Em bé chậm mọc răng có nên lo lắng ?

Thông thường, những chiếc răng sữa của bé bắt đầu nhú vào khoảng tháng thứ 6, thứ 7 và thay răng khi được 6 hoặc 7 tuổi. Nhưng quy trình này không phải lúc nào cũng đúng với tất cả các bé khiến nhiều bà mẹ hết sức lo lắng.

Do đâu bé chậm mọc răng?

Thông thường, những chiếc răng sữa của bé bắt đầu nhú vào khoảng tháng thứ 6, thứ 7 và thay răng khi được 6 hoặc 7 tuổi. Nhưng quy trình này không phải lúc nào cũng đúng với tất cả các bé khiến nhiều bà mẹ hết sức lo lắng.

Do đâu, bé nhà bạn mọc răng chậm, ở cả giai đoạn răng sữa và hàm răng vĩnh viễn sau này?

1. Di truyền

Nguyên nhân chủ yếu trong việc bé chậm mọc răng là do yếu tố di truyền trong gia đình, dòng tộc. Nếu trong gia đình bạn có người từng chậm mọc răng, thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Bé đang nhận di truyền từ các thế hệ đi trước đó thôi.

Tìm hiểu kỹ các nguyên nhân khiến bé chậm mọc răng để giúp bé có một hàm răng chắc khỏe.

2. Thời điểm sinh

Thời điểm sinh và môi trường sống của bé cũng quyết định thời điểm bé nhú chiếc răng đầu tiên. Em bé sinh đủ tháng hoặc quá ngày tháng sẽ có răng sớm hơn so với bé sinh thiếu tháng. Ví dụ, một em bé sinh non khi được 32 tuần (8 tháng) sẽ có răng muộn hơn khoảng 4 tuần so với các bé sinh vào thời điểm đã được 9 tháng 10 ngày. Những em bé sinh ra nhỏ bé, thiếu cân cũng sẽ mọc răng chậm hơn các bé bình thường.

3. Những căn bệnh

Hội chứng Down, tuyến yên hoạt động không bình thường, lớp phôi ngoài có những biến chứng... đều là những yếu tố dẫn đến việc bé mọc răng chậm. Tuy nhiên, những vấn đề này cần phải kiểm tra kỹ mới xác định được đúng nguyên nhân.

4. Những tổn thương bên ngoài và bệnh truyền nhiễm

Nếu răng bé có hiện tượng mọc không đều, chiếc cao chiếc thấp, phần nhiều là do răng đã chịu những ngoại lực tác động, dẫn đến các dây chằng hỗ trợ răng bị hỏng. Nếu nhìn từ bên ngoài, các bà mẹ có thể ngộ nhận hàm răng sữa của bé mọc cái nhanh cái chậm, nhưng thực tế, răng bé đã mọc đầy đủ, có điều cái nhô lên, chiếc nhún xuống. Điều này sẽ gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của hàm răng vĩnh viễn sau này.

Nếu răng sữa của bé bị hỏng, gãy và phải nhổ trước khi nó tự lung lay đúng theo quy luật tự nhiên, lợi sẽ tự động sản sinh một mô liên kết che lấp vị trị lỗ hổng do chiếc răng sữa bị gãy tạo ra. Mô này sẽ ngăn cản sự thay răng của bé, là một trong những nguyên nhân bé thay răng chậm.



'Kê đơn' cho bé chậm mọc răng

Con gái tôi nay được hơn 20 tháng tuổi nhưng chỉ mới mọc được 5 cái răng.

Hãy để Eva giúp bạn giải đáp những thắc mắc về nuôi dưỡng, chăm sóc con nhé!

Hỏi: Con gái tôi nay được hơn 20 tháng tuổi nhưng chỉ mới mọc được 5 cái răng. So với bạn cùng tháng thì cháu mọc răng chậm. Trộm vía cháu ăn uống và bú mẹ tốt, tăng cân đều. Hiện cháu được 12kg và cao 82cm. Cháu đã biết nói và nói rất sành sỏi, cháu có thể diễn đạt ý của mình thành câu hoàn chỉnh. Trong các bữa ăn của con, tôi liên tục bổ sung cá, thịt, tôm, cua... nhưng răng cháu vẫn không mọc. Xin cho tôi hỏi, bé chậm mọc răng như vậy có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Mong bác sĩ giải đáp giùm. Tôi xin cảm ơn!

Câu hỏi gửi từ email aibui25...@...


Con gái tôi nay được hơn 20 tháng tuổi nhưng chỉ mới mọc được 5 cái răng. (Ảnh minh họa)

Trả lời:

Chu kỳ mọc răng của mỗi trẻ là không giống nhau. Thông thường, khi trẻ được 6 - 7 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, kéo dài đến 3 tuổi. Thời gian mọc những chiếc răng tiếp theo nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và trẻ chỉ được coi là chậm mọc răng sữa nếu chưa có chiếc răng nào ở tháng 13.

