Gia đình của nghệ sĩ múa Linh Nga và những câu chuyện được hé lộ

Gia đình của nghệ sĩ múa Linh Nga và những câu chuyện được hé lộ. Với chị, gia đình là niềm tự hào.  Cùng nghe chị kể về con gái và những người thân yêu trong gia đình chị nhé

Diễn viên múa Linh Nga: Gia đình là niềm tự hào

Linh Nga được mệnh danh là con thiên nga của làng múa Việt Nam. Lập gia đình khi sự nghiệp đang rất phát triển, sinh con ngay sau đó như hầu hết những người phụ nữ bình thường, nhiều người tự hỏi, tại sao người đã hy sinh cả tuổi thơ của mình để đến một nơi xa xôi tìm con đường cho sự nghiệp, giờ lại chọn cảnh nữ nhi thường tình, phải chăng con thiên nga không còn muốn tung cánh?




Diễn viên múa Linh Nga

- PV:  Linh Nga sinh em bé đã lâu nhưng hình như chị có vẻ ngại khoe con, không giống như nhiều người nổi tiếng khác?

- Diễn viên múa Linh Nga: Thực ra không phải ngại khoe con đâu, có em bé là niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi. Tôi sinh bé rất khó khăn nên phải kiêng nhiều thứ. Lúc mới rụng rốn em bé được chụp một bộ ảnh, nhưng người nhà bảo không nên để nhiều người biết em bé, miền Nam gọi là “của”, khi nào lớn hơn một chút thì Nga sẵn sàng chia sẻ với mọi người.

- Làm mẹ lần đầu ai cũng bỡ ngỡ, Nga có đọc sách học nuôi con nhỏ? 

- Tôi có đọc sách và học theo cách chăm con của người Nhật, bên cạnh đó, tôi thường xuyên trao đổi và lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ. Vì thế mà khi có thai tôi vẫn đi diễn. Người ngoài thì có thể thấy đấy là một điều ghê gớm, không biết giữ gìn, nhưng mình cũng phải biết để cân bằng, em bé trong bụng được lên sân khấu, nó biết tình yêu của mẹ với nghề, biết đâu nó có năng khiếu. Lúc có thai Nga cũng nghe nhạc rất nhiều, không nghỉ ngày nào, đi diễn, dạy học cho trẻ con, đi sáng tác và trong 9 tháng ấy Nga thấy mình học được rất nhiều. 

- Vậy là Linh Nga thích con theo nghề của mình?

- Không, nếu bé có năng khiếu và nếu em bé thích thì cho theo, không thì tùy vào em bé. 

- Theo chị, đối với phụ nữ sau khi sinh, điều gì là quan trọng nhất?

- Khi sinh em bé xong, soi gương thấy người như một quả bóng, từng nghĩ thế này chắc bỏ nghề luôn. Sau khi sinh 20 ngày, tôi tập luyện từ từ. Với phụ nữ sau sinh, tinh thần, sức khỏe, giữ ấm rất quan trọng. Tinh thần tốt sẽ khiến mình nhiệt tình với công việc gia đình.

- Nga có thích nấu ăn không?

- Có chứ, tôi thích nấu ăn và thích tổ chức sự kiện trong gia đình. Ngày xưa lúc nào cũng đi diễn, không có thời gian để cùng gia đình trò chuyện quây quần. Công việc ở Sài Gòn của Nga cũng nhiều, ít có dịp ra Hà Nội, nên cũng muốn những dịp để mọi người được gần nhau, cháu được gần ông bà. Mong muốn chỉ là được ăn bữa cơm gia đình hoặc là về thăm bố mẹ, những việc tưởng chừng như đơn giản như vậy nhưng người trẻ lại khó làm. 

- Chị có thể nói gì về gia đình của mình?

- Sau khi có con thì tôi mới hiểu rằng, thật ra công việc, sự thành công của mình ngày hôm nay, không phải là tác phẩm, không phải là sự tung hô của báo chí mà là gia đình, những người thân là nền tảng vững chắc giúp mình có thể bình tâm cống hiến. Đó là niềm tự hào nhất với tôi.


Linh Nga: Giữ hình ảnh vì gia đình chồng

Lập gia đình, tôi cần phải suy nghĩ đến gia đình và chồng nhiều hơn.

‘Nhiều người có thể nghĩ rằng tôi đang cố tình ép xác để trở lại với nghề, nhưng không phải vậy. Tôi đã đi tập những bài múa nhẹ nhàng ngay sau khi sinh con được 12 ngày. Tuy nhiên, tôi không hề ép mình phải giảm cân để sớm được số đo như ý muốn’, ngọc nữ làng múa Linh Nga chia sẻ.

Không “theo chồng bỏ cuộc chơi”

- Nhiều người bảo, họ nhìn chị say xưa múa trên sân khấu liveshow “Sen” vừa rồi mà có cảm giác dường như chị chưa bao giờ được múa và múa đêm nay là lần cuối cùng. Liệu đấy có phải cũng là bí quyết để giữ được sự thăng hoa và mau tỏa sáng?

Không phải vậy đâu. Vì lâu quá rồi tôi không được múa nên rất nhớ sân khấu. Nhiều người bảo tôi phải nghỉ ngơi khoảng 8 tháng mới được đứng trên sân khấu sau khi sinh, nên tôi cũng sợ mình mất nghề. Đặc biệt, vì tôi phải sinh mổ nên áp lực sợ bị mất nghề càng nặng hơn. May mắn là tôi được mẹ ủng hộ nhiều, cùng với chế độ luyện tập và giảm cân hiệu quả nên càng có động lực để trở lại.

Liveshow Sen vừa diễn ra càng có ý nghĩa hơn khi được công nhận kỷ lục Guinness công nhận, cộng với sự trở về của nhiều thế hệ trẻ. Tôi muốn trở lại khi cơ hội đến, chứ nghỉ nữa tôi sợ xương mình bị cứng. Tôi không muốn lấy lý do mình sinh con để trốn chạy với nghề. Đó là lý do cá nhân, rất ích kỷ. Tôi nghĩ, nếu mình muốn kéo dài thời gian nghỉ ngơi là do suy nghĩ chứ không phải bởi vết mổ sau khi sinh con chưa lành.

- Vậy nếu có ai đó nói chị khá liều lĩnh và hơi mạo hiểm khi quyết định tái xuất trên sân khấu chỉ sau khoảng 4 tháng sinh con thì điều này có hơi quá không?

Tôi là người trong cuộc, nên biết rõ thế nào là đúng, thế nào là tốt và phù hợp với tình hình sức khỏe của mình. Lẽ ra tôi phải múa 8 bài, nhưng trong liveshow Sen vừa diễn ra tôi chỉ múa có 4 bài. Tôi đã giảm một nửa bài tập vì biết cái nào cần phải cố gắng, cái nào nhào lộn, di chuyển mạnh mẽ thì nên tránh.

Đối với tôi, vấn đề tinh thần và phong độ trên sân khấu rất quan trọng. Tôi đã từng rất sợ mình sẽ bị rung chân, bị chói mắt khi trở lại sân khấu múa, nhưng rồi tất cả chỉ là suy nghĩ hậu trường. Tôi sợ mọi người thấy Linh Nga với công việc ngoài luồng mà quên vị trí mình là diễn viên múa nên càng muốn được xuất hiện lại sớm hơn.

Nhiều người có thể nghĩ rằng tôi đang cố tình “ép xác” để trở lại với nghề, nhưng không phải vậy. Tôi có bị gặp áp lực chứ, đó là áp lực cần phải đáp ứng sự mong đợi của khán giả. Tôi cần phải sớm xuất hiện với một phong độ khác để mọi người quên đi đời tư của mình, vì nghệ thuật và đời tư là hai vấn đề khác nhau.

Thật ra, tôi đã đi tập từ sau khi sinh con được 12 ngày. Tôi đã đi tập những động tác nhẹ ở nhà. Tôi nghĩ, thời gian ở nhà bao lâu và khi nào đi tập không quan trọng bằng việc mình tập được gì. Có người sinh con xong sẽ dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, nhưng có người sẽ đi làm ngay. Tất cả là do mình, nên đừng lấy yếu tố cá nhân để ngụy biện cho sự lười biếng của bản thân. Đặc biệt, vì gia đình tôi vốn con nhà nghề nên hiểu con gái cần gì và phải cố gắng thế nào. Tôi gặp áp lực, nhưng biết cân đối, biết chia sẻ với gia đình chồng và được chồng lặng lẽ ủng hộ nên không bị stress.

