Tiểu sử diễn viên Võ Sông Hương
Scandal của diễn viên Mộng Vân
Diễn viên Khánh Huyền và chồng mới
Diễn viên Hùng Thuận trong phim Đất phương Nam ngày ấy bây giờ
Lý Hùng: Sắc đẹp và nổi tiếng, tình giả và tình thật
“Người đẹp thì sẽ để lại hình tượng trong khán giả, chứ xấu thì đâu có đập vào mắt họ được”, Lý Hùng chia sẻ.
Lý Hùng sẽ ra mắt người yêu trong năm mới
Đắm chìm liên miên với những dự án phim truyền hình trong năm vừa qua, trong câu chuyện đầu năm diễn viên Lý Hùng đã “bật mí” anh từng có nhiều bạn gái trong giới showbiz nhưng hiện giờ họ đều đã có gia đình riêng còn anh thì vẫn một mình lẻ bóng. Hiện tại anh đang có người yêu và dự định năm nay nếu tình cảm chín muồi thì sẽ công bố, tuy nhiên Lý Hùng quan niệm rằng, chỉ khi nào chuyện tình cảm thật sự nghiêm túc anh mới dám thông báo còn nếu đương đơn thuần thì vẫn theo thói thường anh sẽ tiếp tục dấu kín với công chúng hâm mộ.
Lý Hùng vẫn là "lính phòng không" dù đã hơn 40 tuổi
Khác với nhiều đứa trẻ cùng lứa, Lý Hùng lớn lên trong võ đường. Năm 6 tuổi anh đã được ba huấn luyện võ thuật một cách nghiêm khắc.
Mẹ và cha là những người thầy tuyệt diệu
Em gái diễn viên điện ảnh Lý Hùng ra tòa
Diễn viên điện ảnh Việt Nam Lý Hương đã có mặt ở tòa án bang Brooklyn (Mỹ) để trình bày về cáo buộc của chồng cũ của cô, Tony Lam, rằng cô đã bắt cóc chính con gái mình.
Tòa án bang Brooklyn (Mỹ) mới đây (ngày 13/12) đã xét xử vụ diễn viên điện ảnh Việt Nam Lý Hương (em gái của diễn viên Lý Hùng) với cáo buộc của chồng cũ của cô, Tony Lam, rằng cô đã bắt cóc chính con gái mình.
Tuy nhiên, tại đây Lý Hương đã khóc tức tưởi, cô cho rằng mình không hề bắt cóc con gái. Sở dĩ cô bỏ chồng về Việt Nam là để trốn chạy cuộc hôn nhân không có lối thoát, cô đang bị lạm dụng.
Cô cho biết: "Cuộc hôn nhân ấy là một địa ngục và tôi phải chạy trốn nó. Tôi đã phải rời bỏ gia đình và công việc mà tôi yêu thích để đến với anh ta. Tôi yêu anh ấy bằng tình yêu của mình và mong muốn con gái mình có một gia đình. Nhưng rõ ràng tôi không thể chịu đựng hơn được".
Lý Hương và con gái (Ảnh: Daily news)
Lý Hương và luật sư của mình tại tòa án (Ảnh: daily news)
Lý Hùng: Chỉ biết mang tiền về cho mẹ
Mỗi lần Hùng muốn đi cà phê, hay đi nhảy đầm ở vũ trường, đều ngửa tay xin mẹ.Nam diễn viên mang khuôn mặt rất xi-nê của điện ảnh Việt Nam thời hoàng kim cuối những năm 1980, đầu những năm 1990 giờ vẫn còn “độc thân vui tính”, Lý Hùng dường như chưa bao giờ thay đổi, so với hình ảnh trong các vai diễn của anh nổi tiếng một thời.