Bé 20 tháng tuổi nhưng chỉ mới mọc 5 chiếc răng là quá chậm so với lứa tuổi. Do đó, chị cần xem lại chế độ dinh dưỡng đã cung cấp đủ chất cho bé hay chưa.

Ở lứa tuổi này chị nên cho bé ăn một ngày như sau: 3-4 bữa cháo/cơm nát có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: Chất bột đường, chất đạm, chất béo, nhóm giàu vitamin và khoáng chất (rau xanh), 500-600ml sữa (bao gồm sữa mẹ, sữa ngoài, sữa chua...) và 1-2 bữa hoa quả chín hoặc nước hoa quả.

Chị cũng cần cho bé tắm nắng hàng ngày, mỗi ngày 15-30 phút vào trước 9 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều để cơ thể bé tự tổng hợp vitamin D giúp hấp thu canxi tốt hơn. Đồng thời, chị có thể cho bé dùng thêm một số sản phẩm như cốm Cansua3 để bổ sung thêm canxi, vitamin D và một số thiếu hụt về vi chất như kẽm, i-ốt...

Ngoài ra, một số yếu tố như: do di truyên, do tác động của môi trường... cũng khiến trẻ chậm mọc răng. Vì vậy, tốt nhất, chị nên cho bé đi khám bác sĩ dinh dưỡng để được kê thuốc bổ sung phù hợp.
 

Sốt ruột vì con chậm mọc răng

Chu kỳ mọc răng ở mỗi trẻ em là khác nhau, nên nếu thấy con mọc răng chậm hơn so với bạn bè cùng lứa thì cha mẹ cũng không nên quá lo lắng nhé!

Trẻ mọc răng chậm là do nhiều yếu tố. Nếu thấy con mình chậm mọc răng, người lớn hãy thử xem con có chịu ảnh hưởng của nguyên nhân nào như dưới đây không?

Chu kỳ mọc răng ở trẻ em là không giống nhau. Thông thường, khi trẻ được 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Tuy nhiên, thời gian mọc những chiếc răng tiếp theo ở trẻ là khác nhau và trẻ mọc răng nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Nhiều người cho rằng, trẻ mọc răng chậm là do bị thiếu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, các bác sĩ nha khoa đã cho biết rằng, dinh dưỡng không phải là yếu tố duy nhất khiến trẻ chậm mọc răng. Bên cạnh việc thiếu chất dinh dưỡng, thiếu canxi, trẻ chậm mọc răng còn có thể do những nguyên nhân sau:

Bẩm sinh

Răng mọc chậm hay nhanh có thể liên quan đếu yếu tố di truyền. Trong đó, trẻ có thể chịu ảnh hưởng của bố hoặc mẹ. Ngoài ra, yếu tố giới tính cũng có thể là tác nhân khiến trẻ mọc răng chậm. Thông thường, các bé gái sẽ mọc răng nhanh hơn so với các bé trai.

Ảnh hưởng của môi trường

Ngoài yếu tố di truyền, ảnh hưởng của môi trường và các yếu tố khách quan cũng có thể tác động khiến răng mọc chậm.

Các chuyên gia cho rằng, dựa vào yếu tố trẻ sinh đủ tuần đủ tháng hay trẻ sinh non mà tốc độc mọc răng cũng có sự khác nhau. Nếu trẻ sinh non, khoảng 30 tuần tuổi thì thông thường phải từ 6 - 8 tháng, trẻ mới mọc chiếc răng đầu tiên.

Ngoài ra, tất cả những trẻ sinh bị thiếu cân cũng đều có nguy cơ răng mọc chậm hơn những trẻ em khác.

Trẻ mắc bệnh bẩm sinh

Những trẻ em mắc phải hội chứng Down, có bất thường về tuyến yên đều có khả năng răng mọc chậm. Tuy nhiên, để có được kết quả chính xác, cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện khám để có kết quả chính xác nhất và phương thức điều trị phù hợp.

Trẻ bị chấn thương và nhiễm trùng khoang miệng

Nếu răng của trẻ mọc chậm và không đều, rất có thể nguyên nhân đến từ bên ngoài. Khoang miệng của trẻ có vấn đề khiến lợi bị tổn thương dẫn đến răng mọc chậm.

Ngoài ra, trẻ đang trong thời kỳ điều trị bằng thuốc cũng có thể làm nướu răng dày lên khiến răng khó mọc.

Khi cha mẹ thấy con chậm mọc răng thì nên đưa con mình đi khám và có sự tư vấn chuyên khoa.

Tuy nhiên, có một điều cần nhắc lại là chu kỳ mọc răng ở mỗi trẻ em là khác nhau nên nếu thấy con mọc răng chậm hơn so với bạn bè cùng lứa thì người lớn cũng không nên quá lo lắng.
 

Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng

Trẻ 8-9 tháng mới mọc răng nhưng nếu vẫn phát triển tốt về thể chất và tinh thần thì đó là do sinh lý. Ngược lại, chậm mọc răng và kết hợp thêm các dấu hiệu như chậm lên cân, chiều cao, hay các triệu chứng còi xương thì là do còi xương.