- Nhiều người bảo, làng múa Việt chỉ có Linh Nga là số 1, nên có thể thoải mãi bước đi mà không sợ một ai lãng quên hay bị soán ngôi. Vậy có lý do gì để chị cứ bị áp lực?

Tôi nghĩ rằng, chỉ khi nào mình đi làm những công việc không đúng với vị trí của mình nữa thì mới sợ bị lãng quên. Ví dụ, tôi là diễn viên múa nhưng chuyển sang đóng phim hay ca hát thì mới sợ bị khán giả quên. Đằng này, bạn bè thân thiết xung quanh tôi chủ yếu những người trong nghề, nên nếu có bị lãng quên thì cũng hơi khó. Tất nhiên tôi cũng có những mối quan hệ trong giới showbiz nữa.

Với chương trình Sen vừa rồi, sự thật là tôi đã lấy lại được phong độ và danh dự với gia đình và bản thân. Bởi, nhiều người tin rằng, tôi sẽ “bỏ cuộc chơi” sau khi cưới chồng và sinh con. Nhưng thời gian đã trả lời cho mọi nghi ngờ đó. Tôi không nói bất cứ lời nào, thay vào đó, mọi người cứ đợi thời gian là sẽ biết tôi có “theo chồng bỏ cuộc chơi” hay không. Nghề múa không phải kiểu công việc hôm nay thích thì làm, mai hứng thì bỏ được. Đây là con đường dài, cần thời gian và sự đầu tư nghiêm túc, nên tôi chẳng thể làm được bất cứ nghề gì ngoài múa đâu.

Phụ nữ đẹp nhất là sau khi sinh

- Chỉ sau 4 tháng sinh con, nhưng chị đã lấy lại vóc dáng “gái son” đáng mơ ước. Hẳn là chị đã phải vất vả luyện tập dữ dội lắm. Chị có thể chia sẻ về quá trình “luyện công” lấy lại dáng chuẩn này?

Không có bí quyết gì cả, tôi chỉ làm việc nhiều thì tự nhiên sẽ giảm cân thôi. Tôi hiểu, nhiều người phụ nữ hay bị tự ti khi mới sinh con xong, nhưng thật ra, với tôi đó là lúc người phụ nữ đẹp nhất. Vì lúc đó em bé đang bú sữa, người phụ nữ mới đón thêm tình yêu mới. Có thể người ngoài nhìn vào sẽ chê xấu, nhưng biết đâu trong mắt chồng thì mình đang đẹp nhất thì sao.

Với những người làm nghệ thuật như tôi, chuyện giảm cân nhanh là bình thường, vì đó là đòi hỏi trong nghề nghiệp. Tuy nhiên, tôi không hề ép mình phải giảm cân hay cố tình “ép xác” để sớm được số đo như ý muốn.

- Nhiều bà mẹ vì mong lấy lại “dáng son” mà sớm cho con bú sữa ngoài. Riêng chị thì việc quyết tâm lấy lại vóc dáng có khiến cô con gái yêu bị thiệt thòi?

Là do tôi tự hết sữa, không đáp ứng được nhu cầu cung cấp sữa cho con nữa thì tự cắt thôi chứ không phải do tôi chủ động thôi cho con bú sữa mẹ. Khi con gái được hai tháng rưỡi, nguồn sữa của tôi không đáp ứng đủ, nên tôi đành cho con bú sữa ngoài. Tôi nghĩ, chẳng bà mẹ nào chủ động cắt đi nguồn sẽ mẹ của con mình đâu, vì làm như thế là hơi bị ác. Khi đã hết sữa cho con cũng là lúc tôi cần quay lại với nghề và ra phòng tập luôn.

- Đối với chị, con gái bây giờ là một “gia tài” có ý nghĩa thế nào?

Tôi yêu con gái biết chừng nào, nhưng không vì thế mà tôi cứ phải suy nghĩ về con gái mọi lúc mọi nơi. Ví dụ khi đứng trình diễn trên sân khấu liveshow Sen vừa rồi, tôi phải quên hẳn mình đang có một cô con gái yêu đang ở nhà để toàn tâm, toàn ý cho bài tập. Nếu chỉ một phút lơ là hay mất tập trung, tôi chắc chắn sẽ bị té ghế, trật chân và quên động tác ngay. Vấn đề an toàn lúc này phải được đặt lên hàng đầu nên tôi phải rạch ròi mọi thứ.

- Thói quen mỗi sáng thức giấc được ngắm nhìn con gái yêu sẽ mang lại cho chị cảm xúc gì thú vị nhất?’

Ngắm cả ngày chứ đâu phải chỉ mỗi buổi sáng thôi, (Cười). Tôi ngắm mãi, ôm mãi mà chẳng bao giờ chán. Tôi chẳng thể làm được việc gì nếu như không được ôm con gái trước đó.

- Từ một cô nàng độc thân, bỗng chốc đã làm vợ và mẹ của một cô con gái, điều đó có khiến chị hơi bị ngỡ ngàng?

Có ngỡ ngàng nhiều lắm chứ. Cái cảnh mỗi khi về nhà mà trong phòng mình có một cô bé đáng yêu đang nằm trên giường chăm chăm nhìn mình, rồi lâu lâu cất tiếng khóc, bật tiếng cười mang lại cho tôi cảm giác rất lạ lẫm.

- Nếu có ai đó muốn chị đưa ra câu trả lời về mức độ quan trọng giữa niềm đam mê nghệ thuật múa và cô con gái, bắt chị lựa chọn 1 trong 2, thì có thật sự họ đã quá làm khó chị không?

Tôi nghĩ sẽ chẳng ai làm khó mình bằng cách này đâu, vì gia đình luôn là một tác phẩm nghệ thuật, còn nghề múa chỉ là một niềm đam mê mà thôi. Tôi nghĩ, mình chỉ có thể thăng hoa được với nghề khi có một nền tảng gia đình vững chắc. 80% sự thành công trong nghề là do yếu tố gia đình quyết định. Nếu một gia đình không vững chãi thì chắc chắn người nghệ sĩ sẽ không còn sự tự tin khi đứng trên sân khấu.

- Trước đây, có bao giờ chị mang suy nghĩ rồi một ngày nào đó mình sẽ giải nghệ sau khi sinh con?

Chẳng bao giờ tôi nghĩ thế. Như đã nói, nhiều người nghĩ, sau khi lấy chồng, tôi sẽ bỏ nghề múa, nhưng sự thật thì không có dấu chấm nào hết. Đâu phải cứ là phụ nữ Á đông thì sẽ chấm dứt hết sự nghiệp sau khi đã cưới chồng. Chuyện cưới chồng, sinh con là tất yếu của người phụ nữ, không sớm thì muộn rồi cũng sẽ trải qua thôi. Tôi may mắn được bố mẹ chồng và chồng ủng hộ hết mình, cộng với việc tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ làm mẹ, tạo được niềm tin để mọi người ủng hộ thì cứ tiếp tục.

Con gái là niềm tự hào lớn nhất!

- Nhắc đến cái tên Linh Nga, mọi người thường coi là một “biểu tượng sạch” của làng showbiz Việt. Lúc này, khi đã lấy chồng, thì việc giữ gìn hình ảnh không chỉ cho chị mà còn gia đình chồng và bố mẹ mình nữa. Thế đã bao giờ chị cảm thấy mệt mỏi vì những chiếc "vòng kim cô" đó chưa? Đã bao giờ chi có cảm giác muốn nổi loạn, bứt phá, để ít ra, được sống đúng với tuổi trẻ và cảm xúc của mình?

Khi chưa lập gia đình, tôi đã có một chiếc “vòng kim cô” rồi, đó là chuyện tôi phải giữ hình ảnh đẹp trong mắt khán giả. Nhưng khi lập gia đình, tôi không đi chiều hướng của riêng mình nữa mà cần phải suy nghĩ đến gia đình và chồng nhiều hơn. Tôi biết cái gì cần làm và nên tránh.

- Nếu có ai đó bảo, họ ghen tị với chị chỉ vì chị có hết tất cả những điều tốt đẹp mà một người phụ nữ nên mơ ước. Chị sẽ nghĩ sao?


Câu hỏi này hơi khó, vì thật ra, niềm tự hào lớn nhất của tôi không phải những thành công trong nghệ thuật mà chính là bé Luna khỏe mạnh và đáng yêu. Con gái là điều khiến tôi hãnh diện nhất, là thứ tôi muốn khoe với mọi người. Tất nhiên, hôm nay múa được, mai không được múa là do cái duyên với nghề, còn con cái là món quà trời ban tặng, nên khi nhìn thấy con khỏe mạnh, tôi hãnh diện và tự tin hơn.

