Cách ăn Kiwi khôn ngoan tận dụng hết chất dinh dưỡng
Cách nấu cháo bí ngô giàu dinh dưỡng cho cả nhà
Khẩu phần ăn của trẻ 6 tháng tuổi cho trẻ dinh dưỡng toàn diện
Giải bài toán “tại sao trẻ ăn tốt mà vẫn thấp còi?”
Trẻ biếng ăn đã khiến phụ huynh đứng ngồi không yên, nhưng trẻ ăn được mà vẫn không tăng cân và vẫn thấp bé lại là nỗi hoang mang và ám ảnh đối với các bậc cha mẹ. Chính hệ tiêu hóa yếu dẫn tới sự kém hấp thu các chất dinh dưỡng khiến trẻ dù có ăn tốt mà vẫn chậm tăng cân và thiếu chiều cao.
Ra sức tẩm bổ mà con vẫn “không đạt chuẩn”
Bé Dương ở Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội, 5 tuổi mới chỉ nặng 15kg, cao chỉ 100cm, thấy con gái thấp bé so với bạn bè cùng trang lứa, mẹ của bé, chị Vũ Thị Nhung mày mò, tham khảo rất nhiều thông tin trên các diễn đàn và từ bạn bè để hy vọng có thể cải thiện chiều cao, cân nặng cho con. “Tôi rất mong muốn tăng chiều cao, cân nặng cho con, nên hằng ngày tôi bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm như hải sản, thịt, trứng sữa, thịt bò, thịt gà, nhưng mãi cả chiều cao lẫn cân nặng của bé vẫn không đạt chuẩn chứ đừng nói tới vượt trội”, chị Nhung chia sẻ.
Tương tự như chị Nhung, chị Võ Mỹ Hoàng Anh, ở Quy Nhơn, Bình Định, có con trai 6 tuổi, mỗi bữa ăn được 2 bát cơm với đầy đủ chất mà chị đã tham khảo chế độ dinh dưỡng của bác sĩ. Bé cũng rất thích ăn trái cây và uống sữa tươi tốt, nhưng so với các bạn cùng tuổi thì thuộc dạng thấp còi, chỉ cao 1,1m và nặng có 18kg. Nghe các chị em mách, hằng năm chị tẩy giun định kỳ cho con, nhưng vẫn chưa cải thiện tình hình. Chị Hoàng Anh rất lo lắng không biết mình đang sai ở bước nào trong cách chăm sóc con.
Bớt hoang mang hơn, bạn Minh Hải ở Hà Nội có con trai 2 tuổi, nặng 11kg, nhưng chỉ cao 80cm, bé ăn uống tốt và rất hiếu động, nhưng chậm lớn. Qua tìm hiểu, bạn Hải được biết con trai mình chậm lớn là do kém hấp thu chất dinh dưỡng nên cần bổ sung men vi sinh cùng một số dưỡng chất tăng chiều cao. Nhưng giữa vô vàn các chế phẩm hỗ trợ giải quyết việc này thì chọn lựa như thế nào và bổ sung ra sao và có thể bổ sung lâu dài được không, vẫn là một loạt băn khoăn lo lắng chưa được giải đáp.
Theo BS. Đặng Thị Thu Hồng, BS chuyên khoa Nhi cấp I, BV Đa khoa Hồng Ngọc, có rất nhiều trẻ ăn tốt nhưng lại chậm lớn. Việc này có rất nhiều nguyên nhân như bệnh về đường tiêu hóa làm cho trẻ không hấp thu được, chính sự kém hấp thu nên làm cho trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi, suy giảm hệ miễn dịch, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, nên các bà mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho con phải đầy đủ chất và tăng cường dưỡng chất giúp hấp thu tối đa.
Vậy cần can thiệp thế nào vào chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt để trẻ hấp thu được tối đa dưỡng chất, vẫn là bài toán chưa có lời giải cụ thể cho các bậc cha mẹ.
Tăng cường hấp thu dinh dưỡng – đáp án hoàn hảo cho “bài toán” trẻ cao lớn
Trong 6 tháng đầu đời, trẻ em nếu được bú mẹ hoàn toàn hoặc dùng sữa công thức đúng cách thì vẫn phát triển bình thường. Nhưng thực tế, qua rất nhiều năm làm công tác tư vấn dinh dưỡng cho thấy, ngoài 6 tháng tuổi, cân nặng của trẻ em VN tăng chậm dần và đặc biệt sự khác biệt này rõ rệt nhất từ ngoài 5 tuổi trở ra, nhất là giai đoạn tiền dậy thì, chúng ta thấy rõ rệt sự tụt hậu rất nhiều của trẻ em VN về chiều cao và cân nặng so với các nước trên thế giới.
Theo ThS. BS Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, rõ ràng vấn đề nuôi dưỡng trẻ như thế nào là vô cùng quan trọng. Có nhiều bà mẹ chưa có kiến thức nuôi con ăn dặm đúng cách, nên nhiều trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất nhưng lại không hấp thu được, dẫn tới chiều cao và cân nặng vẫn thấp.
Một chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng đã được đề cập tới rất nhiều, nhưng quan trọng không kém là hệ tiêu hóa của bé phải tốt, để hấp thu được tối đa dưỡng chất đó. BS. Hải cho biết thêm, đến giai đoạn ăn dặm, bữa ăn của trẻ phải đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng, khi trẻ có những biểu hiện rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, thì bố mẹ cần cho con đi khám bác sĩ, và cần bổ sung thêm men vi sinh, hỗ trợ tốt cho trẻ tăng cường hệ miễn dịch cũng như tăng hấp thu canxi để phát triển chiều cao.
Danh từ men vi sinh rất quen thuộc với các bà mẹ, nhưng nhiều lúc lại được hiểu chưa đúng. Bản chất men vi sinh là men sống, là những vi khuẩn có lợi còn sống, nên khi cho trẻ dùng thì phải qua được hàng rào dịch vị dạ dày, khi xuống ruột thì men vi sinh này mới phát huy tác dụng. Và để đạt hiệu quả cao hơn thì những vi khuẩn này cần chất nuôi dưỡng để sinh sôi nảy nở. Nên trong thành phần men vi sinh đó cần có thêm chất xơ hòa tan(còn gọi là prebiotic).
Chính vì thế, một chế phẩm men vi sinh tốt cần có 2 thành phần là vi khuẩn có lợi và chất xơ hòa tan. Đặc biệt phải sản xuất theo công nghệ bao kép để bảo vệ vi khuẩn này có cơ hội sống sót xuống tới tận ruột già và tiếp tục sinh sôi phát triển, nếu có nguồn gốc từ thiên nhiên thì rất tốt, an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ, BS. Hải tư vấn.
Bên cạnh việc cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ, cũng cần song song bổ sung những dưỡng chất cần thiết như canxi nano, vitamin D3, MK7, kẽm, magie… để giúp trẻ phát triển tốt về chiều cao.
Việc tìm ra các sản phẩm vừa giúp chăm sóc hệ tiêu hóa giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng và các dưỡng chất giúp trẻ cao lớn, khỏe mạnh chính là đáp án khoa học và hiệu quả cho bài toán “tại sao trẻ ăn tốt mà vẫn thấp còi?”