Ảnh: bp0.blogger.com

Những chiếc răng sữa đầu tiên của bé mọc vào lúc bé được khoảng 6 tháng tuổi, và bé có đủ 20 chiếc răng sữa khi được khoảng hai đến hai tuổi rưỡi.

Số lượng răng là một trong những dấu hiệu dùng để theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ. Những chiếc răng đầu tiên mọc lên báo hiệu trẻ có thể bắt đầu ăn các thức ăn đặc hơn sữa. Số răng của trẻ có liên quan đến số tháng tuổi: thông thường số răng bằng số tháng tuổi trừ đi 4. Tuy nhiên, như tất cả mọi chuyện khác dính líu đến con người, cũng có những trường hợp ngoại lệ: có vài trẻ sinh ra đã có sẵn 1-2 răng, hoặc có một số trẻ đến 8-9 tháng mà vẫn chưa mọc chiếc răng cửa đầu tiên. Những vấn đề này có thể hoàn toàn là sinh lý, nếu như trẻ vẫn phát triển tốt về tất cả mọi mặt khác: thể chất và tinh thần.

Điều cần quan tâm là phát hiện sớm các trường hợp chậm mọc răng có liên quan đến thiếu dinh dưỡng, thiếu canxi, còi xương do thiếu vitamin D... để kịp thời cải thiện chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ cho phù hợp.

Trẻ chậm mọc răng thường do thiếu canxi để phát triển các mầm răng. Thức ăn chính của trẻ là sữa. Sữa là loại thức ăn giàu canxi nhất và dễ hấp thu nhất nên trẻ không thiếu nguồn cung cấp canxi, trừ những trẻ bú mẹ mà mẹ ăn uống kiêng khem làm giảm chất lượng của nguồn sữa.

Tỷ lệ canxi trong thức ăn được hấp thu liên quan đến một tỷ lệ phù hợp của một chất khoáng khác là phốtpho, có nhiều trong các loại ngũ cốc, các loại rau, củ... Khi tỷ lệ phốt pho quá cao, sự hấp thụ canxi sẽ giảm đi.

Một chất nữa cần thiết cho sự hấp thụ canxi là vitamin D. Có 2 nguồn cung cấp vitamin D cho trẻ là thức ăn và từ ánh sáng mặt trời, trong đó nguồn cung cấp chủ yếu là từ ánh sáng mặt trời (chiếm tới 80%). Thức ăn động vật (thịt, cá, trứng, sữa) chứa nhiều vitamin D hơn với một tỷ lệ hấp thụ cao hơn thức ăn có nguồn gốc thực vật. Tuy nhiên, vì vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu nên nếu chế độ ăn không có đủ chất béo thì dù ăn nhiều thức ăn động vật, vitamin D vẫn không thể hấp thụ được vào cơ thể.

Để phòng tình trạng còi xương ở trẻ, các bà mẹ nên chú ý một số điều sau:

- Mẹ trong giai đoạn có thai và cho con bú cần ăn uống đầy đủ chất, không kiêng khem, uống thêm 1-2 ly sữa mỗi ngày.

- Bắt đầu cho trẻ (và cả mẹ) tắm nắng vào buổi sáng từ lúc trẻ được 1 tháng tuổi, liên tục đến khi trẻ biết đi. Thời gian tắm nắng trung bình 15-30 phút mỗi ngày, trẻ có da sậm màu hơn phải tắm lâu hơn trẻ có da sáng.

- Không pha sữa cho trẻ bằng các loại nước cháo, nước bột, nước rau củ... và nhất là nước khoáng, lượng khoáng chất cao trong những loại nước này sẽ làm giảm hấp thu canxi.

- Trong chế độ ăn của trẻ luôn cung cấp đầy đủ chất đạm, nhất là đạm động vật và chất béo: Mỗi bát thức ăn của trẻ phải thêm 1-2 thìa dầu ăn.

Khi trẻ chậm mọc răng, nếu kết hợp thêm các dấu hiệu của một tình trạng thiếu dinh dưỡng chung như chậm phát triển cân nặng, chiều cao và các triệu chứng của còi xương như ngủ không ngon giấc ban đêm, hay giật mình khóc thét, có những cơn khóc ngất tím cả người, đổ mồ hôi trộm ban đêm, bẹp hộp sọ, lồng ngực lép, thóp rộng... thì chậm mọc răng ở trẻ là do còi xương. Cần gia tăng khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ, nhất là sữa và các chế phẩm từ sữa, thức ăn động vật, chất béo... Việc bổ sung thêm vitamin D và canxi dưới dạng thuốc là cần thiết tuy nhiên phải được chỉ định của bác sĩ. Các bà mẹ không được tự ý sử dụng vitamin D, vì có thể làm trẻ bị ngộ độc khi dùng liều cao hoặc thời gian dùng quá dài.



Trẻ biếng ăn và chậm mọc răng
Sản phẩn tốt cho Trẻ chậm biết đi, chậm mọc răng, chân tay mềm ...
bé chậm mọc răng?
Khi bé chậm mọc răng...


(St)