Cách chăm sóc chó con bí quyết nuôi chó con thông minh, đáng yêu
Bà bầu ăn gì để bổ sung DHA cho con thông minh?
Cách chọn trứng ngỗng cho bà bầu sinh con thông minh
Cách dạy con của bà mẹ Tây con thông minh,phát trển tấm lòng
Quan tâm đến con ngay từ trong bụng me cho thấy việc làm như thế nào để giúp con thông minh ngay từ trong bào thai đang là vấn đề được quan tâm nhưng vẫn còn nhiều cha mẹ chưa thể tìm được câu trả lời cho mình.
Sau nhiều cuộc nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng, ngay từ thời điểm mang thai, bạn đã có thể bắt đầu giao tiếp và kích thích trí thông minh của bé.
Khoảng thời gian trong bụng mẹ chính là thế giới đầu tiên của trẻ, những trải nghiệm khi nằm trong bào thai sẽ mang đến cho bé những nhận thức đầu tiên về cuộc sống quanh mình. Điều này có nghĩa là khoảng thời gian trước khi sinh là thời điểm lý tưởng để thiết lập những cấu trúc cơ bản của não bộ và xây dựng nền tảng bước đầu cho những tiềm năng khác trong tương lai.
Ngoài ra, các nghiên cứu trong lĩnh vực này cũng chỉ ra rằng các hành động kích thích từ bên ngoài như vuốt ve qua bụng, chạm vào những vật mềm mại, âm nhạc du dương, ánh sáng và độ rung cũng có thể mang lại nhiều cảm giác thú vị cho bé.
Người mẹ tham gia một cách tích cực vào việc giao tiếp và kích thích trí thông minh của em bé ngay từ lúc mang thai sẽ tạo ra một “trường học” ngay trong bụng mẹ và có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển trí thông minh của bé ngay sau khi ra đời.
Đối với những em bé còn nằm trong bụng mẹ, mỗi phút lại có những tế bào não mới được hình thành. Sự kích thích của người mẹ có vai trò vô cùng lớn đối với sự phát triển này. Chẳng hạn, em bé sẽ học được cách thở, cách chuyển động, cách mở mắt, nhắm mắt, tiếp nhận những cảm xúc và chính điều này hỗ trợ hiệu quả cho sự phát triển toàn diện của các bộ phận trong cơ thể bé. Mọi sự kích thích về xúc giác hay thích giác của người mẹ đều là những sự chuẩn bị cần thiết cho sự ra đời của em bé sau này.
Sau đây là một vài gợi ý mà bạn có thể thực hiện trong thời gian mang thai để giao tiếp và kích thích trí thông minh của em bé từ trong bụng:
• Trò chuyện
Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất là bạn hãy bắt đầu giao tiếp với con mình ngay từ khi bé còn đang nằm trong bụng. Hãy trò chuyện với bé giống như trò chuyện với một người có thể lắng nghe và hiểu được những gì bạn nói. Hãy băt đầu bằng những câu chuyện, những bài hát hay bất kỳ âm thanh sống động nào của cuộc sống. Các chuyên gia cho biết, những lời trò chuyện của người mẹ sẽ giúp bé cảm nhận được giọng nói quen thuộc và bước đầu làm quen với ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.
• Nghĩ về bé
Đây là một liệu pháp rất kỳ diệu. Dù bạn chưa được nhìn thấy con mình nhưng hãy cố tưởng tượng và suy nghĩ về bé với một tình yêu thương cùng sự vỗ về âu yếm nhất. Các nhà khoa học cho biết, em bé trong bụng có thể cảm nhận được những tình cảm này và nhờ đó, bé sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và ổn định hơn.
• Trang bị cho bé những “kinh nghiệm cuộc sống” từ trước lúc chào đời
Những việc làm hằng ngày, những điều mà bạn trải nghiệm trong thời gian mang thai cũng sẽ ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Đừng quên chia sẻ với bé những việc xảy ra trong ngày, bạn đã làm được những gì, có những điều gì thú vị và bạn đã rút ra được những bài học gì. Nhiều người cho rằng điều này sẽ không hơi cường điệu nhưng sự thật lại hoàn toàn khác, em bé của bạn sẽ “tích luỹ” được những vốn sống hữu ích từ mẹ và chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống của mình sau khi ra đời.
