Hệ nội tiết

Giải  phẫu học hệ nội tiết

Hệ gồm các tuyến nội tiết( gọi chung là hệ nội tiết) điều khiển hoạt động cơ thể thông qua các chất có tên là hormone. Hormone đảm trách nhiều vai trò trong nhiều hoạt động cơ thể như tăng trưởng, chuyển hoá, điều nhiệt, hoạt động tình dục sinh sản, hành kinh, chuyển dạ, tiết sữa và nuôi con bằng sữa mẹ và đáp ứng với stress.Tác dụng của hormone có thể nhanh hoặc chậm, ngắn hạn hoặc dài hạn.

Hormone còn tạo ra một cơ chế mà qua đó chúng ta biết các cảm xúc như “ hỉ- nộ- ái- ố”. Khi trung khu não bộ( hệ bản tính) được kích hoạt bởi tác nhân kích thích, nó sẽ gởi tín hiệu đến vỏ não và các vùng khác của não. Khi đó cảm xúc sẽ được ghi nhận bởi các tuyến chỉ huy( vùng hạ đồi và tuyến yên) và hormone thích hợp sẽ được phóng thích( xem sự sản xuất hormone bên dưới). Với từng loại cảm xúc, cơ thể sẽ có cách đáp ứng nội tiết riêng gây nên một phản ứng thực thể tương ứng. Ví dụ, sự sợ hãi sẽ làm tuyến thượng thận tiết ra catecholamine, và chất này sẽ gây ra phản ứng tự vệ( hồi hộp, tim đập nhanh, huyết áp tăng…) trong cơ thể.

Sự sản xuất Hormone

Vùng hạ đồi và tuyến yên được xem là các tuyến chỉ huy của hệ nội tiết bởi vì chúng điều hoà và giám sát hoạt động của hệ nội tiết bằng một hệ thống hồi tác phức tạp. Hầu hết các thông tin qua lại giữa bộ não và cơ thể phải thông qua vùng hạ đồi để nó nắm bắt tất cả các cảm giác mà cơ thể đang có như đau khi ngón chân bị thương hoặc thích thú khi nghe nhạc, hoặc những thông tin mà ý thức không thể nhận biết được, như hàm lượng hormone và các dưỡng chất. Vùng hạ đồi giữ thăng bằng cho các đáp ứng của các tuyến trong hệ nội tiết nhờ vào tuyến yên nằm ngay bên dưới nó. Để đáp lại các tín hiệu nội tiết hoặc xung điện từ vùng hạ đồi, tuyến yên tiết ra hormone của chính nó( gọi là hormone kích thích) vào dòng maud để đến các tế bào đích bao gồm các tuyến nội tiết khác.

Vùng hạ đồi còn sản xuất hormone(Oxytocin và ADH) được lưu trữ ở tuỳ sau tuyến yên để sau đó được phóng thích vào dòng máu. Những hormone được trao cho tuyến yên theo đường các sợi thần kinh.

Sự điều hòa Hormone

Phương thức sản xuất của từng hormone được giữ cân bằng nhờ cơ chế hồi tác giữa tuyến đó với vùn hạ đồi và tuyến yên ( tuyến chỉ huy). Nếu một tuyến sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone, các tuyến chỉ huy sẽ ghi nhận điều này qua nồng độ hormone trong máu. Các tuyến chỉ huy sẽ phản ứng lại bằng cách điều hoà lại phương thức sản xuất hormone.

