Gia đình của ca sĩ Tùng Dương và những chuyện đời tư của chàng ca sĩ đầy chất "ma mị"
Mẹo chọn bếp ga cực chuẩn cho mỗi gia đình
Gia đình của cầu thủ Nguyễn Hồng Sơn và những điều bất ngờ chưa biết
Gia đình của diễn viên Việt Trinh và những mối tình chóng vánh
Gia đình Đàm Vĩnh Hưng gồm những ai. Những thông tin về tiểu sử cũng như gia đình của Đàm Vĩnh Hưng không phải ai cũng biết.
Đàm Vĩnh Hưng kể về nỗi buồn mất nhà, ba mẹ ly hôn
Kinh tế gia đình đi xuống cũng là lúc Đàm Vĩnh Hưng không còn một mái ấm hạnh phúc khi ba mẹ anh chia tay.
Bán nhà, ba mẹ bỏ nhau
Sống trong một gia đình vương giả, cậu bé Huỳnh Minh Hưng ngày ấy cứ vui chơi và ca hát cho bạn bè xem để thoả mãn niềm đam mê của mình.
Vụt sáng trở thành ngôi sao của trường cấp hai, cứ hát rồi nhận sự tung hô không dứt của bạn bè đồng trang lứa, Hưng không biết rằng kinh tế gia đình anh đang đi xuống, cho đến một ngày, anh nhận được hung tin:
‘Tôi cứ hát ngày này qua ngày khác mà không lo học hành, đến năm lớp 8 thì lực học của tôi sa sút đến mức báo động.
Một ngày tôi về nhà, mẹ ôm tôi và cứ khóc mãi không thôi. Linh tính của một thằng con trai được sống trong sự đầy đủ mặc dù không ý thức hết được vấn đề, nhưng cũng đủ hiểu gia đình đang có chuyện.
Thầy cô cũng ái ngại cho tôi bởi không thể cấm tôi hát, mà cứ để tôi như thế sẽ ảnh hưởng đến con đường tương lai của tôi rất nhiều.
Cũng thời gian này, kinh tế gia đình tôi xuống dốc không phanh. Ông trời có cho ai mãi cái gì được đâu, chẳng phải lỗi của ba mẹ, mà do số trời đã định rồi.
Một ngày tôi về nhà, mẹ ôm tôi và cứ khóc mãi không thôi. Linh tính của một thằng con trai được sống trong sự đầy đủ mặc dù không ý thức hết được vấn đề, nhưng cũng đủ hiểu gia đình đang có chuyện.
Căn nhà bị đem rao bán, ‘sân khấu’ giường ngủ của tôi cũng bị người ta dọn dẹp hết, nhìn cảnh đó tôi không sao cầm được nước mắt. Nhưng chưa hết, đau buồn hơn là ba mẹ đã quyết định chia tay.
Tôi khi ấy không biết tường tận mọi chuyện, nhưng đủ hiểu ba mình là người rất đào hoa. Ông có dòng máu lai Pháp và Tàu nên lúc nào nhìn cũng rất phong độ, đàn bà theo ông không ngớt, họ còn đến tận nhà buông lời tán tỉnh ba tôi.
Và chuyện gì đến cũng sẽ phải đến, tình yêu của mẹ không giữ nổi bước chân của ông nữa, gia đình tôi lâm vào cảnh ly tán, tôi cũng chẳng còn thiết tha hát hò’.
Khi ấy, cậu bé Hưng đang tuổi mới lớn đã biết thương mẹ thật nhiều, Hưng lấy những biến cố đó làm bàn đạp để quyết tâm học hành trở lại và thi đỗ vào trường cấp ba Nguyễn Thượng Hiền, ngôi trường điểm tập hợp những học sinh ưu tú nhất của thành phố.
