Gia đình Hoài Linh gồm những ai? Những thông tin đa chiều về cuộc sống cũng như các thành viên trong gia đình danh hài nổi tiếng.
Tiểu sử Hoài Linh:
Hoài Linh sinh ngày 18 tháng 12 năm 1969 tại Cam Ranh trong một gia đình có tất cả 6 người con (ba trai, ba gái) và anh là con thứ ba và là con trai trưởng trong gia đình. Bố mẹ anh quê quán ở Đại Lộc thuộc tỉnh Quảng Nam. Ngoài một người chị cả đã có gia đình còn ở lại Việt Nam, gia đình anh đã sang Mỹ theo diện HO vào năm 1995 vì trước đó ba anh phục vụ trong lực lượng Đặc Biệt với chức vụ đại uý, bị tù cải tạo 6 năm tại Suối Máu (Biên Hòa), cho đến năm 1982 mới được tha về. Mẹ anh điều hành một nhà hộ sinh tư ở Cam Ranh. Hoài Linh sống ở Cam Ranh cho đến năm 1975 mới theo gia đình di tản vào Long Khánh, anh học hết bậc trung học ở trường phổ thông trung học Thống Nhất A (Trảng Bom). Vào năm 1988, gia đình anh trở về Cam Ranh để lo thủ tục xin hoàn lại nhà cửa bị tịch thu, sau đó mới về Sài Gòn vào năm 1992 cho đến ngày được sang Mỹ vào cuối năm 1993. Trong thời gian này Hoài Linh gia nhập đoàn ca múa nhạc Ponaga, sau đó theo học tại trường múa chuyên tu (tu nghiệp chuyên môn) cho đến năm 1990 lại quay về với đoàn múa.
Khi Hoài Linh có ý định theo đoàn múa, gia đình anh đã tỏ ra không hài lòng và tìm cách ngăn cản vì bố mẹ anh muốn anh theo ngành sư phạm, nhưng vì vấn đề lý lịch nên không thành. "Nếu mà làm thấy giáo thì bây giờ mặt cháu đạo mạo lắm chứ không như bây giờ, đạo mạo một chút thôi nhưng mà vẫn quậy!", Hoài Linh nói đùa như vậy. Trong thời gian cộng tác với đoàn muá Ponaga, anh đã lưu diễn khắp các tỉnh miền Trung và một số tỉnh miền Nam. Về múa Hoài Linh được sự chỉ dẫn của vũ sư Đặng Hùng trong khi về dân ca thì anh tự học lấỵ Vào năm 1991, anh tham dự cuộc thi "Những Giọng Hát Hay" tại Nha Trang và được giải thưởng. Anh và bạn bè kéo nhau ra bãi biển uống nước, tại đây anh gặp Thanh Lộc, một diễn viên của ban kịch tỉnh Khánh Hòa mới giải tán và gia nhập đoàn Ponaga, rủ anh phối hợp để làm một cặp song tấu hài diễn chung trong chương trình của đoàn. Hoài Linh vui vẻ nhận lời, hai anh em diễn thử và có kết quả tốt. Rồi từ đó anh chính thức bước vào lãnh vực tấu hài, rất thích hợp với bản tính của anh là người thường hay đùa giỡn trong gia đình ngay từ nhỏ. Tuy nhiên Hoài Linh cho biết vẫn run khi diễn hài lần đầu tiên trước khán giả vì "mình giỡn cho khán giả nó khác, còn giỡn ở nhà nó khác". Nhưng lần tấu hài đầu tiên tại Diên Khánh đó với màn "Tô Ánh Nguyệt Tân Thời" với Thanh Lộc, anh đã được khán giả cổ võ khiến anh lên tinh thần và lấy lại được bình tĩnh và tự tin trong những lần xuất hiện sau. Hoài Linh còn có một năng khiếu đặc biệt khác là nói được nhiều giọng điạ phương Việt Nam. Anh cho biết là khi di tản vào ở Long Khánh đã có dịp nói chuyện với rất nhiều người thuộc đủ các miền cũng như anh có bạn bè người Bắc, Trung, Nam, ngoài ra anh cũng cho biết thêm ông cố anh là người Bình Định (gốc Gò Bồi), có thể nhờ vậy cộng với một năng khiếu sẵn có nên Hoài Linh dễ thu nhập được để bắt chước được giọng của nhiều miền trong khi thường ngày anh nói Đà Nẵng ở gia đình. Ngoài khả năng về múa, hát dân ca, tấu hài, Hoài Linh còn hát được cả tân nhạc. Đối với anh, ngành hài là thích hợp nhất , tuy nhiên phải là loại hài nghiêng về dân gian. Hơn thế nữa anh rất thích dân ca. Anh đã tự soạn một số kịch bản tấu hài để trình diễn và thu CD, những tiết mục này được nhiều khán giả khen ngợi vì tính hài hước lấy bối cảnh là cuộc sống hàng ngày gần gũi.
