Cách làm mì xào từ mì tôm ngon cho bữa sáng giàu năng lượng
Canh bò viên cho bữa trưa tràn đầy năng lượng
Những mối lo toan về tiền bạc, cùng với 8 tiếng làm việc căng thẳng bên bàn giấy dễ dàng lấy đi sự thăng bằng trong cuộc sống của bất kì ai.
Để tránh khỏi những khủng hoảng về tâm lý, bạn cần có một chiến lược giải stress thực sự hiệu quả.
Giải mã nguyên nhân khiến bạn căng thẳng
Hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu xem yếu tố nào của công việc hàng ngày đã “châm ngòi” và gây áp lực đè nặng lên bạn (khối lượng công việc, thu nhập hay quan hệ với đồng nghiệp?). Nếu bạn vẫn cảm thấy hài lòng với vị trí hiện tại, hãy cố gắng nhìn vào mặt tích cực để quên đi những chán chường, mệt mỏi nhất thời. Bạn có thể tập thói quen đi dạo sau giờ làm cho thoải mái đầu óc, hoặc cân nhắc việc trò chuyện với cấp trên một cách thẳng thắn để tìm ra phương pháp cải thiện tình hình làm việc của bản thân. Hãy nghĩ về mục tiêu của bạn trong tương lai để tạo thêm cho mình động lực tiến về phía trước.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Tập trung vào những thế mạnh của bạn
Margaret Wehrenberg, đồng tác giả cuốn sách “Bộ Óc Đầy Lo Âu” (The Anxious Brain) đã đưa ra lời khuyên dành cho những nhân viên công sở đang hàng ngày phải đối mặt với stress: “Hãy nghĩ về những gì hiện tại bạn đang có. Bạn vẫn sống ổn đấy thôi? Đừng quá chú trọng vào những thứ người khác sở hữu mà bạn vẫn chưa đạt được, cuộc sống của bạn sẽ trở nên dễ chịu hơn nhiều!”
Ngoài ra, Wehrenberg cũng cho rằng một chút lo lắng cho tương lai đôi khi cũng giúp cải thiện năng suất, hiệu quả làm việc và có thể giúp ích cho bạn.
Dọn dẹp bàn làm việc
Một bàn làm việc quá bừa bộn hay bẩn thỉu có thể khiến đầu óc bạn thêm nặng nề, bế tắc.
Giải tỏa đầu óc một cách lành mạnh (và tiết kiệm) sau giờ làm việc
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Giữ cho đầu óc thật sự thoải mái sau giờ tan sở không phải là việc dễ làm với bất kì ai. Hãy nhớ rằng điều quan trọng là bạn cần trút bỏ toàn bộ những gì liên quan đến công việc một khi đã bước chân ra khỏi văn phòng – hãy dành thời gian chăm sóc bản thân mình. Tuy nhiên, cũng đừng quá phụ thuộc vào những biện pháp trị liệu đắt tiền. Bạn có thể tham khảo những hoạt động ngoài trời lành mạnh như chạy bộ hay đi xe đạp.
Đi du lịch
Những chuyến du lịch, nghỉ dưỡng có thể là liều thuốc hiệu nghiệm kéo bạn ra khỏi những lo toan của cuộc sống hàng ngày. Ngay cả khi bạn không có đủ điều kiện cho những chuyến đi xa, hãy dành cho mình một ngày thứ Bảy “không e-mail”, hoặc đưa con cái đi dạo sở thú chẳng hạn
Ngày nay, trong y khoa, người ta hay nói đến một chứng bệnh gọi là “stress”, tạm dịch là sự “căng thẳng”. Sự căng thẳng tự nó thật ra chưa phải là bệnh, nhưng lâu ngày nó có khả năng phát thành bệnh : bệnh tật hoặc tâm bệnh.
Nguyên nhân. Sự căng thẳng có nhiều nguyên nhân khác nhau :
Có khi là quá ưu tư lo lắng về cuộc sống như về gia đình, con cái.
