Thực phẩm làm giảm béo mặt hiệu quả
Giảm béo ở vai và bắp tay cho một thân hình thon thả hơn
Sữa chua giảm béo giúp bạn lấy lại eo thon dáng ngọc
Các món canh giảm béo hiệu quả
Làm sao để hết béo bụng mà không phải khổ: thực phẩm giảm béo
Trẻ béo phì không nên ăn các món chiên rán. |
Khi thấy chỉ số KCT của con mình ở mức 25, bạn cần áp dụng ngay các biện pháp giảm cân khoa học. Các biện pháp đó là:
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Trước tiên, bạn cần giảm tới mức tối đa đồ ngọt và béo trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ. Việc này rất khó, vì hầu hết trẻ thừa cân đều thích món ăn ngọt và béo. Bạn hãy hạn chế dần. Thay bánh, kẹo bằng trái cây có độ ngọt như dưa hấu, xoài... Thay mỡ bằng dầu thực vật. Cứ kiên trì như thế, trẻ sẽ thích nghi dần.
Cách chế biến món ăn cũng phải thay đổi. Nên dùng các món luộc, hấp, hoặc nướng hơn là rán, xào.
Khuyến khích trẻ dùng nhiều rau và trái cây, vì rau và trái cây ít năng lượng, đặc biệt lại giàu chất xơ có tác dụng chống béo phì rất tốt (chất xơ thực phẩm trong quá trình tiêu hóa sẽ hút nước nở ra làm cho các chất dinh dưỡng từ từ qua thành ruột để thấm dần vào máu, vì vậy hàm lượng đường trong máu chỉ tăng vừa mức và được duy trì chứ không tăng quá cao nên không bị cơ thể chuyển lượng đường thừa ấy thành mỡ để dự trữ các mô mỡ gây béo phì).
Giữa các bữa ăn nếu trẻ đói, có thể cho ăn trái cây ít năng lượng như dứa, roi.
Riêng với protein thì không được giảm. Protein không chuyển hóa thành mỡ, nó tham gia xây dựng tế bào cấu tạo nên các mô và bù đắp liên tục lượng protein bị tiêu hao trong cơ thể. Nếu thiếu protein cơ bắp sẽ nhão, thiếu máu. Bởi vậy, các thức ăn giàu protein (tôm, cá, thịt nạc, trứng...) có thể ăn bình thường.
Hãy nghiêm khắc với con bằng cách nói cho chúng hiểu về tác hại của chứng béo phì, tác hại của các món ăn "nguy hiểm" đó. Tuy nghiêm khắc, nhưng đừng biến việc ăn kiêng thành cực hình đối với trẻ. Thỉnh thoảng nên nới lỏng cho trẻ thư giãn với món ngọt mà chúng thích. Hãy cho trẻ dần dần hiểu ra tầm quan trọng của việc ăn kiêng để lấy lại sự cân bằng trọng lượng. Tuyệt đối không bắt trẻ nhịn ăn hoặc ăn quá ít, vì như vậy, trẻ sẽ mỏi mệt, luôn buồn ngủ, học hành kém đi, sức đề kháng của cơ thể giảm sút và do đó sẽ dễ bị bệnh tật. Đối với các trẻ trên 10 tuổi, năng lượng cần thiết mỗi ngày là khoảng 1.000-1.300 calo. Nếu con bạn ở mức quá béo, việc ăn kiêng bắt buộc phải có sự tư vấn của bác sĩ để tránh tình trạng sụt cân quá nhanh, hay hạ đường huyết ở trẻ.
|
Động viên trẻ tập thể dục thể thao hằng ngày bằng cách cả gia đình cùng tập luyện. Như thế, trẻ sẽ thấy mình không bị lạc lõng và hưng phấn hơn, kết quả sẽ khả quan hơn. Nếu không có thời gian tập cùng trẻ, bạn hãy cho trẻ tham gia vào các câu lạc bộ thể thao để trẻ có môi trường tập luyện nghiêm túc. Đừng bao giờ để trẻ bỏ dở bài tập giữa chừng. Nếu thấy trẻ nản chí, hãy "hâm nóng" tinh thần bằng cách bạn hãy tham gia tập cùng trẻ, rủ bạn bè của trẻ tập cùng. Cha mẹ phải luôn luôn nói cho trẻ thấy vai trò quan trọng của việc tập luyện để có được một thân hình đẹp.
Ngoài tập thể thao, hãy khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi ngoài trời. Đây cũng là một cách tập luyện rất hữu ích, lại phù hợp với tâm lý của trẻ.