Vẫn diễn và vẫn hát
Tôi điện thoại cho Lý Hùng vào ngày gần cuối tuần, anh cho biết đang ở Cần Thơ nên lịch hẹn đành dời vào buổi sáng thứ 2 đầu tuần. Địa điểm để trò chuyện ngay tại nhà riêng, nơi anh sống cùng em gái và ba mẹ. Đây cũng chính là nơi đề biển Hãng phim Lý Huỳnh. Căn nhà nhỏ nằm trên đường Ba Tháng Hai (TP.HCM) gắn bó với đại gia đình nổi tiếng này đã quá lâu, từ những năm 80 của thế kỷ trước. Không thấy sự thay đổi nhiều của căn nhà và những người chủ nhân sinh sống trong đó, cho dù thời gian đã chạy qua vù vù.
Tôi bấm chuông, cửa kiếng mở ra. Chị giúp việc rót trà và không quên mang chuỗi xích sắt vừa dài vừa nặng để khóa chiếc xe gắn máy của tôi lại. Trong lúc ấy, tôi ngồi quan sát căn phòng khách. Khắp 2 mảng tường lớn là những hình ảnh và nhiều kỷ niệm chương của các nhân vật quen thuộc: NSND Lý Huỳnh, đạo diễn Lý Sơn, diễn viên Lý Hùng, diễn viên Lý Hương. Căn nhà hơi chật cho việc treo những dấu ấn kỷ niệm một thời này.
Ít phút sau, NSND Lý Huỳnh đi vô. “Hùng hẹn con mấy giờ?", ông hỏi. Nghe tôi trả lời: “9h30”, ông liền nhìn đồng hồ và bấm máy điện thoại di động. Kiếm tên Lý Hùng trong danh bạ, giọng người cha sang sảng: “Con xuống liền đi, có cô nhà báo tới kiếm đang ngồi chờ nè!”, và quay sang tôi: “Hùng đang thay đồ, con chờ chút nha. Đêm qua đi hát về trễ quá!”. Rồi vị võ sư, đạo diễn tài ba này ngồi trên 1 chiếc ghế đặc biệt dành riêng cho ông, uống thuốc trị căn bệnh tiểu đường, có ý chờ cậu con trai từ trên lầu đi xuống.
Lý Hùng đi nhanh qua những bậc cầu thang khá dốc, cười tươi khoe đêm qua đi hát tận Đức Huệ, Long An. Mà không phải ngay giáp ranh thành phố đâu, vô sâu gần tới biên giới Campuchia lận. Nên 2h mới về tới nhà. Đó là lý do sáng nay anh dậy hơi trễ.
So với thời gian xuất hiện trong các bộ phim “đình đám” như: Nơi bình yên chim hót, Phạm Công Cúc Hoa, Người không mang họ cùng hàng loạt các bộ phim trong dòng phim “mì ăn liền” ở thế kỷ trước, thì Lý Hùng vẫn vậy. Dường như thời gian chỉ khiến những viên gạch trong căn nhà của anh bóng lên nước, mà không chạm tới Lý Hùng chút xíu nào. Khuôn mặt trái xoan giống mẹ, hình thể vừa phải, không quá mập, không quá ốm, bộ râu quai nón được cắt tỉa chỉn chu, Lý Hùng đầu những năm 2013 vẫn mang vóc dáng của thời nổi danh như cồn khắp các hang cùng ngõ hẻm trên cả nước.
Hèn chi, anh vẫn đắt show đi hát ở tỉnh và các tụ điểm ở Sài Gòn. Thậm chí năm 2012 vừa qua, Lý Hùng đã tham gia rất nhiều bộ phim truyền hình: Oan nghiệt (Hãng phim Thanh Niên), Cuộc đối đầu hoàn hảo (Hãng phim Phương Nam), Đường chân trời (Hãng phim Quốc Minh), Cù lao lúa (Hãng phim Blue Planet), Bằng chứng vô hình (Hãng phim Thiên Nam An).
