Giảm cân bằng nước mía: an toàn hay độc hại?

Phương pháp giảm cân bằng cách chủ yếu uống nước mía này còn được gọi là ăn kiêng kiểu detox (giải độc). Nhưng phương pháp này có thật sự an toàn như những lời quảng cáo. Giảm cân bằng nước mía: an toàn hay độc hại?



Mổ xẻ cách giảm cân “siêu tốc” bằng nước mía

Nó có thật sự an toàn không nhỉ?

Từ chế độ giảm cân “thần kỳ”…

Phương pháp giảm cân bằng cách chủ yếu uống nước mía này còn được gọi là ăn kiêng kiểu detox (giải độc). Theo nó, bạn sẽ phải nhịn ăn hoàn toàn trong mười ngày, sáng sớm uống nước biển (nước muối pha loãng) để rửa ruột, trong ngày chỉ uống 300ml nước mía pha với một chút muối và ớt bột. Ngoài ra thì bạn không được phép nạp thêm bất cứ nguồn năng lượng nào khác.

Ăn kiêng giải độc kiểu detox từng được phát triển rầm rộ ở rất nhiều quốc gia như Ý, Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Hungari… với hàng ngàn khách hàng tới những trung tâm tư vấn Detoks để học cách ăn kiêng này. Tuy nhiên, cách giảm cân “thần kỳ” tưởng chừng như rất hiệu quả này lại chứ đựng rất nhiều tác hại.



… đến sức khỏe giảm “không phanh”

Cách giảm cân phản khoa học

Theo phân tích của các chuyên gia y tế, việc sử dụng nước biển để uống thời gian dài sẽ làm cơ thể mất nước nghiêm trọng do độ mặn của nước khá cao. Thêm vào đó, nước mía cung cấp nhiều đường nhưng được hấp thu rất nhanh vào máu, làm lượng đường trong máu tăng nhanh rồi giảm đột ngột vì thế khiến việc điều hòa đường huyết trong cơ thể không ổn định.

Ngoài ra, việc pha thêm muối và ớt bột vào nước mía chẳng những không giúp cung cấp thêm dưỡng chất gì cho cơ thể mà còn kích thích dạ dày, khiến bao tử phải co bóp liên tục trong tình trạng rỗng, dễ dẫn đến các chứng bệnh đau bao tử, đau bụng, thậm chí là lủng ruột đấy!



Mỡ ơi ở lại, cơ đi nhé…

Việc giảm cân bằng cách nhịn ăn sẽ làm giảm đồng thời cả khối mỡ và khối cơ. Tuy nhiên, sau thời gian nhịn ăn, bạn sẽ dễ dàng tăng cân và tăng khối mỡ chứ không hề giúp tăng khối cơ. Điều này rất nguy hại đến sức khỏe.

Không chỉ vậy, nhịn ăn như vậy còn khiến cơ thể thiếu đi rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin (đặc biệt vitamin tan trong nước như vitamin C, vitamin nhóm B là các vitamin không dự trữ nhiều trong cơ thể), chất khoáng (canxi, phospho, magne), các vi chất (sắt, kẽm…). Như vậy, việc giảm cân sẽ kéo theo cả việc làm sức khỏe tụt dốc “không phanh” gấp nhiều lần.



Và hậu quả khôn lường

Giáo sư Tom Sanders của trường đại học danh tiếng tại London nước Anh đã cảnh báo, chế độ ăn kiêng thải độc đang là thứ thời thượng độc hại do thay vì đẩy nhanh quá trình thải độc tố khỏi cơ thể, nó lại làm chậm quá trình này.

Việc ăn kiêng giảm cân detox cơ thể gây ra trạng thái hôn mê do các protein, muối và hidrat-carbon bị đào thải nhanh chóng ra khỏi cơ thể. Hậu quả là làm giảm nồng độ natri-cacbonat trong máu do thiếu chất.

