Em bé hay vặn mình và cách chữa
Em bé khóc nhiều và những mẹo dỗ bé hay
Cách làm sữa bắp (sữa ngô) ngon tại nhà cho bé hay để bán đều tuyệt
Trẻ sơ sinh hay vặn mình, ọc sữa làm các ông bố bà mẹ lo lắng. Trẻ vặn mình có thể do thiếu can xi hay chỉ bình thường là do sinh lý của từng em bé. Dưới đây là những lưu ý các bậc cha mẹ cần biết khi em bé hay vặn mình.
Thiếu canxi trẻ sơ sinh có thể ọc sữa, vặn mình
Chị Hậu cho biết, sau khi sinh chị không có đủ sữa cho con bú và cũng không điều kiện để mua các loại sữa có bổ sung canxi cho con.
Vợ chồng anh Hào, nhà ở Nhơn Trạch, Đồng Nai thì lo lắng chạy tìm thầy khắp nơi để điều trị chứng cứ bú vào là ọc sữa của con. Dùng nhiều loại thuốc, trị bằng nhiều mẹo vẫn không có kết quả, cuối cùng khi đến khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, anh chị mới biết bé bị thiếu canxi.
Theo các bác sĩ, hiện tượng này thường xảy ra cho trẻ trong 2 tuần đầu sau sinh. Thời gian này do xương trẻ cần phát triển mạnh, đòi hỏi lượng canxi cung cấp rất lớn, song sau khi cắt rốn, lượng canxi từ mẹ cung cấp cho con bị mất đột ngột và nguồn cung cấp từ bên ngoài qua sữa thiếu.
Thống kê từ các bệnh viện nhi tại TP HCM, mỗi năm hằng trăm trẻ thiếu canxi có biểu hiện tương tự đến khám và điều trị. Nhiều trẻ thậm chí còn ngừng thở, tím tái, có khi tử vong vài giây do chứng co thắt thanh quản vì thiếu canxi kéo dài.
Bác sĩ Nguyễn Lân Đính, chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu canxi cần thiết cho cơ thể trẻ dưới 3 tháng là 300mg và 500mg cho trẻ từ 6 tháng đến 9 tuổi. Canxi không được tạo ra trong cơ thể mà phải cung cấp hàng ngày bởi thức ăn, chủ yếu là từ sữa. Tuy nhiên, muốn canxi được hấp thu và sử dụng tốt thì cơ thể phải có đủ vitamin D. Phơi nắng buổi sáng cho trẻ cũng là cách tốt để cung cấp vitamin D.
Theo bác sĩ Đính, trong bữa sáng nên cho trẻ ăn các loại ngũ cốc kèm với sữa tươi hoặc có thể thay thế bằng bún riêu cua mềm. Bánh đúc đậu phụ rán chấm tương Bắc cũng là một món ngon giàu canxi.
Trời nóng, phụ huynh nên khuyến khích cháu ăn kem hay uống loại đồ uống từ sữa ướp lạnh, có thêm cacao hay trái cây như dâu, cam trẻ con thích hơn sữa đơn thuần rất nhiều. Trời mưa lạnh, cho cháu uống sữa cacao nóng với vài bánh quy giòn lạt hay mặn có tăng cường canxi.
Còn theo bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Trưởng Khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 1 khẳng định, canxi là một trong những muối khoáng có chức năng tham gia vào các phản ứng chuyển hóa, điều hòa môi trường trong cơ thể như trong mạch máu, tế bào… Do đó nếu không cung cấp đủ canxi trẻ sẽ bị biến dạng xương tay, chân; chậm mọc răng, rụng tóc; nhiễm trùng đường hô hấp do lồng ngực bị méo....
Theo bác sĩ Hoa, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất giúp trẻ sơ sinh tránh tình trạng thiếu canxi. Mẹ có thể bổ sung canxi bằng những loại thực phẩm giàu chất này như cua đồng, sữa và các chế phẩm từ sữa, mè, tép, đậu tương và những chế phẩm làm từ đậu nành, trứng… Trường hợp mẹ không có sữa cho con bú thì trẻ cần phải được bổ sung canxi từ các loại sữa bột có hỗ trợ loại chất này.
Để trẻ không bị ngán, bác sĩ Đính cũng khuyên phụ huynh nên tận dụng máy xay sinh tố sáng chế ra những đồ uống hấp dẫn có sữa hay yaourt đông thành kem, với những hương vị vani, chuối, dứa, sầu riêng, mãng cầu, cacao... Cho ăn bánh có nhân trộn thêm sữa. Thêm sữa bột gầy vào xốt những món ăn mặn như ra-gu, cà-ri có thịt, đậu, khoai. Nên cho trẻ ăn phô mai và yaourt vào những bữa ăn phụ. Giải khát có nước cam, quít sẵn giàu canxi. Ăn nhiều rau xanh như muống, bó xôi, cải bẹ trắng, bẹ xanh, bông cải xanh giàu canxi hơn các loại rau khác.
Riêng việc dùng các dung dịch canxi và thuốc hỗ trợ vitamin D thay thế sữa mẹ, theo ông Đính, cần phải có hướng dẫn của bác sĩ. "Nếu thường xuyên sử dụng với liều quá cao có thể dẫn đến tăng mức canxi máu gây ra trạng thái kích thích, co giật, chậm phát triển trí tuệ, nặng hơn có thể gây suy thận và tử vong", bác sĩ Đính cảnh báo.
"Chữa" cho bé hay dướn mình trớ sữa theo dân gian?
Có đêm, bà nội hát ru cháu 2 tiếng đồng hồ mà mắt bé Na cứ chong chong. Bà hết hơi, khản giọng, tay mỏi nhừ. Còn cháu cứ rướn người lên để khóc.
