Hướng dẫn hít thở trong Yoga đúng cách
Thực phẩm tốt cho da và tóc trong mùa hè
Cách ghép hình ảnh trong Facebook cực nhanh
Các sếp đôi khi không trực tiếp làm việc với bạn nhưng thông quá những "ống kính" riêng của cá nhân, họ vẫn có cái nhìn tổng quan, để đánh giá nhân viên của mình. Nếu ống kính của họ bị thu hẹp, đôi khi, họ sẽ không nhìn thấy hết những đóng góp, khả năng tiềm tàng ở bạn. Lúc đó, mọi đánh giá có thể sẽ thiếu công bằng, khách quan bởi dù sao, đó cũng chỉ là lăng kính chủ quan của sếp.
Bởi vậy, để sếp có cái nhìn đúng đắn và thuận lợi cho bản thân, tốt hơn hết là bạn nên tìm cách cho bản thân mình hoàn thiện hơn dưới cái nhìn của sếp, không bị mất đi những ấn tượng tốt về bất kỳ ai. Những gợi ý sau có thể giúp bạn thu hẹp lăng kính chủ quan của sếp về phía mình một cách trọn vẹn:
- Tập trung vào những việc quan trọng
Bạn đang bị áp đảo bởi quá nhiều công việc lặt vặt, chi tiết và sếp không thể thấy hết những đóng góp, tầm quan trọng của bạn ở những việc nhỏ nhặt ấy. Bởi vậy, bạn hãy tự hỏi mình việc gì thực sự quan trọng nhất và tập trung vào đó. Cố gắng tập trung và duy trì mục tiêu đó một cách rõ ràng nhất cho đến khi thành công, chắc chắn, ống kính của sếp sẽ nhìn về phía bạn dễ dàng, thoải mái hơn rất nhiều.
- Tự mở rộng kiến thức
Chẳng có vị sếp nào lại muốn nhân viên của mình cứ dậm chân tại chỗ mãi. Nhưng họ cũng không muốn nhân viên giỏi giang hơn mình. Bởi thế ngoài việc hỗ trợ để hoàn thành ý tưởng của người khác, bạn vẫn nên tự đưa ra ý kiến của bản thân.
Bằng việc học hỏi từ mọi người và tích luỹ kiến thức cho bản thân, bạn sẽ chứng tỏ được khả năng của mình với sếp và đồng nghiệp rằng bạn là một nhân viên chăm chỉ và có tính cầu tiến. Tuy vậy, cái gì quá cũng không tốt, bạn không nên tỏ ra bạn giỏi giang hơn sếp của mình bởi đơn giản đơn giản không vị sếp nào muốn bạn qua mặt họ.
- Tự định công việc cho mình
Trong một tập thể, sự phối hợp làm việc theo nhóm sẽ tạo nên sức mạnh lớn hơn. Tuy nhiên, bạn đừng ngồi một chỗ chờ mọi người phân công xong công việc rồi mới bắt tay vào làm. Thay vào đó, bạn nên chủ động tìm kiếm, tự định hình công việc cho bản thân.
Bạn hãy tự hỏi mình việc gì thực sự quan trọng nhất và tập trung vào đó. Cố gắng tập trung và duy trì mục tiêu đó một cách rõ ràng nhất cho đến khi thành công, chắc chắn, ống kính của sếp sẽ nhìn về phía bạn dễ dàng, thoải mái hơn rất nhiều.
Bạn nên xem xét nhu cầu công việc của những người xung quanh, tập trung gắn kết, trao đổi thường xuyên với đồng nghiệp để có sự lựa chọn phù hợp. Điều đó sẽ giúp bạn xác định cơ hội làm việc với những người khác cũng như tìm ra mảng công việc tốt nhất cho bản thân. Sự linh hoạt, nhanh nhẹn và hòa đồng của bạn sẽ khiến sếp có cái nhìn thân thiện, hài lòng hơn về bạn.
- Giải quyết công việc sáng tạo
Mỗi vấn đề công việc bạn đều có cách giải quyết sáng tạo, không lặp lại. Đôi khi, sự ứng dụng cái đã có trước đó là cần thiết, nhưng dù sao, mỗi dự án đều có những điểm khác biệt và bạn cần phải thấy được điểm khác đó mà có phương án hợp lý.