Nhưng, hằng hà sa số mỹ nhân mới nổi lên cùng bao scandal của showbiz Việt khiến tên tuổi Lý Hùng không trở thành cái tên để câu khách nữa. Một thế hệ khán giả đã đi qua, lớp trẻ có sự chọn lựa riêng của mình. Người nghệ sĩ khi đã đứng trên bậc cao nhất của vinh quang, thì cũng hiểu được các giá trị của thay thế. Bởi vậy, Lý Hùng không buồn.
Muôn năm cũ
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có lò võ nổi tiếng mang tên Lý Huỳnh ở khu Phú Thọ gần công viên Đầm Sen hiện nay, Lý Hùng đã nhiễm võ từ trong máu thịt. Đi học về là Hùng quăng tập, nhảy vô tập võ.
Lý Hùng và bạn diễn
Năm Hùng 12 tuổi, gia đình lại mở thêm hiệu viết bic cũng mang tên Lý Huỳnh khiến việc nhà khá bề bộn. Tuổi nhỏ, nhưng được cái tướng bự con nên cứ chiều chiều, Lý Hùng lại chở mẹ bằng chiếc xe có tiếng kêu èng èng, mang rất nhiều viết bic, chạy từ Q.11 xuống ga Sài Gòn hoặc đường Nguyễn An Ninh, kế bên chợ Bến Thành để bỏ mối cho bạn hàng. Thời gian cứ trôi đi như vậy: sáng đi học, chiều giao hàng, tối tập võ, tưởng như suốt cuộc đời Lý Hùng sẽ theo nghiệp võ, không dính chút nào đến điện ảnh. Chẳng ngờ một bữa theo cha đến trường quay bộ phim “Phượng”, đạo diễn Lê Văn Duy đang thiếu vai cậu bé bán báo nên đưa ngay Lý Hùng vô. Cảnh quay đó, Hùng dùng ná thun bắn vào mông 1 tên lính ngụy do diễn viên Nguyễn Cung thủ vai. Lý Hùng đâu biết ất giáp gì về đóng phim, nên đã căng ná thun bắn hết sức hết cỡ. Bị bắn đau quá, Nguyễn Cung rượt cậu bé Hùng, suýt uýnh Hùng thiệt. Mấy anh em trong đoàn chạy ra can ngăn: “Thôi uýnh làm chi, con ông Lý Huỳnh đó!”.
Từ vai diễn nhỏ, Lý Hùng lọt vào mắt xanh của các đạo diễn chuyên nghiệp. Lần lượt các vai chính của Đàn chim báo bão, Nơi bình yên chim hót, Phạm Công Cúc Hoa… đều rơi vào tay Lý Hùng. Tất cả các vai mà Lý Hùng đã diễn, đều lớn tuổi hơn tuổi thực của Hùng rất nhiều. Ví như khi đóng "Nơi bình yên chim hót", Lý Hùng mới học lớp 9 trường Hùng Vương, nhưng lại thủ vai cậu sinh viên đi bộ đội. Hay như khi đóng "Phạm Công Cúc Hoa", Lý Hùng mới 17 tuổi nhưng đã phải dùng tóc dán vô làm râu để tròn vai Phạm Công nức danh trên chiến trường. Ví như khi đóng Người không mang họ, Lý Hùng cũng chỉ mới 17 tuổi, nhưng đã thủ vai Trương Sỏi, tên tướng cướp khét tiếng đa tình. 2 diễn viên vào vai người yêu của Trương Sỏi là Lan Hương (đoàn kịch Công an Nhân dân) và nữ võ sư Kim Chi khi đó đều đã ngoài 30 tuổi. Lý Hùng đều gọi họ là cô ở ngoài đời, nhưng trong phim thì lại nhập vai tình nhân rất đạt.
