Giải quyết mâu thuẫn với cấp dưới


"Nên đối xử với cấp dưới của mình như thế nào" là một môn học không hề đơn giản. Năng lực của một người dẫu sao vẫn có hạn, vì vậy, dù là ông bộ trưởng hay giám đốc công ty vẫn phải biết cách phát huy hết mức tính tích cực và tính sáng tạo của cấp dưới, để họ giúp mình hoàn thành nhiệm vụ mới là giá trị tồn tại thật sự của một người lãnh đạo.



Bài viết sẽ bắt đầu bằng những mẩu chuyện cười, vừa nói vừa thảo luận, hy vọng qua đó có thể giúp ích trong việc xây dựng một môi trường làm việc hài hòa giữa cấp trên và nhân viên.


Hài hoà bắt nguồn từ sự tôn trọng


Một bà chủ nhà nói với nữ giúp việc mới vào làm ngày đầu tiên: "Nếu cô không ngại tôi sẽ gọi cô là Seu, đây là tên gọi của cô giúp việc trước, tôi không muốn thay đổi thói quen của mình". Nữ giúp việc đáp: "Vâng! Tôi rất thích thói quen này, như vậy nếu bà không ngại, tôi cũng xin gọi bà là bà Tám, vì đấy là người chủ trước của tôi".


Bất kỳ cấp trên nào cũng muốn có quan hệ làm việc hài hòa với cấp dưới của mình, mối quan hệ hòa hợp giữa cấp trên và nhân viên có thể nâng cao hiệu suất làm việc. Dùng sự tôn trọng của lãnh đạo đối với thuộc cấp để đổi lấy sự tôn trọng của cấp dưới đối với cấp trên, đây là bí quyết để điều tiết mối quan hệ trong đơn vị.


Dân chủ không phải chỉ nói suông


Hai người đàn ông khoe với nhau về cách quản lý gia đình của mình. A nói: "Vợ chồng tôi đối xử với nhau rất dân chủ, nếu ý kiến của cô ấy giống tôi, tôi sẽ nghe theo cô ấy; nếu ý kiến khác nhau, cô ấy phải nghe tôi”. B nói: “Vợ chồng chúng tôi theo chế độ phân công phụ trách. Tôi tôn trọng cô ấy, giao trọn quyền quyết định việc lớn, việc nhỏ để tôi lo. Nhưng kết hôn hai năm nay, trong nhà vẫn chưa xảy ra việc gì lớn".


Hai ông chồng rõ ràng tôn thờ chế độ gia trưởng, nhưng miệng lại cứ hô khẩu hiệu “dân chủ”. Mong các “sếp” đừng giống hai ông chồng này.


Xây dựng hình tượng tốt


Đứa con nói với cha: “Bố, cho con xin ít rượu, con cần uống!” Người cha bảo: “Sao lại uống rượu?” Đứa con: “Đề bài này con giải không ra” Người cha: “Uống rượu rồi sẽ giải được ư?” Đứa con: “Chẳng phải bố từng bảo gặp vấn đề gì khó khăn bố chỉ cần uống chút rượu là sẽ giải quyết gọn thôi!”.


Chuyện cười là thế, kiểm soát lời nói và hành động của mình, xây dựng một hình tượng tốt đẹp là điều rất cần thiết đối với mỗi cấp trên. “Tiên trách kỷ hậu trách nhân”, thân là một lãnh đạo đơn vị phải chấn chỉnh mình trước thì mới có thể chỉnh người khác được, phải dựng chữ “tín” trước, sau mới có thể lập “uy”.


Nước trong quá thì cá khó sống


Một phụ nữ đứng tuổi tìm đến trung tâm môi giới hôn nhân và trình bày với nhân viên: "Tôi cảm thấy rất cô đơn tôi muốn kiếm một người chồng. Người đó phải dễ mến, là con nhà gia giáo, biết cách ăn nói, tính tình cởi mở, yêu thích văn nghệ thể thao, kiến thức sâu rộng... còn một điều nữa tôi hy vọng người đó có thể suốt ngày ở bên cạnh mình, tôi muốn anh ta nói, anh ta phải mở miệng, tôi cảm thấy phiền chán, anh ta phải im ngay!” Nhân viên trả lời: "Vâng, tôi hiểu rồi. Tôi khuyên cô nên mua một cái tivi”.