Cơ chế hoạt động của Hormone

Sự điều hoà hormone được điều khiển bởi tuyến nội tiết và các tuyến chỉ huy( vùng hạ đồi và tuyến yên). Hệ thống này hoạt động với độ chính xác cao, mặc dù thực tế các hormone được dòng máu chuyên trở và phát tán đi khắp cơ thể. Đó là bởi vì các hormone chỉ có thể truyền đi một chất mang tín hiệu nào đó( giốngnhư ổ khoá) ở tế bào đích chuyên biệt. Một số hormone như loại steroid, hoạt động cực kỳ chính xác.Ví dụ, oxytocin tác động lên cơ tử cung khi chuyển dạ và lên các ống dẫn sữa ở vú để đáp lại phản xạ xuống sữa khi cho con bú. Các hormone khác như các hormone như loại protein có thể khớp với nhiều thụ thể ở nhiều tế bào đích khác nhau do đó sẽ gây ra nhiều hiệu ứng không đặc biệt trên cơ thể. Hormone không chỉ kích thích hay ức chế hoạt động chức năng của các tế bào đích, mà chúng còn có thể hoạt hoá hay bất hoạt các gen đặc hiệu chịu trách nhiệm về những chức năng nào đó ở trong nhân tế bào.

Hormone có thể tác dụng ngắn hạn, như chúng thể hiện trong sự dao động từng giờ của lượng insulin do tụy tiết ra đáp ứng với lượng đường trong máu, hoặc có tác dụng dài hạn, như trong những hoạt động mở rộng của androgen trong quá trình phát triển giới tính của cơ thể phụ nữ suốt thời kỳ dậy thì.

Tuyến yên

Tuyến nội tiết có kích thước cỡ hạt đậu này gồm có hai phần chính- thuỳ trước và thuỳ sau. Tuyến yên được xem là tuyến chỉ huy, và nó sản xuất ra 6 hormone: hormone tăng trưởng; prolactin, liên quan đến sự sản xuất và tiết sữa; hai hormone ảnh hưởng đến sự chuyển hoá hormone kích giáp tố (TSH) và hormone hướng vỏ thượng thận (ACTH); hai hormone kích thích buồng trứng để sinh trứng và hormone hướng sinh dục – hormone kích nang tố (FISH) và hormone hoàng thể hoá (LH). Tuyến yên còn chứa hai hormone đã tổng hợp xong của vùng hạ đồi – oxytocin và hormone kháng bài niệu (ADH). Oxytocin đặc biệt quan trọng trong việc khởi phát sự co bóp cơ tử cung khi chuyển dạ. ADH điều hoà thăng bằng nước trong cơ thể.

Sự điều khiển bằng Hormone

Các hormone trong máu đến tuyến yên và vùng hạ đồi từ các nơi khác bằng đường động mạch tuyến yên trước và từ vùng hạ đồi bằng các chất tiết thần kinh. Các hormone ảnh hưởng đến sản lượng hormone điều khiển của tuyến yên, như hormone tăng trưởng hay oxytocin. Chúng sẽ theo tĩnh mạch tuyến yên để đi đến các tuyến nội tiết khác và các tế bào trong cơ thể.

Rối loạn tăng trưởng

Bệnh này có thể xuất hiện khi tuyến yên sản xuât hormone tăng trưởng hoặc quá ít (làm bệnh nhân lùn một cách bất thường), hoặc quá nhiều (làm bệnh nhân phát triển quá khổ, nhất là ở hàm và tay chân). Người bị lùn còn có thể do loạn sản sụn di truyền, khi mà các đầu xương dài không phát triển được. Hậu quả là tay chân ngắn không cân đối với thân mình.

Rối loạn tuyến yên

Bệnh độn giác: do trẻ có nông độ hormone tuyến giáp thấp. Triệu chứng gồm chậm phát triển tâm thần, rối loạn ở da, vẻ mặt khờ khạo và chuyển hoá kém, trẻ chậm lớn.

Bệnh Cushing: gặp nhiều ở phụ nữ hơn đàn ông, do hormone ACTH được sản xuất quá nhiều. Triệu chứng gồm mặt tròn, béo phì, mụn, tay chân yếu, rậm lông, bầm da,và phù nề ( cơ thể giữ nước).Người bệnh thường bị loãng xương và 1/5 bị tiểu đường. Bệnh Cushing còn có thể do u tuyến thượng thận làm sản xuất quá nhiều steroid.