Bé sơ sinh hay vặn mình hoặc trớ sữa
Sinh con được hơn 2 tuần, đêm nào chị Hương cũng phải thức trắng vì con ngủ không yên. Chốc chốc, bé lại dướn người, vặn mình và trớ hết sữa ra ngoài. Xót con, ai bảo gì, chị cũng làm theo.
Con nhà chị cứ bế trên tay ngủ thì chẳng sao, nhưng đặt xuống là bé như nằm phải gai, dướn mình, vặn người, đỏ mặt tía tai, tí tí lại tỉnh dậy. Người ta bảo trẻ con ngày phải ngủ từ 18 – 20 tiếng, con chị không biết ngày có ngủ nổi 8 tiếng không. Bé còn quấy khóc. Có đêm, bà nội hát ru cháu 2 tiếng đồng hồ mà mắt bé cứ chong chong. Bà hết hơi, khản giọng, tay mỏi nhừ. Còn cháu cứ rướn người lên để khóc.
Trong tháng đầu tiên mới sinh ra, xương bé cần phát triển mạnh, đòi hỏi lượng canxi lớn. Nhưng sau khi bé rời khỏi bụng mẹ, cắt dây rốn, lượng canxi từ mẹ sang con bị mất đột ngột, nguồn cung cấp canxi từ bên ngoài vào chỉ thông qua con đường sữa lại thiếu.
Nhiều gia đình còn kiêng khem cho con chuyện tránh gió, tránh nắng, không cho con tắm nắng, dẫn đến thiếu vitamin D và không hấp thụ được canxi.
Theo bác sỹ Nguyễn Thị Hoa, trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng 1, canxi là một trong những muối khoáng cần thiết có chức năng tham gia vào các phản ứng chuyển hóa, điều hòa môi trường trong cơ thể như mạch máu, tế bào. Nếu không cung cấp đủ canxi, trẻ sẽ bị biến dạng xương chân, tay, chậm mọc răng, rụng tóc, nhiễm trùng đường hô hấp do lồng ngực bị méo.
Trẻ thiếu canxi nặng có thể dẫn tới tình trạng tím tái, bị tử vong vài giây do chứng co thắt thanh quản.
Nguồn canxi cung cấp cho bé lúc này là từ sữa mẹ. Do vậy, mẹ phải tăng cường thức ăn giàu canxi (cua, tôm, sữa, các loại đậu, trứng) và vitamin D (cá hồi, cá ngừ, cá thu....) và có thể uống thêm các sản phẩm bổ sung canxi. Nếu trẻ bú sữa ngoài, mẹ cần cho con tắm nắng thường xuyên hơn để con cung cấp lượng canxi.
Ngoài ra, lượng vitaminh D trong sữa mẹ cho bé chưa đáp ứng đủ nhu cầu của bé. Cho nên, khi mẹ và bé xuất viện về nhà, các bác sỹ thường kê cho bé uống bổ sung vitamin D, loại Aquaderim, mỗi ngày 1 – 2 giọt 5ml. Bé có thể uống thường xuyên loại bổ sung vitamin D đến năm 2 tuổi.
Triệu chứng vặn mình, đỏ mặt thường gặp ở trẻ sơ sinh
Câu hỏi:
Gửi : Bác Sĩ Bệnh Viện Nhi Đồng 2.- Con tôi sinh được 20 ngày, gần đây bé hay vặn mình trong lúc ngủ, hay lúc không ngủ bé cũng vặn mình (mỗi khi vặn mình mặt bé đỏ cả người) và bé không chịu ngủ trong khoảng thời gian từ 2 giờ đến 4 giờ sáng. - Những biểu hiện như thế của con tôi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không ? biểu hiện trên thuộc bệnh lý gì ?- Bác sĩ có thể cho tôi lời khuyên và chỉ dẫn cho tôi hướng khắc phục hay đi khám ở phòng mạch nào.- Thấy bé như thế phận làm bố tôi thực sự không an tâm lắmRất mong nhận được sự tư vấn của Bác sĩ để bé có giấc ngủ ngon và không vặn mình trong lúc ngủ.Tôi xin cảm ơn toàn thể tập thể Bác sĩ Bệnh Viện .Lê Tấn Tài
Trả lời:
Triệu chứng vặn mình và đỏ mặt thường là sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh trước 2 tháng tuổi, biểu hiện bé vặn người, đỏ mặt, triệu chứng kéo dài trong vòng vài phút và tự hết. Ngoài ra be vẫn biểu hiện bình thường, không khóc khó chịu, không ói, vẫn lên cân tốt.
Nếu triệu chứng do thiếu canxi máu, thì thường gặp hơn ở những bé sinh non, dinh dưỡng kém. Trẻ có biểu hiện dễ kích thích với tiếng động, hiếm hơn có khò khè, hoặc nôn ói. trẻ còi, chậm lên cân.
Nếu do trào ngược thức ăn từ dạ dày vào thực quản, thường trẻ sẽ có triệu chứng hay nôn ói, khó chịu và quấy nhiều ban đêm, có thể có khò khè hoặc viêm phổi tái đi tái lại.
Nói tóm lại, nếu con anh vẫn khỏe, vẫn lên cân tốt, thì triệu chứng vặn mình và đỏ mặt là sinh lý bình thường, sẽ tự hết khi bé được 2 - 3 tháng tuổi còn không ngủ vào lúc 2 -4 giờ sáng thì cha mẹ nên điều chỉnh giấc ngủ cho bé. Trè sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có giấc ngủ ngắn, thường 3 đến 4 tiếng sau cử bú, do vậy ba mẹ có thể điều chỉnh lại giờ đi ngủ cho bé.
Chúc cả nhà vui.
(St)