Cách trình bày văn bản trong Excel chuẩn nhất
Cách chọn vùng in trong Excel 2007 chuẩn nhất
Công thức pha bột làm bánh xèo chuẩn nhất
Mẹo nhận biết thai nhi trai hay gái cực 'chuẩn'
Cách chăm sóc mèo tây chuẩn đúng cách cho mèo nhà bạn luôn khỏe mạnh
Một trong những nỗi lo của các bà mẹ là con mình phát triển như thế đã tốt chưa, trẻ có chậm tăng cân quá không?
Tâm lý chung các bà mẹ thường nhìn vào các trẻ cùng lứa tuổi con mình và so sánh, khi thấy con nhẹ cân hơn các bạn, thấy không được “tròn tròn” là nỗi lo lại tăng và tìm mọi cách cho trẻ ăn nhiều hơn, ăn nhiều đồ được cho là bổ dưỡng, uống thuốc bổ...
Việc phát triển của một đứa trẻ như thế nào là bình thường, khi nào trẻ tăng cân mẹ nên mừng, khi nào trẻ tăng cân mẹ nên lo chính là câu hỏi cần lời giải đáp.
Thực tế, trẻ phát triển tốt là trẻ cân đối, có cân nặng đạt chuẩn theo tuổi và giới. Như vậy, các mà mẹ cần theo chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ đã được Tổ chức Y tế Thế giới nghiên cứu và đưa ra cộng đồng để nỗi lo của mình luôn đúng đắn nhất.
Chuẩn cân nặng của trẻ
Để đánh giá sức khỏe của trẻ cần dựa vào chiều cao cân nặng. Trẻ khỏe mạnh là trẻ có chiều cao cân nặng đạt chuẩn, được theo dõi dựa theo biểu đồ tăng trưởng. Biểu đồ này thường có trong các sổ khám bệnh của trẻ, ở trạm y tế nơi trẻ tiêm phòng. Trong biểu đồ tăng trưởng của trẻ thì mỗi lứa tuổi đều có khoảng cách chiều cao cân nặng bình thường trong giới hạn từ nhẹ nhất đến nặng nhất. Trẻ tăng cân tốt nhất là nằm trong giới hạn chuẩn theo tuổi và giới. Chỉ khi nào trẻ không tăng cân 3 tháng liền hoặc trẻ sụt cân bạn mới phải lo lắng và cần tăng cường dinh dưỡng giúp bé tăng cân tốt hơn, hoặc trẻ tăng cân quá nhiều so với chuẩn bạn cũng cần cảnh giác khẩu phần ăn đã thừa đối với trẻ và nguy cơ dẫn đến béo phì rất cao.
Tốc độ tăng trưởng của trẻ
Sự tăng trưởng của trẻ theo một quy luật tăng cân nhanh sau sinh, giảm dần cho đến tuổi tiền dậy thì. Các bà mẹ nên biết tốc độ phát triển bình thường của trẻ để theo dõi và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.
Tăng cân bình thường của trẻ ước tính trong các khoảng sau:
- Từ lúc sinh đến 3 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 600 - 800g, có tháng trẻ tăng đến 1kg.
- Từ 3 - 6 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 500 - 600g.
- Từ 6 - 9 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 400 - 500g.
- Từ 9 - 12 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 300 - 400g.
- Từ 12 - 24 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 150 - 300g.
- Từ 2 - 10 tuổi: mỗi tháng trẻ tăng 100 - 200g.
Tiền dậy thì và dậy thì mỗi tháng trẻ tăng 200 - 500g, đôi khi hơn nữa tùy vào chế độ dinh dưỡng và hoạt động của trẻ.
Giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh
Cha mẹ cần biết rõ quy luật phát triển cân nặng của trẻ để chăm sóc trẻ một cách khoa học, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, cân đối, không suy dinh dưỡng cũng không thừa cân béo phì (xem thêm thế nào là suy dinh dưỡng). Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần phải đủ theo nhu cầu của trẻ. Nếu trẻ tăng cân đều đặn đúng theo lứa tuổi như trên chứng tỏ chế độ ăn uống của bé hiện tại phù hợp với nhu cầu của trẻ.
Trường hợp trẻ chậm tăng cân so với độ tuổi, hoặc ba tháng liền trẻ không tăng cân hoặc trẻ sụt cân trong thời gian gần đây, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị triệt để. Những trẻ này và các trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng vừa khỏi cần tăng cường chế độ dinh dưỡng hàng ngày giúp trẻ tăng cân nhanh để phục hồi và bắt kịp đà tăng trưởng. Cần chú ý các bữa ăn luôn đủ 4 nhóm thực phẩm, tăng thêm mỗi ngày một bữa ăn, đậm độ năng lượng trong mỗi bữa ăn cũng cần nhiều hơn bằng cách thêm dầu ăn vào khẩu phần, chế biến thức ăn đặc, nếu trẻ nhỏ ăn bột, cháo đặc khó nuốt thì có thể thêm vào các loại bột mộng để làm loãng thức ăn nhưng năng lượng không giảm, đồng thời tăng cường thêm các sản phẩm sữa giàu dinh dưỡng giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh trong khẩu phần hàng ngày... đảm bảo đủ rau và trái cây tươi mỗi ngày giúp bé nhận đủ dưỡng chất và phát triển tốt nhất chiều cao, cân nặng, trí tuệ.
Trong chăm sóc trẻ việc theo dõi tăng trưởng của trẻ có vai trò hết sức quan trọng, giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh, phát triển toàn diện hơn.
Chuyên Gia Dinh Dưỡng - Nutifood