Thực đơn detox còn gây ra tình trạng thiếu kali trầm trọng. Điều này dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, đau các khớp xương, rối loạn hormone và enzyme. Thậm chí bạn có thể bị chứng rối loạn hoạt động gan và hình thành sỏi mật nữa đấy!



Lời khuyên cho bạn

Trước khi quyết định giảm cân bằng cách ăn kiêng detox, bạn cần phải xem mình có thật sự thừa cân hoặc béo phì không. Bạn có thể dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI) để xác định điều này

Khi đó, việc giảm cân mới cần thiết và phải bằng phương pháp ăn kiêng khoa học kết hợp với tập luyện thể lực. Đối với cách ăn kiêng nghiêm ngặt (nhịn ăn hoàn toàn), phải được thầy thuốc theo dõi sát sao để tránh nguy hiểm các bạn nhé!



Ăn kiêng giải độc để giảm cân?

Nhịn ăn hoàn toàn trong mười ngày, sáng sớm uống nước biển súc ruột, trong ngày chỉ uống 300ml nước mía pha với tí muối và ớt bột có phải là phương pháp giảm cân không?

Một số bạn đọc thắc mắc về lợi, hại của phương pháp giảm cân đang phổ biến trong giới văn phòng: ăn kiêng kiểu detox (giải độc). Cụ thể: nhịn ăn hoàn toàn trong mười ngày, sáng sớm uống nước biển súc ruột, trong ngày chỉ uống 300ml nước mía pha với tí muối và ớt bột, ngoài ra không nạp thêm nguồn năng lượng nào khác. Chúng tôi ghi nhận ý kiến của một số chuyên gia phân tích những góc độ khoa học của phương pháp giảm cân này.

TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, phó giám đốc trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM:

Coi chừng giảm cả sức khoẻ!

Đầu tiên, cần xác định mục đích ăn kiêng là gì: giảm cân hay giải độc?

Nước mía pha muối và ớt bột: chưa có công trình khoa học nào kiểm chứng hiệu quả “giải độc” của loại nước này. Ảnh: Hồng Thái

Nếu mục đích là giảm cân thì phải xem có thật sự thừa cân hoặc béo phì trước đã. Có thể dùng chỉ số khối cơ thể (BMI: cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m)) để xác định: trên 23 là có khuynh hướng thừa cân, trên 25 là đã thừa cân và trên 30 là béo phì. Khi đó, việc giảm cân mới cần thiết và phải bằng phương pháp ăn kiêng khoa học kết hợp với tập luyện thể lực và thường xuyên vận động. Khi đó, cân nặng giảm đi do giảm khối mỡ chứ không phải khối cơ. Còn giảm cân bằng cách nhịn ăn như trên thì sẽ giảm cả khối cơ và khối mỡ; sau thời gian nhịn ăn, rất dễ tăng cân và tăng mỡ chứ không tăng khối cơ. Hơn nữa, nhịn ăn như vậy sẽ làm cơ thể thiếu cả các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin (đặc biệt vitamin tan trong nước như vitamin C, vitamin nhóm B là các vitamin không dự trữ nhiều trong cơ thể), chất khoáng (canxi, phospho, magne), các vi chất (sắt, kẽm…) Như vậy, việc giảm cân sẽ kéo theo giảm cả sức khoẻ!

Nếu ăn kiêng để giải độc thì nên dùng thực phẩm tự nhiên và tinh khiết để không làm nặng gánh cho các cơ quan của cơ thể, đặc biệt là gan và thận. Thông thường, người ta có thể kiêng thịt, cá và chọn ăn thực phẩm hữu cơ (không có thuốc trừ sâu và phân bón hoá học), thực phẩm không qua chế biến công nghiệp (chọn các loại ngũ cốc, hạt…), kết hợp ăn rau và trái cây, uống nhiều nước (khoảng 2 lít) mỗi ngày. Việc ăn kiêng này thường được thực hiện ở nơi yên tĩnh, không gian thoáng, gần với thiên nhiên để thư giãn, kết hợp hít thở. Đối với cách ăn kiêng nghiêm ngặt (nhịn ăn hoàn toàn), phải được thầy thuốc theo dõi sát sao để tránh nguy hiểm. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh những phương pháp ăn kiêng giải độc này có lợi cho sức khoẻ, mà chỉ nghe qua kinh nghiệm.