Rối loạn phát triển giới tính: do thiếu FSH và LH

Đái tháo nhạt: do thiếu ACTH. Triệu chứng gồm tiểu nhiều và khát nước. Ngược với tiểu đường đái tháo nhạt không có nhiều đường trong nước tiểu.

Rối loạn cơ thể do đi máy bay

Khi bay qua múi giờ khác, chúng ta thường bị mất ngủ, uể oải và dễ cáu gắt. Đó là vì mỗi người chúng ta có một chiếc đồng hồ sinh học riêng do tuyến tùng điều khiển, có nhiệm vụ điều hoà mọi chức năng cơ thể, như giờ giấc nghỉ ngơi đi lại và ăn uống theo chu kỳ 24 giờ. Khi múi giờ thay đổi nhanh, nhịp sinh học của cơ thể không đồng bộ với giờ địa phương, và làm rối loạn cơ thể. Tình trạng này có khuynh hướng nặng khi bay về hướng đông hơn khi bay về hương tây, do thời gian bay bị rút ngắn lại khi bay về hướng đông.

Tuyến tùng

Đây là tuyến nội tiết có hình dạng giống quả thông nằm trong não, đáp ứng với ánh sáng ban ngày thông qua các sợi thần kinh đi từ mắt và não. Khi ánh sáng ban ngày tắt dần, tuyến tùng sẽ sản sinh ra mọt hormone có tên là melatonin, nhiều nhất vào ban đêm và ngưng sản xuất khi bình minh ló rạng.

Hàm lượng melatonin đạt mức cao nhất vào mùa đông khi ngày ngắn lại hoặc ở một số nước, đạt mức thấp nhất hoặc mất hẳn vào mùa hè khi ngày dài ra.Melatonin cũng được cho là có ảnh hưởng đến nhịp sinh học 24 giờ của cơ thể, như điều nhiệt, ngủ,thèm ăn,cũng như nhịp sinh học cảm xúc.

Cơ quan điều hòa nhịp sinh học

Tuyến tùng giữ vai trò quan trọng trong việc điều hoà nhịp sinh học của nhiều loài động vật, trong đó có con người - từ giờ giấc nghỉ ngơi, ăn uống hằng ngày đến nhịp sinh học hàng năm liên quan đến mùa và số giờ ban ngày.

Nhịp sinh học của phụ nữ

Hormone có nhiệm vụ quản lí các hoạt động chức năng cơ thể trên cơ sở xảy ra đều đặn, do đó nó làm việc như một chiếc đồng hồ nội tại. VÍ dụ như chu kỳ kinh xảy ra trong khoảng từ ngày thứ 35 đén ngày thứ 32, còn chu kỳ ngủ thì xảy ra hàng ngày. Ba chu kỳ theo nhịp sinh học được biểu diễn dưới dạng sóng trong 23 ngày (chu kỳ thể chất , được điều khiển bởi hệ thần kinh vận động), 28 ngày(chu kỳ cảm xúc, có liên quan đến tuyến tùng) và 33 ngày(chu kỳ trí năng, ảnh hưởng bởi hoạt động chế tiết của tuyến giáp).Rất ít khi 3 sóng này gặp nhau. Thời điểm nguy hiểmnhất là khi các đường sóng này vượt qua vạch trung tâm: Các nghiên cứu cho thấy, trong những ngày này, rủi ro xảy ra nhiều hơn.