Câu chuyện này gợi ý cho chúng ta rằng yêu cầu quá khắt khe khó có thể lãnh đạo mọi người, khoan dung mới có thể chiêu mộ được nhân tài. “Nước trong quá, cá cũng không sống được”, làm lãnh đạo phải có lòng độ lượng mới có thể trở thành nhân vật nòng cốt của tập thể.


Không gom hết công lao về mình


Một cô tiểu thư giàu có thường khoe khoang với chồng mình rằng cái này là của cô ấy, cái nọ cũng của cô ấy, khiến người chồng cảm thấy phiền toái hết sức. Một đêm, cô tiểu thư nghe tiếng động lạ bên ngoài, liền đánh thức chồng bảo: “Anh mau đi xem thử, chắc có trộm đấy!” Anh chồng ngáy ngủ đáp: “Liên quan gì đến tôi chứ ? Tất cả mọi thứ ngoài phòng khách đều là của cô hết mà!”


Thông qua câu chuyện này, là cấp trên thì không nên gom hết công lao về mình, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Công danh đều thuộc về mình nhưng khi xảy ra vấn đề lại đùn đẩy lỗi cho thuộc cấp, như thế sẽ còn ai dám làm việc hết mình vì bạn?


Không nên lừa mị cấp dưới


Một năm hạn hán kéo dài, trời không mưa. Có người bèn đến hỏi thầy bói xem chừng nào sẽ có mưa. Thầy bói lập tức viết một tờ giấy xếp lại đưa cho người đó và nói với vẻ thần bí: “Chưa đến lúc trời mưa thì không được mở ra xem, nếu không là tiết lộ thiên cơ, coi chừng bị trời đánh”. Người đó nghe vậy liền làm theo. Một thời gian sau, cuối cùng trời đã mưa, người đó bèn mở tờ giấy ra xem trên đó ghi rằng: “Hôm nay sẽ có mưa. Người đó kinh ngạc thốt lên: “Đúng là tiên đoán như thần!”


Từ mặt trái câu chuyện truyền đạt cho chúng ta một đạo lý, không biết thì đừng làm ra vẻ hiểu, không nên lừa mị cấp dưới mình. Phải loại bỏ quan niệm là cấp trên thì phải cao siêu và thần bí, nên gác sự kiêu ngạo sang một bên. Không nên “giữ miếng” với cấp dưới, nên mạnh dạn nói cho họ biết rõ ngọn nguồn của sự việc trong đơn vị.


Linh hoạt trong công việc


Một giáo viên đang cầm nhiều thứ trên tay, cô liền gọi một học sinh đi qua và hỏi: “Nếu em thấy trên tay cô xách mấy túi đồ, rất nhiều thứ phải gồng gánh, em sẽ giúp cô như thế nào?” Học sinh trả lời một cách chẳng cần suy nghĩ: “Em sẽ đưa cô một đòn gánh”.


Lãnh đạo nên biết trao quyền một cách hợp lý cho cấp dưới, không nên chỉ biết vùi đầu vào công việc, làm việc một cách máy móc không chịu thay đổi. Phải linh hoạt hơn, như giao quyền cho thuộc cấp trong từng vụ việc thích hợp, vì nếu cấp dưới mình làm nên thành tích. mình cũng được thơm lây.


Dùng người phải thỏa đáng


Một ngân hàng có điều tiếng không tốt thông báo tuyên dụng nhân viên kế toán. Hôm phỏng vấn, giám đốc của ngân hàng đó chỉ đưa ra một đề: 1 +1 =? Tất cả những ai giành nhau đưa ra đáp số đều không được chọn, chỉ có một người không lên tiếng được tuyển mà thôi. Hóa ra anh ta đợi mọi người ra về hết mới hỏi nhỏ bên tai ông giám đốc: “Xin hỏi đáp án nên là bao nhiêu?”


Ông giám đốc này chỉ biết dùng người tầm thường, chịu vâng lời chứ không phải người có tài, mặc dù đối phương có thể sẽ làm hỏng việc cũng không bận tâm, quan niệm dùng người như vậy làm sao có được thành quả tốt.