• Quan tâm đến bé
Hầu như mọi bà mẹ đều thường xuyên thể hiện sự quan tâm của mình bằng cách vuốt ve, vỗ nhẹ hoặc khẽ chạm vào bụng mình như một cách tiếp xúc với em bé. Có thể đây chỉ là một hành động vô thức nhưng lại chính là một cách tiếp xúc hiệu quả về mặt thể chất và là cách giao tiếp hiệu quả với em bé trong bụng. Có nhiều cách khác nhau để bạn cho em bé thấy rằng bạn luôn quan tâm đến sự hiện hữu của bé, bên cạnh việc cho bé nghe nhạc, vuốt ve hay nói chuyện, bạn có thể cho em bé trong bụng đắm mình trong vòi sen, kết hợp với bàn tay nhẹ nhàng xoa đều quanh bụng… những cách thư giãn như thế này không chỉ tốt cho bạn mà còn có tác dụng tích cực đối với em bé.
• Thư giãn và tránh stress
Sự căng thẳng của người mẹ sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Trong khoảng thời gian này, em bé hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ không chỉ về thể chất mà còn về tâm lý, tình cảm. Khi nằm trong bụng, tâm lý, tình cảm cảm của bé cũng mỏng manh như thể chất của bé. Vì vậy, dù thế nào, bạn cũng nên kiểm soát cảm xúc và giữ một trạng thái tâm lý cân bằng, thoải mái nhất, điều nàu sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển về thể chất, tình cảm và tâm lý của em bé sau này.
Điều cuối cùng là bạn hãy kiên nhẫn vì có thể cần một thời gian để em bé làm quen với những kích thích của bạn và chính bạn cũng cần thời gian để hình thành thói quen tiếp xúc, trò chuyện với con hằng ngày. Một khi bạn đã quen với việc này và tiến hành một cách đều đặn, chắc chăn nó sẽ có tác động rất tích cực đến trí tuệ, cảm xúc và thể chất của em bé trong bụng.
Ngày càng nhiều bà mẹ quan tâm đến phát triển trí não cho con, song không phải ai cũng biết thời kỳ thai nhi rất quan trọng. Khoa học đã chứng minh, não bé bắt đầu phát triển khoảng tuần thứ 8 của thai kỳ, sau đó tiếp tục hoàn thiện dần. Các nghiên cứu chỉ ra, thời gian não của bé phát triển nhanh nhất là 3 tháng cuối thai kỳ và 6 tháng đầu sau khi sinh. Trong đó, khoảng thời gian 3 tháng cuối thai kỳ là lúc não trẻ lớn rất nhanh về kích thước để đạt 25% trọng lượng não người trưởng thành.
Bác sĩ Lê Thị Yến Phi - Chủ nhiệm Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP HCM. |
Để não bé phát triển tốt nhất ở giai đoạn này, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng bên cạnh yếu tố di truyền. Gần đây, người ta cũng thấy rằng kích thích từ môi trường bên ngoài thông qua mẹ trong thời gian mang thai (thai giáo) cũng có ảnh hưởng đến bé. Như vậy, ngoài di truyền là yếu tố không thể thay đổi được, thì mẹ có thể thông qua dinh dưỡng và thai giáo để tăng cường hoặc góp phần cải thiện tiềm năng thông minh của bé ngay từ đầu.
Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng không hợp lý ở mẹ khi mang bầu dẫn tới tình trạng dinh dưỡng kém ở trẻ, sẽ là nguy cơ rối loạn chức năng não của thai nhi.
Theo số liệu thu thập từ nhiều bệnh viện, nếu trong 3 tháng đầu thai nhi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì bé có thể bị suy chức năng não hoặc dị tật ống thần kinh. Ở 3 tháng cuối thai kỳ, nếu thai nhi tiếp tục suy dinh dưỡng, trẻ sẽ có cân nặng lúc sinh thấp và thể tích não nhỏ. Mẹ bổ sung những dưỡng chất hợp lý, không chỉ đảm bảo sự phát triển bình thường, mà còn là cơ hội giúp bé phát triển trí não ngay từ đầu.