Có khi là do vất vả trong công việc, làm việc đến thở chẳng ra hơi.
Có khi là do sống bên cạnh một người luôn cau có, lắm chuyện, mặt mũi chẳng vui, luôn gây chuyện với kẻ khác, ăn nói xóc óc, khó ăn khó ở với người ta.
Chuyện con cừu và con chó sói. Để diễn tả phần nào sự căng thẳng, người ta hay kể câu chuyện sau đây : “Một con cừu được nhốt cạnh chuồng một con chó sói. Con cừu được chủ cho ăn ngon, nhưng nó chẳng màng chi đến ăn với uống, bởi vì đêm ngày nó cứ nơm nớp sợ con chó sói sẽ vồ nó. Con cừu cứ gầy ốm dần và chết”. Câu chuyện đơn sơ, nhưng nói với chúng ta nhiều điều rất sâu xa và cũng rất thực tế, đó là khi ta sống với người khác, hãy nỗ lực tạo một cuộc sống an bình, vui tươi, đừng làm điều chi không hay kẻo gây căng thẳng, bầu khí chung ra nặng nề chẳng vui. Buồn vui thì ai mà chẳng có, nhưng vì bác ái với người khác ta nên hi sinh.
Có khi, vì quá lo toan về cuộc sống, gánh nặng của bổn phận mà ta không còn giữ được sự bình tĩnh, do đó ảnh hưởng không tốt đến bầu khí gia đình.
Triệu chứng. Để thắng vượt “stress”, cần nhận định rõ những triệu chứng của nó. Stress có thể sinh ra nhức đầu, chóng mặt, đau nhói bao tử, ăn khó tiêu. Có người thì bị những dị ứng bên ngoài trên da mặt hoặc tay chân mình mẩy. Có người thì hay cau có, hay đụng độ với kẻ khác, thành thử nhà cửa bao giờ cũng um sùm như mổ bò. Đó là những triệu chứng của stress. Người ta ví Stress như “chất nổ ngầm bên trong trước khi chúng được phát hiện bên ngoài”. Người hay căng thẳng xuất hiện ở đâu thì ở đo những kẻ khác đương nhiên phải khổ, không có bình an, niềm vui.
Cách giải toả stress.
1. Mỗi ngày dành một chút thời giờ cho chính mình, biết nghỉ ngơi để cho thể xác và tâm thần được thoải mái, bởi vì : “Dây cương căng quá có ngày sẽ đứt’. Vì hạnh phúc của mình và của kẻ khác, đôi khi phải hi sinh ngay cả công việc hoặc đừng quá tham công tiếc việc. Nên nhớ khi chúng ta thương mình là ta cũng đang thương người khác đó. Nên nhớ, thân xác con người không phải là cái máy. Mà ngay cả cái máy thì nó cũng cần được nghỉ. Ngắm nhìn hoa lá cỏ cây, nghe nhạc, lần hạt … cũng là những cách thế giải toả căng thẳng.
2. Biết sống phó thác. Trước khi đi ngủ, ta dâng hết mọi sự cho Chúa và Đức Mẹ : niềm vui nỗi buồn, thành công thấy bại, ưu tư lo lắng, gia đình con cái rồi đọc kinh phó dâng, ta sẽ tìm lại được sự an bình và sức mạnh.
Một ngày nọ, có Đức Giám Mục đến gặp ĐGH Gioan 23 và nói với ngài về sự lo lắng đến mất ăn mất ngủ của mình rồi xin ĐGH ý kiến. Nghe xong, ĐGH cười và nói tếu táo như sau : “Ngày tôi được bầu làm Giáo Hoàng, tôi cũng mất ăn mất ngủ như Đức Cha vậy. Thế rồi một đêm kia, khi tôi đang trằn trọc, một thiên thần đến sờ vào cái bụng to của tôi và nói : Gioan ơi, ngươi lo lắng mà làm gì, Giáo Hội là của Chúa chứ của ngươi đâu mà ngươi lo. Từ đó, tôi không còn mất ngủ nữa”.