Không giúp cũng đứng quấy nhiễu


Quan tri huyện muốn đến du ngoạn tại một ngôi chùa, bèn sai người thông báo trước cho hòa thượng chủ trì của ngôi chùa đó. Hòa thượng dàn xếp suốt mấy hôm và chuẩn bị một bàn tiệc để tiếp đãi. Quan huyện cảm thấy rất hài lòng, ngâm nga câu thơ: “Đắc ý rong chơi được nửa ngày”.Hòa thượng nghe chỉ cười gượng, Tri huyện hỏi: “Tại sao đại sư lại cười, chẳng lẽ câu thơ của hạ quan không hay?”. Hòa thượng đáp: “Hay thì có hay, bần tăng cười là vì quan trên vui mừng vì mình được nhàn rỗi nửa buổi, nhưng lão tăng phải vì thế mà bận rộn suốt ba ngày!”


Việc nhỏ đối với cấp trên, nhưng khi đến tay cấp dưới thường sẽ trở thành chuyện lớnĐiều này cũng không thể trách thuộc cấp, điều quan trọng là lãnh đạo phải biết quan tâm thông cảm với cấp dưới mình, nên giúp cấp dưới giải quyết vấn đề chứ không phải quấy nhiễu họ thêm. Nếu cứ khăng khăng đòi cấp dưới giúp mình làm những việc bất khả thi, lúc bấy giờ sẽ không đơn giản chỉ là vấn đề quấy nhiễu thôi!


Chiến lược kiểm soát mâu thuẫn công sở hiệu quả


 Mâu thuẫn công sở luôn là vấn đề gây “đau đầu” với những nhà quản lý. Tranh chấp giữa nhân viên hay bất đồng với cấp dưới, tất cả sẽ khiến công việc của họ thêm căng thẳng.

Để có thể giải quyết những mâu thuẫn công sở đó, người quản lý có thể áp dụng những chiến lược sau:

Hợp tác

Đây là một trong những chiến lược kiểm soát mâu thuẫn hiệu quả nhất, nhưng chỉ được áp dụng trong hoàn cảnh nhất định. Đó là 2 bên cùng làm việc theo nhóm để đạt được mục tiêu chung và giữ gìn mối quan hệ lâu dài trong công ty.

Một ví dụ về chiến lược hợp tác trong giải quyết mâu thuẫn công sở: Nhân viên được thông báo về sự thay đổi trong chính sách bảo hiểm y tế của công ty và một cuộc họp được mở ra để thống nhất kế hoạch thực hiện. Một số người muốn mức khấu trừ thấp hơn nhưng đi kèm là một số lựa chọn khác. Trong khi những người khác lại muốn tăng mức khấu trừ. Trong trường hợp này, người quản lý nên lắng nghe ý kiến và kết hợp, trung hoà giữa 2 bên để mang lại lợi ích tốt nhất cho tất cả, thay vì để mọi người tranh luận nhưng sau đó lại chỉ làm theo ý mình.

Thỏa hiệp

Chiến lược này đòi hòi 2 bên phải từ bỏ một điều gì đó để đạt được mục tiêu chung, thuận lợi cho đôi bên. Thỏa hiệp sẽ phát huy tác dụng tối đa nếu cả 2 bên có sự tương đồng về chức vụ và không bên nào đặt ra quá nhiều yêu cầu.

Một ví dụ về chiến lược thỏa hiệp trong giải quyết mâu thuẫn công sở: một nhóm nhân viên phàn nàn rằng họ phải làm việc vất vả hơn khi nhóm khác không hoàn thành nhiệm vụ của họ. Và cả 2 bên đều đổ trách nhiệm cho nhau. Sự thỏa hiệp cho phép cả 2 bên xem xét lại công việc của mình và nhất trí chia sẻ một số nhiệm vụ mà bên kia cảm thấy quá sức.



Bắt buộc

Chiến lược này sẽ hiệu quả trong những tình huống khi mà thời gian và khả năng ra quyết định là yếu tố quan trọng nhất. Khi đó, mâu thuẫn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới công ty. Dù có nhiều bất lợi vì biện pháp này hầu như không ưu tiên cho mối quan tâm của các bên nhưng nhiều nhà quản lý vẫn sử dụng phong cách này để nhanh chóng ngăn cản tranh cãi và dấu hiệu làm việc thiếu năng suất. Sau đó, họ mới xem xét và giải quyết những vấn đề liên quan khác.

