8 thực phẩm giảm đau cho bạn cực nhanh chóng trong rất nhiều trường hợp
'Bí kíp' hay giảm đau trước khi vượt cạn
11 mẹo nhỏ giảm đau nhức răng hiệu quả
Mẹo nhỏ giúp trẻ đi tiêm phòng về không sốt chỉ với lá tía tô
Tiêm chủng rất cần thiết để bảo vệ trẻ em khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nhiệm vụ của cha mẹ không chỉ là kịp thời cho trẻ đi tiêm đúng hạn mà còn phải chăm sóc cho con sau khi tiêm.
Giúp bé trong quá trình tiêm
Hầu như tất cả các loại vắc xin đều làm ở dạng thuốc tiêm. Một vài trường hợp ngoại lệ thì được chế dưới hình thức giọt, dùng đường uống. Và hầu hết trẻ em sợ kim tiêm. Ngoài ra, tại chỗ tiêm có thể cảm thấy nóng rát, khó chịu. Các mẹ có thể giúp bé cảm thấy bớt đau hơn trong chính thời điểm tiêm chủng bằng những cách sau:
Nếu bé còn nhỏ, bạn có thể bế bé trong tay, vỗ về để bé cảm thấy bạn đang ở gần che chở, nhờ đó khiến bé bớt sợ hãi. Nếu bé đã lớn, bạn có thể nói chuyện với con, chỉ dẫn bé cách thư giãn và thả lỏng các cơ bắp để giảm đau tốt hơn.
Phải làm gì với các biến chứng nhẹ tại nhà?
Đôi khi sau khi tiêm chủng có một số hiện tượng như sốt hoặc sưng tại chỗ tiêm. Với một số triệu chứng đó, bạn có thể xử lý chúng tại nhà một cách dễ dàng.
Sốt nhẹ
Nhiệt độ tăng là một trong những biến chứng phổ biến nhất sau khi chủng ngừa. Khi cơ thể bé tăng nhiệt độ, điều tốt nhất mà bố mẹ cần làm lúc này là cặp nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt. Nếu nhiệt độ cơ thể lên trên 38,5 độ C, cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt.
Riêng với trẻ dưới ba tháng tuổi, các bậc cha mẹ cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng. Nếu có sự chỉ dẫn của bác sỹ, bố mẹ mới cho bé dùng thuốc.
Bác sĩ nhi khoa Mỹ và châu Âu khuyên bạn không nên sử dụng aspirin cho trẻ em dưới 2 tuổi vì nguy cơ gây ra hội chứng Reye. Đối với trẻ em trên 2 tuổi thì thuốc này được cho phép và thường là sự lựa chọn đầu tiên khi bé bị sốt.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nếu thân nhiệt của bé không hề giảm mặc dù bạn đã thử mọi cách, hoặc bé có vài biểu hiện sau: khóc dai dẳng hơn ba tiếng đồng hồ, có những biểu hiện của co giật, thân nhiệt không giảm, bạn nên gọi ngay cho bác sỹ hoặc đưa bé đến những cơ sở y tế đáng tin cậy để bé được chăm sóc khẩn cấp.
Nếu nghi ngờ rằng sự gia tăng nhiệt độ không liên quan đến việc tiêm phòng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để được tư vấn chuẩn xác.
Đỏ, sưng
Sưng và đỏ ở các chỗ tiêm thường ít gặp hơn. Cha mẹ có thể lấy một miếng gạc lạnh để chườm vào chỗ tiêm cho bé. Nén để giữ trong khoảng từ 15-20 phút, nhưng không nên để lâu hơn. Khi đó, cha mẹ nên nghỉ chườm một lúc rồi mới tiếp tục.
Nếu sưng tấy là một khu vực rộng lớn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị đúng hướng.
Phát ban, nổi mề đay
Trong vòng 1-2 tuần sau khi tiêm chủng phòng bệnh sởi, rubella, quai bị và thủy đậu trẻ có thể xuất hiện phát ban nhỏ trên cơ thể. Thông thường, sau một vài ngày nó tự biến mất mà không cần điều trị.
