Video Clip: Những cách xử lý và ngăn ngừa chứng hăm tã ở trẻ nhỏ
Video Clip: Chăm sóc trẻ bị hăm tã - hăm da
Hăm tã ở trẻ là gì? Các biểu hiện của bệnh hăm tã ở trẻ nhỏ. Biện pháp phòng ngừa và một số cách trị hăm tã ở trẻ.
Hăm tã ở trẻ là gì
Hăm tã là một chứng bệnh ngoài da, tại khu vực da tiếp xúc với tã của trẻ và bạn nên nhớ rằng, cho dù bạn dùng ta giấy hay tã vải, chứng hăm tã vẫn có thể xảy ra với con bạn. Thông thường lớp da tại vùng tiếp xúc sẽ hơi đỏ, nặng hơn có thể nứt nẻ, đóng vẩy và có thể dẫn tới mưng mủ ở khu vực da bị hăm.
Có nhiều lý do gây ra chứng hăm tã, nhưng thông thường nhất là do nước tiểu của bé hoặc phần "lưu trú" lâu trong tã do các mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu và từ các dấu hiệu hăm, tấy đỏ, nếu để nguyên không chữa trị, lớp da trở nên căng bóng và có thể sinh ra mụn mủ. Chứng hăm tã cũng có thể do tắm bé xong, mẹ lau không khô đã vội quấn tã ngay...
Trong những trường h��p như vậy, chứng hăm tã chỉ xuất hiện ở những ngấn da ở phía trên đùi. Nếu bạn đang dùng tã vải, có khả năng bé của bạn bị hăm do phản ứng với các hóa chất trong bột giặt đã sử dụng để giặt giũ, hoặc là thuốc tẩy vải.
Một điều khá may mắn là hăm tã ở trẻ tuy phổ biến nhưng lại rất dễ chữa trị và phòng ngừa. Như đã trình bày, các bà mẹ cần lưu ý các dấu hiệu ở trẻ và vấn đề tốt nhất trong phòng ngừa chính là vệ sinh cho bé thật sạch, thật đúng cách
Khi trẻ bị hăm tã, những dấu hiệu sau thường xuất hiện và có thể thấy bằng mắt thường, đó là: đỏ da ở vùng quấn tã; đỏ da ở xung quang bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai.
Vùng da đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của bé sau đó lan dần ra tới mông và đùi, da căng và có lốm đốm đỏ, ở giữa có mủ... một triệu chứng cũng dẫn đến hăm da ở trẻ đó là tiêu chảy cấp, bệnh thường xuất hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi bị tiêu chảy.
Quan sát da vùng quanh hậu môn có màu đỏ tươi, sau thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu, diễn tiến có mủ. Trẻ bị hăm da thường đau lúc đi tiêu, quấy nhiều, thậm chí kém ăn, ít ngủ rất khó chăm sóc. Hăm da ở trẻ tiêu chảy có thể tồn tại mà người nhà không phát hiện được do vị trí quanh hậu môn ít được chú ý. Tình trạng ẩm ướt tại vùng hậu môn liên quan với số lần đi tiêu của bé trong ngày.
Chính vì vậy, những trẻ sơ sinh có làn da mỏng sẽ ít khả năng chống đỡ với chất gây viêm và sẽ dễ bị hăm da hơn trẻ lớn tháng. Ở những trẻ bú sữa bình, độ pH trong phân của trẻ cao hơn trẻ bú mẹ nên cũng dễ bị hăm da hơn.
Khi nào bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
- Trẻ bị hăm tã kéo dài trên 5 ngày, bạn đã làm theo hướng dẫn trên nhưng trẻ không khỏi
- Trẻ bị sốt
- Trẻ bị nổi nhiều mụn mủ
- Vùng hăm tã da đỏ tấy, có khuynh hướng lan rộng
- Trẻ có tiêu chảy
Những điều bạn không nên làm
- Quên không thay tã trong nhiều giờ
- Quấn tã quá chặt
- Bôi phấn rôm (sẽ làm bít các lỗ chân lông, tăng thêm tình trạng hăm tã)
Sử dụng nhiều loại kem bôi mà không tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nhi (điều này sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng).
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bs.Thuocbietduoc
(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)Hăm tã ở trẻ vào mùa hè
|
Nên thay tã thường xuyên cho trẻ. Ảnh: Webtretho |
Trời nắng nóng nhưng nhiều bà mẹ vẫn cảm thấy không yên tâm nếu chưa quấn tã cho con nhỏ, nhất là với những bé sơ sinh. Việc dùng tã và vệ sinh không đúng cách là nguyên nhân khiến các trường hợp hăm tã tăng lên trong mùa hè.