- Hiểu rõ mong muốn của sếp
Sếp muốn gì, kỳ vọng những gì, nếu muốn lọt vào "ống kính" của sếp một cách dễ dàng, bạn phải hiểu rõ điều này. Hiểu những gì sếp muốn có nghĩa là bạn cũng hiểu được tác phong, phong cách làm việc của sếp để từ đó chủ động trong công việc, trong giao tiếp cho phù hợp, hạn chế tối đa bất đồng với sếp.
Tại sao tôi thiếu tự tin mỗi khi "đối mặt" với lãnh đạo? Tôi có được sếp trọng dụng hơn các nhân viên khác không? Đây là những câu hỏi thường trực ở người làm công ăn lương.
- Nói "yes" trước tiên:
Nếu muốn gây ấn tượng với sếp, điều đầu tiên bạn cần làm luôn thể hiện mình là một người làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng với công việc. Khi sếp giao bất cứ việc gì, tốt nhất là bạn cứ thực hiện đúng như yêu cầu trước khi kêu ca về những khó khăn. Nếu có điều gì chưa hiểu, hãy gặp sếp và đề nghị giải thích. Bạn nên tỏ ra tự lập và thể hiện sự cố gắng của mình. Như vậy, sếp sẽ nhìn thấy ở bạn một tinh thần làm việc hết mình và có chí tiến thủ trong công việc.
- Sáng tạo và chủ động: Rất nhiều người vẫn quen với mô hình cũ, đó là chờ đợi mệnh lệnh được đưa ra từ các sếp. Họ hầu như thụ động và không nghĩ rằng mình có thể chủ động thiết lập một cuộc đối thoại hiệu quả với sếp. Bạn đừng chờ đợi để sếp nói xem cần phải làm gì, đặc biệt là trong thời kỳ khó khăn, bận rộn như hiện nay. Hơn hết, sếp luôn muốn nhìn thấy bạn thể hiện sự sáng tạo, chủ động trong công việc.
- Trở thành bạn tốt của sếp: Bạn cần tỏ ra mình là một người đáng tin cậy không chỉ về mặt nghề nghiệp mà còn cả trong cuộc sống. Các lãnh đạo thường có xu hướng cất nhắc những người họ hiểu biết và quý mến. Do đó, bạn nên tạo những cơ hội để sếp hiểu hơn về những phẩm chất của mình, mà những cuộc gặp bên ngoài không gian công sở cũng là một gợi ý.
-Nhu thắng cương: Mỗi khi sếp nhận xét, đánh giá về bạn hay công việc bạn đang làm, dù có phần gay gắt, quá đáng, bạn vẫn nên bình tĩnh và học cách kiềm chế mọi cảm xúc nóng giận của mình. Và nhớ không bao giờ áp dụng chiến lược "ăn miếng, trả miếng" để đáp lại những gì sếp nói. Để khi sếp đã qua "cơn thịnh nộ", bạn nhẹ nhàng chủ động giải thích mọi chuyện vẫn chưa muộn.
-Trung thành và trung thực: Đây là hai đức tính của nhân viên mà bất cứ người lãnh đạo nào cũng cần. Nếu thể hiện được hai điều này, bạn đã thành công một nửa.
Để 'ghi điểm' với sếp những thới quen dưới đây sẽ sẽ trợ giúp bạn đắc lực đấy:
Bất kỳ nhân viên nào cũng muốn ghi điểm với sếp, muốn để lại những ấn tượng trong mắt sếp. Như thế không có nghĩa là giả tạo, là cố tình tỏ ra trước mặt sếp, nên nhớ rằng, có những đặc điểm, tính cách sếp luôn muốn thấy ở nhân viên của mình nhưng các vị sếp lại là những người rất tinh tế trong cách nhìn nhận vấn đề.
Thực ra, mọi việc không quá khó khăn bởi bạn có thể xuất phát từ lợi ích của công ty, từ việc tiết kiệm thời gian và tiền bạc của công ty để tạo lập cho mình những thói quen hữu ích. Chắc chắn, cả sếp và bạn đều cảm thấy mọi thứ trở nên tốt hơn và hoàn hảo hơn.
