

Đối với bé gái: Đặt bé lên tấm nylon mềm, dùng giấy vệ sinh ướt (nếu không thì dùng gạc làm ẩm) lau vùng xương mu và vùng bụng dưới rốn. Lấy miếng giấy ướt khác lau nhẹ nhàng bộ phận sinh dục ngoài theo hướng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Chỉ lau bên ngoài môi lớn, không đụng chạm bên trong. Miếng giấy ướt khác lau sạch hai bên bẹn, lau hậu môn và xung quanh. Chú ý lau từ trước ra sau để tránh dây bẩn từ hậu môn vào bộ phận sinh dục của bé. Cuối cùng lau sạch mông và mặt trong đùi. Lấy khăn xô sạch, khô, mềm lau toàn bộ vùng quấn tã. Dùng kem dưỡng da bôi lên vùng mu, bẹn, xung quanh hậu môn rồi quấn tã hoặc đóng bỉm cho bé.

Đối với bé trai: Nước tiểu thường thấm nhiều ở phía trước: vùng xương mu, vùng bụng dưới rốn, thậm chí ướt cả rốn, do vậy cần làm sạch ở vùng bụng dưới rốn. Nếu rốn cũng bị ướt do nước tiểu thì phải rửa sạch rốn và thay băng rốn. Dùng giấy ướt lau vùng bụng dưới rốn, vùng xương mu, hai bên bẹn và bộ phận sinh dục. Lau theo hướng từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Phải nâng bìu lên, làm sạch phần dưới bìu. Lấy giấy ướt khác lau toàn bộ bìu và lau phía dưới dương vật vì phân và nước tiểu hay đọng ở đó. Tiếp đến lau sạch dương vật, lau theo hướng từ trên xuống. Tuyệt đối không tuốt ngược bao quy đầu. Sau đó lau sạch hậu môn, mông, mặt trong của đùi. Lấy khăn khô, sạch, mềm lau khô toàn bộ vùng quấn tã. Thoa kem dưỡng da lên vùng mu, bẹn, bùi, xung quanh hậu môn, mông cho bé để đề phòng hăm loét da. Cuối cùng quấn tã hoặc đóng bỉm cho bé. Phải chú ý để dương vật nằm xuôi chiều của nó trong lúc quấn tã.



Các phương pháp giúp bé không bị hăm tã


Để tránh cho con bị hăm, bạn nên sử dụng loại tã thông thoáng và mềm mại, chú ý vách chống tràn của tã khi chọn mua sản phẩm.

Tã có vách chống tràn mềm sẽ giúp con bớt cọ xát, mẩn ngứa. Mặt tiếp xúc làm bằng chất liệu thông thoáng mềm mỏng cũng giúp trẻ dễ chịu hơn trong sinh hoạt. Môi trường ẩm ướt kéo dài khiến không khí không được lưu thông qua lớp tã, bỉm.

Nước tiểu ứ đọng quá lâu là môi trường tốt cho sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn. Do đó, các bé không được thay tã thường xuyên dễ bị tiếp xúc với vi khuẩn gây ngứa ngáy. Sự cọ xát gây tổn thương da làm vi trùng dễ xâm nhập.

Các bậc phụ huynh nên thay tã cho bé thường xuyên 4 tiếng một lần, tối đa là 6 tiếng và nên thay ngay sau khi bé đi ngoài. Cần lau sạch khi bé đi vệ sinh bằng khăn giấy chuyên dụng để tránh sự tích tụ vi khuẩn và cho bé để da trần 15 phút trước khi tiếp tục thay tã mới.

Ngoài ra, bạn có thể bôi kem chống hăm khi làn da bé khô ráo, sau đó mới mặc tã. Thói quen quấn kín mít cho trẻ khiến các bé đổ mồ hôi dễ làm cho bé bị hăm tã ngay cả ở trong mùa lạnh.

Ở các vùng da nhiều nếp gấp như kẽ mông, bẹn, đùi, nên xoa lớp kem hoặc dầu mỏng để tạo màng bảo vệ cho trẻ. Ngoài ra, cần tránh không để nước tiểu và phân ngấm vào da bé. Không nên xoa phấn rôm bởi phấn chỉ có tác dụng hút ẩm, nhưng lại làm bít tắc lỗ chân lông khiến bé càng dễ bị hăm.