Kỷ niệm té lầu
Quyết tâm học hành là một chuyện, Đàm Vĩnh Hưng thủa ấy vẫn không thiết tha với việc ca hát trở lại. Cậu chỉ biết học và học, khép kín chính bản thân mình, lặng lẽ đi đi về về giữa căn nhà có ba mẹ con và ngôi trường cấp ba của mình.
Nhưng ca hát đối với Đàm Vĩnh Hưng là cái duyên, mà đã gọi là duyên thì nó vẫn sẽ tới dù mình có muốn hay không: ‘Lớp 11 tôi học chung với Quốc Hùng, tác giả ca khúc ‘Trống vắng’ nổi tiếng sau này. Sau lớp tôi còn có Đức Trí học dưới tôi một khoá.
Trí và Hùng là những cây văn nghệ của trường, họ dàn dựng những tiết mục văn nghệ cho mỗi sáng thứ hai, và cái duyên của tôi lại đến, tôi lại trở thành điểm sáng trong những chương trình văn nghệ của trường.
Cái máu điên trong tôi vẫn không thể dập tắt mà trái lại, nó càng bùng nổ hơn theo thời gian. Tôi liên tục tổ chức cúp cua, cứ đến những tiết học mình cảm thấy không hứng thú, tôi lại rủ rê bạn bè bỏ học đi chơi.
Không hiểu sao thời đó tôi ngông lắm. Tôi còn mua oxi già về để tẩy tóc vàng chạt cả đầu, từ đó có biệt danh là ‘Hưng lai’.
Trường học khi đó cũng không khó khăn như bây giờ, nhưng học sinh ‘điên’ như tôi thì chỉ có một. Cái tên ‘Hưng lai’ theo tôi suốt một thời gian dài mãi sau này mặc dù đến lớp 12 tôi mới để đầu đen trở lại.
Cái máu điên trong tôi vẫn không thể dập tắt mà trái lại, nó càng bùng nổ hơn theo thời gian.
Chưa hết, hồi đó tôi thích xem phim chưởng Hong Kong lắm, cứ xem phim xong rồi đầu têu cả hội bày trò đánh đấm, diễn lại những pha chưởng vừa xem được, lại còn thi thố xem ai đánh đẹp nhất nữa. Cho đến bây giờ, chắc những bạn bè thời ấy vẫn còn nhớ ‘Hưng té lầu’.
Chuyện là như thế này, cả hội đang đứng ở lầu một (tầng hai) để biểu diễn lại những ‘chiêu thức’ mình thích nhất. Tôi đứng vịn hai tay vào thành lan can, nhảy lên và đá bay chân rất điệu nghệ nhưng ai ngờ bị mất đà, cả người tôi văng ra ngoài và rơi xuống tầng trệt.
Mấy thằng bạn đứng xung quanh đã vồ lấy tôi nhưng không thể giữ kịp, hốt hoảng nhìn tôi nằm bất động dưới sân trường.
Không hiểu được tại sao tôi không rơi trúng hàng rào kẽm gai đang tua tủa lên dưới sân mà lại văng ra ngã ngay bên cạnh hàng rào đó. Nói là may mắn, nhưng máu me cũng đầy mặt mũi, lũ bạn nhìn tôi hoảng hốt mặt cắt không còn giọt máu, ngay lập tức đưa tôi đi bệnh viện.
Chắc mấy chục năm ở trường chỉ có mình ‘Hưng té lầu’ trở thành câu chuyện bất hủ được truyền hết lứa học sinh này qua lứa khác'.
Ngông nghênh
Nghịch ngợm là thế, nhưng Đàm Vĩnh Hưng vẫn là một cây văn nghệ xuất sắc của nhà trường, liên tục những Bến Thượng Hải, Gặp nhau làm ngơ, Tình có như không… được anh đưa đến bạn bè và thầy cô với một sự mượt mà khó tin của một học sinh cấp ba.
Cũng lạ, tuổi còn đi học nhưng anh không bao giờ chịu hát những bài về lứa tuổi học trò mà chỉ chịu biểu diễn những ca khúc người lớn.