3. Sống “hiền lành và khiêm nhường” là cách thức giải toả căng thẳng rất hữu hiệu.
Người hiền lành và khiêm nhường ít khi căng thẳng vì không thích gây gổ cũng như không thích phần thắng về mình.
4. Trên phương diện tâm lý học, để giải toả căng thẳng, hãy biết chấp nhận mình là mình. Trong thực tế, người ta hay căng thẳng vì tự so sánh mình với kẻ khác. Thấy người ta tài hơn mình, giàu hơn mình, được yêu mến hơn mình… đâm ra ghen tương, rồi căng thẳng.
Mẹo hay giải tỏa căng thẳng trong công việc và cuộc sống
Không phải tất cả chúng ta đi làm đều ngồi cả ngày trong văn phòng để có thể bị béo phì. Một vài người làm việc trên đôi chân trong nhiều giờ dẫn đến nguy cơ bị giãn tĩnh mạch, những người khác đi lại nhiều đến mức gần như sống ở trên máy bay – nhưng không có cái nào tốt cho sức khỏe. Căng thẳng trong công việc được biết là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý tim mạch, trầm cảm và các vấn đề về cơ xương. Theo viện quốc gia về an toàn và sức khỏe thì mức độ căng thẳng ở phụ nữ cao gấp đôi nam giới do thêm các yếu tố như bị phân biệt đối xử, quấy rối tình dục và gánh nặng của công việc gia đình. Ngay cả trong số những người tìm được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cũng lo ngại rằng nếu họ chậm lại ở một chỗ nào đó cũng rất dễ bị mất kiểm soát.
Bạn không thể luôn thay đổi công việc. Nhưng vẫn có những cách giúp bạn có môi trường làm việc vui vẻ và lành mạnh hơn. Chỉ đơn giản là mua hoa tươi đến văn phòng mỗi sáng thứ hai sẽ giúp bạn có thêm hưng phấn làm việc trong cả tuần.
Cùng Depkhoenews tham khảo một số mẹo được khuyên bởi các bác sĩ và chuyên gia thể dục thẩm mĩ để giúp bạn luôn vui vẻ, lạc quan bất kể trong công việc hay cuộc sống.
1. Tìm khoảng thời gian linh hoạt trong công việc. Nếu bạn làm việc muộn chiều thứ hai, bạn có thể về sớm hơn vào chiều thứ 6. Có lẽ mỗi tháng nên có một ngày làm việc ở nhà và đó là thời gian để sắp xếp gọi thợ sửa ống nước, thợ điện hay thợ sửa lò sưởi…
2. Hãy ngồi trên một quả bóng tập thể dục lớn thay vì ngồi nhiều trên ghế. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái và có nhiều năng lượng hơn.
3. Cứ cách 45 phút, hãy nhìn xa khỏi màn hình máy tính để xoa dịu đôi mắt. và sau một tiếng làm việc, bạn có thể đứng lên đi lại khoảng 1 phút để tránh bị đau vùng lưng dưới.
4. Chọn một ngày đặc biệt để thư giãn cho bản thân bằng việc đi picnic cùng đồng nghiệp/bạn bè, đi mua sắm, đi chơi xa trong ngày.
5. Nếu bạn đang rơi vào “khủng hoảng” công việc do deadline hoặc sếp hối thúc, hãy dành 1 phút thả lỏng toàn thân: nhắm mắt lại hít thở sâu và chậm, tưởng tượng bạn đang nằm trên một cánh đồng hoặc chỉ tập trung vào việc hít thở. Nếu điều đó không giúp bạn xoa dịu mệt mỏi và lo lắng, các chuyên gia đã khuyên bạn nên thử một cách tiếp cận khác. Đó là tự hỏi bản thân xem: “Điều gì tồi tệ nhất có thể xảy ra?”. Có lẽ bạn sẽ trả lời: “Bị sếp la mắng”. Sau đó tự hỏi lại mình lần nữa: “Điều gì tồi tệ nhất có thể xảy ra?” Bạn lại bị la? Bạn xin lỗi? Vấn đề là: “Không có ai sắp sửa chết cả” vậy tại sao bạn phải quá lo lắng như thế
6. Làm việc trong tình trạng đủ ánh sáng. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản hay quá nhiều việc, làm việc thiếu ánh sáng dễ gặp phải các triệu chứng rối loạn theo mùa dạng nhẹ. Để giảm thiểu việc đó, hãy đi ăn trưa bên ngoài vừa giúp vận động lại có thêm ánh sáng.