Đối với các mẹ dùng tã vải cho bé, xà phòng và các chất tẩy rửa khi giặt tã cũng có thể là nguyên nhân khiến con bị kích ứng và mẩn ngứa.

Thông tin về sản phẩm tã giấy Huggies.

(Nguồn: Kimberly Clark Vietnam)

Chữa hăm tã ở trẻ nhỏ



Bé nhà tôi hay bị hăm tã, vì thế tôi thường thoa kem Bepathen cho bé sau mỗi lần thay bỉm, tôi muốn hỏi dùng kem này thường xuyên có tốt cho bé không ? Nếu không thì để chống hăm tã tôi phải dùng loại kem nào cho bé ? (Mẫn Nghi)

Trả lời:

Hăm tã là một chứng bệnh ngoài da, tại khu vực da tiếp xúc với tã của trẻ và bạn nên nhớ rằng, cho dù bạn dùng ta giấy hay tã vải, chứng hăm tã vẫn có thể xảy ra với con bạn. Thông thường lớp da tại vùng tiếp xúc sẽ hơi đỏ, nặng hơn có thể nứt nẻ, đóng vẩy và có thể dẫn tới mưng mủ ở khu vực da bị hăm.

Có nhiều lý do gây ra chứng hăm tã, nhưng thông thường nhất là do nước tiểu của bé hoặc phần "lưu trú" lâu trong tã do các mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu và từ các dấu hiệu hăm, tấy đỏ, nếu để nguyên không chữa trị, lớp da trở nên căng bóng và có thể sinh ra mụn mủ. Chứng hăm tã cũng có thể do tắm bé xong, mẹ lau không khô đã vội quấn tã ngay...

Trong những trường hợp như vậy, chứng hăm tã chỉ xuất hiện ở những ngấn da ở phía trên đùi. Nếu bạn đang dùng tã vải, có khả năng bé của bạn bị hăm do phản ứng với các hóa chất trong bột giặt đã sử dụng để giặt giũ, hoặc là thuốc tẩy vải.

Một điều khá may mắn là hăm tã ở trẻ tuy phổ biến nhưng lại rất dễ chữa trị và phòng ngừa. Như đã trình bày, các bà mẹ cần lưu ý các dấu hiệu ở trẻ và vấn đề tốt nhất trong phòng ngừa chính là vệ sinh cho bé thật sạch, thật đúng cách

Khi trẻ bị hăm tã, những dấu hiệu sau thường xuất hiện và có thể thấy bằng mắt thường, đó là: đỏ da ở vùng quấn tã; đỏ da ở xung quang bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai.

Vùng da đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của bé sau đó lan dần ra tới mông và đùi, da căng và có lốm đốm đỏ, ở giữa có mủ... một triệu chứng cũng dẫn đến hăm da ở trẻ đó là tiêu chảy cấp, bệnh thường xuất hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi bị tiêu chảy.

Quan sát da vùng quanh hậu môn có màu đỏ tươi, sau thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu, diễn tiến có mủ. Trẻ bị hăm da thường đau lúc đi tiêu, quấy nhiều, thậm chí kém ăn, ít ngủ rất khó chăm sóc. Hăm da ở trẻ tiêu chảy có thể tồn tại mà người nhà không phát hiện được do vị trí quanh hậu môn ít được chú ý. Tình trạng ẩm ướt tại vùng hậu môn liên quan với số lần đi tiêu của bé trong ngày.

Chính vì vậy, những trẻ sơ sinh có làn da mỏng sẽ ít khả năng chống đỡ với chất gây viêm và sẽ dễ bị hăm da hơn trẻ lớn tháng. Ở những trẻ bú sữa bình, độ pH trong phân của trẻ cao hơn trẻ bú mẹ nên cũng dễ bị hăm da hơn.

Khi nào bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

- Trẻ bị hăm tã kéo dài trên 5 ngày, bạn đã làm theo hướng dẫn trên nhưng trẻ không khỏi

- Trẻ bị sốt

- Trẻ bị nổi nhiều mụn mủ

- Vùng hăm tã da đỏ tấy, có khuynh hướng lan rộng

- Trẻ có tiêu chảy

Những điều bạn không nên làm

- Quên không thay tã trong nhiều giờ

- Quấn tã quá chặt

- Bôi phấn rôm (sẽ làm bít các lỗ chân lông, tăng thêm tình trạng hăm tã)

Sử dụng nhiều loại kem bôi mà không tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nhi (điều này sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng).