Những gợi ý sau sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết những thói quen, những việc làm mà sếp luôn mong muốn ở nhân viên:
Tuy nhiên, chính sự tâm huyết, nhiệt tình với công việc nhiều khi giúp bạn hoàn thành công việc sớm hơn hạn định và vẫn đạt kết quả tốt đẹp. Sếp luôn mong muốn những người đề cao trách nhiệm công việc như thế.
Tuy nhiên, có trách nhiệm hoàn thành công việc nghĩa là bạn cũng phải chịu mọi trách nhiệm về những thất bại có thể xảy ra. Một khi đã có sai lầm xảy ra, tốt nhất là đừng nên bào chữa bởi hơn ai hết, sếp là người hiểu rõ nhất, công việc sẽ có lúc này lúc khác, không ai có thể kiểm soát tất cả mọi việc một cách suôn sẻ được. Nhưng điều quan trọng là bạn phản ứng với thiếu sót của mình như thế nào, tìm cách bao biện, đổ lỗi cho người khác hay đổ cho hoàn cảnh? Tốt nhất là bạn đừng nên đi theo hướng đó mà hãy biết nhận lỗi, những gì thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình thì hãy can đảm chấp nhận.
Thành công là kết quả của một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo. Vì vậy, trước khi làm một việc gì như bước vào một cuộc họp chẳng hạn, bạn cũng nên chuẩn bị thông tin thật kỹ lưỡng. Điều đó thể hiện bạn là người luôn chủ động, nhất là khi bắt đầu với một lĩnh vực mới, bạn đã dành thời gian tìm hiểu những thông tin lạ, những thuật ngữ chuyên ngành khác mới mẻ chứ không phải cứ ngồi đó mà đợi sếp giải thích.
Sếp luôn hài lòng với những ứng viên như thế bởi điều đó cho thấy bạn có thái độ làm việc tích cực, có chí tiến thủ và tinh thần cống hiến cho công ty.
Hằng ngày, bạn chỉ làm việc trong một khoảng thời gian nhất định, sếp cũng chẳng mong muốn bạn phải làm thêm thời gian, phải ở lại văn phòng thật muộn. Đừng nghĩ rằng, cứ ở lại văn phòng thật muộn sẽ khiến sếp ấn tượng với sự chăm chỉ của bạn. Ngược lại, điều sếp muốn thấy là hiệu quả công việc, hãy đem lại cho công ty những lợi ích tối đa trong phạm vi năng lực và thời gian bạn có.
Vì thế, bạn hãy học cách phân bổ thời gian làm việc cho hợp lý bằng cách tham gia các khóa học về quản lý quỹ thời gian và phân biệt rõ giữa hiệu suất và hiệu quả công việc. Sắp xếp công việc một cách khoa học, giải quyết vấn đề theo hướng khôn ngoan nhất, đó là điều bất kỳ vị sếp nào cũng mong đợi ở nhân viên của mình.
Công việc luôn đòi hỏi bạn phải cập nhật tin tức, có thêm nhiều kỹ năng, biết xử lý những vấn đề liên quan đến kỹ thuật, nhất là trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh như hiện nay. Vì thế, sếp luôn mong muốn có những nhân viên có chí tiến thủ, theo kịp sự phát triển của thời đại, nắm bắt những kỹ năng, kỹ thuật mới để đem lại hiệu quả tối ưu cho công ty.
Một con người hiện đại là người luôn có động lực phấn đấu, có thừa trí thông minh và tự tin cần thiết, họ chắc chắn sẽ có nhiều đóng góp cho công ty.
Tất nhiên, không phải phủ nhận đây là những thói quen tốt nơi công sở, luôn khiến sếp cảm thấy hài lòng về bạn. Tuy nhiên, cùng với nó, bạn cũng nên rèn luyện bản thân về mọi mặt, để có cơ hội phát triển bản thân, thăng tiến trong sự nghiệp chứ đừng biến mình thành một kẻ chuyên dùng "tiểu xảo".
Làm gì để sếp quý
Những điều cần lưu ý khi đi xin việc
Nghệ thuật ứng xử với cấp trên
Làm gì khi bị sếp mắng
Nghệ thuật trả lời phỏng vấn khi xin việc
Để công việc hiệu quả khiến sếp luôn hài lòng về bạn
(st)