1. Chờ đợi theo dõi
- Nếu bạn không đau, bạn và bạn tình không cảm thấy khó chịu thì có thể theo dõi trong 1 thời gian
- Nếu tĩnh mạch thừng tinh không giãn to hơn và không gây khó chịu thì không cần điều trị.
2. Phẫu thuật
(cột tĩnh mạch thừng tinh giãn)
- Bác sĩ có thể đề nghị bạn phẫu thuật (cột tĩnh mạch thừng tinh giãn) để cột các tĩnh mạch giãn chung quanh tinh hoàn.
- Thời gian phẫu thuật chỉ từ 30-60 phút
- Vô cảm để có thể gây mê hay gây tê
- Đường mổ ở vùng bẹn hay bụng dưới. Tĩnh mạch sau đó được cắt và cột
- Sau mổ, thời gian hồi phục là 2-3 giờ
- Cần phải có người thân theo bạn nếu bạn muốn xuất viện ngay vì tác dụng của thuốc mê hay thuốc tê vẫn còn.
3. Các phương pháp khác
- Trong phòng mổ, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện kẹp hay làm tắt các tĩnh mạch giãn
- Cũng cần gây mê hay gây tê và rạch 1 đường nhỏ ở vùng bẹn hay bụng dưới
- Sử dụng 1 dụng cụ đặc biệt dùng trong phẫu thuật nội soi để kẹp tĩnh mạch
- Cách khác, dùng thuốc để chích vào tĩnh mạch và làm tắc các tĩnh mạch.
Một số điều cần biết về giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn và xoắn bất
thường của tĩnh mạch tinh đoạn đi trong thừng tinh. Các tĩnh mạch trong
tinh hoàn, cũng như tĩnh mạch ở chân, có những valve giúp đỡ cho máu đi
về tim, nếu những valve này không hoạt động hoặc bị suy yếu thì dòng máu
sẽ chảy ngược vào trong các tĩnh mạch.
Theo Tổ chức y tế thế giới, giãn tĩnh mạch thừng
tinh gặp ở 11,7% người đàn ông có tinh dịch đồ bình thường. Nhưng
có khoảng 40% vô sinh nam có nguyên nhân là giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Do đó giãn tĩnh mạch thừng tinh là nguyên nhân thường gặp nhất ở vô sinh
nam và có thể điều trị được bằng phẫu thuật.
Tại sao giãn tĩnh mạch thừng tinh gây ra vô sinh nam?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh làm gia tăng nhiệt độ ở
bìu, điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của tinh trùng,
cũng như độ di động và/hoặc hình dạng của tinh trùng. Nó cũng có thể ảnh
hưởng đến chức năng của tinh trùng. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện
tại cơ chế gây vô sinh của giãn tĩnh mạch thừng tinh vẫn chưa được biết
rõ.
Bác sĩ làm thế nào để chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh?
Bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng để đánh giá
mức độ giãn. Khi khám bạn sẽ đứng trong một phòng ấm vài phút. Trường
hợp điển hình sẽ nhìn thấy tĩnh mạc tinh rất to và ngoằn ngèo phía trên
tinh hoàn, sờ có cảm giác như búi giun. Trong những trường hợp giãn nhẹ
thì cần khám cẩn thận và làm nghiệm pháp Valsava mới phát hiện được.
(Nghiệm pháp Valsava sẽ làm tĩnh mạch thừng tinh to lên và hiện rõ dưới
da).
Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh có hiệu quả hay không?
Có thể là không. Nhiều năm qua chúng ta thường
nghĩ rằng, nếu phẫu thuật những bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh
có thể làm tăng khả năng có thai tự nhiên, nhưng theo các nghiên cứu
mới nhất cho thấy không có bằng chứng nào làm hỗ trợ ý kiến trên.
Không phải tất cả bệnh nhân có giãn tĩnh mạch thừng
tinh đều cần được phẫu thuật. Thường chỉ phẫu thuật đối với các trường
hợp điển hình (độ III) kèm theo có đau, tức bìu kéo dài. Tuy nhiên cũng
có một số nghiên cứu thấy phẫu thuật giúp 30% các cặp vợ chồng có thai
tự nhiên sau điều trị.
Phẫu thuật được thực hiện như thế nào?
Xu hướng hiện nay bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật vi
phẫu (dùng kính phóng đại để nhận biết động mạch, tĩnh mạch, hệ bạch
mạch…) để cột các tĩnh mạch giãn.
Phẫu thuật có thể thực hiện với gây tê hay gây mê.
Thông thường bệnh nhân nằm lại trong bệnh viện một hoặc hai ngày sau
phẫu thuật. Tránh hoạt động mạnh trong vòng 48 giờ sau phẫu thuật, sau
đó có thể tiếp tục hoạt động bình thường.
Một phương pháp phẫu thuật điều trị khác nữa
là thuyên tắc tĩnh mạch. Các bác sĩ sẽ tiêm vào các tĩnh mạch giãn ở
vùng bẹn bìu, chụp hình hệ tĩnh mạch tinh, sau đó bơm chất tạo xơ vào
các tĩnh mạch giãn. Tỷ lệ tái phát của phương pháp này khá cao 10-15%.
Nguy cơ phẫu thuật là gì?
Các nguy cơ có thể xảy ra trong và sau khi mổ bao gồm :
- Tràn dịch màng tinh : bìu sưng to và ứ dịch.
- Tổn thương động mạch thừng tinh gây teo tinh hoàn.
- Tái phát.
- Nhiễm trùng.
Tuy nhiên những nguy cơ này khá là hiếm gặp.
(ST)
|