7. Kiểm soát thời gian kiểm tra thư. Hãy bỏ thói quen cứ 5-10 phút lại kiểm tra và trả lời thư, nếu có thể tránh đọc thư ngay khi nó vừa vào hòm mail của bạn.
8. Dành thời gian nghỉ ngơi. Hạn chế tối đa những điều liên quan đến công việc sau khi đi làm về hoặc khi đi nghỉ. Nếu bạn đang lái xe hãy nghe nhạc thay vì nghĩ đến công việc.
9. Nhờ trợ giúp từ đồng nghiệp. Nếu bạn đang quá tải, hãy nhờ đồng nghiệp giúp sức. Nếu lần sau họ cần, bạn sẽ sẵn sàng giúp lại.
10. Chắc chắn rằng bạn không làm việc quá sức. Làm việc nhiều giờ liên tục không tốt cho sức khỏe. Bạn có nhiều việc đến mức phải ngủ ở văn phòng để hòan thành công việc? Hay bạn có là người dùng công việc để tránh phải về nhà? Công việc là việc duy nhất khiến bạn thấy được giá trị bản thân? Tùy thuộc vào câu trả lời, bạn có thể yêu cầu sếp giảm bớt công việc hoặc gặp chuyên gia tâm lý để giúp làm việc đựoc hiệu quả hơn .
11. Hỏi bản thân điều bạn muốn làm khi trưởng thành. Đó có phải việc bạn đang làm hiện giờ? Bạn có thể có nhiều niềm vui và tự hào về công việc của mình ngay cả khi nó chỉ giúp bạn trả các hóa đơn trong thời gian này? Bạn có thời gian để làm mới bản thân?
12. Lên lịch nghỉ giải lao 30 phút trong một ngày làm việc – cho ngày hôm sau. Nếu hôm nay bạn cảm thấy 30 phút nghỉ ngơi là quá nhiều, hãy bắt đầu với 10 phút. Nhưng hôm sau hãy tận dụng thời gian nghỉ ngơi đó.
13. Thay vì đi thang máy, hãy leo cầu thang bộ mỗi lần bạn phải lên hay xuống khoảng 5 tầng. Hãy chọn nhà hàng ăn trưa cách văn phòng khoảng 15 phút đi bộ.
14. Khi gọi điện thoại, hãy đứng trên một chân thay vì ngồi nói chuyện để giúp giữ thăng bằng và tăng sức mạnh cho đôi chân. Bạn có thể đổi vị trí của chân khi thấy mỏi.
Bí quyết giải tỏa căng thẳng ngay tại văn phòng
Một động tác vươn vai, một câu chuyện phiếm, nghe một bản nhạc hay bổ sung nước cho cơ thể đúng lúc sẽ giúp bạn vượt qua con stress nhanh chóng và dễ dàng.
Do yêu cầu của công việc hay số lượng công việc quá nhiều khiến dân công sở cảm thấy mệt mỏi và chán chường mọi việc. Làm thế nào để bạn có thể lấy lại tinh thần và công việc có thể đạt hiệu quả? Chúng tôi sẽ giúp bạn.
Uống nước
Mắt mỏi do làm việc nhiều với máy tính và cảm thấy muốn ngủ, đó chính là dấu hiệu của tình trạng thiếu nước. Các nhà khoa học cho rằng, nếu cơ thể thiếu chỉ 1- 2% cũng làm chậm quá trình suy nghĩ. Để tránh điều này bạn luôn có 1 chai nước ngay trên bàn làm việc của mình để uống kể cả lúc bạn chưa có cảm giác khát nước. Nếu bạn uống nước đầy đủ sẽ gúp bạn giảm 7% nguy cơ ung thư.