Khó chịu, mất cảm giác ngon miệng
Vào ngày đầu tiên sau khi tiêm chủng trẻ có thể buồn ngủ, có một số trẻ bỗng biếng ăn. Trong trường hợp này cha mẹ không nên ép con ăn, thay vào đó cung cấp nhiều chất lỏng hơn, chẳng hạn như nước, nước trái cây hay sữa…
Hãy chắc chắn rằng môi trường trong nhà thoải mái đối với trẻ - đúng nhiệt độ và độ ẩm phù hợp. Nếu phòng quá nóng hoặc quá lạnh, trẻ cũng có thể ngủ kém.
Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có các dấu hiệu sau:
- Sốt cao từ 38.5 độ trở lên, có uống thuốc hạ sốt mà vẫn không giảm.
- Nổi ban.
- Các triệu chứng sốt, sưng đau tại chỗ, khóc, quấy, bú kém…. nặng hơn hay kéo dài trên 24 giờ.
- Co giật hoặc co giật giống như động kinh.
- Tím tái.
- Mất ý thức.
Một số việc có thể giúp bé nhà bạn giảm đau khi tiêm chủng
Dưới đây là một số cách đơn giản nhưng hiệu quả đến mức đáng ngạc nhiên mà bạn cũng như bác sỹ của bạn có thể làm để giúp bớt đau khi tiêm chủng.
Vắc xin bảo vệ trẻ em khỏi các chứng bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, để có được những tác dụng tích cực thì trẻ phải chịu đau khi tiêm và một vài phản ứng phụ sau khi vắc xin được đưa vào cơ thể. Sự đau đớn đôi khi đã mang đến cho trẻ sự ám ảnh về những ống kim tiêm và khiến cho quá trình tiêm khó khăn hơn với trẻ.
Làm trẻ mất tập trung
Điều này đơn giản nhưng khiến trẻ xao lãng, không chú ý tới việc tiêm ngừa và vô tình làm giảm sự đau đớn cho trẻ. Ngay cả những biến thái nhỏ cũng có thể loại bỏ được nhiều vấn đề. Bạn có thể dùng một món đồ chơi mới để thu hút bé, chỉ ra một bức tranh trên tường, phát âm ABC, nói với con điều gì đó buồn cười hay đơn giản chỉ là thổi bóng bay cho bé chú ý…
Giả vờ ho
Một nghiên cứu năm 2010 trên tạp chí Pediatrics cho thấy rằng thực hiện thao tác “ho giả” một lần trước và trong quá trình tiêm chủng giúp giảm các phản ứng đau ở trẻ em lứa tuổi 4 và 5 cũng như lứa tuổi 11 và 12. Các bác sỹ cũng nói rằng với trẻ em trên 3 tuổi chúng có thể tưởng tượng rằng chúng đang thổi nến bánh sinh nhật, nhờ đó giảm bớt cảm giác đau. Vì vậy khi chuẩn bị tiêm, bạn có thể dụ trẻ làm thao tác thổi vào một vòng hoa, chong chóng hay bất kỳ điều gì bạn có thể nghĩ ra lúc đó.
Kẹo ngọt
Một phân tích năm 2010 được công bố trong Archives of Disease in Childhood nghiên cứu ảnh hưởng của việc cho trẻ 1-12 tháng tuổi thử dùng một số lượng nhỏ các giải pháp “ngọt ngào” như kẹo ngọt hoặc đường trước khi tiêm chủng, kết quả là 13 trong 14 trẻ sơ sinh thử nghiệm nghiên cứu khóc ít hơn so với trẻ không được sử dụng. Dung dịch đường mang lại nhiều ích lợi hơn là tác động xấu gây sâu răng mà các mẹ vẫn hay cấm trẻ ăn, và rõ ràng là nó không có nhược điểm hay tác dụng phụ nào cho việc tiêm chủng.
Bật phim hoạt hình
Điều gì có thể hơn quyến rũ hơn các nhân vật hoạt hình vui tươi, sống động trên màn hình? Một nghiên cứu của Trường Đại học Georgia công bố trong Tạp chí Tâm lý học Nhi khoa cho thấy rằng trẻ em cảm thấy ít đau hơn khi y tá bật phim hoạt hình trong quá trình chủng ngừa. "Bất kỳ kỹ thuật phân tâm nào, cho dù đó là phim hoạt hình, video game, hoặc một điểm thu hút nào đó cũng giúp giảm bớt cảm giác đau đớn cho trẻ”, một tiến sỹ nói. Nếu bác sĩ của bạn không có một TV trong phòng tiêm, bạn có thể mang theo máy xem DVD xách tay hay Laptop để hỗ trợ.