Cách ăn kiêng nói trên, theo tôi là phản khoa học. Nước biển được dùng phải phân tích rõ là loại nào. Nước muối đẳng trương (NaCl 0,9%) thường chỉ dùng để rửa bên ngoài (làm sạch vết thương, nhỏ mắt, rửa mũi…) hoặc truyền tĩnh mạch (loại tinh khiết hơn) dùng để bù dịch chứ không dùng để uống. Nếu đây là nước biển khơi thì lại càng không thể uống vì sẽ làm mất nước của cơ thể do nước biển mặn rất ưu trương. Nước mía cung cấp chất đường nhưng sẽ hấp thu rất nhanh vào máu làm mức đường trong máu tăng nhanh rồi sau đó giảm cũng nhanh, nên không giữ được đường huyết ổn định. Việc pha tí muối và ớt bột vào nước mía chẳng những không cung cấp thêm gì cho cơ thể mà còn kích thích dạ dày, là việc nên tránh khi bụng đói.

Tốt nhất, nếu muốn giảm cân, cần đến gặp bác sĩ chuyên về dinh dưỡng để được xác định tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ hiện tại (có béo phì, thiếu máu…) để có hướng ăn uống và tập luyện phù hợp.

ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa đông y, bệnh viện Trung ương Quân đội 108:

Chưa có phương pháp nhịn ăn được y học công nhận

Chúng tôi đã từng nghiên cứu và thu thập nhiều tài liệu về vấn đề ăn kiêng và nhịn ăn, nhưng chưa nghe phương pháp nhịn ăn kiểu như thế. Trên thực tế, phương pháp này chỉ được gọi là tiết thực hoặc kiêng ăn. Bởi lẽ, nhịn ăn hay tuyệt thực là không ăn bất kỳ một thức gì dưới hình thức đặc hay lỏng mà chỉ uống nước thiên nhiên hay nước đun sôi để nguội. Ở đây, người giảm cân có uống nước biển và nước mía pha muối và ớt bột, có nghĩa là trong mười ngày tiết thực cơ thể vẫn được cung cấp một lượng nhất định chất dinh dưỡng, vitamin và các nguyên tố vi lượng...

Cho đến nay, mặc dù nhịn ăn là một trong những phương pháp đã có lịch sử lâu đời trong y học cổ truyền phương Đông và được không ít người áp dụng đem lại hiệu quả ngoài sức tưởng tượng, nhưng vẫn chưa được nền y học đương đại công nhận bởi lẽ: về lý thuyết nó đi ngược lại những gì mà sinh lý học và dinh dưỡng học hiện đại quan niệm, về thực hành nó chưa được nghiên cứu một cách khoa học bằng các công trình công phu đủ sức thuyết phục. Nếu muốn áp dụng thử, ngoài việc theo dõi các chứng trạng chủ quan, định kỳ sau mỗi đợt tiết thực, nên đến các cơ sở y tế kiểm tra sức khoẻ tổng thể, xét nghiệm cận lâm sàng, để xem thực trạng cơ thể như thế nào; nếu tốt hãy tiếp tục, còn xấu thì cần dừng lại và tham vấn ý kiến chuyên gia y tế và dinh dưỡng.