Nếu có ai nói ghen tin với tôi, tôi nghĩ họ nên ghen tị vì tôi có cô con gái khỏe mạnh, đó mới là niềm tự hào của người làm mẹ. Với nghệ thuật, tôi và gia đình đang cống hiến. Nghệ thuật là sự nghiêm túc, có nghĩa rằng, tôi sẽ không làm gì để sự nghiêm túc và sự trong sáng đó mất đi. Còn với gia đình, tôi chỉ mong được bình yên và an toàn.

Nhiều người mong được mọi thứ như tôi, nhưng nói thật, cuộc sống Sài Gòn nhộn nhịp quá, tôi đã va chạm nhiều rồi, nên thứ tôi nghĩ mình cần nhất vẫn là một gia đình bình yên và an toàn. Tôi cần sự bình yên và giản dị trong cuộc sống như bao gia đình khác hơn.

- Đã bao giờ chị quên mất chuyện mình đã là “gái một con” bởi nhan sắc quá xinh đẹp và trẻ trung?

Không bao giờ quên, tôi luôn nhớ chứ, (Cười).

- Là một người phụ nữ đẹp, chị định nghĩa gì về một phụ nữ đẹp?


Phụ nữ đẹp hay không là do cảm nhận mỗi người. Vẻ đẹp cũng cần phù hợp với thời gian và hoàn cảnh công việc nữa.

- Nhiều người càng đẹp thì càng gặp áp lực trong việc gìn giữ sắc đẹp. Chị có ngoại lệ?

Tôi ngoại lệ, vì tôi không đặt sắc đẹp lên hàng đầu. Tôi đặt giá trị con người lên trên hết. Nếu mình có giá trị, thì khi bước ra trước công chúng, mình mới có được sự tự tin.

- Đây hẳn nhiên là cái Tết rất đặc biệt của cuộc đời chị, vì Tết này chị sẽ lần đầu đón Tết cùng cô con gái và đầy đủ mọi người trong gia đình?

Đây là cái Tết đầu tiên tôi được đón cùng con gái. Đặc biệt hơn, Tết năm nay gia đình tôi đón Tết với đủ “tứ đại đồng đường”, đủ 4 thế hệ bao gồm bà ngoại tôi là nghệ sĩ Linh Cầm, mẹ tôi là Vương Linh, tôi là Linh Nga và con gái là Linh Linh.

Tôi ăn Tết ngoài Hà Nội nhưng sẽ bay liền vào Sài Gòn khi hết Tết để tiếp tục chuẩn bị cho các show diễn Sen sẽ diễn ra trong thời gian tới.

- Chị có phải một nàng dâu đảm đang trong việc bếp núc mấy ngày Tết?

Tôi may mắn có được một mẹ chồng rất yêu con dâu, không bắt buộc con dâu phải đảm đang trong việc nội trợ nên cũng không cần phải vào bếp nhiều. Tôi chủ yếu dành thời gian chăm sóc con và bế con đi thăm bà con, họ hàng những ngày Tết thôi.

- Năm mới Tết đến, chị mong ước điều gì cho gia đình và bản thân mình?


Tôi có hai điều ước lớn nhất, đó là mong cho “tứ đại đồng đường” nhà mình sẽ  mãi khỏe mạnh, gia đình chồng thật dồi dào sức khỏe. Riêng chương trình nghệ thuật Sen sẽ là dấu ấn để trở thành dấu ấn cho mọi khách du lịch khi đến với Việt Nam.

- Chị sẽ dành lời chúc đến khán giả quan tâm đến mình?

Với những chị em phụ nữ sau khi sinh con xong, tôi mong họ có nhiều thời gian để nghỉ ngơi và lấy lại sắc vóc. Với những diễn viên múa trong cả nước, tôi hy vọng mọi người sẽ có thật nhiều tinh thần để bước sang năm con rắn.



Linh Nga: Con tôi sẽ theo nghề của bố

"Con bé hay khóc lắm. Tôi bảo chồng, cá tính thế sợ sau này sẽ theo nghề bố".


Tôi biết Linh Nga từ lúc chúng tôi còn là những học sinh vừa bước vào cấp hai. Chúng tôi cùng tuổi và cùng sinh hoạt văn nghệ. Nhìn vào Linh Nga người ta nhận thấy đó dường như là một biểu tượng chuẩn mực nhất của sự nữ tính.

Năm 1998, cô nhóc Linh Nga 12 tuổi đặt chân đến Trung Quốc để bắt đầu cuộc sống tự lập của một du học sinh. Tôi còn nhớ như in có lần Nga đã chia sẻ cùng tôi: “Trong suốt quãng thời gian ở Trung Quốc, Nga đã được học rất nhiều điều từ các bạn trẻ bên đấy. Mỗi người đều trở thành một mục tiêu cho mình phấn đấu”.


Múa không hề đơn giản như suy nghĩ của nhiều người.

Linh Nga là một cô gái đầy bản lĩnh với 8x chúng tôi thời đó. Cô bé vốn quen với sự bảo bọc của cha mẹ bỗng chốc phải một mình xa xứ để đương đầu với rất nhiều khó khăn phía trước. Múa không hề đơn giản như suy nghĩ của nhiều người, nó đòi hỏi rất nhiều sự khổ luyện gói trong đó là biết bao nhiêu mồ hôi và nước mắt.

“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, Linh Nga ý thức được điều này từ khi còn rất bé “bản thân Nga theo học múa từ khi còn bé tí, đôi lúc chán nản muốn bỏ ngang để thử sức trong một lĩnh vực mới nhưng nhìn vào các bạn đang luyện tập cùng mình thì mới thấy mình suy nghĩ như vậy kém cỏi quá”.

Cô gái trẻ lại lao vào trau dồi suốt thời gian 10 năm với nghề múa, cái nghiệp gia đình mà bố mẹ đã thay cô lựa chọn, cho đến lúc Nga thấu hiểu và đồng cảm với bố mẹ như những người đồng nghiệp lâu năm và nhiều tâm huyết.

Có kiên trì ắt sẽ thành công. Nếu có dịp được đến tham quan Học viện Múa Bắc Kinh, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến những bằng chứng sống mà chính bản thân Nga cũng không khỏi ngạc nhiên. Nhiều buổi sáng mùa đông tuyết rơi dày đặc kín cả mặt đất mà vẫn có những cô bạn say sưa luyện tập với bộ đồ múa bó sát, mỏng tang… Tóc của con gái trong trường ai cũng vừa dài vừa mượt, nhưng chỉ cần yêu cầu của vở diễn hay tiết mục họ sẽ chấp nhận cắt ngắn hay thậm chí cạo trọc đầu. Họ hy sinh vì nghề nghiệp và đam mê của mình nhiều lắm”.


Quy luật đào thảo của nghề múa rất khắc nghiệt.

Hơn ai hết, Linh Nga hiểu rõ sự đào thải khắc nghiệt của nghề múa mà cô trót mang. “Quy luật trong nghề múa có thể hình dung đơn giản như lúc bạn đang ở trong trường, chỉ cần bạn không hoàn thành tốt vị trí của mình thì sẽ lập tức bị thay thế bởi một cá nhân khác, nên buộc lòng bạn phải không ngừng phấn đấu”.

Cũng chính những năm tháng xa nhà đó đã biến Linh Nga luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, biết chủ động và nhanh nhạy nắm bắt cơ hội để thành công là chuyện trong tầm tay.
Suy nghĩ chín chắn, chủ động, chăm chỉ là hành trang Linh Nga có nhiều hơn các kĩ năng múa để trở về phục vụ cho nền văn hóa nước nhà. Không phải ngẫu nhiên mà khi nhắc đến múa người ta nghĩ ngay đến Linh Nga. Cô đã, đang và sẽ mang trong mình những hoài bão làm nhiều hơn nữa cho múa.

Sau Vũ (2009), Sen (2011), Linh Nga lên xe hoa về nhà chồng với sự ví von của mọi người là “làm dâu nhà binh”.

