Video clip: Em bé đạp nhiều trong bụng mẹ, những hình ảnh sống động nhất
Em bé đạp nhiều và những điều mẹ bầu cần biết
Em bé đạp nhiều quá có sao không?
Video clip: Em bé đạp nhiều trong bụng mẹ và quá trình phát triển của thai nhi
Thai nhi đạp nhiều hay ít là do tùy thể trạng của từng bé. Sự khác biệt trong tần suất chuyển động của thai là dấu hiệu thường gặp ở phần lớn thai phụ. Những dấu hiệu nào cho thấy bé yêu đang khỏe mạnh nhỉ? Cùng chúng tôi tìm hiểu dưới đây nhé!
Thai nhi đạp nhiều là bé khỏe mạnh?
Người mẹ có thể nhận ra có những ngày bé chuyển động khá nhiều nhưng cũng có ngày, bé im ắng như đang ngủ say. Hoặc sự di chuyển của thai nhi khác nhau vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Sự khác biệt trong tần suất chuyển động của thai là dấu hiệu thường gặp ở phần lớn thai phụ.
Cũng có khi do bạn say sưa làm việc đến mức không nhận ra những cú “nhào lộn” của bé trong bụng mẹ. Để kiểm tra bé có “hoạt động” hay không thì bạn nên chọn khoảng thời gian buổi tối, hoặc khi nằm nghỉ trên giường hay trong bồn tắm. Khi bạn thư giãn trong không gian yên tĩnh thì cảm nhận về sự chuyển động của bé sẽ dễ hơn.
Một số bé hiếu động hơn những bé khác nên thường “đá”, “cuộn tròn”, “chổng mông”, “giang chân”, “chân tay múa máy”… với mẹ nhiều hơn.
Nhiều người mẹ tự “xếp lịch” chuyển động cho con hoặc dựa vào thời điểm thai đạp trước đó để xem xét. Do đó, họ dễ lo lắng khi tần suất và thời điểm bé chuyển động thay đổi đột ngột. Nên nhớ, khi thai càng phát triển thì khả năng vận động sẽ thay đổi theo.
Không ít người mẹ hiểu nhầm rằng, bé càng đạp nhiều càng khỏe mạnh hoặc bé phải chuyển động nhiều lần trong ngày thì mới yên tâm. Một số trường hợp, bé đạp nhiều bất thường có thể do bị ngạt và thiếu oxy (dây rốn quấn cổ)… Nếu không phát hiện kịp thời, dễ dẫn tới hiện tượng thai lưu.
Nếu lo lắng về tần suất thai đạp, bạn nên đi khám sớm. Không có một mẫu chuẩn nào về sự hoạt động của bé trong bụng mẹ chứng tỏ bé đang khỏe mạnh hay có “vấn đề”. Chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới cho bạn câu trả lời chính xác nhất.
Thai nhi đạp như thế nào?
Những cử động, những cú đạp – đó là dấu hiệu của sự sống, của sự lớn lên trong bụng mẹ của thai nhi. Thai nhi đạp như thế nào? Làm thế nào để theo dõi được những cử động của thai nhi? Khi nào thì cần đến bác sĩ? Đó chính là những thắc mắc cần giải đáp của rất nhiều mẹ bầu.
Khi nào cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi?
Một số mẹ bầu có thể cảm nhận được chuyển động của con yêu từ rất sớm khoảng từ tuần 13 đến tuần 16 của thai kỳ. Những cử động đầu tiên này được gọi là thai bắt đầu đạp và được mô tả là những rung động nhẹ của con yêu. Tuy nhiên, việc xác định xem cảm giác này là do khí trong người hay cử động của trẻ là điều không hề dễ dàng, tuy nhiên sau này bạn sẽ xác định được rõ ràng hơn bằng cách so sánh với những chuyển động của thai nhi.
Những người lần đầu tiên mang bầu sẽ không thể cảm nhận điều này nhanh hơn những người đã làm mẹ lần 2, lần 3. Có những mẹ, đặc biệt những mẹ mang bầu lần đầu không thể cảm nhận được những cử động này cho đến tuần 18-30 của thai kỳ. Hãy nhớ rằng phụ nữ trong mỗi lần mang thai đều có cảm nhận khác nhau. Vì thế bạn khó có thể cảm nhận được cử động của thai nhi nhanh hơn những chị em mang thai khác. Nói chung các mẹ sẽ đều cảm nhận được những chuyển động của con yêu từ tuần 13 đến tuần 25.