Một ví dụ về chiến lược bắt buộc trong giải quyết mâu thuẫn công sở: Nhân viên sử dụng thiết bị đắt tiền trong công ty và đã tìm ra 1 cách để cải thiện năng suất sử dụng máy nhưng biện pháp này chưa được kiểm nghiệm và công nhận. Anh ta vẫn tự ý làm theo ý kiến của mình và khăng khăng rằng nó giúp công việc của mình dễ dàng hơn và anh ấy sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Trong trường hợp này, người quản lý nên ra quyết định để ép buộc nhân viên kia chấp dứt làm theo ý mình bởi nó có thể ảnh hưởng tới trang thiết bị đắt tiền cũng như năng suất của công ty. Sau đó, sếp mới thực hiện việc kiểm chứng ý tưởng của người kia trước khi quyết định nó có hiệu quả hay không. chiến lược kiểm soát mâu thuẫn công sở hiệu quả

 Mâu thuẫn công sở luôn là vấn đề gây “đau đầu” với những nhà quản lý. Tranh chấp giữa nhân viên hay bất đồng với cấp dưới, tất cả sẽ khiến công việc của họ thêm căng thẳng.

Để có thể giải quyết những mâu thuẫn công sở đó, người quản lý có thể áp dụng những chiến lược sau:

Hợp tác

Đây là một trong những chiến lược kiểm soát mâu thuẫn hiệu quả nhất, nhưng chỉ được áp dụng trong hoàn cảnh nhất định. Đó là 2 bên cùng làm việc theo nhóm để đạt được mục tiêu chung và giữ gìn mối quan hệ lâu dài trong công ty.

Một ví dụ về chiến lược hợp tác trong giải quyết mâu thuẫn công sở: Nhân viên được thông báo về sự thay đổi trong chính sách bảo hiểm y tế của công ty và một cuộc họp được mở ra để thống nhất kế hoạch thực hiện. Một số người muốn mức khấu trừ thấp hơn nhưng đi kèm là một số lựa chọn khác. Trong khi những người khác lại muốn tăng mức khấu trừ. Trong trường hợp này, người quản lý nên lắng nghe ý kiến và kết hợp, trung hoà giữa 2 bên để mang lại lợi ích tốt nhất cho tất cả, thay vì để mọi người tranh luận nhưng sau đó lại chỉ làm theo ý mình.

Thỏa hiệp

Chiến lược này đòi hòi 2 bên phải từ bỏ một điều gì đó để đạt được mục tiêu chung, thuận lợi cho đôi bên. Thỏa hiệp sẽ phát huy tác dụng tối đa nếu cả 2 bên có sự tương đồng về chức vụ và không bên nào đặt ra quá nhiều yêu cầu.

Một ví dụ về chiến lược thỏa hiệp trong giải quyết mâu thuẫn công sở: một nhóm nhân viên phàn nàn rằng họ phải làm việc vất vả hơn khi nhóm khác không hoàn thành nhiệm vụ của họ. Và cả 2 bên đều đổ trách nhiệm cho nhau. Sự thỏa hiệp cho phép cả 2 bên xem xét lại công việc của mình và nhất trí chia sẻ một số nhiệm vụ mà bên kia cảm thấy quá sức.



Bắt buộc

Chiến lược này sẽ hiệu quả trong những tình huống khi mà thời gian và khả năng ra quyết định là yếu tố quan trọng nhất. Khi đó, mâu thuẫn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới công ty. Dù có nhiều bất lợi vì biện pháp này hầu như không ưu tiên cho mối quan tâm của các bên nhưng nhiều nhà quản lý vẫn sử dụng phong cách này để nhanh chóng ngăn cản tranh cãi và dấu hiệu làm việc thiếu năng suất. Sau đó, họ mới xem xét và giải quyết những vấn đề liên quan khác.