Sử dụng các sản phẩm gây tê, làm mát tại chỗ
Kem EMLA, kem gây tê tại chỗ, có thể làm giảm đau do tiêm chủng ở trẻ em. Một nghiên cứu vào năm 2003 cho thấy rằng những em bé được bôi kem EMLA trước khi chủng ngừa thì bớt đau đớn hơn so với những bé không được bôi. Bạn có thể tìm mua nhiều loại kem gây tê trên thị trường để có thể bôi kem một giờ trước khi tiêm chủng giúp kem phát huy tác dụng tốt.
Ngậm núm vú giả
Núm vú giả có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn trong nhiều trường hợp. Thử nghiệm nhỏ của trường Đại học Michigan cho thấy rằng núm vú giả có thể làm giảm sự đau đớn cho trẻ sơ sinh trước, trong và sau khi tiêm chủng. Và ngâm núm vú giả trong một dung dịch đường còn có thể đem lại hiệu quả hơn. Sau khi tiêm chủng, cho con bú hoặc ngậm núm vú giả cũng giúp làm giảm thời gian khóc của bé.
Hãy xem xét thứ tự của các mũi chích ngừa
Trong một nghiên cứu năm 2009, các bác sỹ đã phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh ít có khả năng khóc nếu chúng đã được chủng ngừa kết hợp cho bệnh bạch hầu, bại liệt, uốn ván, ho gà và Haemophilus influenzae Type B (DPTaP-Hib, hoặc Pentacel), tiếp theo là thuốc chủng ngừa liên hợp phế cầu khuẩn (PCV hoặc Prevnar). Trẻ em được tiêm theo thứ tự này đã chứng tỏ bị đau ít hơn so với những trẻ đảo ngược trật tự.
Giúp trẻ giảm đau khi tiêm phòng
Những mũi tiêm phòng bắt buộc thường làm trẻ cảm thấy đau đớn và cách biểu lộ thường thấy nhất của trẻ là gào khóc và giẫy giụa. Một nghiên cứu mới đây cho thấy trẻ được nuôi bằng sữa mẹ sẽ ít đau và ít khóc hơn so với các trẻ nuôi bộ khi đi tiêm phòng vắc xin.
|
Đó là nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã chỉ ra rằng : Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu sẽ có ít “phản ứng” hơn so với trẻ được nuôi bằng sữa ngoài khi đi tiêm phòng.
Các nhà khoa học đã quan sát 120 trẻ sơ sinh dưới 6 tháng và chia làm 2 nhóm: nhóm bú sữa mẹ và nhóm ăn sữa ngoài. Khi được tiêm vắc xin, nhóm bú sữa mẹ không khóc và biểu hiện sự đau đớn nhiều như nhóm kia. Điều này chứng tỏ, sữa mẹ giống như một chất giảm đau có tác dụng cho tới tháng thứ 6.
Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, các nhà khoa học nhận thấy, cho trẻ ngậm chút đường khi tiêm cũng có tác dụng giảm đau không kém so với kem giảm đau đắt tiền.
Sữa mẹ đối với trẻ dưới 6 tháng và đường cho trẻ trên 6 tháng là những cách giảm đau khi tiêm hiệu quả và ít tốn kém nhất.
Những cách giúp trẻ giảm đau sau khi tiêm chủng.
Mỗi lần cho bé đi tiêm thật khổ sở với bạn vì không những bé bị đau nên khóc thét mà còn quấy bạn sau khi đi tiêm về. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những cách giảm đau cho bé sau khi tiêm.
Đối với trẻ sơ sinh
Bé sẽ thấy thoải mái hơn sau khi tiêm nếu bé đã no bụng và không mệt mỏi vì vậy bạn nên:
- Trước khi tiêm nên để bé ngủ 1 giấc tầm 2 đến 4 tiếng
- Cho bé ăn no trước khi tiêm 1-2 tiếng
- Trong và sau khi tiêm bạn nên động viên bé bằng những cái ôm nhẹ nhàng và thoải mái.