Vì sao thai nhi cử động?
Vì thai nhi không ngừng phát triển nên nó vẫn tiếp tục khua tay hay đạp chân. Khi mang thai càng nhiều tuần, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra những cử động này rõ ràng hơn như lắc lư, huých mạnh. Thai nhi cũng cử động trước sự ồn ào bên ngoài hoặc cảm nhận theo cảm xúc người mẹ. Nếu bạn ở tư thế không thoải mái, thai nhi có thể co lại. Một điều hiển nhiên là thức ăn mà bạn ăn cũng làm cho thai nhi năng động hơn. Bạn cũng sẽ dễ dàng nhận ra thai nhi ngủ và thức theo chu kỳ.
Thai nhi sẽ chuyển động như thế nào?
Mỗi thai nhi có sự chuyển động khác nhau. Có một số trẻ chuyển động rất mạnh (hiếu động) trong khi những đứa trẻ khác thì không. Ban đầu, bạn sẽ chỉ thỉnh thoảng mới cảm nhận được những chuyển động của trẻ nhưng khi em sẽ lớn hơn, bạn sẽ nhận thấy điều này mỗi ngày. Sự chuyển động của thai nhi cũng bị ảnh hưởng bởi giấc ngủ, âm thanh và hoạt động của người mẹ trong ngày. Từ tuần thứ 28 trở đi, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên theo dõi những chuyển động của em bé.
Làm thế nào để theo dõi được những chuyển động của thai nhi?
Hãy cố gắng đếm lại những chuyển động của thai nhi mỗi ngày. Nên nhớ là chọn thời gian khi bé đạp nhiều nhất. Đếm chuyển động của bé khi bạn nằm xuống và nhớ đánh dầu thời gian khi bạn đếm được 10 cú đạp của bé. Nếu trong vòng 2 giờ liền mà bạn không cảm nhận được 10 cú đạp, hãy đến bệnh viện để kiểm tra.
Khi nào nên gọi cho bác sĩ?
Sau khi nằm xuống để đếm chuyển động của thai nhi mà không thấy 10 cú đạp trong vòng 2 giờ, bạn nên gọi cho bác sĩ. Nếu em bé chuyển động chậm hơn và mất nhiều thời gian hơn 2 giờ để đạp 10 lần thì bạn cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu trước đó bạn đã cảm nhận được chuyển động đều đặn của thai nhi mà sau đó lại không thấy, rất có thể thai nhi đang có vấn đề. Đây chính là lí do vì sao bạn cần đếm nhịp chuyển động của em bé thường xuyên.
Cảm giác thai đạp như thế nào?
Nhiều phụ nữ mô tả cảm giác em bé đạp bụng mẹ giống như nổ hạt ngô, giống như một con cá vàng đang bơi lội hay giống như những con bướm đang bay trong gió. Bạn có thể cảm thấy lần đạp của bé nhẹ nhàng như nước xối vào người ở những tuần đầu, nhưng khi thai đã to hơn và bạn cảm nhận được bé đạp thường xuyên hơn thì người mẹ sẽ nhận ra được những khác biệt. Các bà mẹ sẽ cảm nhận những lần đạp của con rõ nhất khi đang ngồi nghỉ hoặc nằm trên giường.
Bé đạp mỗi lần cách nhau bao lâu?
Lúc đầu, những lần đạp mà bạn có thể chú ý ở bé khá ít và cách nhau khá xa. Trong thực tế, có thể hôm nay bạn cảm nhận được cơn đạp của con nhưng hôm sau lại không thấy gì nữa. Mặc dù em bé vẫn chuyển động và đạp thường xuyên trong bụng mẹ nhưng lực chưa đủ mạnh để bạn có thể cảm nhận. Khi bước vào giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, những lần đạp sẽ mạnh và thường xuyên hơn.