Tiến sĩ Trần Lan Anh, Viện Da liễu quốc gia, cho biết, hăm tã (viêm da do tã lót) là một loại chàm ở vùng quấn tã, một bệnh rất hay gặp ở trẻ em với độ lưu hành là 7-35%. Bệnh xuất hiện nhiều hơn ở các bé gái hoặc trẻ béo phì. Trẻ ăn sữa bò dễ bị hăm tã hơn so với trẻ bú mẹ do phân có độ pH cao hơn, dễ gây viêm nhiễm khi vệ sinh không đảm bảo. Vào mùa nóng, bệnh càng dễ phát triển do vi khuẩn hoạt động mạnh hơn, trong khi làn da dễ bị mất vệ sinh do mồ hôi.
Bệnh gây nên do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó ẩm ướt là yếu tố thường gặp nhất. Lớp sừng của da khi ngâm trong nước sẽ làm tăng tính thẩm thấu qua thành mạch, nhất là khi sự cọ sát làm da trở nên nhạy cảm hơn.
Vệ sinh không kỹ khi bé tiêu tiểu cũng là nguyên nhân quan trọng gây hăm tã. Một vi khuẩn có trong phân em bé khi trộn lẫn với nước tiểu sẽ giải phóng amoniac, làm tăng nồng độ pH trong các chất thải này. Điều này gây kích hoạt các men trong phân, gây tổn thương cho lớp sừng.
Xà phòng và các chất tẩy rửa dùng giặt tã cũng có thể là thủ phạm gây hăm hoặc kích thích quá trình này phát triển.
Cần phân biệt hăm tã với
: - Viêm da do nấm candida: Thường xuất hiện vào tuần thứ 2 sau đẻ (do nhiễm từ mẹ khi sinh). Rát đỏ ranh giới rõ, sáng lóng lánh, bong vảy ở rìa, có thể kèm mụn mủ. Ngoài vùng tã, rát đỏ còn hay thấy ở quanh miệng. - Viêm da đầu chi - ruột: Tổn thương thường thấy là viêm da vùng mặt và quanh miệng. Ngoài ra còn có các vết trợt rải rác trên người, nếp gấp bàn tay. Bệnh thường xảy ra ở trẻ suy dinh dưỡng, thiếu kẽm. |
Tiến sĩ Lan Anh cho biết, biểu hiện của viêm da do tã lót rất dễ nhận biết. Đó là các rát đỏ ở vùng tiếp xúc với tã như mông, bụng dưới, đùi trên. Các vết rát này đỏ tươi, bóng, tiết dịch, gây đau, sau đó có thể bong vảy. Ở một số trẻ, các thương tổn lan rộng ra vùng khác. Bệnh còn có thể gây tổn thương vùng sinh dục, dẫn đến đái buốt, viêm hạch bẹn, ở trẻ nam có thể gây viêm nhiễm hệ tiết niệu cấp tính.
Cách phòng hăm tã tốt nhất là giữ cho vùng da quấn tã sạch, mát và khô. Ngoài việc thay tã thường xuyên, các bà mẹ nên để trẻ có thời gian để da trần. Thói quen quấn kín cho trẻ sơ sinh là một yếu tố dẫn đến hăm tã do vùng da này bị ủ nóng, đổ mồ hôi, có khi bé tè mà mẹ không biết ngay để thay tã.
Tiến sĩ Lan Anh khuyên rằng, nếu dùng loại tã giặt lại, nên giặt trước khi dùng lần đầu để loại bỏ các hóa chất, tạp chất. Giặt với xà phòng nhẹ, giũ thật kỹ, có thể cho vài giọt chanh hoặc giấm trắng trộn với nước để ngâm khoảng trên 1 giờ, sau đó vắt, làm khô. Không nên bảo quản bằng băng phiến hay ngâm nước xả vải vì có thể gây kích ứng.
Nếu dùng tã giấy thì các bà mẹ nên chọn loại có độ thấm hút nhanh, màng đáy thoáng khí, nếu bổ sung các thành phần chống khuẩn thiên nhiên như trà xanh, khuynh diệp thì càng tốt. Không nên chọn loại tã mà bên trong phần tiếp xúc với da trẻ có plastic và polyester. Kích thước của tã phải thích hợp theo từng lứa tuổi để tã không nén lên da đùi và bụng trẻ.
"Tuy nhiên, dùng tã gì không quan trọng bằng việc phải vệ sinh bằng cách thay tã thường xuyên" - tiến sĩ Lan Anh khẳng định. Khi thay tã, nên nhẹ nhàng lau sạch vùng bẹn và mông bằng nước ấm, để khô hẳn mới mặc tã mới.
Bà Lan Anh cũng khuyên các bà mẹ không dùng phấn rôm thoa lên vùng hăm của trẻ vì sẽ làm lỗ chân lông bị bít lại, gây kích ứng nặng hơn. Nên tránh các loại kem bôi da có axit boric, cồn, long não, salicylate, chất kháng khuẩn, nước hoa hoặc hỗn hợp rượu cồn.
Hải HàTrị hăm tã cho bé bằng trà xanh:
Các mẹ mua lá trà xanh, cất vào tủ lạnh.
Hàng ngày, đun một ấm nước trà xanh, đổ vào phích để giữ nhiệt.
Sau khi bé đi ngoài và đi tè, bố mẹ lấy nước trà xanh trong phích, pha với nước lạnh. Dùng nước trà xanh đã pha để thay bỉm và vệ sinh cho bé.
Một ngày, bố mẹ thay rửa cho bé 3 lần bằng nước trà xanh, bé sẽ hết hăm tã và rôm sảy. Vì trong trà xanh, có chất tannin, có tác dụng trị ghẻ, lở, rôm sảy, bị hăm rất tốt mà không sợ bé bị kích ứng da hay dị ứng.
Nếu quên hoặc chưa kịp mua lá trà xanh ở chợ, các mẹ có thể pha một ấm trà mạn đặc. Mỗi lần vệ sinh và thay bỉm cho bé, bố mẹ pha nước trà mạn đặc với nước ấm rửa cho bé. Bé cũng sẽ hết bị hăm tã.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên lưu ý đề phòng hăm tã cho bé:
- Thay tã, bỉm ướt thường xuyên cho bé, khoảng 6 lần/ngày.
- Không dùng loại tã, bỉm quá chật và quấn bỉm, tã quá chặt cho bé.
-Sau khi bé đi vệ sinh, cần lau chùi sạch sẽ và sau đó làm khô da. Chú ý các nếp gấp của đùi, háng. Chỉ rắc phấn rôm hoặc thoa các loại kem chống hăm sau khi da đã được lau khô và chỉ nên thoa một lượng vừa phải.
-Mỗi lần thay bỉm, tã cho bé đều rửa bằng nước ấm. Bố mẹ nên nhúng cả mông bé vào chậu nước và rửa thật sạch.
Vì vậy, việc chăm sóc da và giữ vệ sinh cho trẻ không hề đơn giản, đòi hỏi người mẹ phải quan sát, theo dõi hằng ngày.
Theo BS CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê (Phó giám đốc BV Nhi Đồng 2): Hăm tã thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, biểu hiện của bệnh là các dát đỏ ở vùng quấn tã (mông, đùi trên, bụng dưới). Da vùng quấn tã có biểu hiện cấp tính như: các dát màu đỏ tươi, bóng, tiết dịch sau đó bong vảy.
Ngoài ra, bệnh còn có một số triệu chứng khác như đỏ da, vảy nến, u hạt lan tỏa, giảm sắc tố, vết trợt... và có thể gây tổn thương vùng sinh dục, viêm hạch bẹn, ở trẻ nam gây viêm nhiễm hệ tiết niệu cấp tính.
|
Cẩn thận với tã giấy
Hiện nay, do công việc bận rộn, nhiều bà mẹ ít có thời gian chăm sóc con nhỏ nên xu hướng dùng tã giấy nhanh và tiện dụng thay thế cho tã vải ngày càng nhiều. C ác bà mẹ nên cẩn trọng khi mua chọn tã giấy an toàn cho trẻ vì thị trường hiện có bán nhiều loại tã giấy với giá rẻ (chưa đến 20.000 đồng/10 miếng), loại tã này giấy rất đen, được lót bên dưới một lớp nilông, không hề tốt cho da trẻ nhỏ. Một số loại tã có uy tín trên thị trường, đã được kiểm nghiệm và an toàn thì lại bị “nhái”.
Ngoài ra, hăm tã cũng xuất phát từ việc cha mẹ thiếu kỹ năng chăm sóc trẻ: mặc tã cho trẻ quá chật, ít thay tã làm ảnh hưởng đến làn da còn nhạy cảm; khiến tích tụ chất dơ trong kẽ da, tạo điều kiện cho vi trùng và nấm phát triển. Nồng độ pH của nước tiểu để lâu cũng dễ làm nhiễm trùng da, gây kích ứng da, nhiễm trùng tiểu và thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng máu.
Phòng tránh hăm tã
Để phòng tránh bệnh ngoài da và hăm tã cho trẻ, BS. Hạnh Lê khuyên các bà mẹ lưu ý:
- Thay tã lót thường xuyên, lau khô vùng bẹn và mông bằng nước ấm cho trẻ sau khi trẻ đi đại tiện, tiểu tiện; phải dùng vải mềm và có chức năng thấm hút tốt, phù hợp với cơ thể trẻ .
- Khi thay tã cho trẻ, nếu thấy vùng mông, các kẽ đùi… của trẻ có màu đỏ, không nên bôi phấn rôm lên vì làm như vậy dễ gây nhiễm trùng da cho trẻ.
- Mặt khác, cần cho trẻ uống đủ nước, tập cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây khi trẻ biết ăn, các bà mẹ đang cho con bú cũng cần bổ sung hằng ngày nhiều vitamin và khoáng chất để trẻ nhận được đủ chất dinh dưỡng hơn nữa trong sữa mẹ.
Hoàng Nhung
"Cứ
mấy ngày là bé lại bị hăm. Mình dùng thuốc chống hăm, kem chống hăm...
nói chung là ai chỉ gì làm đó mà con vẫn bị", mẹ Zin than thở.
Một trong những nguyên nhân là do trẻ nhỏ bài tiết liên tục, việc vệ
sinh, thay tã không kịp thời hoặc bé bị ủ quấn trong tã quá lâu mà gây
nên. Khi mua bỉm, các mẹ nên chọn loại có màng đáy thoáng dạng vải, không quá dầy sẽ thích hợp hơn đối với làn da nhạy cảm của bé, nhất là vùng đùi nơi tiếp xúc với đáy tã. Có thể chọn mua 2 loại bỉm, loại thường thì dùng ban ngày (thay thường xuyên); loại tốt hơn dùng ban đêm (thay ít hơn). Theo Afamily
Cách tốt nhất để điều trị hăm tã cho trẻ Đối với trẻ sơ sinh, việc sử dụng tã
giấy (bỉm) hoặc việc vệ sinh không đúng cách là những nguyên
nhân gây ra tình trạng hăm tã ở trẻ. Dưới đây là vài cách cơ bản để mẹ có thể tự điều trị dứt điểm tình trạng hăm tã cho trẻ tại nhà: - Hãy giữ cho em bé luôn sạch
sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên. Điều này có
nghĩa là cha mẹ nên chú ý kiểm tra tã của trẻ để thay ngay cả
là ban đêm. - Hãy vệ sinh, rửa sạch, kỹ càng cho trẻ mỗi lần thay tã. Cha mẹ có thể dùng bông gòn hoặc khăn bông mềm để lau khô cho trẻ. Tuyệt đối không chà xát để tránh gây tổn thương cho vùng da của trẻ! - Sử dụng thuốc mỡ ngoài da để tạo thành một lớp màng bảo vệ da cho trẻ sau mỗi lần thay tã lót. Bằng cách này, cha mẹ có thể giúp bảo vệ da bé tránh bị kích ứng từ phân và nước tiểu. Trên thị trường có một số loại thuốc mỡ dùng ngoài da như oxit kẽm trắng... tạo thành một lớp dày bên ngoài da của trẻ sẽ rất tốt trong việc bảo vệ làn da mỏng và nhạy cảm cho trẻ. - Khi quấn tã cho trẻ, mẹ nên
chú ý để tã của trẻ lỏng lẻo, sử dụng tã có lỗ thoáng
khí như vậy sẽ làm cho không khí xung quanh vùng đóng tã của
trẻ lưu thông tốt hơn. Nếu em bé của bạn mặc tã vải, không nên sử dụng
thêm quần nilon hoặc miếng lót nilon gây bí hơi cho phần được
quấn tã của trẻ. - Khi thời tiết ấm áp, bạn có
thể để bé chơi ở trong căn phòng thoáng mát và cùng với việc
vệ sinh sạch sẽ, hãy tạm thời không đóng tã (bỉm) và ngừng
bôi thuốc mỡ càng lâu càng tốt bởi khi tiếp xúc với không khí
thoáng mát và sạch sẽ, tốc độ chữa hăm tã cho trẻ sẽ nhanh
hơn rất nhiều.
Hăm tã ở trẻ thường xuất
hiện do nhiễm trùng bởi nấm men, và có thể điều trị tại nhà
bằng một vài loại thuốc kháng nấm để bôi cho trẻ quanh khu vực
mặc tã. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ bị sốt và những nốt phát
ban (vùng da bị đỏ) không biến mất sau vài ngày điều trị tại nhà
thì cha mẹ nên nhờ tới sự giúp đỡ của các bác sỹ.- Các mẹ cũng hãy xem xét đến việc cho trẻ ngủ mà không dùng tã (bỉm), chỉ cần lót bên dưới mông trẻ một tấm vải chống thấm, bảo vệ cho chiếc đệm là được. Như vậy phần bên dưới của trẻ sẽ luôn được thông thoáng và việc hăm tã sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi. (ST) |