Rối loạn theo mùa

Còn được gọi la trầm cảm mùa đông, rối loạn theo mùa xảy ra khi tuyến tùng sản xuất quá nhiều melatonin để đáp ứng với ánh sáng yếu trong những tháng mùa đông.lượng melatonin thừa mứa này sẽ ức chếmột số chức năng của cơ thể gây nên triệu chứng trầm cảm đặc trưng bởi lo lắng quá mức, thiếu sinh khí,bi quan.Người bệnh còn khai rằng họ thèm ăn các chất carbohydrate (như chocolate); caborhydrate được cho là có tác dụng làm tăng nồng độ serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh tạo cho chúng ta sự thoả mãn. Rối loạn theo mùa thường bắt đầu vào khoảng độ tuổi 20 và ít gặp hơn sau tuổi 40. Nguy cơ mắc bệnh của phụ nữ cao gấp 4 lần đàn ông và chưa rõ nguyên nhân. Các nước càng nằm xa đường xích đạo thì càng dễ gặp rối loạn này hơn, và nó có vẻ như tính di truyền. Đa số bệnh nhân cảm thấy triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm khi ngồi trước ánh sáng ban ngày nhân tạo hàng ngày. Các nguồn sáng này toả ra ánh sáng trắng xanh rất giống ánh sáng ban ngày để đánh lừa tuyến tùng nhằm làm nó ngưng tiết quá nhiều melatonin.

Các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên dành phần lớn thời gian ban ngày ở ngoài trời trong những tháng mùa đông. Một số bênh nhân tự chữa bằng cách di cư sang các nước gần đường xích đạo hơn để được hưởng lượng ánh sáng ban ngày như nhau suốt năm.

Tuyến giáp

Tuyến giáp có hình dạng giống con bướm, nằm trước cổ, dưới thanh quản và sau khí quản. Vai trò chủ yếu của tuyến giáp là sản xuất thyroxine và triiodothyronine, 2hormone rất quan trọng trong sự điều hoà hoạt động chuyển hoá trong cơ thể, cũng như hormone thứ ba là thyrocalcitonin có tác dụng hạ thấp nồng độ canxi và tăng bài tiết canxi theo nước tiểu. Có hai loại tế bào chế tiết trong tuyến giáp:tế bào nang và tể bào thần kinh cận nang. Tế bào nang chiếm đa số, có nhiệm vụ tiết thyroxine và triiodothyronine, còn tế bào cận nang tiết thyrocalcitonin. Thyrocalcitonin được tạo ra bởi các tế bào nằm trong khoảng giữa các nang.

Tuyến cận giáp

Đây là 4 tuyến sậm màu nằm ngay sau tuyến giáp và sản xuất hormone cận giáp. Các hormone này giám sát nồng độ canxi trong máu bằng cách cân bằng tác dụng của thyrocalcitonin. Hormone cận giáp làhormone quan trọng nhất trong việc điều tiết nồng độ canxi trong máu. Nó thực hiện công việc này bằng cách ngăn thận bài tiết canxi, kích thích ruột hấp thu canxi, và làm cho xương giải phóng canxi.

Sự chuyển hóa

Đây là thuật ngữ dùng để gọi cho các quá trình sinh hoá xảy ra trong cơ thể. Các quá trình chuyển hoá được phân loại thành dị hoá khi một chất phức tạp bị phân hoá thành những chất đơn giản hơn, và đồng hoá khi những chất đơn giản kết hợp lại thành một chất phức tạp. Các quá trình dị hoá thường giải phóng năng lượng trong khi các quá trình đồng hoá thường tiêu tốn năng lượng. Tốc độ chuyển hoá cơ bản (BMR) là mức năng lượng cần thiết để duy trì các hoạt động chức năng của cơ thể khi nghỉ và được điều tiết bởi các hormone tuyến giáp.

Các rối loạn của tuyến giáp

Tuyến giáp

Khi tuyến giáp tăng hoặc giảm hoạt động đều gây xáo trộn nghiêm trọng đến chức năng và chuyển hoá của cơ thể. Những rối loạn này có thể do khiếm khuyết trong bản thân tuyến giáp hoặc có sự chỉ đạo sai từ tuyến yên. Tuyến giáp giảm hoạt động có thể xảy ra trong trường hợp chúng ta ăn không đủ iốt. Iốt cần cho sự sản xuất hormone giáp, thiếu nó sẽ làm trẻ bị đần độn (ở người lớn thì bị phù niêm) và xuất hiện bướu giáp. Tuyến giáp tăng hoạt động có thể gây bệnh Basedow và các dạng cường giáp khác.