Cũng nhờ những ngày tháng ấy mà ngay từ khi đi học, anh đã kiếm được khoản cát xê đầu tiên nhờ đi hát:
‘Cuối năm lớp 11, tôi được trưởng cử đi hát cho Sở Giáo dục, thời đó Ngọc Ánh và Phương Dung là những ca sỹ kỳ cựu. Tôi đam mê hai giọng ca này lắm, và không thể tin được khi tôi lại được biểu diễn cùng họ trong buổi lễ ngày hôm ấy.
Được đứng cạnh, được nghe các chị hát, tôi ao ước một ngày mình cũng sẽ được nổi danh như thế. Ước vậy thôi, nhưng điều khiến tôi vui nhất chính là được nhận khoản bồi dưỡng nho nhỏ với ca khúc Bến Thượng Hải.
Chẳng đáng là bao nhiêu, nhưng vui vì đó là cát xê đầu tiên của sự nghiệp ca hát học trò. Về đưa cho mẹ, bà vui lắm vì cuối cùng tôi cũng đã biết lo nghĩ cho gia đình.’
Khó khăn vài ba năm, gia đình Đàm Vĩnh Hưng lại khấm khá trở lại bởi mẹ anh là người phụ nữ biết vun vén, chăm lo cho hai đứa con của mình.
Cái sự ‘điên’ trong người tôi như thế, càng lớn lại càng ‘điên’, trách sao mà bây giờ tôi lại được coi là người nhiều ‘chiêu trò’ nhất showbiz này.
Trời không phụ người tốt, ba mẹ con đã cùng nhau vượt qua khó khăn để trở lại cuộc sống sung túc như trước kia mà không cần sự đùm bọc của người đàn ông trong gia đình.
Thương các con, bà mua sắm đầy đủ mọi trang thiết bị trong nhà và cho chúng có được cuộc sống đủ đầy nhất để bù lại những tháng ngày khó khăn: ‘Nhà tôi bắt đầu khấm khá trở lại, mẹ đã sắm đầy đủ vật dụng cần thiết và chiều anh em tôi như công chúa hoàng tử.
Đam mê giày thể thao trắng bây giờ của tôi xuất phát từ thời điểm này. Có được đôi giày là tôi quý như báu vật, đi lại cũng nhẹ nhàng, về là lau chùi và xếp ngay ngắn lên trên giá.
Thích máy nghe nhạc là mẹ mua cho ngay chiếc đài cát sét, thích ăn nho khô là trong nhà lúc nào cũng sẵn, thích đi chiếc xe barbetta là mẹ lại ngay lập tức mua cho một chiếc.
Có chiếc barbetta thời đó là sang lắm, chỉ thích chạy vòng vòng ngoài đường, để hai chân lên gọn gàng và lượn lách khắp phố phường.
Xe của tôi cũng khác người, lắp cái này, ráp cái kia cho nó không còn hình dáng nguyên bản mới thôi. Chẳng hiểu những sáng tạo đó ở đâu ra mà tôi có thể trình diễn hết ngày này qua ngày khác như thế.
Và đỉnh điểm phải là lần tôi bao nguyên hồ bơi để cho bạn bè của mình vui chơi thoả thích. Cái sự ‘điên’ trong người tôi như thế, càng lớn lại càng ‘điên’, trách sao mà bây giờ tôi lại được coi là người nhiều ‘chiêu trò’ nhất showbiz này.’
Giàu có, thất bại, rồi lại giàu có, nhưng ở đời chẳng ai nói trước được điều gì. Chẳng mấy chốc, gia đình Đàm Vĩnh Hưng lại rơi vào những biến cố kinh tế rúng động lúc bấy giờ.
Màu trắng là màu yêu thích và luôn là lựa chọn hàng đầu của Đàm Vĩnh Hưng
Biến cố ấy còn ảnh hưởng đến những tên tuổi lớn trên thương trường thời bấy giờ, huống chi mẹ anh chỉ là một người buôn bán nhỏ lẻ, và bà đã có một quyết định đầy bất ngờ...