Những tưởng khắt khe của gia đình quân nhân và sự bận rộn của một người vợ trẻ, một nàng dâu mới sẽ khiến Linh Nga dừng lại, nhưng không phải vậy, cô đã khẳng định chắc nịch: “Tôi sẽ không bao giờ bỏ múa, trước như vậy, bây giờ và sau này cũng vậy. Ở nhà hát của tôi, cũng có nhiều em diễn viên trẻ vừa đi học về và khi các em nghe tin tôi lấy chồng, sinh con, nhiều em rất lo tôi sẽ bỏ nghề và bỏ rơi các em. Chính những câu nói hồn nhiên của các em đã khiến tôi không thể dừng lại. Và may là tôi đã quay trở lại được”.


Tôi tăng 15kg khi sinh bé đầu lòng.

Con đường trở về với múa lại dường như xa hơn khi Linh Nga hạ sinh con gái đầu lòng Linh Linh. Ít ai biết được rằng cô đã tăng đến 15 kg, tức là quá tiêu chuẩn tới 3 kg đối với một diễn viên trong thời kỳ bầu bí. Nga đã sinh mổ trong khi đó là điều kiêng kỵ số một của diễn viên múa và cô đã đi tập trở lại chỉ sau ngày con rụng rốn. Điều này không phải ai cũng nhìn thấy và thấu hiểu cho sự cống hiến của người phụ nữ trẻ đầy tâm huyết với nghề.

Ngày trở lại sàn tập hơn một tháng sau sinh, tôi đã hoảng sợ và khóc rất nhiều bởi thấy mình trong gương cứng đơ, những bộ đồ từng mặc trước đây không thể nào mặc lại. Hơn 10 năm xa gia đình học múa ở xứ người, Nga không muốn mọi thứ tuột khỏi tay dễ dàng như vậy”.

Vì lẽ đó, cô đã kiên trì và lập kỉ lục đối với các diễn viên múa là diễn lại trên sàn chỉ sau 3 tháng sinh con. Và Sen show 2013 ra đời cùng nhiều kỉ lục Guiness về Quốc hoa được ghi nhận.

Linh Nga quyến rũ người khác không chỉ đơn giản bằng hình ảnh của múa mà còn bằng sức hút của một người mẹ. Những chia sẻ về tình cảm giữa cô và con gái vừa tròn 6 tháng tuổi chưa bao giờ khiến tôi thôi hứng thú. Từ việc cái tên Linh Linh được đặt theo tứ đại đồng đường: Bà cố Linh Cầm, bà ngoại Vương Linh, mẹ Linh Nga và con gái Linh Linh.

Hay tên gọi ở nhà là Luna (trong tiếng Nga có nghĩa là mặt trăng) vì bố mẹ Linh Nga đã yêu nhau ở Nga hay Bóng người dưới trăng là bài múa cuối cùng của Nga trước khi làm mẹ. Tất cả đều gắn liền với một câu chuyện và có ý nghĩa rất đặc biệt vì với Linh Nga con gái có quan trọng và thiêng liêng hơn tất cả.


Giờ tôi làm biên đạo múa, dạy học.

Khi tôi hỏi, liệu Linh Linh có theo mẹ làm nghề. Nga đã trả lời tôi: “Vì Linh Linh là con gái nên nếu theo múa chắc bố cháu sẽ không phản đối. Mẹ tôi còn định hướng rằng sau này khi cháu được hai, ba tuổi, bà sẽ dạy bài này, bài kia. Nhưng hiện cháu còn nhỏ quá, trông “củ chuối” lắm, chân tay múp míp nên chưa biết thế nào. Nhiều lúc nữ tính một chút mẹ cho cài nơ, cài hoa, nhưng sau một hồi bạn ấy đá tanh bành. Tôi bảo kiểu này không thể theo nghệ thuật được. Mà con bé hay khóc lắm, không khóc thì thôi chứ đã khóc là cả tiếng, hai tiếng. Tôi bảo chồng, cá tính thế sợ sau này sẽ theo nghề bố” (cười).

Đã gần 30 tuổi, hạn mức quen thuộc của những cô gái theo nghề múa, tôi cũng lo lắng chúng ta sẽ mất hẳn cái tên Linh Nga trong làng nghệ khi cuộc sống gia đình bạn đã viên mãn với hạnh phúc và vật chất.

Nếu như lúc mới về nước tôi muốn khẳng định mình, muốn kiếm sống… thì bây giờ tôi muốn đào tạo, huấn luyện, tìm ra người kế tục sự nghiệp của mình. Tôi sẽ chuyển dần sang biên đạo, dạy học…” – Linh Nga đã xóa tan suy nghĩ đó trong tôi.

Buổi chụp hình kết thúc cũng là lúc câu chuyện giữa hai chúng tôi khép lại.

Tôi mừng vì giữa hai chúng tôi chưa từng xa lạ với tình bạn cũng đã khá dài. Tôi luôn chúc phúc cho hạnh phúc của cô ấy cũng như âm thầm vui mừng cho những thành công mà cô ấy đã đạt được. Hy vọng chúng tôi sẽ còn gặp nhau nhiều và mãi về sau trong công việc và cuộc sống.



Linh Nga tâm sự chuyện làm dâu nhà Tướng

'Ở bố tôi thấy được một sự mực thước, nghiêm trang vừa đủ của một vị tướng. Tuy vậy, với con cái, ông lại mang đến một cảm giác rất trìu mến, thân thương'...

Có người bảo Linh Nga may mắn, được trời phú cho nhan sắc, lại có cái duyên trong nghề, gia đình hạnh phúc, viên mãn... Có người lại bảo Linh Nga khôn khéo, việc gì cũng chừng mực, vừa phải nên kiểm soát được cuộc sống của mình. Còn Linh Nga thì bảo, tất cả mọi thứ cô có được là do bản thân và gia đình cố công tạo dựng.
Nghệ sĩ múa Linh Nga 

Sợ tuổi trẻ qua nhanh


- Hết “Vũ” rồi đến “Sen”, các dự án múa đã đưa cái tên Linh Nga đi thật xa. Thời gian tới chị có định sẽ làm một gì đó đột phá hơn?

- Dự án lớn nhất của tôi thời gian qua là Sen thì đã được biểu diễn ở một số thành phố lớn như Hải Phòng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Tôi cũng đã chọn lọc một số tiết mục trong dự án này để đem đi quảng bá ở một số nơi như: Dubai, Ấn Độ, Ukaraina... Dự tính, năm sau tôi cũng sẽ lựa chọn một số tiết mục trong dự án này để biểu diễn ở một số nước khác. Còn sau Vũ và Sen là gì hiện tại tôi cũng chưa biết nữa, chỉ hy vọng mình còn đủ nhiệt huyết để làm được một điều gì đó thật đẹp đẽ.

- Các nữ nghệ sĩ khi đã có gia đình, họ hay dành thời gian cho tổ ấm, chị dường như…hơi khác?


- Tại lĩnh vực của tôi khác với mọi người. Có những lĩnh vực nghệ thuật sau khi lập gia đình hoặc sinh con họ vẫn có thể quay trở lại với nghề, riêng nghề của tôi thì tuổi trẻ rất quan trọng, tất cả mọi thứ đều nằm ở tuổi trẻ. Cho nên, khi quyết định lập gia đình tôi cũng đã xác định rõ mình sẽ không gác lại mọi dự định với nghề. Công việc của tôi trước khi lập gia đình và hiện tại vẫn không có gì thay đổi. Thậm chí, sau khi lập gia đình tôi còn bận hơn vì cưới được hai tháng tôi đã phải bắt tay vào làm dự án Sen.   Tôi may mắn vì được cả gia đình mình lẫn gia đình nhà chồng đều rất ủng hộ. Mọi người đều hiểu, chia sẻ và tạo điều kiện tối đa cho những công việc của tôi. Hơn ai hết, họ hiểu công sức tôi bỏ ra với ngần đó năm đi du học không thể nói ngừng là ngừng ngay lập tức được.


Linh Nga trong tiết mục 'Phật Bà Quan Âm"'

- Liệu có mâu thuẫn không khi chính chị thừa nhận rất sợ sự hào nhoáng của sân khấu, nhưng lại vẫn cứ lao vào?

- Tôi lao vào đúng “sân” của tôi chứ không phải một sân nào khác. Từ ngày về nước đến nay, đã là năm thứ ba nhưng tôi vẫn không làm một gì khác ngoài múa. Vì thế, sau Vũ phải ba năm sau tôi mới làm tiếp Sen để tìm một chỗ đứng cho mình. Điều đó nói lên rằng, tôi lao vào sân khấu để làm những việc phù hợp với sức vóc và khả năng của mình, không bao giờ vượt quá tầm với.