Tăng cân vừa đủ
Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng chỉ số IQ của các bé có mẹ tăng 10 - 13kg trong thai kỳ thường cao hơn các bé có mẹ tăng cân nhiều hơn hoặc ít hơn. Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân của sự ảnh hưởng này có thể là do số cân của mẹ tăng khi mang thai có ảnh hưởng đến trọng lượng của thai nhi, và trọng lượng của thai nhi thì có tương quan với kích thước não bộ và chỉ số IQ. Dù sự khác biệt có thể không quá lớn - chỉ khoảng 1 điểm IQ/0,5kg chênh lệch của trọng lượng lúc bé chào đời (thường là từ khoảng 2,5kg - 4kg) - yếu tố này cũng khiến mẹ quan tâm hơn một chút đến lời khuyên về chế độ dinh dưỡng hợp lý và sự tăng cân trong thai kỳ.
Thăm khám bác sỹ nha khoa
Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng phụ nữ bị nha chu trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng gấp 7 lần khả năng sinh non hoặc sinh bé nhẹ cân. Và các bé này thường có nguy cơ bị chậm phát triển cao hơn các bé sơ sinh khoẻ mạnh khác. Triệu chứng viêm nướu thường sẽ kích thích cơ thể tiết ra các acid béo không bão hoà, có khả năng kích thích quá trình sinh nở. Và cách duy nhất để phòng tránh nha chu là đánh răng thường xuyên, sử dụng chỉ nha hoa và khám nha khoa định kỳ mỗi 6 tháng.
Uống vitamin dành cho mẹ bầu
Sự phát triển trí não cũng như sức khỏe của em bé phụ thuộc rất nhiều vào các chất dinh dưỡng mẹ nhận được trong thai kỳ. Chẳng hạn, sự thiếu hụt vitamin B12 hay chất Sắt về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sự thông minh của bé. Để đảm bảo cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết cho bé, mẹ nên uống sữa dành cho phụ nữ mang thai, có chế độ dinh dưỡng đa dạng đồng thời uống bổ sung vitamin và chất sắt theo đúng chỉ định của bác sỹ.
Chăm sóc bản thân
Mỗi người đều có thể có những ngày không suôn sẻ, nhưng nếu bạn cứ thường xuyên bị đè nặng bởi trách nhiệm, công việc, và những bộn bề lo toan, bạn sẽ rất dễ bị stress. Và stress trong thời kỳ mang thai có thể hạn chế lượng máu đưa xuống tử cung và làm ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của bé con.
Cho bé bú sữa mẹ
Các chuyên gia tin rằng sữa mẹ là thực phẩm bổ não tuyệt vời nhất. Nghiên cứu gần đây của Đại học Kentucky, Mỹ cho thấy chỉ số IQ của những bé được bú sữa mẹ thường cao hơn 3 điểm so với các bé được nuôi bằng sữa ngoài. Và thời gian nuôi con bằng sữa mẹ càng lâu thì lợi ích càng nhiều.
"Không" với trầm cảm
Phòng tránh trầm cảm sau sinh thật sự rất quan trọng. Một cuộc khảo sát 1.200 gia đình gần đây cho thấy kết quả các bé có mẹ bị căng thẳng trong 3 năm đầu đời của bé có sự phát triển về ngôn ngữ chậm hơn so với các bé có mẹ không bị stress. Cho nên nếu mẹ có những triệu chứng của stress như mất ngủ, kém tập trung, cảm giác chán nản... thì hãy tìm lời khuyên của các bác sỹ để giải toả và giảm thiểu những triệu chứng này nhé.
6 thực phẩm sau được coi là có chứa nhiều omega3 nhất mà mẹ bầu không thể bỏ qua.
Để em bé có khởi đầu tốt nhất, cha mẹ nên biết cách chăm sóc từ khi còn là bào thai.
Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng trong thời gian mang thai có thể giúp em bé của bạn thông minh hơn.
Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những việc bạn làm trong thời gian mang thai không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất mà còn cả trí não của bé nữa. Vì vậy, các mẹ bầu nên lựa chọn những cách chăm con có lợi cho bé sau này.