Đàm Vĩnh Hưng kể về quãng đời cơ cực làm thợ cắt tóc
Cực chẳng đã, khi của nả trong nhà cứ lần lượt đội nón ra đi, chẳng còn đường thoát thân, anh thợ cắt tóc Huỳnh Minh Hưng khởi nghiệp từ đó.
Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn mà gia đình Đàm Vĩnh Hưng liên tục gặp vận hạn. Kinh tế cứ nổi lên lại chìm xuống, nhưng thể số phận đang cố tình thử sức đôi vai gầy gỏ mỏng mảnh của mẹ anh xem có thể chịu đựng được đến đâu.
Cực chẳng đã, khi nhà cửa đất đai phải bán hết trừ nợ, của nả trong nhà cứ lần lượt đội nón ra đi, chẳng còn đường nào thoát thân, ba mẹ con Đàm Vĩnh Hưng lâm vào cảnh ly tán.
Trở thành anh thợ cắt tóc
‘Không được ở với mẹ, tôi và em gái về với ông bà ngoại. Ông bà thương anh em tôi lắm, để các cháu kiếm sống được, ông bà cho hai đứa tự chọn nghề để học, sau đấy sẽ ra làm ăn tự bảo ban nuôi sống nhau.
Trước đó tôi cũng có đi hát đám cưới ở nơi này nơi khác, nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ hát sẽ là nghề để tôi nuôi sống chính bản thân và gia đình. Tôi quyết định chọn nghề tóc còn em gái chọn nghề may.
Tôi là người nắm bắt rất nhanh mọi vấn đề nên trong quá trình học, chỉ cần nhìn thầy làm là tôi có thể lặp lại y chang.
Thấy tôi sáng dạ, lại tốt tính nên thầy đã truyền đạt cho tôi nhiều kỹ thuật hơn với mong muốn tôi sẽ ở lại phụ giúp cửa hàng.
Ngày đó học cũng cực, cửa tiệm có một vị khách luôn bo 2000 đồng mỗi lần cô sấy gội. Thế nên những đứa học việc như tôi cứ thấy cô đến là tranh nhau được gội đầu cho cô.
2000 đồng nào có nhiều nhặn gì, nhưng năng nhặt chặt bị, có được đồng tiền là quý giá lắm rồi, nào ai kể giá trị là bao nhiêu.
Tích góp mãi, tôi mới dám mua chiếc xe đạp màu tím. Chiếc xe đó có vứt ngoài đường cũng không ai thèm lấy, nhưng tôi quý nó lắm bởi tôi mua nó bằng đồng tiền tự tay mình làm ra, còn gọi nó là chiếc Dream II của riêng mình nữa.
Giờ nghỉ trưa, khi học viên và thầy đi nghỉ trưa hết thì mình tôi ở lại, cố gắng vớt vát những vị khách chỉ thích đến tiệm những lúc vắng vẻ, nhờ đó mà tôi lên tay rất nhanh, và sau 5 tháng tôi đã thực sự vững nghề.
Sau đó, tôi quyết định ra mở cửa hàng riêng với hai người bạn bằng số vốn vay được từ ngoại. Và như thế, anh thợ cắt tóc Huỳnh Minh Hưng đã xuất hiện’.
Thanh Lam như vị thánh
Năm 1991, Đài truyền hình Thành phố bắt đầu tổ chức cuộc thi Tiếng hát Truyền hình. Cũng như bao ca sĩ trẻ thời đó, Đàm Vĩnh Hưng hăng hái đăng kí với hi vọng đem về cho mình một giải thưởng nào đó.
Năm ấy có cả những ca sĩ như Như Quỳnh, Châu Tuấn tham dự. Việc có quá nhiều tên tuổi như thế khiến Ban tổ chức phải nâng giải thưởng lên thành một giải đặc biệt và hai giải nhất.