Khi mới sang Mỹ, Hoài linh và gia đình ở Orlando, Florida khoảng 10 tháng. Ngay sau đó đã được mời điều khiển chương trình trình diễn trong một tiệc cưới tại nhà hàng Sài Gòn để rồi sau đó liên tục được mời cộng tác thường trực tại đây cũng như được mời đi show nhiều nơi. Sau đó vào khoảng tháng 9 năm 1994, một mình Hoài Linh bay về Cali sinh hoạt. Quyết định này đến với anh trong một buổi đi hát ở Tiểu Bang Florida, tại đây anh gặp Thanh Tuyền và Trizzie Phương Trinh và "hai người đó đã xúi cháu qua Cali", ngay ngày hôm sau anh đã từ giã Florida và cùng với bà dì tên Lệ Ẩn - trong thời gian xuống thăm gia đình anh - về ở luôn California cho đến bây giờ. Với sự bảo lãnh của dì, anh được bố mẹ đồng ý cho đến một nơi xa lạ mà anh hoàn toàn chưa hình dung như thế nào mà chỉ nghe nói sơ về sự sinh hoạt văn nghệ mạnh mẽ tại đây.
Ở California, Hoài Linh cư ngụ tại nhà ông cậu thứ 10 ở Los Angeles và 2 tuần sau anh mới có dịp xuống Little Saigon và được Nhật Tùng đưa đến quán cà phê Tao Nhân. Tại quán này anh đã lên tấu hài bài "Truyện Tình Karaoke" và một bài tân nhạc. Khán giả rất thích thú qua những tiếc mục của anh, nhất là chủ quán là ca sĩ Thiên Hương, cũng là người Bình Định. Đêm hôm đó cũng có mặt tay viết kịch bản được nhiều người biết tới hiện nay là Ngô Tấn Triển, nghệ thuật diễn xuất Hoài Linh đã được nhà viết kịch bản này để ý tới và sáng tác nhiều kịch bản cho Hoài Linh diễn sau này. Một tuần sau, anh đã gặp Vân Sơn và được mời cộng tác sau khi Bảo Liêm tách rời từ mấy tháng trước. Hoài Linh đã nhận lời ngay vì "giữa hài với hài nó dễ nẩy sinh tình cảm". Đến tháng 10 năm 1994, cặp Vân Sơn- Hoài Linh chính thức diễn chung với nhau trong chương trình văn nghệ do một chùa tổ chức ở Orange County. Kể từ cuối năm 1995, Hoài Linh cộng tác độc quyền cho Vân Sơn Productions trong những sản phẩm video (kể từ video số 4) và audio, cũng như cùng nhau có mặt tại rất nhiều chương trình đại nhạc hội để trở thành cặp tấu hài được rất nhiều người ưa thích.
Tháng 8 năm 1996, Hoài Linh về VN thăm người yêu là người anh đã quen một thời gian trước khi rời VN. Lúc đó Hoài Linh thường đi hát karaoke tại nhà người yêu là nơi cho mướn karaoke, trong khi người vợ tương lai của anh không hề biết anh chàng ốm tong teo đó là một diễn viên tấu hài. Sau này người yêu của anh mới biết được do những video phổ biến tại Việt Nam và "bà ấy chỉ nói là mắc cưới quá, không khen mà cũng không chê", như lời Hoài Linh kể. Để kỷ niệm cho mối tình của mình, anh đã đặt tựa đề "Tình Karaoke" cho một CD do trung tâm Tú Quỳnh phát hành để "nhớ lại tình xưa". Chuyến về VN đó của anh là để chính thức thành hôn với Thanh Hương và bảo lãnh sang sống chung tại Hoa Kỳ từ tháng 4 năm 1997. Hiện nay hai người cư ngụ tại thành phố Garden Grove (california).