- Vậy trước và sau khi có chồng, ở thời điểm nào chị nhiệt huyết hơn?

- Có lẽ lúc tôi làm “Vũ” là nhiệt huyết nhất. Bởi đấy là thời điểm tôi mới về nước, tất cả mọi thứ đều rất bỡ ngỡ, tôi không biết khán giả sẽ đón nhận mình như thế nào và không biết có thể sống với cái nghề khó khăn này ở Việt Nam không. Thế nên, tôi lao mình vào để khám phá. Có những tuần tôi đi diễn suốt cả 7 ngày. Mãi cho đến lúc tôi nghĩ cần phải dừng lại để làm một điều gì đó cho bản thân mình thì tôi mới lập gia đình. Nhưng như tôi đã nói, lập gia đình không có nghĩa là sẽ chấm dứt tất cả mọi thứ. Tôi rất sợ tuổi trẻ của mình qua nhanh vì múa và tuổi trẻ phải luôn song hành với nhau.

Chưa sợ điều gì ở bố chồng

- Ai cũng nói chị đang có một cuộc sống thật hạnh phúc và viên mãn, chị thấy thế nào?

- Trong cuộc sống gia đình có nhiều cái tôi vẫn còn vụng về lắm. Mọi việc vẫn được tôi làm theo cách chủ quan của mình hoặc theo cách mà bố mẹ tôi vẫn thường hay ứng xử với nhau. Chỉ có điều, khi còn ở với bố mẹ đẻ, đi đâu cũng có bố mẹ “tháp tùng”, mọi quyết định của tôi đều có ảnh hưởng của bố mẹ, nhưng khi về nhà chồng, tôi phải làm chủ cuộc sống của mình hơn, biết chăm lo ngược lại cho người thân trong nhà. Tôi vào bếp làm món ăn, để ý đến những chi tiết nhỏ nhặt trong gia đình. Sống ở Sài Gòn, lúc nào tôi cũng vội vã với công việc, còn về Hà Nội  nhịp sống của tôi chậm lại. Chính sự khác biệt đó giúp con người mình luôn thay đổi.

- Nhưng nhiều người lại nói, chị đang phải tiết chế bớt để hợp với truyền thống văn hóa phía Bắc của gia đình nhà chồng?

- Gia đình chồng tôi chưa bao giờ nói không với tôi trong bất cứ điều gì. Họ không bắt tôi phải ở nhà nấu nướng, dọn dẹp hay làm những công việc nội trợ, tôi được thoải mái với công việc của mình. Tôi vẫn đi tập và đi diễn đều đặn, mọi người biết rõ về những công việc đấy. Còn tôi không xuất hiện nhiều trong các sự kiện của giới showbiz, đó không phải là vì “tiết chế”, mà là vì tôi không thích đến những nơi không có múa, nơi tôi không được thể hiện mình.

- Có được sự thoải mái đó là vì từ khi cưới chồng đến giờ chị vẫn sống với bố mẹ đẻ ở Sài Gòn, trong khi bố mẹ chồng ở Hà Nội?

- Tôi ở với gia đình chồng khá nhiều, có điều mọi người không biết thôi. Với lại, chúng tôi cũng cần có một cuộc sống riêng, tôi có công việc của tôi, chồng tôi có công việc của anh ấy. Bố mẹ chồng theo dõi thường xuyên những chương trình của tôi, không bỏ sót một chương trình nào hết. Thật lòng là tôi rất yêu gia đình bé nhỏ của mình và tất cả những gì tôi làm được hôm nay là nhờ gia đình mà có.

Bức hình chụp tại đám cưới của Linh Nga

- Nghĩa là khi quyết định lấy chồng, chị đã chuẩn bị sẵn tinh thần cho những áp lực làm dâu trong một gia đình “binh nghiệp”?

- Bản thân tôi đã quá quen với những “kỷ luật sắt” vì 10 năm học nghề ở Trung Quốc tôi phải sống trong ký túc xá, phải tuân theo các kỷ luật nhà binh... Và thực tế thì bố mẹ chồng và bố mẹ tôi cũng đều rất kỷ luật. Giờ nếu tôi có làm sai điều gì, chẳng ai đứng về phía tôi cả. Chồng tôi cũng thế, anh ấy rất cứng rắn. Nhưng tôi cũng vậy, luôn tôn trọng tính kỷ luật và chưa bao giờ cho phép mình quá tự do, thoải mái. Từ nhỏ, tôi nỗ lực bằng kỳ vọng của bố mẹ, về nước phải phấn đấu vì sau lưng có nhiều diễn viên nhỏ trông chờ ở mình. Giờ đây, tôi càng phải nghiêm khắc với bản thân vì gia đình.

- Từng ấy thời gian làm dâu, chị đã hiểu được những gì về gia đình chồng mình?


- Ngay khi mới về làm dâu, tôi đã học được sự nhẫn nhịn và đức hy sinh của một người phụ nữ như mẹ chồng. Chính vì thế tự tôi hình thành thói quen hay để ý đến những việc mẹ làm, từng hành động, cử chỉ và suy nghĩ xem tại sao mẹ lại làm thế. Cách mẹ nấu ăn hay sắp xếp một bữa ăn cũng khác với cách tôi làm. Mẹ giản dị nhưng lại có cách quan tâm đến mỗi việc mình làm bằng những suy nghĩ sâu kín khác. Trong mẹ có gì đó rất sâu lắng, nhẹ nhàng. Mẹ rất quan tâm tới tôi, biết tôi theo múa dân gian nên hay mua truyện tranh dân gian về cho tôi đọc.

Tôi cảm thấy mình rất may khi vào một gia đình mới, mọi người đều yêu nghệ thuật. Bố mẹ cảm nhận được từng hơi thở trong cuộc sống của tôi là múa, họ biết cả lịch tập của con dâu.   Còn bố chồng tôi không có nhà thường xuyên như mẹ, tôi ít được gặp và ông cũng không hay nói về nghệ thuật. Khi tôi làm một chương trình riêng tặng bố vào ngày sinh nhật, bố mới biết rõ việc con dâu đang làm.   Giờ trong tôi hai khái niệm bố mẹ chồng và bố mẹ đẻ là một. Chương trình Sen do tôi làm nhưng bố mẹ chồng còn góp ý cho tôi nhiều ý tưởng hơn cả bố mẹ đẻ. Và tôi có được sự thoải mái đó là vì tôi làm nghề chứ không phải làm một cái gì khác nên gia đình hai bên ủng hộ là chuyện dễ hiểu thôi.

- Bố chồng chị là một vị tướng công an, thường khi gặp những người như vậy ta có cảm giác “sờ sợ”, chị có bao giờ thấy như vậy không?


- Tôi chưa sợ điều gì ở bố, điều tôi sợ nhất khi mới về nhà chồng là khoảng cách với tất cả các thành viên, không chỉ riêng với mẹ hay bố chồng. Tôi sợ khoảng cách đó sẽ ngăn cản tôi không hòa nhập được với mọi người. Vì bản thân tôi xưa nay sống trong vòng tay đùm bọc của bố mẹ, ngay đến những việc nhỏ nhặt nhất cũng được mẹ làm thay cho. Cũng may, nhờ tôi xem bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ, nên khoảng cách được dỡ bỏ dần. Tất nhiên, giữa hai ngành nghề khác nhau vẫn có một khoảng cách nho nhỏ.

 Ở bố tôi thấy được một sự mực thước, nghiêm trang vừa đủ của một vị tướng. Tuy vậy, với con cái, ông lại mang đến một cảm giác rất trìu mến, thân thương. Bố chồng tôi ít nói lắm, chỉ lên tiếng khi cần. Thấy vậy, mới đầu tôi cũng hơi e ngại, không dám nói chuyện với bố nhiều nhưng bây giờ quen rồi, tôi còn rất hay đùa với ông.

- Chị mất bao lâu để xóa nhòa khoảng cách ấy?


- Trong thời gian quen nhau anh đã rất hay đưa tôi về nhà anh chơi. Từ những lần như thế, khoảng cách giữa tôi với bố mẹ và anh gần gũi hơn, bền chặt hơn. Rồi khi tôi về làm dâu nhà anh, nhìn những lần con dâu đổ mồ hôi trên sàn diễn cả đêm lẫn ngày, mẹ chồng xót xa vô cùng, sự yêu thương cũng nhen nhóm từ đó.

Không phải lo sợ về nhau

- Ngày xưa, chị có nghĩ mình sẽ lấy một người như chồng chị hiện nay?


