Tiểu sử nhà thiết kế Minh Hạnh
Ăn bao nhiêu trứng 1 tuần là đủ với từng đối tượng?
Sau khi chia tay đàn ông nghĩ gì và hành động thế nào?
Mùa hanh khô chẳng ngại bong da nhờ 7 loại thực phầm 'thần thánh' này
Hành động phản ứng đúng mức chính là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá tâm lý con người. Một người dù có phản ứng nhanh nhạy hay chậm chạp bao giờ cũng có mức độ đúng mực của nó. Còn nếu một người thường xuyên có những phản ứng nhanh hoặc chậm một cách thất thường thì người đó thuộc phạm vi những người mắc bệnh tâm lý. Ví dụ: một người bị muỗi cắn đã vội vàng kêu toáng lên hoặc vừa nghe thấy tiếng động đã giật mình thì đó là người có biểu hiện phản ứng khác thường. Ngược lại, nếu một người bĩnh tĩnh, coi như không có chuyện gì xảy ra, thậm chí không hoang mang dao động trước bất cứ việc gì cũng là người có phản ứng chậm khác thường, cả hai trường hợp này đều thuộc dạng tâm lý thất thường, đều là biểu hiện không lành mạnh.
Gian tham, tâm địa độc ác sẽ ảnh hưởng đến tâm trí bình thường
Những người gian tham, khi có được một tài sản bất chính bao giờ cũng hay ăn chơi trác táng, thích ăn những của ngon, vật lạ, thích chu du khắp đó đây, tụ tập suốt đêm ngày, trai gái bừa bãi. Đôi khi, để có được những tài sản bất chính đó, họ còn ngày đêm vắt óc suy nghĩ những âm mưu ma chước quỷ để lừa gạt thiên hạ. Thử hỏi cuộc sống như vậy có gì là hay? Sống trong nơm nớp lo sợ như thế liệu có sống lâu được không?
Tham ô hủ bại, trộm cướp, cờ bạc, gian dối, buôn gian bán lận, trục lợi hại người, lưu manh, cướp giật… tất cả đều là những tội phạm xã hội, làm rối kỷ cương phép nước. Bằng những hành động bất chính ấy, khi tài sản đã có trong tay thì hớn hở ra mặt, khoác lác phô trương, coi đồng tiền là trên hết, lên mặt và coi thường người khác. Nhưng khi gặp rủi ro thì tinh thần sa sút, lo âu sợ hãi, đứng ngồi không yên, luôn luôn căng thẳng. Khi tội ác bị phơi bày ra ánh sáng, tất sẽ phải chịu những hình phạt nặng nề, lúc đó tâm lý sẽ bị suy sụp nặng nề, thậm chí còn ảnh hưởng đến cả cuộc đời. Do tâm lý bị “lên voi xuống chó” như vậy, cho nên khả năng miễn dịch giảm sút, bệnh tật đua nhau kéo đến. Làm nhiều điều bất nghĩa tất phải gánh chịu hậu quả. Thử hỏi một người như vậy có thể sống lâu được không?
Những người công minh chính trực, liêm khiết, tôn trọng luật pháp, tâm hồn mở rộng, chí công vô tư, sống có nền nếp, tâm lý ổn đỉnh, tính tình vui vẻ, sống vô tư, ăn ngon, ngủ yên thì rất khó mắc bệnh và tất nhiên là sẽ mạnh khỏe, sống lâu.
Hành động phải phù hợp với đặc điểm của từng lứa tuổi
Đặc điểm tâm lý phải phù hợp với tuổi tác có nghĩa là đặc điểm tâm lý của một người phải cơ bản phù hợp với đặc điểm tâm lý của lứa tuổi mà họ đang sống, có như vậy mới được gọi là tâm lý khỏe mạnh. Ngược lại, nếu người lớn mà ăn nói như trẻ con, ngây ngô, ấu trĩ thì sẽ không phù hợp với đặc điểm tâm lý ở lứa tuổi của mình, phần lớn đều thuộc dạng biểu hiện tâm lý không khỏe mạnh.
Đối với người già, khi tâm lý bị đè nặng bởi các việc như phải nghỉ hưu, thất tình, hôn nhân, mâu thuẫn thì thường hay có biểu hiện trống vắng, tư lự, đa nghi, cố chấp. Vì thế cần thay đổi lối sống của mình, điều chỉnh tình cảm không vui, tích cực tham gia vào các hoạt động văn thể như: nuôi chim, câu cá, trồng hoa, chụp ảnh, thư pháp, hội họa v.v… Đó là cách tốt nhất để người già thoát khỏi cảnh khốn khó. Gặp gỡ những người cùng độ tuổi sẽ dễ tìm được sự hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau trò chuyện, trao đổi tin tức và xây dựng tình bạn mới, cao hơn nữa, có thể mai mối cho nhau, xây dựng lại tổ ấm gia đình mới. Tất cả những việc làm đó đều hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm lý bình thường và là những nhu cầu cần có cho sinh lý và tâm lý khỏe mạnh.
Nếu làm trái với những điều trên, người già mà hay đi vụng về trộm, đi matxa, thẩm mỹ viện, bất chấp bệnh AIDS, thích ngồi “đú đởn” với những cô gái trẻ, bất chấp an toàn và trật tự xã hội thì đó là những hành vi không phù hợp với đặc điểm tuổi tác. Đó chính là những biểu hiện của tâm lý không lành mạnh.
Người già nhưng trái tim không già
Một số người tuy tuổi tác đã già nhưng ăn mặc chỉnh tề, quần áo là thẳng tắp, tóc chải gọn gàng, xem ra còn bảnh bao hơn nhiều các cô gái trẻ. Các bà thường nói với nhau: “Càng già càng phải ăn mặc đẹp”. Một bà già 67 tuổi, kẻ lông mi, đánh môi son, mặc quần áo đẹp, để làm giảm đi sự già nua về tuổi tác của mình, do đó bà cảm thấy mình trẻ hơn ít nhất là về mặt tâm lý. Suy nghĩ xem ra điều ấy cũng có lý. Con người ta khi trở về già, tầm vóc, thể hình, da và khuôn mặt đều đã suy thoái, nếu lại xem nhẹ việc trang điểm thì có khác nào tuyết phủ thêm sương mù. Nếu có sự chú ý đúng mức về việc ăn mặc thì người già cũng trở nên trẻ trung.
Ở Trung Quốc, do mang nặng thói quen cũ, rất nhiều người trong đầu còn mang nặng tư tưởng thủ cựu, lạc hậu, họ cho rằng việc trang điểm là chuyện của những người trẻ tuổi. Vì thế, họ ăn mặc rất giản dị, tình cảm cứng nhắc, rõ ràng là già trước tuổi. Điều đó không những tự làm giảm sút phong độ của mình mà còn làm cho tâm lý sớm bị suy thoái, không có lợi cho sức khỏe. Vì thế người già lại càng cần phải ăn mặc chỉnh tề, thái độ đàng hoàng để luôn luôn cảm thấy như càng sống càng trẻ ra: “Tuổi già nhưng trái tim không già, nhất cử nhất động đều nhanh nhẹn hoạt bát, tự tô điểm cho mình một phong cách sống trẻ mãi không già”.