Nếu bạn muốn ghi lại những lần đạp của con để theo dõi và so sánh với những phụ nữ mang thai khác, cũng đừng lo lắng nếu thấy mức độ đạp của con không giống với các bé khác. Mỗi em bé có mô hình hoạt động của riêng mình và không theo một khuôn mẫu chính xác nào. Khi mức độ hoạt động bình thường của bé không thay đổi quá nhiều tức là em bé đang phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ.
Có cần theo dõi các cú đạp của thai nhi?
Một khi bạn thường xuyên cảm nhận được những cú đạp của thai nhi, hãy chú ý đến chúng và cho bác sỹ biết để có thể nhận biết ngay nếu thấy các hoạt động của bé bị giảm xuống. Việc bé ít vận động trong bụng mẹ báo hiệu bé gặp phải một số vấn đề và bạn sẽ cần phải làm xét nghiệm, siêu âm để kiểm tra tình trạng của bé.
Khi bạn ở trong tam cá nguyệt thứ ba, các bác sỹ khuyên bạn nên dành một chút thời gian mỗi ngày để ghi lại lịch trình chuyển động của bé. Có rất nhiều cách khác nhau để đếm được chuyển động của bé, vì vậy, bạn có thể nhờ bác sỹ hướng dẫn cụ thể cách phù hợp với bạn.
Đây là một cách phổ biến thường được áp dụng: Chọn một thời điểm nhất định trong ngày, khi em bé có xu hướng hoạt động nhiều, ngồi lặng lẽ hoặc nằm im để nghe rõ nhất những cú đạp của con. Đếm tất cả các hoạt động của bé như đá, co rút, ... Nếu trong vòng 2 tiếng mà bạn không đếm được ít nhất 10 chuyển động của bé, hãy gọi ngay cho bác sĩ.
3 tín hiệu cho biết thai nhi bị thiếu oxy
1. Những nguyên nhân chính có thể khiến thai bị thiếu oxy
- Mẹ bị thiếu máu là nguyên nhân chủ yếu khiến thai nhi bị thiếu oxy. Bên cạnh đó, một vài nguyên nhân khác như khi mang thai người mẹ bị tăng huyết áp, nhiễm độc khí carbon monoxide, nhiễm trùng cấp tính… cũng khiến đứa bé trong bụng bị thiếu oxy.
- Nhau thai bị chặn hoặc quá ngắn, bị thắt nút, rối loạn chức năng nhau thai cũng sẽ khiến thai nhi bị thiếu oxy.
- Thai nhi bị mắc bệnh tim bẩm sinh, xuất huyến nội, dị tật thai nhi..
Ngoài những nguyên nhân trên thì việc thai cầm, nắm quá chặt một đoạn dây rốn hay việc bà mẹ ở trong môi trường thiếu oxy khi mang thai cũng có thể khiến thai bị thiếu oxy.
Tùy theo mức độ thiếu oxy sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi như: nhẹ cân, sinh non, suy dinh dưỡng… hoặc nặng hơn sẽ chậm phát triển.
2. Dấu hiệu nhận biết thai đang bị thiếu oxy
- Thai chuyển động bất thường
Thai nhi nằm trong bụng khi cảm thấy khó chịu sẽ có những biểu hiện lạ. Ví dụ, thai sẽ máy hoặc đạp nhiều hơn.
Chuyển động của thai nhi là một hoạt động sinh lý bình thường của bào thai, những cảm nhận của thai nhi có thể thấy được trong thai kỳ ở khoảng 18 đến 20 tuần. Tùy thuộc vào điều kiện khác nhau, bào thai có thể chuyển động mạnh yếu khác nhau.
Thông thường, trong môi trường yên tĩnh thì bào thai chuyển động nhẹ nhàng, còn trong một số không gian kích thích thì chuyển động mạnh và nhanh hơn.
Tuy nhiên, bất cứ sự thay đổi nào của thai như chuyển động ít hơn hoặc nhanh hơn một cách bất thường, đó đều là những dấu hiệu lạ mà người mẹ cần phải lưu ý. Ví dụ thai cử động ít hơn 10 lần /12 giờ hoặc nhiều hơn 40 lần/ 12 giờ, đó là dấu hiệu rất có thể thai đã bị thiếu oxy.