- Ngày xưa, tôi luôn mong sau này lấy được một người chồng như bố Hùng của tôi, hiểu được suy nghĩ và chia sẻ với vợ những khó khăn của nghề. Duyên số run rủi thế nào mà tôi lại gặp anh. Tôi yêu anh nên dù không cùng nghề nhưng tôi vẫn quyết định gắn bó đời mình. Điều tôi trân trọng anh ấy chính là cách quan tâm tới gia đình. Một người trẻ từng đi du học thường có xu hướng cởi mở và độc lập, anh thì không, anh rất yêu mẹ.

Thái độ anh dành cho mẹ khiến tôi hiểu rằng chúng tôi rất giống nhau, đều là những người rất truyền thống. Và có lẽ điều khiến trái tim tôi “mềm” trước anh cũng chính là cách anh quan tâm đến mẹ hàng ngày, cách anh ấy nói chuyện với mẹ. Anh và mẹ đều là lính nhưng có cách thể hiện tình cảm rất ấm áp. Anh gọi điện cho mẹ nhiều, gần như mỗi ngày, như mẹ tôi từng làm với tôi. Ở khía cạnh nào đó anh không thể nào bằng bố Hùng của tôi được. Đôi khi tôi vẫn nói với anh rằng, nếu chấm điểm thì bố em vẫn hơn anh. Và cũng có thể vì không cùng nghề nên đôi khi anh  hiểu tôi thì cũng chỉ đến 99,9% thôi, nhưng tôi bằng lòng với “con số” ấy.

Linh Nga và bố mẹ đẻ - NSƯT Phạm Hùng

- Chị không sợ mình cứ mải phiêu bồng với những vũ điệu, chồng chị sẽ trốn vào thế giới riêng của anh ấy à?

- Tình yêu đến với tôi hết sức bình thường, xuất phát từ sự quen biết, đi lên từ tình bạn rồi tiến tới tình yêu và được gia đình hai bên ủng hộ để tiến tới hôn nhân. Khi quyết định cưới là tôi đã cảm nhận được một sự vững chắc để có thể yên tâm làm nghệ thuật, chứ nếu có gì đó lo sợ thì tôi đã không thể làm được những điều như thế trong thời gian qua.

Từ khi yêu đến giờ, lúc nào anh ấy cũng luôn ở bên tôi. Nếu tôi đi diễn xa một tuần thì anh ấy cũng bay đến với tôi. Kể cả ngày xưa khi đang yêu, dù tôi ở xa nhưng cần là anh ấy đến ngay. Những ngày lễ Tết trong gia đình tôi anh ấy cũng luôn có mặt. Nói chung, chúng tôi đến với nhau vì sự gắn bó và tin tưởng nên không bao giờ tôi phải lo sợ một điều gì đó về nhau. Công việc của tôi thì suốt ngày trên sàn tập, anh ấy cũng đã từng nhìn thấy những công việc đó và anh không thể lúc nào cũng theo tôi lên sàn tập được. Tôi gặp và yêu anh không định kiến, cũng không quá lung linh, đẹp đẽ... Anh là người hài hước, biết đặt gia đình lên hàng đầu trong mọi sự lựa chọn khiến tôi luôn  thấy mình được an toàn.

Dường như sau khi kết hôn, Linh Nga càng xinh đẹp và rạng ngời hơn.

- Chị luôn nhấn mạnh gia đình là đích đến, vậy khi nào thì chị mới chạy “nước rút” để đến đích?

- Rất nhiều người từng hỏi tôi câu này nhưng hiện tại tôi vẫn chưa biết trả lời ra sao. Tôi còn quá nhiều dự án. Từ nay đến năm 2013, tôi có một lượng lớn học sinh của tôi từ nước ngoài trở về, chúng tôi sẽ cùng nhau làm rất nhiều chương trình. Tôi cũng muốn là mình còn sức trẻ, còn sức khỏe thì thôi tranh thủ cống hiến cho nghệ thuật thêm dăm ba năm nữa.

- Người ta thường ví lấy chồng như con diều đã bị buộc dây, nhưng con diều của chị vẫn tha hồ bay theo hướng mình thích. Vậy có thể gọi cuộc hôn nhân của chị là gì mới đúng?

- Tôi vẫn hay gọi chồng là... đồng chí, là bạn đấy. Giữa vợ chồng tôi, ngoài tình yêu ra còn là một tình bạn rất đẹp. Tôi thích cuộc sống hôn nhân của chúng tôi mỗi ngày như một mảnh vẽ nhỏ, lâu ngày nó sẽ ghép thành một bức tranh lớn, đầy đặn và sống động. Đến khi chúng tôi có con, tôi sẽ đưa ra cho con xem về quãng thời gian bố mẹ yêu nhau, lấy nhau, sống vì nhau. Tất nhiên, không phủ nhận trong cuộc sống, đôi lúc tôi yêu sàn tập đến mức quên cả chồng, nhưng cũng may anh đã hiểu và thông cảm cho tôi. Bên cạnh múa, gia đình bao giờ cũng chiếm một vị trí quan trọng không gì có thể thay thế đối với tôi.


Linh Nga làm 'cách mạng' với chồng

Diễn viên múa xinh đẹp kể về việc thuyết phục chồng và gia đình khi trở lại sớm với nghề múa.

Sau khi Linh Nga sinh con không lâu, hình ảnh của cô tràn các trang báo mạng với vóc dáng thon gọn. Nhiều tin đồn tung ra, rằng Nga uống thuốc giảm béo, làm phẫu thuật, chứ hồi mang thai con gái, cô đã tăng đến 15kg, tức là quá tiêu chuẩn tới 3kg đối với một diễn viên trong thời kỳ bầu bí. Cũng không nhiều người biết Nga đã sinh mổ trong khi đó là điều kiêng kỵ số một của diễn viên múa. Nhưng còn bất ngờ hơn khi Nga kể, cô đã đi tập trở lại chỉ sau ngày con rụng rốn.

Ngày trở lại sàn tập hơn một tháng sau sinh, cô đã hoảng sợ và khóc rất nhiều bởi thấy mình trong gương cứng đơ, những bộ đồ từng mặc trước đây không thể nào mặc lại. Hơn 10 năm xa gia đình học múa ở xứ người, Nga không muốn mọi thứ tuột khỏi tay dễ dàng như vậy, nên cô đã kiên trì và lập kỷ lục đối với các diễn viên múa là diễn lại trên sàn chỉ sau 3 tháng sinh con.

Bố ở cạnh khi tôi sinh con

- Từ khi có con, nếu không nhầm tháng nào chị cũng bày tiệc mời khách? Bà mẹ nào cũng yêu con, nhưng như thế chị không sợ bị cho là cầu kỳ quá?

- Tiệc đầy tháng cho con tôi có tổ chức, sau đó mỗi tháng vào ngày Linh Linh chào đời gia đình đều có bữa cơm sum họp, không hẳn là tiệc. Tôi hạnh phúc vì Linh Linh sinh ra gia đình vẫn còn tứ đại đồng đường. Điều tôi sung sướng nhất là con có thể cảm nhận được tình yêu từ tất cả những người thân. Tên đầy đủ của con là Nguyễn Khánh Linh Linh, sự gắn kết của “tứ trụ triều đình” đấy (cười), vì bà ngoại tôi tên Linh Cầm, mẹ là Vương Linh, tôi Linh Nga và bây giờ con là Linh Linh. Tháng nào tôi cũng chụp một bức hình bốn Linh (Linh Cầm, Vương Linh, Linh Nga và Linh Linh). Mỗi khi gọi tên con, tôi đều nhớ đến bà, đến mẹ. Tôi rất vui vì ông bà nội cũng đồng ý với cái tên này.

Còn Lunna là tên ở nhà, có nghĩa là ánh trăng trong tiếng Nga. Nguyên do là hồi trẻ, cả ông bà nội và ngoại của con đều sống ở Nga. Bên cạnh đó, bài múa Ngắm mình dưới trăng tôi đã múa lần cuối cùng trên sàn diễn rồi có em bé.

- Lúc chị sinh ai đã ở bên cạnh?

- Lúc tôi vào bệnh viện, ông bà nội, ngoại của Linh Linh đều có mặt nhưng ở trong phòng mổ nhiều và lâu nhất với tôi là bố. Chồng tôi thì “ngất” ngay từ đợt đầu vì sợ (cười vui). Thật ra tôi không muốn chồng ở cạnh lúc đó, anh ấy đòi vào tôi cũng không cho vì bản thân mình căng thẳng lắm. Tôi đau tới 7 tiếng, từ đêm hôm trước cho tới sáng hôm sau. Thực tế, sinh mổ là phương án cuối cùng tôi chọn, bởi diễn viên múa kỵ việc này lắm.