Cũng dễ hiểu tại sao Đàm Vĩnh Hưng lại không mang về cho mình được một danh hiệu nào: ‘Tôi dự thi với ca khúc Cô bé u sầu.
Đây là bài hát đinh mà tôi đã biểu diễn ở hết nơi này đến nơi khác. Đến nỗi mà tôi tưởng như có thể biết được bài hát này có bao nhiêu chỗ ngắt chỗ nghỉ, có bao nhiêu nốt Pha, nốt Sol…
Thế nhưng vẫn run lắm, mồ hôi mồ kê nhễ nhại tuôn ra như tắm. Lên đến sân khấu, chỉ biết thực hiện thật tốt phần trình diễn của mình thôi chứ cũng chẳng mơ tưởng giải thưởng nữa khi một loạt đối thủ nặng ký đang đứng ngoài kia.
Khi hát xong, mình như trút được gánh nặng và coi như đã hoàn thành công việc ở đây mặc dù lễ trao giải còn chưa bắt đầu'.
Năm sau và năm sau nữa, anh vẫn quyết tâm đi thi, với hy vọng may mắn sẽ mỉm cười với mình. Nhưng rồi, Đàm Vĩnh Hưng cũng chỉ trở về tay trắng trong hết cuộc thi này đến cuộc thi khác.
Chăm chú làm việc với tiệm làm tóc riêng của mình, còn ca hát chỉ được anh coi như là một sở thích, rảnh thì đi thi, không thì ở nhà làm đầu cho khách.
Nhưng nói về đam mê đâu có dễ dàng đến thế: ‘Hồi đó tôi mê Thanh Lam lắm. Ăn Thanh Lam, ngủ Thanh Lam, làm việc cũng Thanh Lam, đến nỗi nửa đêm giật mình tỉnh dậy cũng thấy mình đang hát nhạc Thanh Lam.
Trong máu tôi như có hình ảnh của cô ấy vậy. Mỗi lần nghe chị Lam hát trên tivi, chị có gì là ngày mai tôi có thứ đó: nón, áo choàng, đôi giày…, tất cả tôi đểu phải lùng bằng được mặc dù đem về rồi cũng chẳng biết có mặc được không, mặc đi đâu và làm gì.
Chỉ cần sở hữu một món đồ giống chị là tôi đã vui cả ngày rồi. Riêng chiếc khuyên mũi của chị là tôi không dám xỏ. Nhưng cũng nào chịu từ bỏ, ngay lập tức tôi mua hạt nhựa về dán vào, và ra chiều tâm đắc lắm.
Chính chị Lam đã nuôi dưỡng đam mê, sở thích ca hát để tôi cứ thế tham dự hết cuộc thi này đến giải thưởng khác.
Lúc đó cũng chẳng đặt nặng vấn đề giải thưởng nữa, mà chỉ đơn giản là được đứng lên sân khấu và hát cho mọi người nghe mà thôi.’
Giải thưởng đầu tiên trong đời
Nói là không đặt nặng, nhưng ai đi thi mà chẳng mong muốn có thứ gì đó đem về để có thể tự hào với bạn bè, gia đình.
Mãi đến năm 1997, Đàm Vĩnh Hưng mới có giải thưởng đầu tiên cho riêng mình: ‘Thời gian đó, cứ ở đâu có cuộc thi là tôi lại lao đến, không phải ham hố giải thưởng hay gì, mà đơn giản tôi chỉ muốn được đứng trên sân khấu, được hát cho mọi người nghe sau những giờ miệt mài ở tiệm cắt tóc.
Rất nhiều ca sỹ thời đó cũng như tôi như Mỹ Tâm, Quốc Đại, Nhất Thiên Bảo… Mọi người thi thố nhiều đến nỗi mà đi đâu cũng gặp từng đó người. Mà đã thi thì Mỹ Tâm bao giờ cũng được giải nhất, từ hết trung tâm này đến công viên kia.