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Bs.Thuocbietduoc

Chữa hăm da trẻ em bằng nước trà đặc



Để chữa bệnh hăm da ở trẻ em, các bạn dùng nước trà pha thật đặc rửa cho trẻ ngày 2-3 lần. Làm liên tục trong 1 tuần bệnh sẽ khỏi hẳn.

Bạn đọc Nguyễn Thị Yến của http://diendan.yeutretho.com

Bé bị hăm. Cách phòng và chữa


Trẻ sơ sinh dễ bị hăm do nhiều gây, các mẹ lại sợ đau con nên nhẹ nhàng quá. Em có chút ích kinh nghiệm, trộm vía, bé nhà em đã trải qua và không hăm ạ, muốn chia sẻ cùng các mẹ.

E thường xuyên dùng chè xanh đăc, ngậm vào phun rửa cho cháu hoặc rửa bình thường ở những chỗ dễ hăm như : nách, bẹn, các ngấn…Cái này đều có cơ sở khoa học. Chè sát trùng tốt, nước bọt cũng có chất Lyzozym, một chất diệt khuẩn sinh học rất tốt để đánh bay vi khuẩn. Tích cực tắm nước chè xanh khi bé còn nhỏ cũng làm da bé sạch tự nhiên.

Còn dùng thuốc, em thực sự không thích, bất đắc dĩ, con đã bị rùi thì chắc các mẹ phải dùng ạ. Bé nàh em, khi thấy chỗ nào đỏ, ươn ướt là mẹ cháu lập tức ngầm chè rửa ngày 3-4 lần cho con.

Các mẹ có kinh nghiệm gì chia sẻ giúp chúng ta nuôi con khoẻ nhé

Theo thành viên vthuhien1985, webbetho.com

Kem bôi chống và chữa hăm đặc trị Mitosyl



Kem chữa hăm đặc trị Mitosyl của Pháp, dùng để chữa hăm cho các bé từ sơ sinh đến 3 tuổi. Ngoài chức năng chữa hăm, loại kem này còn có tác dụng chữa ngứa trên da cho người lớn và trẻ em.

Thành phần: dầu gan cá, vitamin A và kẽm.
Nhà sản xuất: Hãng dược Sanofi Aventis Pháp
Trọng lượng: 150g

Cách tốt nhất để điều trị hăm tã cho trẻ



Đối với trẻ sơ sinh, việc sử dụng tã giấy (bỉm) hoặc việc vệ sinh không đúng cách là những nguyên nhân gây ra tình trạng hăm tã ở trẻ.

Dưới đây là vài cách cơ bản để mẹ có thể tự điều trị dứt điểm tình trạng hăm tã cho trẻ tại nhà:

- Hãy giữ cho em bé luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên. Điều này có nghĩa là cha mẹ nên chú ý kiểm tra tã của trẻ để thay ngay cả là ban đêm.

- Hãy vệ sinh, rửa sạch, kỹ càng cho trẻ mỗi lần thay tã. Cha mẹ có thể dùng bông gòn hoặc khăn bông mềm để lau khô cho trẻ. Tuyệt đối không chà xát để tránh gây tổn thương cho vùng da của trẻ!

- Sử dụng thuốc mỡ ngoài da để tạo thành một lớp màng bảo vệ da cho trẻ sau mỗi lần thay tã lót. Bằng cách này, cha mẹ có thể giúp bảo vệ da bé tránh bị kích ứng từ phân và nước tiểu. Trên thị trường có một số loại thuốc mỡ dùng ngoài da như oxit kẽm trắng... tạo thành một lớp dày bên ngoài da của trẻ sẽ rất tốt trong việc bảo vệ làn da mỏng và nhạy cảm cho trẻ.

- Khi quấn tã cho trẻ, mẹ nên chú ý để tã của trẻ lỏng lẻo, sử dụng tã có lỗ thoáng khí như vậy sẽ làm cho không khí xung quanh vùng đóng tã của trẻ lưu thông tốt hơn. Nếu em bé của bạn mặc tã vải, không nên sử dụng thêm quần nilon hoặc miếng lót nilon gây bí hơi cho phần được quấn tã của trẻ.