Linh Nga và con gái

- Không ở bên vợ khi sinh nhưng bây giờ có con, anh ấy có biết phụ chị việc nhà?

- Anh ấy chăm sóc con thôi, dù kể ra cũng thương vợ. Có con rồi nhiều cái anh ấy thấy lạ lắm, cứ liên tục đặt câu hỏi kiểu như: “Ôi, sao cái chân nó bé thế” (cười).

Chuyện ăn uống, mẹ tôi là người đi chợ chính, mua thực phẩm sẵn. Rau cỏ tôi tự xử. Còn thức ăn mặn chẳng hạn như thịt kho, mẹ kho cho một nồi hai vợ chồng ăn cả tuần. Ông xã đi làm nhà nước, 5h chiều đã về tới nhà. Nếu có công việc, giờ đó tôi mới bắt đầu đi. Còn ban ngày lên sàn tập có bà vú và bà ngoại Linh Linh phụ giúp.

- Chị có vẻ thích hướng con gái theo nghề múa, còn chồng chị thì sao?

- Vì Linh Linh là con gái nên nếu theo múa chắc anh ấy không phản đối. Mẹ tôi còn định hướng rằng sau này khi cháu được hai, ba tuổi, bà sẽ dạy bài này, bài kia. Bà nội diễn luôn hẳn một bài “Linh Linh Linh Linh” để làm quà đầy tháng cho cháu, bà bảo đã phối nhạc xong. Nhưng hiện cháu còn nhỏ quá, trông “củ chuối” lắm, chân tay múp míp nên chưa biết thế nào.

Nhiều lúc nữ tính một chút mẹ cho cài nơ, cài hoa, nhưng sau một hồi bạn ấy đá tanh bành. Tôi bảo kiểu này không thể theo nghệ thuật được. Mà con bé hay lắm, không khóc thì thôi chứ đã khóc là cả tiếng, hai tiếng. Tôi bảo chồng, cá tính thế sợ sau sẽ theo nghề bố (cười).

Giờ anh ấy chỉ sợ Linh Linh

- Có con, cả bố và mẹ đều thay đổi. Chị có thấy điều đó ở chồng mình?

- Thay đổi rất nhiều, không khí trong gia đình cũng khác. Về tới cầu thang, tôi ngửi thấy mùi sữa của con. Anh ấy còn mở cửa cho mấy bạn bên cạnh vào chơi với bé. Đặc biệt, ông xã tôi vốn là người thoải mái nhưng với con thì rất kỹ. Tôi quên mua bỉm hay sữa là anh ấy cằn nhằn liền.

- Khác với những người phụ nữ có chồng trong showbiz, chồng chị chưa bao giờ xuất hiện bên cạnh vợ. Có lý do gì đặc biệt vậy?

- Đúng là không bao giờ anh ấy đi cùng tôi đến các sự kiện, kể cả tôi rủ đi cùng anh ấy cũng từ chối. Nhưng những chương trình có tôi diễn, anh ấy đều có mặt. Mà gia đình tôi có truyền thống, ở các chương trình của tôi, trước khi công diễn với khán giả, gia đình nội ngoại đều có mặt.

- Vợ trở lại sàn tập sớm, xuất hiện nhiều ở các sự kiện, ông xã của chị không có ý kiến gì sao?

- Khi tôi quyết định sẽ diễn lại, chồng hỏi: “Em đã bàn với bố mẹ chưa?” và mặc định nếu bố mẹ đồng ý, anh sẽ không phản đối. Nhưng câu hỏi đó khiến tôi bị nhân đôi áp lực vì vừa phải chứng minh cho chồng thấy công việc của mình có ý nghĩa, vừa phải ra sức tập luyện. Mọi người đều thắc mắc tại sao tôi được chồng cho trở lại nghề nhanh thế, tất nhiên tôi cũng phải tự làm một cuộc cách mạng ngầm chứ (cười).

Tuy nhiên, tôi trở lại sàn diễn sớm không phải vì ham hố và chỉ muốn mọi người hiểu Linh Nga không phải tự nhiên đi lấy chồng rồi để chồng bảo: “Thôi em ở nhà chăm con”. Tôi bỏ ra từng ấy năm đi học nên không thể nào vứt bỏ.

Chín tháng mang thai tôi được ăn bao chất bổ, được bao nhiêu người chăm sóc. Tôi nghĩ chẳng lẽ cuộc sống chỉ đến thế thôi sao trong khi ngoài kia có bao nhiêu người lao động. Bây giờ nếu bảo chuyển sang làm kinh doanh, chắc chắn tôi không làm được vì với nghệ thuật tôi vẫn còn một trái tim rung động. Nhìn thấy bố mẹ già rồi vẫn đèo nhau đi dạy học. Cả hai đã bốn, năm mươi tuổi rồi mà vẫn say sưa dạy cho những em bé chỉ mới hai, ba tuổi.

- Nghệ thuật đơn thuần là được sống, làm việc để nuôi sống niềm đam mê với nó?

- Chồng tôi nhìn thấy ở vợ tình yêu mãnh liệt với múa, anh ấy thấy tôi lao động hăng say nên không nỡ nói không với vợ. Tôi luôn tạo không gian riêng cho hai vợ chồng vì biết chính mình cũng không hiểu hết được công việc của chồng nên đừng nghĩ là phải kèm cặp hay cố hiểu nó. Tôi luôn ưu tiên gia đình là số một, nhưng lúc còn lại anh phải là người tạo điều kiện để tôi làm công việc này.

Nói thật từ khi có con, anh ấy quên vợ luôn, lúc nào cũng chỉ con thôi. Bản thân tôi cũng thế, vì bận quá nên việc ai nấy làm. Giờ chị nhắc mới nhớ không biết đồng chí chồng đang ở đâu, làm gì nữa, vì từ sáng tới giờ chưa gọi điện đấy (cười).

Khi nào nhiều việc chưa về kịp với con, tôi gọi cho ông xã: “Bây giờ em bận lắm, nhà chỉ có mỗi vú nuôi với con, anh về ngay đi” là anh ấy sắp xếp thời gian lập tức về. Có lần tôi nhắn tin, anh ấy không nhắn lại, tôi lo quá chạy về ngay với Lunna nhưng tới nhà đã thấy chồng ngồi ôm con từ bao giờ.

- Ông bố nào cũng yêu con nhỉ?

- Lúc đầu ông xã mê con trai nhưng từ khi có cô công chúa này, lúc nào cũng Linh Linh là nhất. Thỉnh thoảng tôi đùa: “Bây giờ Linh Nga với Linh Linh bố chọn ai?”, anh trả lời “tất nhiên là Linh Linh rồi” (cười). Ngày xưa dùng điện thoại, anh ấy không biết chụp hình là gì nhưng bây giờ gặp ai cũng lôi ra khoe hình Linh Linh. Ai hỏi Linh Nga đâu, anh ấy bảo không biết. Trước khi có con, anh ấy còn biết sự lãng mạn, dành thời gian cho những ngày lễ của hai vợ chồng, nhưng giờ tất cả những ngày đó đi vào dĩ vãng hết rồi (cười).

- Chứ không phải anh ấy sợ... vợ?

- Tôi nghĩ là không, giờ anh ấy chỉ sợ Linh Linh thôi chứ không sợ Linh Nga đâu. Bé chỉ cần oe một cái là bố bật dậy ngay. Giữa đêm, con mà đói quá, chân tay tôi còn luống cuống chưa kịp pha sữa là anh ấy bắt đầu la “sao lâu thế”. Tính tôi cẩn thận, dù thế nào cũng phải soi đèn xem đúng lượng nước chưa (cười).

- Không phản đối có phải là cách anh ấy cảm ơn vì chị đã dừng lại trong lúc sự nghiệp rực rỡ nhất để sinh con cho anh ấy?

- Chẳng bao giờ anh ấy nói ra hai chữ cảm ơn nhưng mỗi lần thấy vợ âm thầm xách túi đi tập, chồng không nói một lời. Lúc về, anh ấy gọi điện tới đón. Tôi hiểu đó là một sự đồng ý ngầm. Từ khi có Linh Linh, tôi cũng cảm thấy sự hiểu nhau, chia sẻ giữa hai vợ chồng nhiều hơn.