Một ví dụ về chiến lược bắt buộc trong giải quyết mâu thuẫn công sở: Nhân viên sử dụng thiết bị đắt tiền trong công ty và đã tìm ra 1 cách để cải thiện năng suất sử dụng máy nhưng biện pháp này chưa được kiểm nghiệm và công nhận. Anh ta vẫn tự ý làm theo ý kiến của mình và khăng khăng rằng nó giúp công việc của mình dễ dàng hơn và anh ấy sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Trong trường hợp này, người quản lý nên ra quyết định để ép buộc nhân viên kia chấp dứt làm theo ý mình bởi nó có thể ảnh hưởng tới trang thiết bị đắt tiền cũng như năng suất của công ty. Sau đó, sếp mới thực hiện việc kiểm chứng ý tưởng của người kia trước khi quyết định nó có hiệu quả hay không.

Cách bạn chế mâu thuẫn giữa các đồng nghiệp

Mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi khi nhiều người với những tính cách và quan điểm khác biệt cùng làm việc chung trong một văn phòng. Tuy nhiên, bạn cần tìm cách hạn chế chúng để cuộc sống công sở của mình “dễ thở” hơn.

Bạn nên chú ý tới phong cách làm việc của đồng nghiệp để có thể hợp tác hiệu quả hơn với họ (ảnh minh họa).

Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn hạn chế bất đồng với đồng nghiệp:

Đừng nghĩ rằng đồng nghiệp không ưa mình

Bạn nên chú ý tới phong cách làm việc của đồng nghiệp để có thể hợp tác hiệu quả hơn với họ. Cho dù tại đồng nghiệp không đưa cho bạn báo cáo đúng hạn khiến bạn bị sếp nhắc nhở mà mặc định cho rằng anh/cô ấy ghét và muốn chơi xấu bạn. Hãy bình tĩnh và giữ thái độ trung lập, khách quan. Bạn nên tìm hiểu nguyên nhân trước khi đưa ra nhận xét. Có thể người đồng nghiệp kia không biết sắp xếp thời gian, không nhớ rõ thời hạn nộp báo cáo hoặc họ đang bị "quá tải" với phần việc của mình dẫn tới sự chậm trễ đó. 

Đặt mình vào vị trí của đồng nghiệp

Bạn nên chú ý tới phong cách làm việc của đồng nghiệp để có thể hợp tác hiệu quả hơn với họ. Lưu ý rằng bên cạnh việc tìm hiểu cách thức giao tiếp và sở thích cá nhân, bạn cũng cần chú ý tới những khó khăn và áp lực họ phải đối mặt. Bạn sẽ có sự đồng cảm và thấu hiểu nếu biết rõ hơn vai trò của đồng nghiệp.

Rạch ròi trong từng nhiệm vụ

Mâu thuẫn sẽ gia tăng qua từng bất đồng tưởng chừng rất nhỏ như người này làm "nhầm" phần việc của người kia hay người này tị nạnh người kia vì phần việc nhiều hơn... Để tránh những tình huống như vậy, mọi người cần họp lại với nhau và thống nhất phần công việc cụ thể của từng người. Sau đó, thường xuyên cập nhật tình hình và kiểm tra tiến độ chung.

Chấp nhận cả điểm mạnh lẫn điểm yếu của đồng nghiệp

Chỉ đánh giá cao điểm mạnh mà coi thường những khía cạnh khác của đồng nghiệp cũng không thể giúp bạn có mối quan hệ hoà hảo. Không có ai là người hoàn hảo, đồng nghiệp cũng vậy và ngay bản thân bạn chắc chắn cũng có nhiều thiếu sót. Do đó, mọi người cần chấp nhận bản chất thật của nhau theo xu hướng tích cực. Chẳng hạn, đồng nghiệp của bạn là người xuề xoà, không cẩn thận câu chữ trong bản báo cáo. Nhưng trái lại, anh ấy lại có khả năng thuyết phục tốt và được nhiều khách hàng quý mến.

Góp ý cho đồng nghiệp trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau

Khi đồng nghiệp làm sai và việc đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới bạn, hẳn nhiên bạn sẽ phải lên tiếng. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng những ý kiến của bạn mang tính xây dựng và trên cơ sở tôn trọng đồng nghiệp. Chú ý tới nội dung và cách bạn nói. Chỉ cần bạn thể hiện sai, hậu quả là mâu thuẫn với đồng nghiệp có thể không thể giải quyết. 