Hạn chế xem tivi
Tivi, các trò chơi điện tử... là bạn đồng minh của béo phì. Theo một số nghiên cứu, trong khi xem tivi, sự trao đổi chất giảm đáng kể. Hãy tách trẻ ra khỏi màn hình tivi bằng cách yêu cầu trẻ giúp đỡ bạn làm việc nhà, vui đùa với em hay vật nuôi...
Ngủ đủ giấc
Ngủ ít cũng gây béo phì làm giảm tiêu mỡ (quá trình này diễn ra mạnh nhất vào ban đêm khi ngủ). Hãy để trẻ ngủ ít nhất 9-10 giờ đồng hồ mỗi ngày. Nên cho trẻ đi ngủ sớm và thức dậy sớm, sẽ có lợi cho sức khỏe hơn.
Động viên và khích lệ trẻ
Hãy động viên trẻ một cách hợp lý về chiến dịch giảm cân của trẻ. Sự động viên kịp thời sẽ giúp trẻ tự tin hơn. Tuyệt đối không được chế nhạo hình thức của trẻ như một phương pháp "kích tướng", vì làm như thế trẻ sẽ thấy xấu hổ, tủi thân. Thực tế là không ít trẻ do bị chế nhạo quá nhiều đã ì ra và trở nên bất cần hơn.
Phương pháp giảm béo cho trẻ mà không cần ăn kiêng.
Để trẻ không ăn quá nhiều dẫn đến thừa cân, cần tránh bắt đầu bữa ăn bằng một món mặn vì nó sẽ kích thích rất mạnh sự thèm ăn. Thay vào đó, hãy cho trẻ dùng rau quả tươi.
Không nhất thiết phải ép những trẻ mập ăn kiêng. Thực tế cho thấy, điều đó sẽ chẳng thay đổi được gì nếu trẻ không muốn thực hiện. Muốn giảm cân cho con, trước hết, cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen tốt trong ăn uống, rồi sau đó mới hạn chế những thức ăn giàu năng lượng. Hãy giảm lượng thức ăn tiêu thụ cho trẻ bằng cách tôn trọng 5 nguyên tắc sau:
1. Không để trẻ ăn ngoài các bữa chính
- Nhắc nhở trẻ rằng bữa cơm là thời gian cả gia đình sum họp, là lúc mọi người cùng ngồi ở bàn ăn dùng bữa một cách đàng hoàng, lịch sự.
- Coi trọng và thưởng thức bữa sáng như một bữa chính.
- Không cho trẻ ăn bữa phụ lúc 10 giờ sáng. Nếu trẻ học bán trú tại trường thì tập cho chúng thói quen chỉ dùng bữa phụ khi ở trường.
- Yêu cầu trẻ không được rời khỏi bàn ăn khi bữa cơm chưa kết thúc, hãy vừa nói chuyện vừa giúp trẻ hoàn thành bữa ăn.
2. Không lấy thêm thức ăn cho trẻ nếu trẻ đã ăn hết phần của mình
Đây là cách đơn giản nhất để giảm lượng thức ăn được tiêu thụ. Dần dần, trẻ sẽ tập được thói quen không đòi ăn thêm phần của người khác. Bạn cũng nên chia các món ăn thành từng suất riêng cho mỗi người như ở các hàng ăn.
Về lượng cơm, chỉ cần một lưng bát cho mỗi bữa là đủ (nên dùng bát ăn cơm loại nhỏ).
3. Dành 30 phút mỗi ngày để đi bộ cùng trẻ
Việc vận động nhiều kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý chắc chắn sẽ sớm đem lại kết quả trong giảm béo. Tốt hơn cả là đi bộ, vì đây là phương pháp vận động đơn giản nhất, không đòi hỏi phải có dụng cụ luyện tập.
Thay vì cho trẻ đi bộ mỗi lần 30 phút, bạn có thể chia thành 2 lần, mỗi lần 15 phút. Phải tập thường xuyên, kể cả chủ nhật, ngày nghỉ, lễ tết.
4. Chăm sóc và giúp đỡ trẻ nhiều nhất trong khả năng có thể
Trẻ béo hơn mức bình thường không hẳn đã mắc chứng béo phì. Do đó, các bậc phụ huynh cần bình tĩnh, tránh gây những xáo động về mặt tâm lý của trẻ. Cần quan tâm đặc biệt hơn về những vấn đề có liên quan đến trọng lượng cơ thể trẻ.
Ngoài ra, cần lưu ý, nhắc nhở người thân hoặc cô giữ trẻ... về các nguyên tắc chăm sóc để trẻ không bị thừa cân, tránh hiện tượng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược".
5. Kiểm tra trọng lượng cơ thể trẻ mỗi tuần
Cần kiểm đều đặn tra trọng lượng trẻ 1 lần/ tuần vào một thời điểm nhất định.
(ST)