Khởi động vài động tác thể dục nhẹ nhàng
Bạn cảm thấy không thoải mái khi phải ngồi làm việc nhiều trước màn hình vi tính. Có cảm giác tê cứng ở chân, có khi còn bị chuột rút, cảm thấy bứt rứt rất khó chịu. Vì thế, hãy đứng dậy, đi lại vài phút và vung vẩy tay chân để cho sự co giãn gân cốt được hoạt động trở lại. Bạn đừng quên một số động tác ở cổ, vai và bụng. Nếu dành khoảng 5 phút làm việc này sẽ giúp bạn cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch, bài trừ được axit uric gây tổn thương khớp và tránh được nguy cơ tích tụ mỡ bụng.
Thường xuyên thực hiện bài tập hít thở. Bài tập hít thở là cách khá hay để giải tỏa căng thẳng dù bạn ở bất kỳ nơi nào. Những bài tập này khá đơn giản và dễ thực hiện khi bạn cảm thấy sự căng thẳng xuất hiện. Nhiều người hay ví von khi tập rằng “hít vào sự thanh thản và tống căng thẳng ra ngoài”.
Tranh thủ nghe nhạc.
Thỉnh thoảng cũng nên dành thời gian nghe nhạc trong khi làm công việc hằng ngày, điều này sẽ giúp bạn và cả những người xung quanh cảm thấy thoải mái, bớt căng thẳng.
Bạn có thể tranh thủ nghe nhạc trong lúc nghỉ giải lao giữa giờ làm, lúc ăn trưa, đi mua sắm hay trên đường trở về nhà. Khi đó bạn sẽ thấy âm nhạc là “liều thuốc” làm dịu căng thẳng khá hiệu quả.
Tại sao không “buôn chuyện”?
Đây cũng là một cách mà đa số chị em “dân văn phòng” hay làm mỗi khi “sếp” không có ở văn phòng. Đôi khi một vài câu câu chuyện phiếm hay chia sẽ một số kinh nghiệm sống cũng giúp chúng ta quên đi cảm giác mệt mỏi và căng thẳng. Nhưng tuyệt đối không được áp dụng nhiều sẽ ảnh hưởng đến công việc và nếu không may “sảy miệng” với đồng nghiệp thì quan hệ trong môi trường làm việc sẽ không được thoải mái.
Tập sống lạc quan, tích cực.
Sự thật là những người có suy nghĩ tích cực thường ít gặp căng thẳng và sống lành mạnh hơn những người hay có lối suy nghĩ tiêu cực, bi quan.
Do đó, dù trong hoàn cảnh nào cũng hãy cố giữ cho mình lối suy nghĩ tích cực và bạn sẽ nhận ra mình có thể dễ dàng giải tỏa căng thẳng.
Ngủ trưa
Hãy tạo cho mình một thói quen tốt là một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa (ngay tại văn phòng hay tại nhà đều tốt). Một giấc ngủ trưa ngắn này cũng giúp bạn lấy lại tinh thần và sinh lực làm việc cho buổi chiều. Tìm một nơi yên tĩnh có thể nằm không thoải mái nhưng bạn cũng được thư giãn cơ đặc biệt là vùng cổ và mắt. Hơn nữa, bộ não cũng cần phải nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, strees trong công việc.
Bổ sung nhiều vitamin
Chú ý bổ sung vitamin vào mỗi buổi sáng để giúp cơ thể có thể duy trì năng lượng cả ngày. Bạn có thể dùng các viên vitamin tổng hợp như vitamin B-complex, vitamin C, can-xi, magiê.
Tuy nhiên, tốt hơn là nên tận dụng tốt nguồn vitamin tự nhiên có nhiều trong rau, củ, quả. Đây là cách thuận lợi và nhanh chóng giúp bạn giảm căng thẳng.