Tuyến cận giáp

Rất hiếm khi hormone cận giáp được sản xuất quá nhiều. Trường hợp này thường xảy ra khi bị u bướu và hậu quả là xương bị loãng, canxi máu cao, gây yếu cơ, ức chế hệ thần kinh, và tạo ra sỏi thận. Thiếu hormone cận giáp sẽ gây rung giật cơ, mất cảm giác và cuối cùng là liệt hô hấp và tử vong.

Canxi

Cơ thể của mỗi phụ nữ trưởng thành bình thường chứa xấp xỉ 1kg canxi, 99% trong số này nằm ở xương và răng, 1% còn lại lưu thông theo dòng máu để thực hiện các chức năng chuyên biệt của thầnh kinh và cơ, thành lập cục máu đông và hoạt động chế tiết của các tuyến.

Khi khẩu phần ăn thiếu canxi trầm trọng, cơ thể sẽ lấy canxi từ xương . Điều này gây hậu quả nghiêm trọng về lâu dài, nhất là ở phụ nữ. Đó là do oestrogen có vai trò hỗ trợ hấp thu canxi trong thời gian còn khả năng sinh sản, sẽ không còn hoạt động hiệu quả ở tuổi mãn kinh do nồng độ sụt giảm.

Tuyến ức

Tuyến ức gồm 2 thuỳ, nằm sau xương ức, trước khí quản và tim. Mỗi thuỳ đều được cấu tạo từ mô bạch huyết. Tuyến ức giữ vai trò quan trọng trong việc thiết lập hệ miễn dịch từ tuần thứ 12 của thai kỳ đến tuổi dậy thì, sau đó teo dần lại.

Tụy

Tụy nằm trong lớp màng giữa ruột và dạ dày, thường được gọi là tuyến “2 trong 1”. Đó là bởi vì tụy vừa tiết dịch tụy chứa nhiều enzyme từ các tế bào nang tuyến và tiết hormone từ các tế bào tiểu đảo Langerhans.

Hormone glucagon và insulin do tụy tiết ra có vai trò điều hoà lượng đường trong máu và lượng đường mà các tế bào hấp thu (đường cung cấp năng lượng).

Tiểu đường

Thiếu insulin sẽ làm glucose trong máu tăng và sau đó xuất hiện trong nước tiểu. Nguyên nhân có thể là do tụy tiết không đủ các thụ thể ở mô kém nhạy.

Tiểu đường không phụ thuộc Insulin

Bệnh này thường xuất hiện sau tuổi 40 và là thể phổ biến nhất của bệnh tiểu đường; chiếm trên 90% trường hợp. Insulin vẫn được tụy tiết ra nhưng thiếu về lượng hoặc có sự bất thường ở các thụ thể insulin tại mô. Đa số bệnh nhân đều bị béo phì và tình trạng này làm các thụ thể kém nhạy với insulin tại mô. Đa số bệnh nhân đều bị béo phì và tình trạng này làm các thụ thể kém nhạy với insulin. Bệnh tiểu đường có khuynh hướng di truyền mạnh. Bệnh có thể kiểm soát được bằng chế độ ăn và tập luyện thận trọng, tuy có người phải dùng thuốc để điều trị.