Không để mâu thuẫn kéo dài

Khi có bất đồng với đồng nghiệp, hãy nhanh chóng tìm cách giải quyết trước khi nó trở nên nghiêm trọng. Bạn cũng nên chủ động hành động thay vì cho rằng đồng nghiệp mới là người phải lên tiếng trước.

Trong cuộc sống công sở, sẽ có những người xấu tính, cố tình khiến bạn gặp khó khăn. Khi đó bạn sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài chia sẻ và xin tư vấn từ sếp. Dù cho tình huống là gì, hãy nhớ bí quyết cư xử với mọi người là linh động, ngoại giao và cảm thông.


Tham khảo thêm cách giải quyết mâu thuẫn đúng cách

Ý kiến khác nhau trong công việc là điều hết sức bình thường và cần thiết để có những thay đổi, sáng tạo, để giải quyết vấn đề cũng như cải thiện hiệu quả công việc. Nhưng hiểu rõ những tác dụng tích cực của sự khác biệt ý kiến trong công việc không làm cho việc giải quyết những mâu thuẫn dễ dàng hơn.

Mâu thuẫn với đồng nghiệp có thể làm bạn rất khó chịu, và nếu bạn không biết cách giải quyết, kết quả sẽ là những bất đồng gay gắt và ảnh hưởng đến công việc của cả hai bên. Tin tốt là bạn vẫn có thể tránh những cuộc đấu đá không cần thiết và chuyển từ tình huống tiêu cực sang tích cực, và đem lại kết quả tốt đẹp cho cả hai bên, chỉ cần bạn chịu khó thực hiện những hướng dẫn sau.

Chuẩn bị kỹ

Hãy chuẩn bị cho một cuộc nói chuyện thẳng thắn. Bạn cần phải biết vai trò của mình, và hãy cố gắng hiểu kỹ hơn đồng nghiệp của mình. Trước khi nói chuyện với họ, bạn hãy "hiểu rõ bản chất thực của mâu thuẫn".

Có ba loại mâu thuẫn thường gặp:

1.    Công việc: bất đồng về công việc đang thực hiện

2.    Mối quan hệ: mâu thuẫn xuất phát từ mối quan hệ giữa bạn và người kia

3.    Quan điểm: hai người có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau

Hiểu rõ điều này có thể giúp bạn có cách bắt đầu câu chuyện rõ ràng hơn. Đầu tiên, hãy nói cho đồng nghiệp của bạn biết bản chất mâu thuẫn hai bên đang gặp phải và hỏi thử anh ấy có thấy vấn đề giống bạn không.

Dù cho tính chất của mâu thuẫn như thế nào, đừng đem cảm xúc cá nhân vào câu chuyện. Mâu thuẫn sẽ dễ dàng được giải quyết bằng những cái nhìn khách quan thay vì cảm xúc cá nhân.

Ngoài ra, hãy chuẩn bị đủ thời gian cho buổi nói chuyện này để bạn có thể tìm được giải pháp. Hãy nói chuyện trực tiếp, ở một nơi riêng tư nếu có thể, đừng dùng email hay điện thoại chỉ vì bạn cảm thấy ngại, vì email hay điện thoại sẽ hạn chế những hiệu quả của một cuộc trao đổi nghiêm túc.

Xác định mối quan tâm chung

Để bắt đầu một cuộc nói chuyện khó khăn một cách đúng đắn, điều quan trọng là bạn và đồng nghiệp của mình phải xác định những gì cả hai đang có cùng quan điểm. Có thể đó là mục tiêu chung của cả nhóm, hay những quy định cả hai cùng đồng ý. Hãy thử bắt đầu "Cả hai chúng ta đều muốn có một kế hoạch tốt để giúp công ty phát triển lên một nấc mới." hoặc "Chúng ta đã từng có chung quan điểm về quyết định này." Hãy nhớ rằng, đây phải là mục tiêu chung mà cả bạn lẫn người đồng nghiệp kia thật sự quan tâm, chứ không phải là điều bạn cho rằng anh ấy cũng quan tâm. Điều này sẽ cho người kia thấy rằng bạn thật sự muốn điều tốt cho cả hai bên, chứ không phải là bạn chỉ quan tâm đến bản thân bạn.