Tôi đã có cơ hội thử lại bản thân mình

- Thấy chị tham gia cũng nhiều chương trình, nhưng đã khi nào phải xa con quá một ngày chưa?

- Tôi không làm được việc ấy vì bé hay khóc nhè, đi là nhớ lắm. Lúc đầu rời nhà đi tập, khuôn mặt con cứ ở trong đầu, bây giờ bận quá nên đỡ hơn.

Bố mẹ chồng tôi nhắc “con không làm thì thôi nhưng nếu làm thì phải làm tốt và đừng làm sai”. Còn mẹ Vương Linh nói: “Nếu bỏ nghề, con phải bỏ ngay để chăm sóc con thật tốt, đừng dính líu gì tới nghề nữa. Còn nếu làm, phải xác định làm đàng hoàng, lúc đó chồng sẽ tin tưởng con hơn”.

- Diễn viên múa rất kỵ việc sinh mổ, nhưng chị là sản phụ phải mổ mà lại quay lại sàn tập sớm hơn mức bình thường. Chị không thấy sợ ư?

- Sinh con xong, tôi chỉ biết đến con, lúc nào cũng cuống lên nào tã, nào bỉm, nào sữa... Con cứ khóc một tiếng là cả nhà rối hết cả lên. Lunna không được bụ bẫm như con người ta nên bế cũng thấy sợ, trông bé như con thỏ vậy. Bác sĩ phải cuốn khăn thật dày để không bị lọt tay. Tôi phải loay hoay với con trong cả tuần đầu. Có con, tôi vui tới mức không nghĩ đến điều gì khác. Nhưng đó là cảm giác trong tháng đầu tiên.

Linh Nga sớm lấy lại vóc dang sau khi sinh con.

Mọi người nói sau sinh mẹ thường bị stress tâm lý vì bỗng nhiên có một đứa trẻ làm xáo trộn cuộc sống. Tôi không như thế, nhưng bị lạ lẫm với mọi thứ xung quanh. Chẳng hạn ra đường thấy xe cộ đi lại tấp nập là tôi rất hoang mang. Lúc trước tôi là một đứa nghe nhạc rất nhiều nhưng bây giờ đến nhà hát, tai tôi gần như bị điếc vậy. Đụng tới chuyện gì tôi cũng dễ dàng khóc. Con ốm mang đến bệnh viện, con mình chưa tiêm nhưng nhìn con người bên cạnh tiêm tôi cũng khóc. Tôi sợ mình bị hậu sản, đi hỏi bác sĩ, bác sĩ nói không phải mới yên tâm.

- Chị có sợ mọi thứ mình đã dày công vun đắp bao năm tháng trước đây với múa vuột khỏi tay mình?

- Tôi run lắm. Trong giây phút đó, tôi mới hiểu ra và khâm phục những người làm nghệ thuật phải sử dụng nhiều tới ngôn ngữ hình thể như xiếc, múa đương đại, múa ba lê. Thực tế đã có biết bao người vì sinh con mà bỏ nghề.

Bố mẹ tôi chỉ nói: “Ngày xưa sinh con mẹ không có lựa chọn nào khác, nếu không tiếp tục diễn thì lấy đâu tiền để sống. Vì thế nghị lực này có được hay không đều do bản thân con”. Thời điểm đó cực kỳ quan trọng, nó có thể vuột mất nếu tôi không quyết liệt. Tôi đã có cơ hội thử lại bản thân mình. Rất may cuối cùng mọi chuyện đều suôn sẻ.

Cát-xê chỉ đủ tiền mua bỉm

- Có một người cùng làm nghề đã tranh luận với tôi rằng, khi học ở Trường múa Bắc Kinh (Trung Quốc), kết quả học tập của chị không hề tốt. Chị chia sẻ về chuyện này một chút chứ?

- Cùng nghề nhìn nhau mỗi người có cách đánh giá riêng. Riêng tôi, không biết người chị đã trò chuyện là ai nên không thể tranh luận trực tiếp và cũng chẳng vì một câu phán đoán mà phải đi giải thích.

Ai cũng biết người Việt bây giờ ra nước ngoài học rất nhiều. Nhưng điểm lại ai là người về nước và ai sẽ là người trụ được với nghề mới quan trọng. Tôi không làm một cuộc thi để chứng tỏ Nga giỏi, Chi (Thùy Chi) giỏi hay Hiếu (Mai Trung Hiếu) giỏi. Kể cả như chương trình So you think you can dance, cuối cùng người đoạt giải có khi lại bị mọi người bảo vì đẹp trai chứ không tài năng nhất. Vì thế người trụ được đến cuối, ngoài may mắn chắc chắn phải có những điều thuộc về tố chất mà người khác không có.

Tôi chưa bao giờ nói mình giỏi nhất, càng không bao giờ dám nhận mình là người làm thay đổi nền múa Việt Nam. Tôi quá sợ những điều to tát ấy. Mỗi lần lên sân khấu, nếu MC giới thiệu “diễn viên múa” tôi còn sướng hơn khi họ giới thiệu “nghệ sĩ múa”.

Nhiều người nói tôi lấy chồng xong chắc nghỉ diễn thôi, họ đâu hiểu nghệ sĩ múa thường phải một năm sau sinh mới có thể biểu diễn trở lại. Nhưng rồi tôi đi diễn sớm họ lại cho rằng mình ham hố. Nói thực, những lời đàm tiếu khiến ý chí của tôi thêm mạnh.

Mà nói thật hơn thì thù lao một show cũng chỉ bằng hộp sữa hay túi bỉm cho con nên giờ tôi làm nghề không phải vì tiền. Tôi có chồng, có con và có công việc tốt, được cả gia đình hai bên ủng hộ, tôi hạnh phúc lắm lắm. Đối với tôi, đó là thành công lớn nhất. Những người chưa hiểu được Linh Nga hôm nay có thể ngày mai, ngày kia sẽ hiểu. Không hiểu cũng không quan trọng vì tôi biết rõ bản thân mình.

- Cách nhìn nghề của một người phụ nữ đã làm mẹ có khác trước nhiều không nhỉ?

Rất khác, con mắt nhìn nghề của tôi cũng bao quát hơn. Tôi làm việc trách nhiệm hơn vì mong các em khi đi học trở về vẫn thấy chị nó còn rất yêu nghề. Nếu các em thấy chị chỉ chăm con, đi ăn, đi chơi chắc chẳng còn nghị lực mà phấn đấu. Sinh con xong tôi có thể ở nhà ăn chơi, mua sắm mà chồng không can thiệp, nhưng nếu sống như thế là tự đánh mất giá trị bản thân. Đó cũng không phải là Linh Nga nữa.

- Nhưng chị có biết sự xuất hiện của chị tại các sự kiện gần đây bị cho là quá nhiều so với một bà mẹ mới sinh con?

Người ngoài không hiểu nghĩ tôi ham hố, muốn trở lại quá. Nhưng cái tôi cần là khẳng định mình bởi nghề của chúng tôi khổ hơn những nghề khác quá, không được tung hô hay truyền thông quan tâm nhiều.

Tôi đang sống trong hai thế giới, một đầy đủ và một rất khó khăn về nghề. Có người có thể đến bước này sẽ dừng lại, nhưng tôi lại thấy mình chưa nên dừng. Chưa kể trong cuộc sống vợ chồng, tôi muốn mình là người có vị trí nhất định, có công ăn việc làm. Sau mỗi chương trình tôi diễn, có lẽ khán giả sẽ hiểu thêm một phần và tôi chỉ cần như thế.

Hơn chín tháng có thai, tôi đi xem nhiều thứ lắm, nào xiếc, nào múa, nào phim... để tìm xem ngoài múa có việc gì phù hợp với mình nữa. Tôi cũng dành thời gian ngồi ở vị trí khán giả để cảm nhận họ suy nghĩ gì về những người đang làm việc trên sân khấu. Nhưng càng đi, tôi càng thấy mình chỉ hợp với múa. Bởi vậy chương trình tôi đang làm và sẽ làm chính là tích lũy tôi có được khi làm mẹ. Kết quả đó sẽ trả lời cho tất cả.


Cuộc sống gia đình của ca sĩ Mỹ Linh
Cuộc sống gia đình của ca sĩ Hồng Nhung
Gia đình của nghệ sĩ hài Hoài Linh
Gia đình của nghệ sĩ hài Việt Hương
Gia đình của nghệ sĩ hài Xuân Bắc

(St)