Thời đó khó khăn, đi thi hát cũng chỉ là đi kiếm tiền, vài trăm nghìn, một triệu thôi nhưng cũng đủ làm động lực cho lứa ca sỹ trẻ lao vào những giải thưởng đó.
Mãi đến năm 1997, khi tôi tham gia thi ở Đầm Sen, tôi mới được giải thưởng đầu tiên trong đời mình, đó là giải khuyến khích, mà cũng là thí sinh cuối cùng được gọi lên nhận giải. Thế mới biết đời tôi không có duyên với những giải thưởng được.
Trước khi được đi học luyện thanh, lúc nào tôi cũng nghĩ mình hát hay. Nhưng có đi học rồi mới biết cái hay nhất là phải biết cái dở của mình ở đâu.
Học lớp thầy Hoài Nam vào lúc năm giờ chiều, mà giờ đó lại là giờ đông khách ở cửa tiệm cắt tóc, tôi cũng phải cắn răng đóng cửa tiệm cặm cụi đi học. Sau hai năm, tôi mới biết thế nào là luyện thanh, là lấy hơi, là mở vòm họng.
Chứ trước đó nào có biết gì đâu, cứ nghĩ rằng hát là bản năng, tại sao lại phải đi học. Nhưng có đến lớp mới biết việc học là vô biên, cứ hết kỹ thuật này mình lại học sang kỹ thuật khác, học chẳng bao giờ là đủ, nhất là với nghề hát này'.
Có cửa tiệm cắt tóc của riêng mình, có những sân khấu tuy nhỏ thôi nhưng được đứng trên đó để cất lên tiếng hát của mình, từng đó vẫn chưa đủ với Đàm Vĩnh Hưng.
Anh luôn nghĩ phải làm thêm cái gì đó, phải kiếm thêm tiền, và quan trọng hơn là phải cho những người hàng xóm đã từng chửi bới anh và gia đình trong những ngày thiếu nợ.
Nghĩ là làm, Đàm Vĩnh Hưng quyết định quay lại xóm cũ, bán đồ trả góp cho những người đã từng không coi anh ra gì…
Khoảnh khắc đoàn tụ ấm cúng của gia đình Đàm Vĩnh Hưng
"Ông hoàng nhạc Việt" đã có những giây phút thư giãn thoải mái bên cạnh gia đình hạnh phúc của mình.Mới đây, Đàm Vĩnh Hưng đã chia sẻ những bức hình ấm áp, tràn đầy hạnh phúc của mình khi cùng quây quần ăn tối và vui đùa cùng các thành viên trong gia đình. "Ông hoàng nhạc Việt" tỏ ra rất thoải mái và không quên chia sẻ rằng, đã rất lâu rồi mới có một buổi tối đầy không khí gia đình đến vậy. Sau khi dùng bữa thân mật, Đàm Vĩnh Hưng và các thành viên trong gia đình dành thời gian trò chuyện và vui đùa cùng nhau.
Được biết, Đàm Vĩnh Hưng từng có một tuổi thơ đầy sóng gió, sự nghiệp ca hát của anh cũng gặp nhiều trắc trở. Tuy nhiên, đức tính kiên nhẫn và niềm say mê ca hát đã giúp anh bước lên bục vinh quang. Hiện tại, dù rất bận rộn với việc ca hát nhưng anh luôn cố gắng dành thời gian để quây quần bên cạnh người thân của mình, bởi như Đàm Vĩnh Hưng từng chia sẻ, gia đình là điều vô cùng quan trọng đối với anh.
Bữa tối ấm áp của gia đình Đàm Vĩnh Hưng
Chị, cô và các cháu của Đàm Vĩnh Hưng chụp hình xì - tin cùng anh
Sau khi ăn tối, cả gia đình dành thời gian trò chuyện và vui đùa cùng nhau
Đàm Vĩnh Hưng rất cưng các cháu của mình
Đàm Vĩnh Hưng cũng rất cưng chiều chú cún có tên Chloe của mình
(St)