Hãy biết lắng nghe

Cho dù bạn nghĩ rằng bạn đã hiểu quan điểm của đồng nghiệp mình, bạn nên lắng nghe những gì anh ấy nói. Bạn có thể đặt những câu hỏi giúp bạn hiểu thêm về cách nhìn nhận vấn đề của anh ấy và xác định rõ hơn liệu bạn đang gặp bất đồng về quan điểm, về trách nhiệm công việc hay về lợi ích mỗi bên. Như vậy, bạn sẽ không phải "đoán xem điều gì xảy ra" mà phải chủ động lắng nghe. Đừng giả vờ nghe mà phải lắng nghe và hiểu những gì anh ấy nói. Lắng nghe một cách chủ động và cởi mở khi đồng nghiệp của bạn giải thích có thể giúp bạn hiểu thêm về những thông tin quan trọng đem lại giải pháp cho bất đồng bạn đang gặp phải. Hoặc bạn có thể giúp anh ấy một vài lời khuyên mà anh ấy đang cần. Một không khí cởi mở, thân thiện sẽ giải quyết vấn đề tích cực hơn.

Về phía bạn, hãy mở lòng để chia sẻ vấn đề của bạn. Đừng chỉ trích hay đổ lỗi cho người khác, hãy cho anh ấy biết mục tiêu của bạn. Nếu anh ấy có những câu hỏi thẳng thắn, hãy cho anh ấy cơ hội để nói hết những gì làm anh ấy hiểu nhầm.

Đưa ra giải pháp

Khi mọi thứ đã được làm rõ, hãy đưa ra giải pháp. Sử dụng những thông tin bạn có được trong buổi nói chuyện đó để đưa ra một giải pháp mới tốt nhất cho cả hai bên. Đừng để trong lòng những ý kiến gây tranh cãi. Nếu đồng nghiệp của bạn không đồng ý với giải pháp bạn đề xuất, hãy cố gắng kéo anh ấy vào quá trình giải quyết vấn đề rốt ráo và có lợi cho cả hai bên.

Nếu tình hình trở nên tệ hơn...

Cho dù bạn đã có chuẩn bị chu đáo, vẫn có khả năng cuộc nói chuyện sẽ trở nên tồi tệ hơn. Những cuộc trao đổi sẽ trở thành cuộc đấu khẩu nếu một trong hai bên đưa vào những cảm xúc cá nhân. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy không khí nóng lên, hãy tìm cách đưa câu chuyện trở về những mối quan tâm chung. Hãy tập trung vào mối quan hệ trong tương lai. Bạn có thể không giải quyết được mâu thuẫn dựa trên những vấn đề của quá khứ, nhưng bàn về những mối quan tâm trong tương lai, bạn
có thể hòa giải bất đồng.

Nếu đồng nghiệp của bạn trở nên quá khích, tốt nhất bạn nên tạm ngưng buổi nói chuyện. Bạn có thể ra khỏi phòng hoặc tạm thời ngưng tranh cãi để quan sát tình hình xung quanh. Cách này sẽ giúp bạn biết cần phải làm gì tiếp theo. Bạn có thể thử thay đổi cách nói chuyện: dùng bảng, dùng giấy để thảo luận, thậm chí có thể đề nghị tiếp tục câu chuyện trong lúc ăn tối. Bạn sẽ tạm thời ngăn sự quá khích của anh ấy, cũng như tránh làm tăng sự mâu thuẫn giữa hai người. Nếu tất cả những cách này đều không hiệu quả, hãy rút lui và tìm một người thứ ba để giải quyết.

Tóm lại, bạn cần phải nhớ:

Điều cần làm:

  • Tập trung vào những mục tiêu chung

  • Hiểu được bản chất của sự bất đồng trước khi nói chuyện

  • Hãy trò chuyện cởi mở để tìm giải pháp

Điều không nên làm:

  • Cho rằng bạn đã hiểu hết quan điểm của đồng nghiệp

  • Cố gắng giải quyết mâu thuẫn bằng email

  • Cố ngăn không cho đồng nghiệp mình nói rõ suy nghĩ của họ


Đối xử với nhân viên cấp dưới thế nào cho đúng mực

Nghệ thuật ứng xử với cấp dưới

Làm gì khi bị sếp mắng

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng

Các câu hỏi pỏng vấn thường gặp


(st)