- Cho bé ngậm núm vú giả có nhúng nước đường
- Cho bé bú mẹ
- Bọc bé trong chăn thật êm, cho bé ngậm vú giả và dỗ dành bé.
Đối với bé từ 1 tới 3 tuổi và trẻ nhỏ từ 3 đến 9 tuổi
- Hãy nói với trẻ để chúng chuẩn bị tâm lý trước khi đi gặp bác sỹ. Nhưng riêng về chuyện phải tiêm thì hãy đợi đến khi sắp tiến hành hãy nói với bé nhé! Hãy nói với chúng rằng sẽ chỉ như kiến đốt thôi. Tránh nói từ “tiêm” hay là “đau” nhé! Những từ ấy chỉ khiến trẻ cảm thấy sợ hơn mà thôi. Và bạn nên nhớ đừng bao giờ lấy việc tiêm chủng ra dọa bé như 1 hình phạt cho những hành động sai của bé.
- Bạn có thể giúp bé thấy thoải mái hơn khi tiêm bằng cách làm bé xao nhãng đi. Ví dụ như thổi bóng kẹo cao su ( cách này khá hiệu quả), đọc sách hay nói mấy câu hài hước làm bé bật cười mà quên đi rằng mình đang tiêm.
- Trong khi tiêm, hãy bình tĩnh và tự tin, bạn không nên làm trẻ lo lắng hơn bằng cách tỏ ra tiêu cực hay là quá cảm thông, vỗ về quá mức.
- Hãy dán miếng băng cá nhân che lên vết tiêm vì một vài trẻ sợ nhìn thấy máu hay lo lắng rằng thuốc sẽ chảy ra ngoài vết tiêm.
Thiếu niên từ 10 đến 18 tuổi
Khi trẻ ở độ tuổi đi học cần phải tiêm chủng, bạn hãy thẳng thắn nói chuyện rõ để chúng hiểu được lợi ích của việc tiêm chủng.
Giúp chúng giảm đau sau tiêm bằng cách:
- Hãy dạy trẻ kỹ thuật thở giúp chúng thư giãn như hít thở sâu hay nghĩ đến những điều dễ chịu nào đó.
- Giúp chúng xao nhãng đi bằng cách gợi ý chúng mang theo những cuốn sách hay trò chơi điện tử hoặc nói chuyện về những đề tài chúng thực sự thích thú.
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Pain cho hay làm ấm cơ thể cho trẻ khi tiêm chủng sẽ làm các bé giảm đau và bớt khóc.
Ở những năm tháng đầu đời, các em thường phải chịu cơn đau bởi những mũi tiêm do tiêm chủng hay lấy máu xét nghiệm. Thông thường, các em thường được cho ngậm núm vú giả để mút thuốc đường hoặc bú mẹ trong khi tiêm để giảm bớt đau đớn. Thuốc đường là phương pháp điều trị phổ biến nhất được sử dụng. Nhưng có vẻ như cách đó không được hiệu quả cho lắm.
Mới đây, các bác sĩ ở một bệnh viện nhi, thuộc trường ĐH Chicago Comer đã thử nghiệm một phương pháp mới là làm ấm cơ thể nhằm giúp giảm đau khi tiêm chủng cho trẻ sơ sinh.
Nghiên cứu được thử nghiệm trên gần 50 trẻ nhỏ được chia thành 3 nhóm bao gồm: nhóm được làm ấm cơ thể (các bé được đặt dưới một hệ thống sưởi nhằm làm ấm cơ thể), ngậm núm vú giả bú thuốc đường, và bú mẹ khi tiêm chủng vắc-xin phòng viêm gan B.
Những biểu hiện như khóc hay nhăn nhó, nhịp tim đều được ghi lại.
Kết quả cho thấy, những em được làm ấm lên khi tiêm đã ngừng khóc và cũng chẳng mấy nhăn nhó so với các bạn ở 2 nhóm còn lại. Thậm chí 1/4 số trẻ trong số đó không khóc, trong khi các bạn nhỏ khác được bú thuốc đường đều khóc vì đau sau khi tiêm.