Một kiểu thời thượng độc hại

Ăn kiêng thải độc (detox) từng phát triển rầm rộ ở Ý, Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Hungari, Ba Lan... với hàng ngàn khách hàng tới những trung tâm tư vấn Detoks học cách ăn kiêng này. Bệnh viện St. George’s (London) từng tiếp nhận một thanh niên 23 tuổi hôn mê suốt bốn ngày do áp dụng phương pháp detox. Giáo sư Sterwass Brakre, trung tâm Dinh dưỡng Hoàng gia Anh cho rằng trạng thái hôn mê này là do các protein, muối và hydrat-carbon bị đào thải khỏi cơ thể, hậu quả của giảm nồng độ natri-carbonat trong máu do ăn thiếu chất. Thực đơn detox còn gây ra tình trạng thiếu kali, biểu hiện là chóng mặt, đau các khớp xương, rối loạn hormone và enzym; đặc biệt, làm hoạt động gan bị rối loạn, dễ dẫn đến sỏi mật.

Giáo sư Tom Sanders (King’s Collage London) cảnh báo, chế độ ăn kiêng thải độc đang là thứ thời thượng độc hại, thay vì đẩy nhanh quá trình thải độc tố khỏi cơ thể, nó lại làm chậm quá trình này. Theo ông, áp dụng một thực đơn hợp lý, mang tính khoa học, chứa đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể, mới là liệu pháp tốt nhất để duy trì sức khoẻ. 


Những kiểu giảm cân hại dạ dày

Giảm cân mù quáng không những không giúp chị em đạt được mục đích mà còn tự làm hại dạ dày của mình.