- Nhịp tim thai bất thường
Khi ở tình trạng bình thường, nhịp tim thai sẽ dao động từ 120 đến 160 lần/ phút. Nếu thấy nhịp tim thai không ở tình trạng trên, tức là đập nhanh hơn hoặc chậm hơn thì đây là dấu hiệu để người mẹ nhận biết rằng con đang bị thiếu oxy.
- Thai tăng trưởng chậm trong tử cung
Chiều cao tử cung có thể được theo dõi để xác định kích thước của thai nhi là bình thường. Ở thai kỳ 21 – 34 tuần, bề cao tử cung phát triển nhanh hơn một chút. Sau tuần 34 tăng trưởng chậm lại. Nếu tốc độ tăng trưởng ít hơn đáng kể so với các tiêu chí quy định thì nên nghi ngờ thai tăng trưởng chậm phát triển.
Trước tiên, người mẹ cần tìm ra nguyên nhân của căn bệnh này bằng việc đi khám để loại trừ khả năng dị tật thai nhi. Sau đó, các thai phụ nên có thời gian nghỉ ngơi, nằm nghiêng về bên trái để tạo điều kiện cung cấp máu cho thai nhi.
Việc bổ sung một chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của thai, thai được cung cấp đủ oxy, giảm thiểu tình trạng bị ngạt. Việc tăng cường theo dõi thai là rất quan trọng, bởi vì em bé nằm trong bụng khi bị thiếu oxy có thể bị ngạt bất cứ khi nào, có thể dẫn đến tử vong.
Ngoài những dấu hiệu trên, việc người mẹ bị mắc bệnh hen khi mang thai cũng có thể dẫn đến tình trạng thai bị thiếu oxy. Nếu cơn hen ở người mẹ xuất hiện với mật độ dày thì việc thiếu oxy sẽ xảy ra thường xuyên hơn, dẫn đến tình trạng sảy thai, thai chết lưu, thậm chí là tử vong cả mẹ lẫn con nếu không xử lý kịp thời.
Khám phá tư thế nằm của thai nhi
Tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ là điều mà rất nhiều mẹ bầu tò mò, quan tâm. Bạn luôn thắc mắc không biết đầu con đang ở đâu, chân con ở đâu để mẹ biết còn chơi đùa với con đúng không? Hãy cũng chúng tôi khám phá nhé!
Những tháng đầu tiên: Tự do chọn vị trí
Thông thường, ở tuần thai thứ 4 thai kỳ (tính từ khi bạn chính thức thụ thai thì đây là tuần thứ 2 của thai nhi), em bé của bạn đang là một phôi thai và di chuyển từ vòi trứng vào tử cung. Tại đây, phôi sẽ tìm một vị trí phù hợp để bám vào thành tử cung. Khi đã ổn định, phôi bắt đầu tách thành 2 nhóm tế bào: một nhóm phát triển thành nhau thai và nhóm kia phát triển thành thai nhi.
Ở trong tử cung, thai nhi không ngừng phát triển theo từng tháng và vị trí nằm của thai nhi cũng vì thế mà có nhiều thay đổi. Có lúc thai nằm ở tư thế đầu ở phía trên và lúc khác lại quay đầu xuống dưới.
Vị trí thai nhi thay đổi theo từng thời điểm
Từ tuần 32 đến 34: Dần ổn định vị trí
Tuy nhiên, từ giữa tuần thứ 32 đến 34 của thai kỳ, thông thường bạn có thể cảm nhận được đầu thai nằm ở bụng dưới, bên dưới rốn, vì chân của thai nhi đạp liên tục ở phía bụng trên... Cũng có một số phụ nữ lại có thể cảm nhận được một số bộ phận khác của thai sớm hơn khoảng thời gian này. Bây giờ, đầu thai nhi có thể chưa đủ độ cứng để có thể xác định được chính xác đó là đầu thai.
Nếu trước khi sinh, đầu của thai nhi nằm gọn trong khung xương chậu thì đây là vị trí thuận lợi để người mẹ sinh bé. Đầu thai nhi ngày càng cứng cáp hơn khi canxi tập trung vào hộp sọ. Bạn sẽ có những cảm nhận rõ ràng về đầu thai nhi.