Các bác sĩ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu thêm để có thể đưa ra kết luận chính xác liệu rằng sử dụng nhiệt có phải là cách tốt nhất làm giảm đau đớn cho trẻ sơ sinh khi tiêm chủng.
Giúp con đỡ sốt, đỡ đau khi chích ngừa
Tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm gần như là điều bắt buộc để quá trình phát triển của bé được khỏe mạnh. Dẫu biết là cần thiết nhưng mẹ cũng thường hay lo sợ khi trải qua “ải” này vì sợ bé bị sốt, khó chịu, quấy khóc…
Lo lắng cho con
Chị Phương Thảo (Q. Gò Vấp) trăn trở về những lần tiêm phòng vắc-xin cho con gái 4 tháng tuổi của mình: “Sau khi chủng ngừa, về đến nhà bé Ti cứ quấy khóc. Buổi chiều cháu bắt đầu sốt nhẹ, tiếp đó sốt cao hơn. Đêm đó, tôi và bà ngoại phải thức trông cháu. Ba cháu nóng ruột, cũng phải phụ bà và tôi lau mát và cho cháu uống thuốc hạ nhiệt. Thật tình, cả nhà ai cũng lo lắng”.
Cùng tâm trạng, chị Hạ Mi (Q. Tân Bình) rất âu lo khi cu Bin (3 tháng tuổi) cứ hâm hấp sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, bú ít, … sau khi tiêm phòng.
Với mẹ, chích ngừa cho con là điều không dễ dàng. Cực chăm con đã đành, nhưng điều làm mẹ khổ nhất vì xót con. Vậy làm sao giúp cho con đỡ sốt, đỡ đau khi chích ngừa?
Theo TS.BS Cao Hữu Nghĩa, Trưởng khoa phòng khám Viện Pasteur, hiện đã có vắc-xin phối hợp “ho gà vô bào”. Vắc-xin này giảm các tác dụng không mong muốn, ít gây sốt, sưng tấy nơi tiêm1 và trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài giúp phòng ngừa được nhiều bệnh nguy hiểm như: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan siêu vi B, viêm phổi, viêm màng não mủ do Heamophilus Influenzae týp B (Hib)… việc tiêm phòng loại vắc-xin này còn tiết kiệm được thời gian và số lần đi tiêm phòng do chỉ có một mũi tiêm.
Ít tác dụng phụ, bớt lo lắng
Sốt, sưng, đỏ, đau là những triệu chứng thường gặp sau khi tiêm phòng. Tất cả các triệu chứng nói trên thường tự khỏi trong vài ngày. Thường khi bé sốt nhẹ dưới 38o5, các bà mẹ nên dùng khăn mát lau cho bé. Nếu bé sốt cao trên 38o5, nên cho bé uống thuốc hạ sốt kèm lau mát. Bé cũng có thể bị sưng đỏ chỗ tiêm trong vài ngày, nhưng đây là phản ứng bình thường và thường sẽ tự khỏi.
Các mẹ có thể tư vấn các bác sĩ để biết thêm thông tin về vắc-xin phối hợp “ho gà vô bào”. Loại vắc-xin này chỉ chứa 3-5 kháng nguyên ho gà chọn lọc (khác với vắc-xin ho gà toàn tế bào chứa toàn bộ 3.000 kháng nguyên ho gà). Nhờ đó, trẻ sau khi tiêm vắc-xin này ít đau, ít sốt, ít bị đỏ và ít đau nhức tại chỗ tiêm1. Do ít số lần tiêm nên việc tiêm phòng vắc-xin này còn giúp mẹ dễ dàng theo dõi lịch tiêm cho bé và giảm bớt gánh nặng để việc tiêm phòng trở nên nhẹ nhàng và “dễ thở” hơn.
Trẻ ít sốt, ít tác dụng phụ hơn với vắc-xin “ho gà vô bào”
Điều này phát huy hiệu quả tốt nhất đối với trẻ ở chừng 1 tuổi, nhưng sẽ kém tác dụng hơn đối với trẻ sơ sinh hay trẻ lớn tuổi hơn, Denise Harrison - bác sỹ của Bệnh viện Nhi Hoàng gia Melbourne và các đồng nghiệp cho biết trên Tạp chí về Bệnh Trẻ em điện tử.