Con nhà võ, tất cả các cảnh quay đánh võ, Lý Hùng đều diễn thật sự chứ không quay đúp. Mẹ Lý Hùng thấy vậy thì rất lo. Bà nói, thôi đừng theo nghề võ nữa, Hùng đi học nghề diễn viên đi con. Vậy là tốt nghiệp THPT, Lý Hùng thi vô khoa Diễn viên khóa 1 Trường Sân khấu Điện ảnh TP.HCM. Học trong trường khi đã là diễn viên nổi tiếng, Lý Hùng và Diễm Hương cũng vẫn phải đi thực tập làm diễn viên quần chúng như bất cứ bạn đồng niên nào. Các đạo diễn khi đó đành phải đẩy Hùng và Hương ra phía sau để đỡ “mang tiếng” đưa diễn viên nổi danh vào vai quần chúng.
Nếu không đi hát, đi phim, Lý Hùng ở nhà chơi với
chú chó nhỏ lông xù
Phong độ không mãi mãi
Tôi thắc mắc vì sao Lý Hùng vẫn ở chung với ba mẹ ở căn nhà xưa cũ, mà không phải 1 căn biệt thự hoành tráng nào đó, Lý Hùng chỉ cười. Với thu nhập cát-xê ở hàng cao nhất giới diễn viên, hầu hết đều là vai chính, Lý Hùng từng nhận 30 triệu đồng/phim, trong khi giá vàng thời đó chỉ 800 ngàn đồng/lượng, chắc chắn anh có thể mua được nhiều căn nhà sang trọng. Nhưng Lý Hùng đóng phim xong, chỉ biết mang tiền về cho mẹ. Và mẹ của anh lại rất thích làm các công việc từ thiện. Mỗi lần Hùng muốn đi uống cà phê, hay khoái đi nhảy đầm ở vũ trường Rex, đều ngửa tay xin mẹ vài trăm ngàn. Thậm chí, những chiếc quần jeans hiệu Levis của anh trước đây thuộc hàng hiếm rất khó kiếm khiến nhiều nam đồng nghiệp thích mê, cũng là do mẹ Lý Hùng mua từ những bạn bè làm ăn chung. Một Lý Hùng ngang tàng hoặc lãng tử trên phim ảnh, hóa ra lại rất giản dị trong cuộc sống đời thường.
Giờ, tuổi đã ngoài 40, nhưng Lý Hùng vẫn chưa lấy vợ. Anh nói khi nào duyên tới thì sẽ tới, hơi đâu để ý lời bàn tán của thiên hạ. Những ngày không chạy show đi hát, không đi phim, Lý Hùng đều tới lầu 4 của Hùng Vương Plaza để tập chạy bộ và bơi. Thú vui nhất của anh ở nhà, chính là chơi với con chó nhỏ lông xù và đàn cá dĩa trong bể. Lý Hùng chăm cá dĩa tài đến mức, người bán cá phải thốt lên: “Chưa thấy ai nuôi cá giống Hùng, cả năm trời mà cá vẫn sống”.
Lý Hùng biết, thời lẫy lừng của anh đã đi qua, phong độ đỉnh cao không ai có thể giữ được mãi mãi. Nhưng từng ở trên đỉnh, đã hiểu và tận hưởng luồng gió mát nhất, nghĩa là tổ nghiệp đãi Lý Hùng khá hậu rồi. Vì vậy, anh hiểu níu kéo làm chi, thời gian mới đây mà vèo qua đã hết 1 ngày!
Lý Hùng – Ba là người bạn lớn trong đời tôi
Trên bước đường thành công của Lý Hùng luôn có bóng dáng người ba của anh: NSƯT Lý Huỳnh. Giữa hai người đàn ông trong gia đình nổi tiếng ấy không chỉ có tình yêu thương cha con ruột thịt mà còn có đạo thầy- trò. Đặc biệt hơn là tình bạn, một tình bạn lớn.