Bắt đầu từ tuần 32 - 34, bác sĩ có thể sẽ khám thăm dò phần bụng để xác định vị trí nằm của thai nhi. Tuy nhiên, vị trí này có thể thay đổi rất nhiều lần trong thời gian mang thai.
Tuần 34 – 36: Ổn định vị trí
Ở tuần thứ 34 - 36 của thời gian mang thai, thai nhi thường có xu hướng tiến về một vị trí cố định, vị trí mà nó sẽ nằm trước khi chào đời đó là đầu nằm gọn trong khung xương chậu (ngôi đầu). Nếu bạn bị thai ngược (ngôi mông, ngôi ngang) tuần thứ 37 thì vẫn có khả năng đầu thai nằm quay xuống thuận chiều (tuy nhiên, càng gần cuối thai kỳ, khả năng này càng ít xảy ra).
Thai nhi không đạp nguy hiểm vô cùng các mẹ nhé!
Thai nhi không cựa quậy - hãy thận trọng
Bạn thường xuyên cảm nhận thai máy với những cú đạp của bé vào thành bụng, nhưng nếu một ngày bạn không thấy những tín hiệu đó thì sao?
Những cú huých, đạp của bé vào thành bụng khiến bạn bật cười và tự hỏi siêu quậy nhí đang tung hoành kiểu gì ở trong đấy. Những tín hiệu đó chính là kênh giao tiếp từ thai nhi để bạn nhận biết sinh linh bé bỏng đang phát triển khỏe mạnh. Có lúc thai cử động như gợn sóng nhẹ, có khi rất mạnh làm bạn đau thốn ở bụng, nhưng bạn rất vui và yên tâm. Tuy nhiên, nếu một lúc nào đó chờ mãi không thấy dấu hiệu thai máy, bạn phải làm sao?
Những dấu hiệu không nên xem thường
Thông thường, thai nhi bắt đầu cử động từ tuần thứ bảy hoặc tám, nhưng bạn chỉ có thể cảm nhận được thai máy từ tuần thứ 16 – 22 trở đi. Thai máy là những cử động gần giống như nhịp gõ vào thành bụng hay cảm giác lúng búng trong bụng. Bạn có thể cảm nhận cử động thai giống như cảm giác bướm vỗ cánh bay hay bắp rang đang bung. Những tín hiệu đó sẽ trở nên rõ ràng hơn khi bạn ngồi hoặc nằm im.
Phụ nữ có thể trạng gầy có thể cảm nhận thai máy sớm và thường xuyên hơn người dư cân. Khi thai từ 30 – 38 tuần, cử động thai sẽ đạt đến đỉnh cao, trong một ngày đêm có thể hơn 130 lần.
Nếu thai máy yếu hoặc không máy như bình thường, bạn cần đến bác sĩ ngay vì đó là dấu hiệu báo động sức khỏe thai nhi đang nguy cấp. Những mối nguy bao gồm thai bị thiếu ối, thiếu ô-xy hay nhau thai có vấn đề.
Bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Phòng khám Quốc tế Victoria, cho biết: “Khi người mẹ nhận thấy thai không máy cùng các triệu chứng như nôn mửa, căng vú cũng giảm đi, xuất huyết âm đạo hay những cơn co thắt tử cung thì phải gặp ngay bác sĩ sản phụ khoa hoặc siêu âm để đánh giá hoạt động của tim thai. Thai không máy là dấu hiệu nguy cơ thai chết lưu. Nguy cơ này sẽ rất lớn nếu mẹ hút thuốc (gây tăng nguy cơ ngưng cung cấp chất dinh dưỡng qua nhau thai đến 50%), uống rượu, bị tiền sản giật, tiền căn thai chết lưu trong kỳ trước, thai quá ngày, song thai cùng ối, tăng huyết áp trong thai kỳ hay sa dây rốn.
Để phòng tránh, thai phụ nên khám thai đều đặn, đặc biệt sau 36 tuần phải theo dõi hàng tuần. Đối với những thai kỳ có nguy cơ cao như thai chậm phát triển trong tử cung, cao huyết áp trong thai kỳ, tiền sản giật, song thai, thai quá ngày, thai phụ cần được theo dõi sức khỏe chặt chẽ.