Theo đó, nên cho trẻ ăn đường sucrose hay glucose trước hoặc trong khi tiêm. Dựa theo bằng chứng rộng rãi về hiệu quả của liệu pháp đường đối với trẻ sơ sinh cũng như nhiều kết quả nghiên cứu khác, đường cùng với nhiều biện pháp giảm đau khác về mặt thể chất hay tâm lý như cho bú, làm cho trẻ xao lãng nên được sử dụng cho quá trình tiêm ngừa.
Đây là thông tin quan trọng cho các chuyên gia y tế công tác trong ngành Nhi khoa bởi đường rất dễ kiếm, có tác dụng nhanh chóng khiến trẻ quên cảm giác đau, không đắt tiền lại dễ thực hiện.
Trước đó, liệu pháp đường từng được khuyến khích sử dụng cho trẻ sơ sinh. Nhưng để chứng minh hiệu quả của nó đối với trẻ trên 1 tháng tuổi, nữ bác sỹ Harrison và các đồng nghiệp đã lập một hệ thống thử nghiệm trên tổng số 1.674 mũi tiêm.
Kết quả cho thấy, trẻ ngậm miếng đường glucose hay sucrose so sánh với việc trẻ uống nước hay không dùng gì khi tiêm vaccine ít quấy khóc hơn trong khi không ảnh hưởng đến nhịp tim của trẻ. Dù bằng chứng khá rõ ràng nhưng nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế nên đang tiếp tục được hoàn thiện.
Giữ ấm để giúp bé giảm đau khi tiêm chủng
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Pain cho hay làm ấm cơ thể cho trẻ khi tiêm chủng sẽ làm các bé giảm đau và bớt khóc.
Giữ ấm cho bé là một cách giúp bé giảm đau khi tiêm chủng
Mới đây, các bác sĩ ở một bệnh viện nhi, thuộc trường ĐH Chicago Comer đã thử nghiệm một phương pháp mới là làm ấm cơ thể nhằm giúp giảm đau khi tiêm chủng cho trẻ sơ sinh.
Nghiên cứu được thử nghiệm trên gần 50 trẻ nhỏ được chia thành 3 nhóm bao gồm: nhóm được làm ấm cơ thể (các bé được đặt dưới một hệ thống sưởi nhằm làm ấm cơ thể), ngậm núm vú giả bú thuốc đường, và bú mẹ khi tiêm chủng vắc-xin phòng viêm gan B.
Những biểu hiện như khóc hay nhăn nhó, nhịp tim đều được ghi lại.
Kết quả cho thấy, những em được làm ấm lên khi tiêm đã ngừng khóc và cũng chẳng mấy nhăn nhó so với các bạn ở 2 nhóm còn lại. Thậm chí 1/4 số trẻ trong số đó không khóc, trong khi các bạn nhỏ khác được bú thuốc đường đều khóc vì đau sau khi tiêm.
Các bác sĩ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu thêm để có thể đưa ra kết luận chính xác liệu rằng sử dụng nhiệt có phải là cách tốt nhất làm giảm đau đớn cho trẻ sơ sinh khi tiêm chủng.
Sữa mẹ giúp trẻ giảm đau khi tiêm phòng
Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ sẽ ít đau và ít khóc hơn so với các trẻ nuôi bộ khi đi tiêm phòng vắc xin.
Những mũi tiêm phòng bắt buộc thường làm trẻ cảm thấy đau đớn và cách biểu lộ thường thấy nhất của trẻ là gào khóc và giẫy giụa. Tuy nhiên, một nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã chỉ ra rằng : trẻ được nuôi bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu sẽ có ít “phản ứng” hơn so với trẻ được nuôi bằng sữa ngoài khi đi tiêm phòng.
Các nhà khoa học đã quan sát 120 trẻ sơ sinh dưới 6 tháng và chia làm 2 nhóm: nhóm bú sữa mẹ và nhóm ăn sữa ngoài. Khi được tiêm vắc xin, nhóm bú sữa mẹ không khóc và biểu hiện sự đau đớn nhiều như nhóm kia. Điều này chứng tỏ, sữa mẹ giống như một chất giảm đau có tác dụng cho tới tháng thứ 6.
Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, các nhà khoa học nhận thấy, cho trẻ ngậm chút đường khi tiêm cũng có tác dụng giảm đau không kém so với kem giảm đau đắt tiền.
Sữa mẹ đối với trẻ dưới 6 tháng và đường cho trẻ trên 6 tháng là những cách giảm đau khi tiêm hiệu quả và ít tốn kém nhất.
Những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ
Tiêm chủng là một trong những biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyên các bậc cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt là những mũi tiêm nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Dưới đây là những thông tin cần thiết về chương trình tiêm chủng dành riêng cho trẻ.
Chuẩn bị trước tiêm phòng
Khi tiêm phòng, cần cho trẻ mặc trang phục đơn giản để giúp bác sĩ dễ thao tác trong quá trình khám, không mặc quần áo quá bó chặt, ủ ấm quá nhiều.
Không cho trẻ ăn, bú quá no trước khi tiêm phòng, tuy nhiên cũng không để trẻ đói để tránh tình trạng trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.
Vệ sinh thân thể sạch sẽ để hạn chế nhiễm trùng, chuẩn bị đủ hồ sơ sức khỏe của bé, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó.
Thông báo cho nhân viên y tế về tình trạng bệnh cấp của bé, nếu có.
|
Những trường hợp hoãn tiêm
Đến thời điểm cần tiêm phòng, nếu bé đang bệnh, đặc biệt là đang sốt thì hoãn tiêm.
Ngoài ra, với những trẻ đang có tình trạng dị ứng, có phản ứng ở lần tiêm phòng trước, trẻ có kích động, có vấn đề về não, thần kinh, những trẻ đang có suy giảm miễn dịch mắc phải (nhiễm HIV) hay bẩm sinh, tạm thời (đang uống thuốc ức chế miễn dịch: gamma globulin, corticoid... trong vòng 3 tháng), trẻ có truyền máu trong vòng một năm, trẻ đã tiêm vaccin trong vòng 4 tuần thì cũng hoãn tiêm.
Số lượng mũi tiêm trong 1 lần
Trong tiêm phòng vaccin, 2 loại vaccin sống không nên tiêm gần quá 4 tuần (lao, sởi, thủy đậu...). Ngoài ra, không chống chỉ định tiêm các loại vaccin chung với nhau. Tuy nhiên, việc tiêm nhiều hơn 1 mũi vaccin ngoài việc tăng đau đớn cho trẻ, khi có tình trạng phản ứng xảy ra, rất khó theo dõi dị ứng là do vaccin nào. Vì vậy, tốt nhất nên tiêm 1 vaccin/mỗi lần tiêm. Khi có những trường hợp đặc biệt: nhà xa, ghép tạng... sẽ có thể chỉ định dùng từ 2 vaccin phù hợp trở lên.
Phản ứng sau tiêm
Phản ứng sau tiêm thường gặp: Phản ứng toàn thân: sốt (thường trong 2 ngày), trẻ hơi quấy, biếng ăn tạm thời; phản ứng tại chỗ (đau, hơi sưng đỏ tại chỗ tiêm).
Phản ứng đặc hiệu riêng từng loại vaccin: BCG (vết loét tại chỗ tiêm sau 6-8 tuần, nổi hạch nách cùng bên tiêm), sởi (nổi vài dát hồng ban rải rác 1-3 ngày sau)...
Tất cả vaccin đều phải tiêm đúng thời gian quy định của Bộ Y tế và nhà sản xuất. Tuy nhiên, trong trường hợp cần hoãn tiêm, sau đó tiêm lại thì không cần bắt đầu lại mà tiếp tục tiêm theo lịch tiếp theo.
Những điều cần biết sau khi tiêm
Ngay sau tiêm, nên ở lại và theo dõi tại cơ sở y tế tối thiểu 30 phút, theo dõi và báo cho nhân viên y tế ngay khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường.
Săn sóc tại nhà sau tiêm: Chườm mát nơi tiêm (không chườm nóng), cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn; mặc đồ thoáng, uống hạ sốt khi cần; quay lại cơ sở y tế ngay khi trẻ có phản ứng bất thường.