Trên đây là những phương pháp giải tỏa stress thực sự hữu ích cho những người bận rộn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn căng thẳng thật dễ dàng và nhanh chóng.
“ Mẹo” giải tỏa căng thẳng trong ngày đầu tiên đi làm
(Dân trí) - Những ngày đầu ở công việc chính thức đầu tiên chắc chắn sẽ khiến bạn căng thẳng bởi hàng tá lo lắng: không làm được việc, làm quen với đồng nghiệp và cuộc sống công sở, tạo dựng mối quan hệ với sếp.
Để giúp bạn nhanh chóng vượt qua giai đoạn đầu khó khăn này, các chuyên gia nghề nghiệp đã đưa ra một số lời khuyên dưới đây:
Loại bỏ cảm giác nghi ngờ bản thân
Mọi người đều trải qua cảm giác nghi ngờ bản thân trước khi bắt đầu công việc. Những ngày đầu tiên đi làm, cảm giác đó lại càng tăng lên. Bạn không ngừng tự hỏi bản thân: “ Công việc này có thực sự phù hợp với mình?”, “ Làm sao mình có thể đảm nhận nhiều trách nhiệm như vậy?”, “ Đồng nghiệp có nghĩ mình là kẻ ngốc hay không?”…
Nếu đặt ra những câu hỏi như vậy, bạn chỉ cần nhớ tới lý do nhà tuyển dụng thuê mình. Bạn đã gửi một bộ hồ sơ ấn tượng, vượt qua vòng phỏng vấn và thương lượng mức lương thành công. Như vậy, nhà tuyển dụng đã nhận thấy khả năng của bạn và muốn bạn làm việc cho họ. Tất nhiên, những ngày làm việc đầu tiên, bạn không thể tránh khỏi sai sót. Điều quan trọng là bạn rút ra kinh nghiệm và không lặp lại.
Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên
Mọi thứ đều mới mẻ khi bắt đầu công việc và bạn có rất nhiều việc phải hoàn thành. Hãy sắp xếp nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên, chia nhỏ công việc và hoàn thành từng phần. Dù tiến độ có thể chậm hơn nhưng người khác nhưng hãy “ chậm mà chắc” và dần dần bạn sẽ quen việc hơn.
Hơn nữa, bạn cũng không nên quá chú ý tới những người khác quan sát bạn ra sao bởi ai cũng biết rằng một nhân viên mới khó có thể thể hiện một cách hoàn hảo trong những ngày đầu tiên đi làm.
Luôn đúng giờ
Hãy đến cơ quan đúng giờ vào buổi sáng và không tan sở sớm hơn mọi người. Bạn nên tạo thói quen đó ngay từ những ngày đầu đi làm. Nếu bạn có việc riêng như đi khám bệnh chẳng hạn, hãy cố gắng báo cho người quản lý càng sớm càng tốt. Dù chỉ ra ngoài 10 phút, bạn cũng nên nói với sếp một tiếng. Và trước khi rời cơ quan, đừng quên tới chỗ sếp và xác nhận rằng công việc trong ngày đã hoàn thành.
Tụ tập với đồng nghiệp trong giờ ăn trưa
Khi bắt đầu đi làm, hãy cố gắng đi ăn trưa với đồng nghiệp trong phòng. Đây là thời gian để xây dựng mối quan hệ. Đồng nghiệp biết tới bạn nhiều hơn, họ sẽ hướng dẫn, đưa ra những lời khuyên cho bạn. Dần dần bạn sẽ loại bỏ hết căng thẳng, lo lắng của những ngày đầu tiên đi làm trong đời.
Cách sắp xếp bàn làm việc hợp lý
Đam mê công việc
Giảm áp lực công việc
Duy trì sự sáng suốt trong công việc
Nghệ thuật thăng tiến trong công việc
Nghệ thuật từ chối trong công việc
Bí quyết thăng tiến nhanh trong công việc
(st)