Ngoài việc lưu diễn, thu video hoặc audio, Hoài Linh còn dành nhiều thì giờ cho việc nghiên cứu về dân ca, là một bộ môn anh rất thích. Trong thời gian ở VN, anh trở về Đà Nẵng để xin những nghệ nhân ở đây một số tài liệu dân ca miền Quảng Nam, Đà Nẵng rất có giá trị đưa sang Mỹ, dựa trên đó để sáng tác và coi như là cái vốn truyền lại cho những người đi sau để bảo tồn di sản văn hoá quý báu.
Danh hài Hoài Linh và cuộc sống sau ánh đèn sân khấu
Người ta nói nghệ sĩ Hoài Linh rất khôn khéo, ít mở lòng. Vậy mà trò chuyện với anh, chúng tôi đã bắt gặp một danh hài giản dị, chân thật và vô cùng nhạy cảm.
Hoài Linh trước nay vẫn giữ thói quen sau khi diễn xong là lặng lẽ trở về nhà, vui với chiếc tivi và những trang sách. Nhà hàng, vũ trường, quán xá… tất cả đều xa lạ với con người tưởng như sành đời, đi đây đi đó rất nhiều như Hoài Linh.
Một người đàn ông cao gầy, sống lặng lẽ trong ngôi nhà nhỏ nằm sâu trong con hẻm yên tĩnh của đường Đặng Văn Ngữ (TP.HCM) có cô đơn quá chăng? Không đâu. Anh bảo đó là khoảng lặng cần thiết cho người nghệ sĩ sau những giây phút cháy mình trên sân khấu, là thời gian để anh ngẫm nghĩ về cuộc đời, về số phận.
Anh nói về sự cô đơn, lặng lẽ của mình đầy triết lý như sự bào chữa cho thói quen sống một mình: “Con người mà! Có khi nào vui suốt, có bao giờ cười hoài? Trên sân khấu đã cười về nhà lại cười nhiều thì cuộc sống làm sao cân bằng được?”.
Người ta hình dung về cuộc sống của một ngôi sao với toàn ánh sáng hào quang như: biệt thự sang trọng, quần áo hàng hiệu, cao lương mỹ vị. Hoài Linh nói “không” với tất cả những thứ đó. Đó có phải là do anh cố ngụy trang lớp vỏ bình dị để lấy lòng người khác? Điều này hoàn toàn không đúng với Hoài Linh.
Nếu một ngày bạn nhìn thấy Hoài Linh trên đường với quần jeans, áo sơ-mi hay thun và chiếc mũ lưỡi chai bình dị, hay nhìn thấy anh ăn những món dưa cà, rau luộc, cá khô… bạn đừng quá bất ngờ. Bởi đó mới chính là Hoài Linh: giản dị và bình dân hết mức.
Anh bảo: “Tôi chưa đi mua quần áo bao giờ. Khi cần, tôi gọi điện nhờ người thân mua giúp”. Tôi thắc mắc ngay: “Anh không đi chọn sao mua được bộ ưng ý?”. Hoài Linh mỉm cười thật nhẹ nhàng: “Tôi có kén chọn bao giờ đâu. Mặc gì cũng được miễn sao vừa vặn thôi”.
Trước khi gặp Hoài Linh, tôi nghĩ người vừa nổi tiếng vừa hoạt ngôn như anh có lẽ sẽ gây cho người xung quanh cảm giác bị lấn át. Thực tế ngược lại, anh không muốn áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác. Trong những bữa tiệc, những cuộc gặp gỡ, Hoài Linh khá lặng lẽ, thậm chí thu mình lại. Anh không thích thể hiện mình và chỉ thích lắng nghe mọi người, đó là cách tôn trọng họ.
Mẹ là tất cả
Đi lên từ khó khăn, vất vả, ký ức tuổi thơ của Hoài Linh gắn liền với hình ảnh tảo tần của những người phụ nữ. Đó là bà nội, bà ngoại, là mẹ anh. Chính môi trường tình cảm sâu nặng của những người thân yêu này đã hình thành nên một danh hài Hoài Linh giản dị và nghĩa tình của hôm nay.
Anh vẫn nhớ như in cảnh mưa to gió lớn, ba chị em anh sợ hãi, ôm lấy mẹ trong căn nhà tranh ọp ẹp. Nước mắt lưng tròng, mẹ nói với chị em anh những lời lẽ thấm thía: “Các con cố gắng ngoan ngoãn, chăm chỉ, sau này sẽ có nhà cao cửa rộng. Ông trời không phụ lòng người đâu”.
Nhắc đến mẹ, mắt anh đỏ hoe vì xúc động. Cả cuộc đời mẹ đã hy sinh cho chị em anh, luôn vỗ về, động viện khi anh gặp khó khăn, trắc trở. Có những hôm đi diễn về, tâm trạng không vui, Hoài Linh gối đầu trong lòng mẹ như kiếm tìm sự bình yên, chia sẻ. Anh bảo, anh sẵn sàng trải thân mình làm bất cứ việc gì để mẹ vui. Nói vậy nghe có vẻ “đao to búa lớn” quá nhưng thực sự khi mẹ có bất kỳ nguyện vọng nào, Hoài Linh nhất định làm bằng được.
Sáu năm nay, cứ đến tháng 12, Hoài Linh lại đón bố mẹ về Việt Nam. Sau khi mừng sinh nhật anh cũng trong tháng này, bố mẹ ở lại ăn Tết Nguyên đán rồi mới trở về Mỹ. Dù bận rộn đến mấy, Hoài Linh vẫn dành thời gian chăm sóc bố mẹ.
Ngừng một phút, giọng Hoài Linh trầm hẳn xuống: “Tôi may mắn sinh ra trong gia đình sống tình cảm, quan trọng yếu tố tinh thần. Từ khi tôi lớn lên, biết nhận thức thì bố mẹ, anh chị em tôi chưa bao giờ nặng lời với nhau. Bà ngoại tôi thường nhặt xương cá cho bà nội khi bà nội bị lòa. Phải ra đời sớm để kiếm sống nhưng tôi vẫn giữ được mình là nhờ nếp nhà đã giữ tôi lại”.
Hoài Linh luôn tin rằng điều quan trọng nhất với mỗi nghệ sĩ là đạo đức. Cái tài giúp cho bạn thăng hoa trong nghề nghiệp nhưng cái đức mới giúp bạn trụ lại lâu dài.
Bình thản trước cuộc đời
Cuộc sống của nghệ sỹ vốn nhiều ghen ghét, đố kỵ. Hoài Linh nhận được nhiều tình yêu thương mà cũng không ít lần bị “chơi xấu”, dù mức độ đến đâu anh đều đón nhận bình thản. Anh quan niệm: “Cuộc đời này cũng như một dòng sông lúc dữ dội, ồn ào, lúc lại dịu êm, có bên lở nhưng lại có bên bồi. Ông trời không lấy đi của ai tất cả. Cốt sao mình phải sống thật lòng với mình”.
Người trong giới ai cũng biết Hoài Linh có tài "bói toán". Được nghe mọi người kể nhưng tôi vẫn chưa tin, muốn được nghe xác nhận của chính anh. Hoài Linh cười bảo: “bình tĩnh nhé, đừng nổi da gà đấy”.
Sau câu dặn dò, Hoài Linh kể cho tôi nghe câu chuyện đầy bí hiểm. Đó là khi quay phim Võ lâm truyền kỳ, cả đoàn làm phim chỉ còn cảnh quay cuối cùng nữa là hoàn tất nhưng hôm đó trời bỗng đổ mưa tầm tã. Thấy ông bầu Phước Sang mặt mày bí xị, Hoài Linh gọi: “Đi mua ngay cho anh nắm nhang và một chục bông huệ”.
Không hiểu Hoài Linh sẽ làm gì nhưng mấy phút sau Phước Sang cũng nhờ người mua những thứ anh cần. Vừa khấn xong, Hoài Linh phán: “Năm phút nữa trời tạnh mưa. Phải quay nhanh trong 45 phút, trời sẽ đổ mưa trở lại”.
Y như lời “thần” phán, năm phút sau, trời tạnh mưa, nắng vàng rực rỡ, bầu trời trong xanh. Đến phút thứ 40, Hoài Linh lại bảo Phước Sang: “Dừng quay ngay. Trời sắp mưa đấy”. Ông bầu cười to: “Anh đừng đùa, trời đang nắng đẹp, sao mưa ngay được?”. Một lần nữa, Hoài Linh lại đúng. Vài phút sau, một cơn gió mạnh thổi qua kéo theo mưa ào ào tới. Mặc dù được trấn an trước, tôi vẫn lạnh cả người.
Dừng một chút, anh lại kể một chuyện vui khác. Cả đoàn phim của Phước Sang lên Đà Lạt quay. Dự tính quay trong một tuần nhưng ba ngày đầu trời mưa suốt. Hai ngày sau, Hoài Linh lên, trời chuyển nắng chói chang.
Biết ông anh có biệt tài “gọi” nắng, Phước Sang nài: “Anh ở lại thêm ba ngày nữa nhé”. Vì công việc, Hoài Linh phải về Sài Gòn. Vậy là mấy ngày sau đó, trời trở mưa dầm dề. Phước Sang gọi điện trách: “Tại anh về nên ông trời mưa đấy”.
Sau những lần biến mưa thành nắng, Phước Sang gọi Hoài Linh là “Con của trời”.
“Từ ngày đi diễn đến giờ, chưa bao giờ tôi diễn mà trời mưa. Nếu có mưa, tôi xuất hiện trời cũng tạnh. ”Nói rồi anh mỉm cười nháy mắt: “Chắc ông trời thương nên mới cho lời khấn của tôi linh nghiệm đấy!”.
Chia tay tôi, Hoài Linh lại chuẩn bị hương hoa khấn thánh Trần Hưng Đạo trước khi đi diễn.
Những tiết lộ về hậu phương vững chắc:
Năm 1998, tôi về cưới một người vợ ở Bến Tre, cô ấy thương tôi hết mực. Ngày cưới của tôi má Ngọc Giàu làm chủ hôn, anh Nguyễn Dương làm rể phụ.
Hoài Linh |
Sinh ra trong gia đình 6 người con, là nam trưởng, Hoài Linh có tuổi thơ vất vả. Sau 75, cha phải đi cải tạo 6 năm vì từng phục vụ trong quân
đội Sài Gòn trước 75. Bố mẹ định cho theo nghiệp sư phạm nhưng vì lí lịch “không hợp” nên đã không được chấp nhận.
May mắn vì thế nên bố mẹ cũng cho theo nghiệp múa và học tại trường múa chuyên tu. Sau đó là quãng thời gian theo đoàn múa Ponaga lưu diễn khắp Trung Nam. Ít tiếng tăm, anh đi thi hát không gặt hái thành công. Mãi khoảng năm 1991, được Thành Lộc để ý và mời về diễn hài, từ đây thấy mình hợp hài nhất.
Hiện nay tuy vừa diễn phim, hát cả cải lương, tân nhạc nhưng anh hài kịch hợp nhất với mình.
Hoài Linh và cha tình cảm trong ca khúc "Tình Cha"
Ba mẹ Hoài Linh rất tình cảm bên nhau
Mr.Đàm cùng đại gia đình Hoài Linh
Hoài Linh và Dương Triệu Vũ hạnh phúc bên Bố Mẹ
Hoài Linh bên các chị em ruột trong gia đình
Hoài Linh bật mí thứ tự các thành viên trong gia đình họ võ: Số 2 Phương Trâm, số 3 Phương Trinh, số 4 Hoài Linh, số 5 Duy Linh, số 6 Phương Trang, số 7 Tuấn Linh
Các anh chị em nhà Hoài Linh sum họp sau 20 năm định cư ở Mỹ
Dương Triệu Vũ cười hạnh phúc khi đi bên cạnh hai anh trai