Sinh ra trong một gia đình nhà võ, Lý Hùng, nam diễn viên nổi tiếng một thời trên màn ảnh nhỏ sớm được cha dạy dỗ và dìu dắt trên con đường võ thuật, nghệ thuật. Ông nội của anh vốn là một võ sư nổi tiếng. Thân phụ là Lý Kim Tuyền hay chính là Lý Huỳnh một người có tố chất mạnh mẽ, tinh thần phóng khoáng, có biệt danh là “con beo đen của làng đấm Việt Nam”. Đặc biệt, nằm trong nhóm Tứ tú (bốn ngôi sao) trên bầu trời võ thuật miền nam trước 1975. Ba của Lý Hùng- võ sư Lý Huỳnh từng “làm mưa làm gió” trên sàn đài quyền Anh và võ tự do.
Nếu gọi Lý Huỳnh là mãnh hổ thì Lý Hùng ắt phải là hổ tử. Khác với nhiều đứa trẻ cùng lứa, Lý Hùng lớn lên trong võ đường. Từ năm 6 tuổi anh đã được ba huấn luyện võ thuật một cách nghiêm khắc. Trước khi học võ phải rèn luyện sức khỏe, tập đứng tấn, chạy bộ, nhảy dây… Sau lớn hơn một chút, cứ đi học về là Lý Hùng lại lao vào võ đường tập từ 3 giờ chiều đến 7 giờ tối, cho đến khi mồ hôi ướt đầm như tắm, thân thể rã rời mới thôi. Học võ phải tập luyện rất nhiều và tập luyện một cách có kỷ luật. Mặc dù ba chưa bao giờ đánh nhưng Lý Hùng vẫn nể sợ ba. Anh bảo, “với tôi ba vừa là ba mà lại vừa là thầy khó tính”. Anh vẫn nhớ mãi, những lần trốn ba đi bơi, hoặc đi chơi đêm về muộn bị ba la, cấm đi mà không dám cãi một lời. Nhưng nhờ vậy, anh lại cảm thấy gắn bó với ba hơn.
Tình yêu của mẹ rất khác tình yêu của người cha với con trai. NSƯT Lý Huỳnh là một người trầm tính nhưng khẳng khái và phóng khoáng đúng chất Nam bộ. Ông yêu con bằng cách sớm để con làm quen với tinh thần võ đạo, phải chịu tôi luyện cơ thể, trí lực. Ông dạy con phải biết kiên trì, nhẫn nại và chiến thắng nỗi sợ hãi của bản thân. Nhưng, nghiêm khắc là thế, ông cũng chưa bao giờ đánh con lấy một roi. Ông luôn đi bên cạnh con, dõi theo từng bước đi của Lý Hùng để luôn kịp thời động viên anh. Lý Hùng bảo, “tôi không bao giờ có thể quên được hình ảnh ba tôi vượt cả quãng đường dài đi Honda lên Long Thành (Đồng Nai) chở tôi về Sài Gòn chơi và hôm sau nữa lại đưa tôi quay trở lại Đồng Nai. Cứ cuối tuần nào, tôi cũng có cảm giác khấp khởi đợi ba lên đón. Khi đó tôi 12 tuổi và đang đóng phim Đàn chim và cơn bão. Trong phim này, tôi đóng vai một đứa trẻ bụi đời cũng hút thuốc như giang hồ thứ thiệt. Tôi đóng phim đó vào mùa hè, suốt 3 tháng hè tôi ăn, ngủ, sinh hoạt trong trại giáo dưỡng dành cho trẻ em bụi đời”.
Lý Hùng chia sẻ, cũng chính vì tinh thần võ đạo mà những khó khăn, vất vả trong quá trình đóng phim anh đều có thể vượt qua. Năm 17 tuổi khi đóng Phạm Công Cúc Hoa, Lý Hùng phải diễn xuất trong điều kiện kinh phí của đoàn làm phim thiếu thốn, khó khăn. Diễn viên diễn xuất trên những ngọn đồi, phải leo núi giữa cái nắng thiêu đốt của Phan Rang (tỉnh Ninh Thuận), và của miền Trung. Có những lúc cảm thấy rất cực nhưng có ba đi cùng động viên, anh lại tự nhủ phải kiên trì. Và Phạm Công Cúc Hoa do Lý Hùng thủ vai chính đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp, khiến cái tên của anh được khán giả nhắc đến không ngớt.
