Thực phẩm làm co bóp cổ tử cung không có lợi cho thai nhi
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ cho bố mẹ
Thai nhi có khả năng học hỏi. Thính giác, thị giác, khứu giác, xúc giác, vị giác, trí nhớ, thói quen và tính cách của thai nhi đã được chứng minh là hình thành ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Hãy quan tâm chăm sóc trẻ từ trong bào thai để mang đến cho bé một sự phát triển hoàn thiện. Kỳ 1 - giáo dục thai nhi trong 3 tháng đầu
Tháng thứ 1
Từ 0-4 tuần tuổi:
- Mẹ vui mừng vì có thai. Có thể mẹ sẽ rất hồi hộp xen lẫn sự lo lắng không biết mình sẽ phải ăn, uống, luyện tập…. ra sao. Tâm lý này là tự nhiên nhưng hãy gạt bỏ sự lo lắng này sang một bên, hãy thật vui vẻ, yêu đời, hạnh phúc.
- Mẹ đọc truyện vui. Bố đưa mẹ đi dạo, đi bộ nhẹ nhàng và chậm rãi, vừa đi vừa hít thở không khí trong lành.
Tháng thứ 2:
- Nếu nôn oẹ, hãy vui vẻ và tìm cách tránh nôn. Đừng cảm thấy việc mang thai sao mà cực khổ, khó chịu thế này.
- Cố gắng giữ thần kinh dịu nhẹ, trấn an tinh thần bản thân, đọc truyện vui, nghe nhạc vui.
- Đặt tên cho bé và bắt đầu gọi tên bé khi trò chuyện.
- Vuốt ve bé. Cả bố và mẹ đều vuốt.
- Cho bé nghe nhạc từ 1-2 lần trong ngày: nhạc vui.
Tháng thứ 3:
Lúc này, một số phụ nữ có thể quá mệt mỏi sinh cáu gắt, bực bội. Chồng phải chia sẻ, quan tâm tới vợ, nhẫn nại chịu đựng. Chồng phải nhắc vợ không nên cáu gắt, ảnh hưởng đến thai
- Đối thoại với thai: nói chuyện khoảng 30 phút
- Vuốt ve: vào buổi tối từ 5-10 phút.
- Một ngón tay ấn nhẹ vào bụng, sau đó thả ra, ấn nhẹ ngón tay lần lượt từ trên xuống dưới, từ trái qua phải
- Âm nhạc: bài dân ca, trữ tình hoặc nhạc nhẹ, cổ điển theo sở thích của mẹ. Khi nghe, mẹ phải tưởng tuợng theo nhạc như : biển, thuỷ triều, mặt trời, núi cao, thác nước, dòng suối trong xanh, rừng cây, thảm cỏ.