- Khi thời tiết ấm áp, bạn có thể để bé chơi ở trong căn phòng thoáng mát và cùng với việc vệ sinh sạch sẽ, hãy tạm thời không đóng tã (bỉm) và ngừng bôi thuốc mỡ càng lâu càng tốt bởi khi tiếp xúc với không khí thoáng mát và sạch sẽ, tốc độ chữa hăm tã cho trẻ sẽ nhanh hơn rất nhiều.

- Các mẹ cũng hãy xem xét đến việc cho trẻ ngủ mà không dùng tã (bỉm), chỉ cần lót bên dưới mông trẻ một tấm vải chống thấm, bảo vệ cho chiếc đệm là được. Như vậy phần bên dưới của trẻ sẽ luôn được thông thoáng và việc hăm tã sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi.

Hăm tã ở trẻ thường xuất hiện do nhiễm trùng bởi nấm men, và có thể điều trị tại nhà bằng một vài loại thuốc kháng nấm để bôi cho trẻ quanh khu vực mặc tã. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ bị sốt và những nốt phát ban (vùng da bị đỏ) không biến mất sau vài ngày điều trị tại nhà thì cha mẹ nên nhờ tới sự giúp đỡ của các bác sỹ.


em bé bị hăm bẹn...làm sao đây
5 cách ứng phó khi bé bị hăm
Hăm tã ở trẻ sơ sinh nên bôi thuốc gì thì da em bé được phục hồi ...
Trẻ sơ sinh bị hăm và cách chữa


(St)

Hăm đít là gì?

Hăm đít là hiện tượng sưng tấy da ở đít một em bé. Chứng này có thể xuất hiện khi đít em bé ở trong tã dơ quá lâu, bởi vì khi nước tiểu và phân bị phân hủy, amoniac được phóng thích ra, khiến cho da bị phỏng và tấy lên. Hăm đít cũng có thể là do dị ứng với bột giặt hay thuốc tẩy vải sợi được sử dụng khi giặt tã. Một loại
ban đỏ tương tự cũng có thể do bệnh nhiễm nấm đường tiêu hóa, thường bắt đầu từ miêng những có thể lan cùng khắp cơ thể và tác động vào da quanh hậu môn.

 

Các chiệu chứng

- Da đỏ, lấm tấm, trông có vẻ đau rát trong vùng tã lót

- Mùi amoniac khai bốc ra từ tã lót em bé

Bạn có thể làm gì?

1. Mua kem chống hăm đít (có bán ở hầu hết các cửa hàng thuốc) và xức khi bạn
thay tã lót cho bé, để làm cho da đỡ tấy và mau lành.

2. Thường xuyên thay tã lót cho bé, làm sạch và lau khô toàn bộ vùng mông bẹn mỗi khi thay tã. Bên trong tã bằng vải nên lót thêm một lớp lót nào rất thấm nước.

3. Khi nào có thể được thì nên để cho em bé nằm trên tã để cho đít được thoáng khí. Không dùng quần bằng nhựa mặc chồng lên tã lót bằng vải sợi cho đến khi hết hăm đít vì như vậy sẽ bí không khí không lưu thông vào tới mông em bé.

4. Không dùng tã xà phòng giặt sinh học hay thuốc tẩy vải sợi để giặt tã em bé vì chúng có thể gây dị ứng. Giũ, xả nước tã em bé thật kỹ.

5. Tìm xem có đốm trắng trong miếng em bé không. Nếu có, bé có thể bị nhiễm nấm miệng.

Kêu bác sĩ nếu

- Chứng hăm kéo dài hơn hai ngày

- Bạn nghĩ là em bé bị nấm miệng.

Bác sĩ có thể làm gì?

Có thể bác sĩ kê toa cho dùng một kem kháng sinh nếu chứng hăm trở nên
nhiễm trùng (bội nhiễm) hoặc cho một kem chống nấm nếu bé bị nấm miệng.


Xem thêm về
sức khỏe tại www.chamsocbe.com

Bé tôi đc 2 thág tuổj .. Bé bị hăm ở hậu môn (ở đít) tôj ko biết phải làm sao cho hết . Tôj cần tư vấn. Mẹ bé Ken
hơn 1 tháng trước - Thích
Bé nhà tôi
hơn 1 tháng trước - Thích
trị hăm tã với kem bôi của úc rất tốt nè các mẹ, 100% thiên nhiên kempapaya. wordpress .com
hơn 1 tháng trước - Thích
trị hăm tã với kem bôi của úc rất tốt nè các mẹ, 100% thiên nhiên kempapaya. wordpress .com
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận