Rượu là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp liên hoan, cưới hỏi, lễ Tết. Có không ít trường hợp bị ngộ độc rượu không được xử trí kịp thời đã dẫn đễn những biến chứng hôn mê sâu, thậm chí tử vong. Vậy làm thế nào để giải độc sau khi uống rượu để cơ thể trở về trạng thái bình thường nhanh nhất, bạn đã biết chưa?
NGỘ ĐỘC RƯỢU: NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT
Ethanol ức chế làm suy yếu hệ thần kinh trung ương, gây giảm hoạt tính các nơron thần kinh
Rượu là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp liên hoan, cưới hỏi, lễ Tết. Ðặc biệt trong những ngày Tết, lượng rượu bia được tiêu thụ nhiều hơn dẫn đến số người nhập viện do ngộ độc rượu cũng tăng cao hơn so với bình thường. Có không ít trường hợp bị ngộ độc rượu không được xử trí kịp thời đã dẫn đến những biến chứng hôn mê sâu, thậm chí tử vong…
(ảnh minh họa) Thế nào là ngộ độc ethanol?
Trong rượu bình thường hay còn gọi là rượu bia thực phẩm là rượu bia có chứa ethanol. Tuy được dùng để pha chế đồ uống giải khát nhưng bản thân ethanol cũng là chất có thể gây độc hại cho con người. Ethanol ức chế làm suy yếu hệ thần kinh trung ương, gây giảm hoạt tính các nơron thần kinh. Vì thế nếu uống nhiều rượu sẽ dẫn đến say, nghiện và gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Ngộ độc ethanol có thể cấp tính hoặc mạn tính, phụ thuộc vào số lượng rượu người đó thường xuyên uống.
Ngộ độc cấp tính: Giai đoạn đầu có dấu hiệu kích thích (người thấy sảng khoái, nói nhiều, các vận động phối hợp đã bị rối loạn). Giai đoạn ức chế biểu hiện: Phản xạ gân xương giảm, tri giác giảm, mất khả năng tập trung tư tưởng. Giãn mạch ngoại vi, hạ huyết áp, tử vong.
Ngộ độc mạn tính: Uống rượu kéo dài dẫn đến sút cân, chán ăn, tiêu chảy do tổn thương gan và ruột, da tái do thiếu máu, thoái hóa gan, xơ gan, có thể ung thư gan, mất trí nhớ, run, rối loạn tâm thần.
Ngộ độc methanol - nguy hiểm khôn lường
Tuy nhiên nguy hiểm hơn và thường dẫn đến chết người là khi uống rượu có chứa methanol, một chất cồn công nghiệp. Nhiều cơ sở sản xuất, để hạ giá thành đã pha cồn công nghiệp vào rượu để bán cho người tiêu dùng. Những người sử dụng thường bị nghiện rượu, ham rượu rẻ nên thường mua phải rượu có lẫn tạp chất là methanol, uống nhiều có thể gây chết người.
Methanol sau khi được uống vào sẽ chuyển hoá thành formaldehyde nhờ men alchoholdehydrogenase và sau đó thành formic acid nhờ men acetaldehyde dehydrogenase. Chính những chất này gây độc cho gan, thận gây suy thận cấp, viêm gan nhiễm độc, đặc biệt là gây toan hóa máu nặng nề.
Triệu chứng đầu tiên có thể bao gồm: chán nản, lú lẫn, ngủ li bì. Triệu chứng nhiễm độc có thể xuất hiện chậm sau 18 - 24 giờ, bao gồm đau đầu, các triệu chứng về thị lực (nhìn mờ, nhìn có màu trắng), buồn nôn, nôn, thở nhanh, suy hô hấp. Nhiễm độc methanol nặng gây hôn mê, co giật, tụt huyết áp và tử vong nhanh chóng.
Phân biệt ngộ độc ethanol và ngộ độc methanol
Khi bị ngộ độc ethanol và methanol, từ 12 - 24 giờ sau khi uống, nạn nhân cảm thấy chóng mặt, lú lẫn, yếu cơ, nhức đầu, buồn nôn, nôn và đau bụng. Tuy nhiên, nếu là cồn ethanol thì sẽ gây ngộ độc rượu (say) rồi lại tỉnh nhưng nếu là cồn methanol thì nạn nhân uống say dễ gây tử vong nhanh chóng.
Xử trí ngộ độc rượu thế nào?
Tuyệt đối không uống rượu khi đói. Khi say rượu, tìm cách gây nôn hết, sau đó xát mạnh hai bên má. Cho nạn nhân uống một cốc sữa nóng, trà đặc. Cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và đặt nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa). Tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái. Nếu có biểu hiện co giật, thở không đều, ngã chảy máu tai, mắt, loạn nhịp tim phải đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay.
Để phòng ngộ độc rượu, khi uống thì nên chọn loại rượu có thương hiệu, đảm bảo an toàn thực phẩm và chỉ uống ít (khoảng 30ml). Ngoài ra, cũng cần lưu ý trong khi uống rượu vẫn phải ăn cơm và thức ăn khác nhằm tránh tình trạng cảm lạnh do đói, rét. Quan niệm uống rượu cho ấm người chỉ đúng khi người uống uống một lượng rượu vừa đủ cho nhu cầu và đang ở nơi ấm, kín gió và mặc đủ ấm. Vì thân nhiệt tăng do rượu nhanh nhưng rất chóng tàn. Do vậy, nếu không ăn uống đầy đủ, người uống rượu sẽ cạn năng lượng, bị đói rét, dễ bị cảm lạnh và nguy hiểm đến tính mạng./.
CÁCH GIẢI RƯỢU ĐƠN GIẢN BẰNG THỰC PHẨM XUNG QUANH TA
Có nhiều cách giải rượu đơn giản nhưng hiệu quả cao và dễ thực hiện. Một trong số đó là dùng thực phẩm mà chúng ta vẫn ăn hằng ngày
Lòng trắng trứng gà: Cho người say rượu húp 2 lòng trắng trứng gà còn tươi, chất cồn trong dạ dày khi gặp protein lòng trắng trứng sẽ bị kết tủa lại, từ đó giảm bớt hấp thu vào máu. Lòng trắng trứng còn tránh hiện tượng bỏng niêm mạc dạ dày do rượu.
Trứng muối: Luộc một quả trứng muối rồi cho người say rượu ăn cùng với giấm (ăn cả lòng trắng).
Giấm: Giấm ăn 60g, đường đỏ 15g, gừng 3 lát giã nát. Hòa 3 thứ với nhau rồi cho bệnh nhân uống, bảo đảm một lát sau sẽ giải rượu.
Rau cải trắng: Lấy một vài búp rau cải trắng rửa sạch, thái sợi, rồi bóp với đường và giấm để ăn. Có thể dùng món này khi đang uống rượu để giảm bớt tác hại của chất cồn.
Củ cải trắng: Giã nát một ít củ cải trắng, sau đó vắt lấy nước cốt, thêm chút đường đỏ rồi cho người say uống làm nhiều lần trong khoảng 15 phút.
Rau cần: Rau cần một nắm rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt cho người say uống từ từ. Nước cốt rau cần không chỉ làm tỉnh rượu mà còn giúp người say không bị đau đầu váng vất sau khi tỉnh.
Nước cơm: Sau khi uống rượu, nếu uống một bát nước cơm sẽ không bị say nữa, vì cồn gặp nước cơm sẽ tạo nên hiện tượng kết tủa, từ đó làm giảm lượng cồn hấp thu vào máu.
Củ sắn dây 25-50g nấu nước uống. Hoặc pha một cốc bột sắn dây với một chút nước chanh rồi cho người say uống, một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại. Sắn dây cũng rất tốt cho gan.
Đậu xanh: Lấy 100g đậu xanh ninh nhừ với 12g cam thảo rồi cho người say ăn cả nước lẫn cái. Bài thuốc này vừa giải rượu, vừa mát gan.
Mía đỏ: Cho người say uống một cốc nước mía đỏ có pha thêm một chút nước chanh hoặc nước quất, sau 10 phút sẽ thấy tỉnh táo trở lại.
Ăn các loại quả chua như cam, quýt hay dâu tươi... cũng giúp giải rượu rất tốt.
Mật ong - nước uống giảm bớt đau đầu
Uống nước mật ong có hiệu quả trong việc giảm triệu chứng đau đầu. Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ chỉ ra rằng đó là bởi vì mật ong có chứa một loại đường đặc biệt của fructose, có thể thúc đẩy sự phân hủy của rượu, giảm đau đầu, đặc biệt là đau đầu do rượu vang đỏ gây ra. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng "thôi miên", có thể làm cho bạn rơi vào giấc ngủ một cách nhanh chóng và không phải thức dậy với cơn đau đầu khó chịu ngày hôm sau.
Mật ong có chứa một loại đường đặc biệt của fructose, có thể thúc đẩy sự phân hủy của rượu, giảm đau đầu
Nước ép cà chua - giảm bớt chóng mặt
Nước ép cà chua cũng giàu fructose, có thể giúp thúc đẩy sự phân hủy của các loại đồ uống có cồn. Nếu bạn uống khoảng 300ml nước ép cà chua hoặc nhiều hơn thì cơn chóng mặt do uống rượu có thể dần dần biến mất. Ngoài ra, thêm một lượng nhỏ muối trước khi uống còn giúp ổn định tinh thần.
Nước nho tươi - giảm buồn nôn
Nho tươi giàu axit tartaric, tương tác với ethanol trong rượu tạo thành este, nhờ đó làm giảm nồng độ ethanol trong cơ thể, giúp giảm bớt cảm giác nôn nao. Trong khi đó, vị chua của thức uống này còn có hiệu quả làm giảm triệu chứng buồn nôn sau khi uống quá nhiều rượu. Nếu bạn ăn nho trước khi uống rượu thì bạn cũng có thể "ngăn chặn" say rượu.
Nước ép dưa hấu - giảm bớt nhiệt độ cơ thể
Dưa hấu giúp bổ sung chất điện giải, giúp cơ thể giảm nhiệt độ nhanh chóng. Đồng thời, uống nhiều nước ép dưa hấu còn làm cho rượu nhanh chóng bài tiết theo nước tiểu, nhờ đó giảm bớt lượng rượu hấp thu vào cơ thể. Ngoài ra, pha một lượng nhỏ muối vào nước ép dưa hấu để uống còn giúp ổn định tinh thần.
Cần tây rất giàu vitamin B có thể giúp phá vỡ những phân tử rượu nhanh chóng
Bưởi - đánh bay mùi rượu
Uống nước ép bưởi có pha chút đường hoặc ăn bưởi chấm đường không chỉ có tác dụng tốt trong việc loại bỏ chất cồn ra khỏi cơ thể mà còn giúp đánh bay mùi rượu trong khoang miệng.
Cần tây - giảm bớt sự khó chịu trong đường tiêu hóa, giảm đỏ mặt
Uống nước ép cần tây có thể làm giảm bớt sự khó chịu trong đường tiêu hóa. Nguyên do là vì cần tây rất giàu vitamin B có thể giúp phá vỡ những phân tử rượu nhanh chóng. Nếu bạn có hệ tiêu hóa yếu thì trước khi uống rượu, bạn nên uống một cốc nước ép trái cây để làm công tác phòng chống say rượu và hủy hoại đường tiêu hóa.
Sữa chua - giảm bớt sự khó chịu
Sữa chua có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm chậm quá trình hấp thu rượu. Ngoài ra sữa chua vốn là thức uống giàu canxi còn đặc biệt hiệu quả trong việc giảm bớt khó chịu gây ra bởi rượu.
Ô liu hiệu quả trong việc gia tăng sự tỉnh táo, thúc đẩy thèm ăn
Chuối - giảm bớt tim đập nhanh, tức ngực
Sau khi uống rượu, nếu cảm thấy có cảm giác hồi hộp, đau tức ngực thì bạn hãy ngay lập tức ăn 1-3 trái chuối. Vì chuối có thể làm tăng lượng đường đồng thời giảm tỷ lệ cồn trong máu. Mặt khác, nó cũng có thể loại bỏ các cơn đánh trống ngực, đau thắt ngực, và các triệu chứng khác.
MẸO GIẢI ĐỘC BIA RƯỢU NGÀY TẾT
Gừng tươi, nước mía hay cà chua... là một số thực phẩm giúp giải độc cho người bị ngộ độc rượu.
Gừng tươi
Thái một củ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.
Nước mía
Khi say rượu chỉ cần uống một cốc nước mía ép sẽ có tác dụng giải rượu nhanh chóng nhất.
Khi say rượu chỉ cần uống một cốc nước mía ép sẽ có tác dụng giải rượu nhanh chóng nhất (Ảnh: Internet)
Cà chua
Cà chua cũng giải rượu. Cách dễ làm nhất là uống một cốc nước ép cà chua chín. Trong cà chua có nhiều nguyên tố nói trên sẽ kịp thời bổ sung cho cơ thể.
Nước bưởi
Ăn bưởi hoặc uống nước bưởi ép cũng có tác dụng làm tỉnh rượu và giải ngộ độc rượu
Chè xanh
Chè xanh có chất axít tanic khử được chất cồn trong rượu nên cho người say rượu uống một cốc chè xanh pha đặc cũng sẽ giải ngộ độc rượu rất tốt.
Cháo nóng nấu loãng
Chất cồn trong rượu gặp nước cháo loãng sẽ bị ngưng tụ lại làm cơ thể không hấp thụ được chất cồn, giảm được tình trạng say.
Rau muống
Rửa sạch 500g rau muống tươi (loại rau sạch) giã nát, vắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày sẽ giải được ngộ độc và khỏi say rượu.
Đậu xanh
Nghiền nát khoảng nửa lon đậu xanh hạt, sau đó hòa vào nước sôi để nguội rồi cho người ngộ độc rượu uống để nôn mọi chất trong dạ dày ra. Sau đó có thể cho người ngộ độc ăn cháo gạo nấu với 30g cam thảo.
Đậu đen
Ninh đậu đen cho nhừ rồi uống liên tục từng chén một sẽ có tác dụng giải ngộ độc rượu.
MẸO VÀ CÁCH XỬ TRÍ KHI BỊ NGỘ ĐỘC RƯỢU
Theo nhận định của các chuyên gia chống độc, năm nào cũng vậy, thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán, tỉ lệ bệnh nhân nhập viện do ngộ độc rượu thường gia tăng. Đặc biệt, nhiều bệnh nhân ngộ độc rượu đến nhập viện đã ở trong tình trạng hôn mê, với các biến chứng như khó thở, suy hô hấp, hạ đường huyết.
Các chuyên gia cảnh báo, trong những ngày đầu Xuân tới, số người bị ngộ độc rượu có thể sẽ tiếp tục tăng cao, do bắt đầu mùa lễ hội, các buổi liên hoan đầu năm. Theo tục lệ của người Việt Nam, khi đến nhà chúc Tết thường mỗi nhà chúc nhau 1 chén rượu. Bên cạnh đó là tâm lí muốn xả hơi những ngày cuối năm cũng khiến người ta thích được tụ tập, ăn uống. Đó chính là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc rượu gia tăng trong dịp trước vào sau Tết Nguyên đán.
Theo các bác sỹ, ngộ độc rượu xảy ra ở cả hai dạng: cấp tính và mãn tính. Trường hợp ngộ độc mãn tính sẽ gây bệnh hoảng loạn tinh thần do rượu. Người mắc bệnh này sẽ có những thay đổi lệch lạc trong nhân cách, hành vi, lời nói, cử chỉ, thậm chí bị hoang tưởng ảo giác, có hành động nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh. Ngộ độc rượu cấp tính khiến người uống bị mất thăng bằng, nôn, rơi vào trạng thái hôn mê, thậm chí tử vong. Với người bị bệnh xơ gan chỉ cần đưa vào cơ thể một lượng rượu nhỏ (300-500ml) cũng có thể dẫn tới ngộ độc cấp tính, tính mạng bị đe dọa. Cũng có trường hợp ngộ độc rượu nặng bị ngã trong lúc loạng choạng dẫn đến chấn thương sọ não.
Các bác sỹ cảnh báo, khi có người bị ngộ độc rượu, người nhà cần chú ý chăm sóc cho bệnh nhân, tuyệt đối không nên để bệnh nhân ngủ li bì suốt ngày hoặc suốt đêm bởi có thể hạ đường huyết, hạ nhiệt độ. Nhiều người khi say rượu nằm ngủ, dịch dạ dày nôn ra và bị hít vào phổi, gây sặc nguy hiểm, dễ dẫn tới tử vong. Vì vậy, cứ sau vài tiếng, người nhà nên gọi bệnh nhân dậy, cho ăn sữa hoặc cháo. Trường hợp bệnh nhân không thể dậy và ăn được thì nên đưa tới bệnh viện ngay để tránh xảy ra những tình huống đáng tiếc.
Theo kinh nghiệm của các chuyên gia chống độc, khi xuất hiện những dấu hiệu của việc say rượu, người nhà cần: Tìm cách để người uống nôn hết, sau đó xát mạnh hai bên má; Cho uống một cốc sữa nóng, trà đặc; Cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và đặt nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa), tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái. Nếu có biểu hiện co giật, thở không đều, ngã chảy máu tai, mắt, loạn nhịp tim phải đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay. Triệu chứng ngộ độc thường là ngủ say li bì, không biết gì.
Ðể phòng, tránh ngộ độc rượu, đặc biệt trong những ngày Tết, chỉ nên mua và sử dụng các loại rượu đóng chai có nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng rượu bia trong những ngày lễ Tết, nhất là đối với người bệnh mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường, huyết áp...
Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích của rượu đối với sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều rượu sẽ đối mặt với các nguy cơ ngộ độc, mắc bệnh xơ gan, nhồi máu cơ tim, mất trí nhớ... Do vậy, để uống rượu có ích, an toàn, không nên uống quá 30ml/ngày đối với rượu mạnh và 700ml/ngày đối với bia../.
Theo các chuyên gia, người bị say cần uống nước liên tục và bổ sung các thực phẩm tự nhiên để tránh mất nước và thải độc càng nhanh càng tốt. Dưới đây là một số mẹo nhỏ hữu ích giúp người dân biết cách xử trí khi chữa trị cho người bị ngộ độc bia, rượu.
1. Nước Mía: Khi say rượu chỉ cần uống một cốc nước mía ép sẽ có tác dụng giải rượu nhanh chóng nhất.
2. Gừng tươi: Thái một củ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng (có tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.
3. Đậu đen: Khi ngộ độc rượu ta có thể uống nước sắc đậu đen để giải say. Ninh đậu đen cho nhừ rồi uống liên tục từng chén một sẽ có tác dụng giải ngộ độc rượu.
4. Đậu xanh: Đậu xanh hạt cũng giải được ngộ độc rượu bằng cách sau: Nghiền nát khoảng nửa lon đậu xanh hạt, sau đó hòa vào nước sôi để nguội rồi cho người ngộ độc rượu uống để nôn mọi chất trong dạ dày ra khỏi cơ thể. Sau đó có thể cho người ngộ độc ăn cháo gạo nấu với 30g cam thảo.
5. Rau muống: Uống nước ép rau muống cũng chữa được ngộ độc rượu. Rửa sạch 500g rau muống tươi (loại rau sạch) giã nát, vắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày sẽ giải được ngộ độc và khỏi say rượu.