Hãy đi bộ
Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng trong thời gian mang thai có thể giúp em bé của bạn thông minh hơn. Một nghiên cứu ở Mỹ mới đây khẳng định, những bà mẹ chăm chỉ tập thể dục khi mang thai sẽ đẻ ra những em bé nhanh nhạy và có phản ứng với xã hội nhanh hơn. Vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia là chị em bầu nên chăm chỉ luyện tập thể thao nhưng cần lưu ý là tập luyện nhẹ nhàng. Những môn thể thao được khuyến khích cho bà bầu là đi bộ, yoga và bơi lội. Hãy nhớ rằng bạn cần tập đều đặn 30 phút mỗi ngày và ít nhất 3 lần/tuần. Hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa về vấn đề này để chọn được môn thể thao phù hợp nhất.
Đừng căng thẳng
Tâm lý căng thẳng sẽ ảnh hưởng xấu đến không chỉ mẹ bầu mà ngay cả thai nhi. Chính vì vậy trong thời gian mang thai, chị em không nên làm việc quá sức và tạo áp lực cho bản thân. Để giảm căng thẳng, hãy nghe nhạc cổ điển hoặc làm bất cứ việc gì bạn yêu thích. Bạn cũng nên trao đổi trực tiếp với ông xã để tạo mối quan hệ hòa thuận trong gia đình. Nếu bạn đang cảm thấy quá mệt mỏi, hãy giành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và nên nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh. Hãy nghĩ về con yêu để sống yêu đời bạn nhé!
Ăn socola
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan đã chứng minh rằng, ăn socola trong thời gian mang thai sẽ sinh ra những em bé hay cười, hạnh phúc và linh hoạt hơn. Theo các chuyên gia, chocolate có tác dụng cải thiện tâm trạng mẹ bầu cũng như thai nhi, vậy có lý do gì để chúng ta không ăn chocolate phải không? Tuy nhiên, bạn nên ăn ở mức độ vừa phải thôi nhé.
Bổ sung đủ axit folic
Bổ sung đủ 400mcg axit folic mỗi ngày cho đến hết tuần 12 của thai kỳ sẽ giúp bảo vệ em bé của bạn khỏi các khuyết tật bẩm sinh ống thần kinh như tật nứt đốt sống. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung 10 mcg vitamin D mỗi ngày khi mang thai. Vitamin D thường được bổ sung qua ánh nắng mặt trời. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên ở trong nhà thì nên dành chút thời gian tắm nắng mỗi buổi sáng để bổ sung nguồn vitamin này nhé.
Uống sữa
Uống sữa đều đặn trong thời gian mang thai và cho con bú giúp bảo vệ em bé của bạn tránh mắc phải các bệnh như hen suyễn, eczema và các bệnh dị ứng khác. Vì vậy, chị em nên uống đều đặn 2 ly sữa bầu hoặc có thể thay thế bằng sữa tươi, sữa đậu nành.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sự phát triển trí não thai nhi. (ảnh minh họa)
Đừng bỏ qua trứng
Ăn trứng trong thời gian có thể cải thiện được trí nhớ của bé và giúp chống ung thư vú cho người mẹ. Dưỡng chất choline được tìm thấy trong trứng giúp não trẻ sơ sinh phát triển mạnh mẽ. Trứng là nguồn thực phẩm dồi dào protein và sắt tuy nhiên, theo khuyến cáo mẹ bầu nên ăn trứng đã được nấu chín và chỉ nên ăn 3-4 quả/tuần.
Ăn táo
Bạn có biết rằng, táo giúp hạ thấp aussi, làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ. Ngoài ra, táo còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ thai nhi hoàn hảo. Một lợi ích nữa là rất nhiều chị em bầu chia sẻ rằng ăn táo xanh giúp giảm cảm giác nôn ói và buồn nôn.
Thưởng thức cá
Sử dụng dầu cá thường xuyên trong 3 tháng cuối thai kỳ giúp thúc đẩy sự phát triển não bộ của bé. Thời gian này rất quan trọng cho sự phát triển của mắt và não bộ vì vậy mẹ bầu đừng bỏ qua những loại dầu cá có lợi như dầu cá hồi, cá ngừ tươi, cá trích, cá thu và cá mòi. Bạn cũng có thể thay đổi thực đơn với 1-2 bữa ăn với cá mỗi tuần, tuy nhiên cần lưu ý không nên ăn quá nhiều vì trong một số loại cá có chứa thành phần thủy ngân. Cá còn dồi dào omega-3 – rất có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ.
(ST).