Giảm cân kiểu… rỉ tai
Hiện nay, nhiều chị em truyền miệng nhau cách giảm cân hiệu quả nhờ nhịn đói, uống giấm, ăn thật cay…. Kết quả là làm hại dạ dày.
Chuẩn bị làm cô dâu, chị Hồng Minh (ở Thanh Hóa) ngày đêm lo lắng tình trạng thừa cân của mình sẽ mặc váy cưới sẽ không đẹp. Mấy tháng nay, chị hạn chế ăn đồ ngọt, giảm lượng thức ăn nhưng cũng không có tác dụng. Đến cơ quan, thấy mấy chị đồng nghiệp bàn tán chuyện giảm cân bằng cách nhịn ăn và uống dấm mỗi ngày, chị Minh như “vớ được cọc”. Vậy là, chị vội lên kế hoạch và thực hiện chiến lược giảm cân "độc chiêu" này ngay ngày hôm sau.
Hơn một tuần trôi qua, trọng lượng cơ thể có giảm đôi chút nhưng chị thấy ở bụng thường xuất hiện những cơn đau nhẹ. Cố thực hiện thêm tuần nữa, bụng chị càng đau dữ dội hơn, da tái nhợt, người yếu hẳn đi. Lúc này chị mới đến bệnh viện, bác sĩ cho biết chị bị viêm loét dạ dày, tá tràng và thiếu máu nghiêm trọng.
Không chỉ nhịn ăn sáng, mỗi ngày chị Thúy kế toán viên của một công ty (ở Thanh Xuân, Hà Nội) còn nhịn luôn cả bữa chiều để đạt được ước nguyện giảm cân. Mỗi ngày chị chỉ ăn đúng 1 bát cơm với rau vào bữa trưa.
Trước kia, chị Thúy vốn là hoa khôi của trường Đại học. Từ ngày lấy chồng, sinh liền 2 con, vóc dáng của chị “phát tướng” trông thấy. Mỗi khi gặp bạn cũ chị thấy rất mất tự tin. Nghe chị bạn thân nói nhịn ăn giảm cân rất khả thi, chị Thúy liền thực hiện ngay. Hai tuần đầu chị giảm được 2kg thật nhưng cũng là thời điểm chị bắt đầu thấy toàn thân mỏi rã rời, nhiều hôm còn thấy bụng dạ cồn cào, đau âm ỉ.
Cũng biết ăn ít làm thay đổi cơ chế hoạt động của cơ thể, gây ra tác hại như vậy nhưng vì nghĩ khi cơ thể quen rồi thì sẽ không vấn đề gì, vậy là chị Thúy cố gắng giảm thêm 3-4 cân nữa thì dừng lại.
Rồi một hôm chị ngất xỉu giữa nhà vì tụt huyết áp, gia đình đưa chị đến bệnh viện, bác sĩ kết luận chị bị suy nhược cơ thể rất nặng. Nghiêm trọng hơn, việc nhịn ăn của chị đã làm thay đổi đột ngột quá trình co bóp, tiết dịch của dạ dày nên bị viêm dạ dày cấp cần điều trị ngay.
Nhịn ăn hay uống dấm có thể giúp chị em giảm cân nhưng thực sự rất có hại cho dạ dày. Ảnh minh họa
Không bớt cân chỉ thấy hại sức khỏe
Không có cơ sở khoa học, không tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, các chị em tự “truyền” cho nhau những kinh nghiệm giảm cân được cho là cực kì hiệu quả. Và hậu quả cuối cùng là ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe.
Giảm cân theo cách nhịn ăn, tăng cường uống nước mía pha muối ớt, nước dấm... là những phương pháp phản khoa học. Tuy có thể làm chị em giảm một vài cân nhưng lại rất có hại cho cơ thể.
Sở dĩ chị Hồng Minh bị viêm loét dạ dày vì chị uống dấm nhiều đã là cho axit trong dạ dày kết hợp axit của dấm và tàn phá niêm mạc dạ dày. Từ đó gây viêm loét, xuất huyết dạ dày, tá tràng…
Còn trường hợp của chị Thúy, chị nhịn ăn hàng ngày làm cho cơ thể thiếu protein, thiếu hẳn năng lượng. Do đó, cơ thể ngừng sản sinh các loại hormone tăng trưởng, dẫn đến thiếu máu, da bắt đầu xanh xao, sức khỏe suy giảm rõ rệt.
Một phương pháp giảm cân khác cũng “nguy hiểm” không kém mà chị em nên biết để tránh. Đó là trường hợp của chị Thu Hà (hướng dẫn viên du lịch).
Trong một lần đi tour (dẫn khách đi du lịch), chị Hà “học lỏm” được một bí quyết giảm cân là pha muối ớt vào nước mía, mỗi tháng sẽ giảm 4-5kg “dễ như chơi”.
Tuy nhiên, mặc dù nước mía có hàm lượng đường lớn hấp thu vào máu cơ thể sẽ không có cảm giác đói và đi tiểu nhiều hơn nên khiến bạn giảm cân nhưng chất cay nóng của ớt lại có hại cho dạ dày “lâm trọng bệnh”.
Chỉ trong vòng 10 ngày chị Hà đã giảm 2kg nhưng kèm theo đó sức khỏe của chị cũng sa sút trông thấy. Đi khám, bác sĩ cho biết, chị không chỉ bị thiếu dinh dưỡng mà còn chảy máu dạ dày.
Theo Bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia thì muốn giảm cân phải có một chế độ ăn uống và tập luyện khoa học.
Điều quan trọng khi có ý định giảm cân là phải có sự tư vấn của bác sĩ hoặc của các chuyên gia dinh dưỡng. Bởi thực tế, các cách thức nhịn ăn, uống dấm hay uống ớt cay đều chưa được y học công nhận. Nếu mục đích là giảm cân thì phải xem bạn có thật sự thừa cân hoặc béo phì không, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp giảm cân phù hợp với từng người.
Bởi không phải phương pháp giảm cân nào cũng phù hợp với tất cả mọi người, phương pháp này có thể giúp người này giảm cân nhưng lại không thể phù hợp với người khác.


Bí quyết giảm cân nhanh nhất mà hiệu quả
Giảm béo cho nam giới
Sữa chua giảm béo giúp bạn lấy lại eo thon
Sử dụng thuốc giảm cân
Những món salad giảm cân

(St)