6. Cà chua: Cà chua cũng giải rượu. Uống rượu say bị nôn không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm cho cơ thể mất đi một lượng lớn các nguyên tố cali , canxi, natri… Cách giải ngộ độc rượu đơn giản, dễ làm nhất là uống một cốc nước ép cà chua chín. Trong cà chua có nhiều nguyên tố nói trên sẽ kịp thời bổ sung cho cơ thể.
7. Nước bưởi: ăn bưởi hoặc uống nước bưởi ép cũng có tác dụng làm tỉnh rượu và giải ngộ độc rượu.
8. Chè xanh: Cho người say rượu uống một cốc chè xanh pha đặc cũng sẽ giải ngộ độc rượu rất tốt. Vì trong chè xanh có chất axít tanic khử được chất cồn trong rượu.
9. Cháo nóng nấu loãng (Hồ): Cho người say rượu uống một bát nước cháo nóng, nấu loãng sẽ hết say, vì chất cồn trong rượu gặp nước cháo loãng sẽ bị ngưng tụ lại làm cơ thể không hấp thụ được chất cồn nữa.
NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM SAU KHI UỐNG SAY
Những dịp đặc biệt rượu giúp bầu không khí trở nên vui vẻ. Nhưng nếu quá đà rất có thể điều không hay sẽ xảy đến với bạn.
Dưới đây là một số điều bạn không nên làm sau khi đã uống say:
Không lái xe
Điều này là đặc biệt nghiêm trọng, nếu uống say mà lái xe không chỉ mạo hiểm cuộc sống của riêng bạn mà còn mạo hiểm với tính mạng những người khác trong xe và những người trên đường hoặc trong các loại xe khác. Hãy chắc chắn rằng bạn là một người tỉnh táo để đảm đương nhiệm vụ đó.
Có đến 37% các tai nạn giao thông là do lái xe khi uống quá nhiều bia rượu. Điều này không chỉ gây ra nỗi đau cho người bị nạn và gia đình của họ, tai nạn mà bạn gây ra sẽ làm cho bạn ân hận suốt phần còn lại của cuộc đời. Bạn có thực sự muốn mạo hiểm với cuộc sống của những người khác?
Có nhiều lý do tại sao bạn không nên lái xe khi đang say, và không có một lý do bạn nên làm điều đó. Trước khi uống rượu, bia, tốt nhất bạn hãy lên kế hoạch, đừng đợi tới khi bạn đã bị chấn thương rồi mới lên kế hoạch, vào lúc đó thì mọi việc đã an bài. Hãy để xe và chìa khóa ở nhà, chọn một phương tiện đi lại hoặc để xe lại nơi bạn làm việc.
Không xem và tải hình ảnh trực tuyến
Bạn có thể mất sự kiềm chế khi say rượu, nhưng nếu khi đã uống say, bạn xem và tải những hình ảnh trực tuyến nó có thể gây ra rất nhiều rắc rối. Hình ảnh được tải trực tuyến không bao giờ có thể xóa hoàn toàn. Bạn thực sự không muốn ông chủ của bạn xem hình ảnh bên bạn, phải không? Bạn hãy tránh mạng internet và không xem trực tuyến khi đã uống say.
Không nhắn tin
Cho dù đó là bạn bè của bạn hoặc ai đó bạn quan tâm đến bạn, không nên bắt đầu một cuộc trò chuyện với một người nào đó khi bạn đang say sưa.
Đây là kiểu nhắn tin cũng khá phổ biến! Khi say rượu, bạn sẽ khó kiểm soát hành vi, ngôn từ. Vì vậy, những tin nhắn gửi đi vào lúc có hơi men quả thực lợi bất cập hại. Người nhận cũng sẽ không hiểu nổi bạn muốn nhắn gì hoặc có khi cảm thấy bức xúc với những tin nhắn kiểu như vậy. Vì thế, hãy tránh xa điện thoại khi đã say.