Tiểu đường phụ thuộc vào Insulin

Bệnh này thường xuất hiện trước tuổi 15, nguyên nhân là các tế bào bêta của tiểu đảo (nơi sản xuất insulin) bị phá huỷ do phản ứng tương tự miễn được khởi phát bởi một bệnh nhiễm virus. Thể bệnh này được điều trị bằng cách tiêm insulin hàng ngày. Người bệnh có thể mắc các biến chứng về mạch máu và thần kinh và phải được điều trị suốt đời. Sau nhiều năm, tiểu đường có thể dẫn đến biến chứng ở thận, thị lực kém, xơ vữa động mạch và có nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Glucagon và Isulin

Những hormone này được điều tiết bởi tiểu đảo Langerhans của tuỵ, có cấu tạo từ các tế bào alpha và bêta sản xuất insulin. Sau khi được tuỵphóng thích, glucagon sẽ kích thích gan phân giải glycogen để tạo thành glucose. Sau đó glucose từ gan sẽ đi vào dòng máu, làm đường huyết tăng. Khi insulin được phóng thích, nó sẽ làm cho các tế bào cơ, mỡ và các tế bào mô liên kết khác thu nạp glucose, làm đường huyết giảm. Tế bào thu nạp không đủ glucose sẽ dẫn đến tăng đường huyết, thiếu tập trung và cuối cùng là bất tỉnh, hôn mê và tử vong. Thừa insulin trong máu sẽ gây ra hạ đường huyết với các triệu chứng như hồi hộp, run, yếu cơ, lừ đừ và hôn mê.

Tuyến thượng thận

Gồm có 2 tuyến nằm ở đầu trên của 2 thận. Mỗi tuyến có 2 phần: phần ngoài là vỏ thân và phần trong là tuỷ thận có cấu tạo từ các mô thần kinh. Hai phần này khác nhau hoàn toàn như là 2 tuyến biệt lập n hau, tuyến này nằm trong tuyến kia.

Vỏ thượng thận chịu sự chỉ đạo của tuyến yên và sản xuất nhiều hormone loại steroid; corticoid khoáng kiểm soát cân bằng và khoáng chất trong máu, corticoid đường kiểm soát các chức năng giúp cơ thể thích ứng với stress sau một khoảng thời gian. Tuyến thượng thận còn kích hoạt sự phóng thích của các chất dinh dưỡng thêm (như glucose) trong máu, giữ thăng bằng huyết áp, và kích thích quá trình phục hồi mô. Ngoài ra, vỏ thượng thận còn sản xuất một lượng tương đối nhỏ các hormone sinh dục(androgen) có vai trò trong quá trình phát triển giới tính và mọc lông mu. Tủy thượng thận chịu sự chỉ đạo của hệ thần kinh và chỉ sản xuất 2 hormone là adrenaline và noradrenaline, gọi chung là catecholamine. Các chất này chịu trách nhiệm về phản ứng tự vệ đối với các cảm xúc tức thời, như sợ hãi và giận dữ.

So với động vật

Giống như các động vật có vú khác, chúng ta thường la hét khi sợ hãi. Đây là loại tín hiệu báo động phổ biến đến nỗi ai cũng hiểu ngay từ tiếng ré có âm vực cao của loài thỏ cho đến tiếng rít trầm hơn của voi hay ngựa. Phụ nữ và trẻ em thường có tiếng thét vớiâm vực cao hơn đàn ông do đặc điểm của thanh quản.

Phản ứng tự vệ

Các hormone của phần tuỷ tuyến thượng thận sẽ kiểm soát các đáp ứng tức thì của cơ thể trước sự xuất hiện khi tuyến thượng thận phóng thích các catecholamine (adrenaline và noradrenaline) vào dòng máu khi nhận tín hiệu từ hệ thần kinh. Adrenaline làm động mạch vành giãn nở, làm tim đập nhanh hơn, còn noradrenaline tăng cường máu đến cơ và làm co một số mạch máu nào đó, gây tăng huyết áp. Khi đó cơ thể đã sẵn sàng để đối phó, hoặc kháng cự, hoặc bỏ chạy. Khi phản ứng này tiến hoá, nó đặc biệt thích hợp với những mối nguy hiểm của thời đại. Tuy nhiên, ngày nay, phản ứng tự vệ thường xảy ra trong những hoàn cảnh mà đấu tranh thì không được còn bỏ chạy cũng không xong, và do đó trở thành một nguyên nhân chủ yếu của stress.

 St