Tuy nhiên, đã có trường hợp thai phụ đến ngày khám thai định kỳ, thậm chí đến lúc vào sinh theo ngày dự sinh mới phát hiện thai đã chết lưu. Vì thế, người mẹ cần để ý đếm cử động thai.
Cách theo dõi máy thai
Trong khoảng thời gian đầu của ba tháng giữa thai kỳ, có thể bạn thấy thai máy không thường xuyên, có ngày máy nhiều, có ngày máy ít.
Bạn cũng không nên quá lo lắng nếu có cảm giác khác bạn bè hay người thân có bầu cùng giai đoạn, bởi mỗi em bé có thời gian biểu và cách vận động riêng. Lý do là những cử động đó chưa đủ mạnh để bạn cảm nhận được.
Từ tuần thứ 28 trở đi, cử động thai sẽ mạnh hơn và thường xuyên hơn. Từ lúc này, bạn nên đếm cử động thai. Cách tốt nhất là bạn hãy dành một giờ mỗi ngày để đếm (giờ mà bạn thường cảm thấy thai máy nhiều nhất).
Thai nhi khỏe mạnh thường có hơn bốn lần cử động trong một giờ. Nếu thai chỉ có ba cử động trong một giờ, người mẹ nên đếm thêm một giờ nữa vì thai nhi có thể ngủ.
Trong giờ kế tiếp, thai vẫn cử động ba lần hay ít hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ. Bạn sẽ được chỉ định siêu âm, đo tim thai và đếm cử động thai Non Stress Test (NST). Dựa trên các kết quả kiểm tra và thăm khám, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp cho bạn.
Để phòng ngừa các nguy cơ sẩy thai, thai chết non, người mẹ nên lưu ý:
Giảm các yếu tố nguy cơ bằng cách không hút thuốc, uống rượu, tự tiện dùng thuốc. Bạn nên theo dõi thai kỳ và đi khám thai định kỳ, thực hiện các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm thai theo lịch hẹn của bác sĩ. Việc người mẹ tuân theo lời dặn dò sẽ giúp các chuyên viên y tế theo dõi và xử lý kịp thời những dấu hiệu bệnh lý.
Từ tuần thứ 28, bạn tập thói quen ghi lại cử động thai vào một quyển sổ, ví dụ như:
- Ngày/tháng: 9:10 – 10:30. Tổng cộng cử động 7 lần.
- Ngày/tháng: 12:00 – 12:45. Tổng cộng cử động 4 lần.
- Ngày/tháng: 9:00 – 10:00. Tổng cộng cử động 5 lần.
Thai nhi đạp không đều
Một thai phụ hỏi: ‘Có một số ngày, tôi thấy bé đạp liên tục; nhưng những ngày khác, có vẻ bé chẳng cựa quậy gì. Có gì bất ổn không?’
Sau khoảng tuần thứ 20, bạn sẽ cảm thấy bé cử động mỗi ngày, tần suất chuyển động cũng không đều nhau.
Có một số ngày, bé của bạn “bật tanh tách” suốt; trong khi những ngày khác, bạn không cảm nhận được một cú đạp nào của con. Nhưng ngay cả những khi lười hoạt động, bé cũng có thể di chuyển nhiều hơn bạn nhận ra (những chuyển động quá mơ hồ khiến bạn khó ý thức được).
Chưa kể nhiều người mẹ, do bận làm việc hoặc chăm sóc bé thứ nhất nên càng không chú ý đến chuyển động của bào thai trong bụng mẹ, trừ khi họ ngồi xuống nghỉ ngơi trong vài phút hoặc nằm xuống giường vào buổi tối.
Nếu sự “lười biếng” của bé vào những ngày yên tĩnh của mẹ có thể làm bạn lo lắng, hãy làm thử nghiệm sau: Ăn nhẹ, sau đó nằm nghiêng hoặc ngồi yên trong một giờ đồng hồ. Bạn có thể đếm được số lần bé cử động, đá, cuộn tròn, co – duỗi… từ 6 đến 8 lần trong thời gian đó. Nếu không, hãy cho bác sĩ của bạn biết mối lo này.
(St)