Không tán tỉnh người lạ
Vẻ đẹp không nằm trong mắt của đang uống say, nhưng ảo giác sẽ gây ra những sai lầm, bạn có thể sẽ hối hận về hành động của bạn vào buổi sáng hôm sau của cuộc vui và điều đó có thể khiến bạn phải hổ thẹn.
Không trò chuyện với người cũ của bạn
Hầu hết tình cảm trong quá khứ của bạn trỗi dậy sau khi uống say và quay về với người bạn cũ là một điều tất nhiên. Để tránh sự cám dỗ đó, bạn có thể sẽ gián tiếp bác bỏ tất cả các cơ hội sống lại mối quan hệ của bạn và không trò chuyện với người cũ.
Giải quyết bất cứ điều gì liên quan đến công việc
Bạn thực sự không muốn kết hợp công việc và tiệc tùng. Nhưng đôi khi, nó là cần thiết đi đến một thỏa thuận trong kinh doanh.
Hãy đảm bảo rằng trạng thái uống rượu của bạn không ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn.
Không tham gia tranh luận
Khi say rượu, bạn có thể nghĩ rằng bất cứ ai không đồng ý với bạn là có lỗi. Nhưng đó không phải là thời gian để bạn tranh luận, giải quyết mâu thuẫn. Hãy chắc chắn rằng, lời nói không thể đạt được thoải thuận. Bạn có thể không chỉ kết thúc cuộc tranh luận mà có thể còn gây căng thẳng thêm.
Một số cách giải rượu đơn giản:
Lòng trắng trứng gà: Khi say, bạn có thể húp 2 lòng trắng trứng gà còn tươi, chất cồn trong dạ dày khi gặp protein lòng trắng trứng sẽ bị kết tủa lại, từ đó giảm bớt hấp thu vào máu. Lòng trắng trứng còn tránh hiện tượng bỏng niêm mạc dạ dày do rượu.
Trứng muối: Luộc một quả trứng muối rồi cho ăn cùng với giấm (ăn cả lòng trắng).
Giấm: Giấm ăn 60g, đường đỏ 15g, gừng 3 lát giã nát. Hòa 3 thứ với nhau rồi cho bệnh nhân uống, bảo đảm một lát sau sẽ giải rượu.
Rau cải trắng: Lấy một vài búp rau cải trắng rửa sạch, thái sợi, rồi bóp với đường và giấm để ăn. Bạn có thể dùng món này khi đang uống rượu để giảm bớt tác hại của chất cồn.
Củ cải trắng: Giã nát một ít củ cải trắng, sau đó vắt lấy nước cốt, thêm chút đường đỏ rồi uống làm nhiều lần trong khoảng 15 phút.
Rau cần: Lấy một nắm rau cần rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt và uống từ từ. Nước cốt rau cần không chỉ làm tỉnh rượu mà còn giúp người say không bị đau đầu váng vất sau khi tỉnh.
Nước cơm: Sau khi uống rượu, nếu uống một bát nước cơm sẽ không bị say nữa, vì cồn gặp nước cơm sẽ tạo nên hiện tượng kết tủa, từ đó làm giảm lượng cồn hấp thu vào máu.
Ðậu xanh: Lấy 100g đậu xanh ninh nhừ với 12g cam thảo rồi cho người say ăn cả nước lẫn cái. Bài thuốc này vừa giải rượu, vừa mát gan.
Mía đỏ: Cho người say uống một cốc nước mía đỏ có pha thêm một chút nước chanh hoặc nước quất, sau 10 phút sẽ thấy tỉnh táo trở lại.
Ngoài ra, để giải rượu bạn có thể ăn các loại quả chua như cam, quýt hoặc dâu tươi...
Mẹo chữa uống rượu say trong ngày Tết Nguyên Đán
Làm gì khi chồng say xỉn
Cách uống bia không say
Mang thai uống rượu
Cách cai rượu hiệu quả
Làm gì khi chồng nghiện rượu
Cách ngâm rượu cá ngựa
Làm gì khi chống hay nhậu nhẹt
(st)