Nói thành công của Lý Hùng có công sức lớn của ba anh quả không sai. Sau vai diễn nhỏ trong phim “Phượng”, năm 1982, NSƯT Lý Huỳnh đã khuyên con trai thi vào trường Đại học Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh (năm 1986) và học lớp diễn viên điện ảnh khoá đầu tiên của trường. Lý Hùng kể lại, ba luôn nhắc nhở tôi: “Muốn làm nghề nào thì phải học đến nơi đến chốn. Có học mới tồn tại được lâu, nghề mình mới vững chắc. Đến giờ, càng lúc tôi càng ngẫm thấy ba nói đúng”. Trong hơn 10 năm “hoàng kim” tham gia diễn xuất anh đã tham gia đóng trên 90 bộ phim, đưa cái tên Lý Hùng trở thành cái tên “hot” bậc nhất lúc bấy giờ. Và giờ đây, sau nhiều năm quay trở lại với điện ảnh, cái tên ấy vẫn chưa một lần nguội lạnh trong lòng người hâm mộ.
Còn nhớ cách đây độ 2, 3 năm nói chuyện với Lý Hùng, khi đó anh khoe với tôi là đang chuẩn bị làm Tây Sơn hào kiệt. Đó là bộ phim do Lý Huỳnh film sản xuất với kinh phí 12 tỉ đồng. Không bàn về việc sau đó bộ phim này đã gây nhiều tranh cãi, Lý Hùng chỉ chia sẻ rằng, đọng lại trong anh là hình ảnh người ba giống như một vị lão tướng quân vậy. Ông đã cùng con trai dàn binh, lập trận, thảo sơ đồ. “Đây là bộ phim mà ba tôi tâm huyết, vì ông vốn thích đề tài lịch sử Việt Nam. Tôi còn nhớ, buổi sáng ba đánh thức tôi dậy nói chuẩn bị tập trận. Tôi bước ra ngoài và cảm thấy hoảng hồn khi nhìn thấy 20 ngàn con người đứng đó, họ đều là sinh viên, bộ đội được huy động để đóng một bên là quân Tây Sơn và một bên là quân Mãn Thanh. Để làm bộ phim này, thật không đơn giản. Ba tôi thật sự là một người dám nghĩ, dám làm. Tôi rất khâm phục ba”, Lý Hùng nói.
Trong gia đình, với Lý Hùng, ba là một người vô cùng đặc biệt, một người ba yêu thương con, một người thầy nghiêm khắc và một người bạn lớn luôn chung vai sát cánh với anh. Lý Hùng bảo, “ba tôi chân thật và hiền khô à. Ông lúc nào cũng được mọi người yêu mến bởi tính hòa đồng. Ba tôi còn là người luôn tích cực vận động bạn bè lập quỹ để giúp đỡ các nghệ sĩ nghèo. Chính vì vậy, ông được Hội điện ảnh TP HCM tặng giấy khen nữa”, Lý Hùng nói giọng đầy tự hào.
Có l��, cũng vì luôn gắn bó với gia đình, có người đã đưa chuyện dèm pha là “sao Lý Hùng lớn rồi mà vẫn sống với ba mẹ, chắc là cần sự đùm bọc, che chở này kia”… Lý Hùng nghe xong chỉ cười “tôi nghĩ đó là điều mà mình cần phải tự hào khi được che chở dưới mái ấm gia đình vốn có truyền thống nghệ thuật, được giáo dục và có nề nếp. Tôi tự hào lắm, đó là cái gương để cho tôi học theo”.