Các loại quả tốt cho hệ tiêu hóa của bạn
Các loại quả tốt cho hệ tiêu hóa: Việt quất
Các thực phẩm giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của bạn
Các món cháo ngon tốt cho hệ tiêu hóa của bạn
Cách nấu canh riêu cá chép chua không những ngon mà còn có lợi cho hệ tiêu hóa
Khó tiêu và ợ nóng
Khó tiêu là do ăn thức ăn nhiều chất béo, ăn quá nhiều, ăn quá nhanh hoặc do tâm trạng căng thẳng lo lắng. Triệu chứng bao gồm đầy hơi, sinh bụng và buồn nôn. Một số phụ nữ bị trứng khó tiêu mỗi khi bị stress.
Ợ nóng là cảm giác nóng rát do dịch vị có tính axit trào ngược qua cơ thắt tâm vị lên thực quản. Tình trạng này xảy ra khi dạ dày quá đầy, bị ép hoặc do thoát vị hoành (một phần dạ dày thoát vị qua cơ hoành). Nhiều phụ nữ bị ợ nóng trong thời gian mang thai vì thai nhi phát triển và ép dạ dày lên trên.
Giải phẫu học hệ tiêu hóa
Thức ăn được cắt nhỏ trong miệng nhờ hoạt động của răng và được phân huỷ thêm nhờ enzyme của các tuyến nước bọt. Khi đạt đến mật độ và nhiệt độ thích hợp, thức ăn sẽ được vò lại thành từng viên nhỏ. Những viên thức ăn được nuốt và được đẩy xuống thực quản nhờ các cơ co bóp. Thức ăn đi miệng xuống đến dạ dày mất 4 đến giây; chất lỏng đi mất 1 đến 2 giây. Ở dạ dày, thức ăn được tiêu hoá thêm cho đến khi chúng thành những chất sền sệt gọi là dưỡng trấp, và sau đó chúng đi xuống ruột non, nơi được những loại dịch tiêu hoá từ gan, mật và tuỵ phân giải thành những dưỡng chất có thể hấp thu. Phần còn lại sẽ tiếp tục đi xuống ruột già, nơi nước được hấp thu chủ yếu, còn lại là một khối chất bã đặc. Chất bã này tích tụ trong trực tràng và cuối cùng được tống ra hậu môn khi cơ thắt hậu môn mở.
Dạ dày
Dạ dày là một túi cơ nằm sau các xương sườn dưới, có hình lưỡi liềm. Khi không chứa thức ăn dài khoảng 25 cm, khi chứa thức ăn nó giãn ra và thay đổi hình dáng tuỳ theo lượng thức ăn. Thành dạ dày có cấu tạo gồm 3 lớp cơ với một lớp dịch nhày có tính kiềm để ngăn chất axit trong dịch vị phá huỷ niêm mạc dạ dày. Loét dạ dày xảy ra khi lớp niêm m��c dạ dày bị phá huỷ. Bình thường dạ dày cần 3 đén 6 giờ để tiêu hoá một bữa ăn. Nếu thức ăn ấm được nhai kỹ sẽ tiêu hoá nhanh hơn. Chất lỏng đi khỏi dạ dày nhanh nhất. Khi thức ăn vào đến dạ dày, nó sẽ được biến đổi thành một chất sền sệt gọi là dịch sữa. Dạ dày thực hiện việc này bằng cách nhào trộn và khuấy đều thức ăn với dịch vị.
Gan là tạng lớn nhất trong cơ thể, nặng khoảng 1,5 kg và có hai thuỳ. Thùy trái nằm đè lên phần trên của dạ dày, thùy phải lớn hơn và được chia thành 3 phân thùy. Gan đảm trách trên 500 chức năng khác nhau, gồm có ổn định đường huyết, sản xuất mật và cholesterol, khử độc cho cơ thể, điều chế enzyme, xử lý các chất thải. Các vitamin A, B, D, E và K đều được dự trữ trong gan sau khi được mật phân giải trong tá tràng. Gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể được cấp máu từ hai nguồn: động mạch gan cấp máu giàu oxy đến từ tim, còn tĩnh mạch cửa cấp máu giàu dinh dưỡng đến trực tiếp từ dạ dày và ruột. Các chất dinh dưỡng được xử lý và sau đó được lưu trữ để dùng khi cơ thể cần. Hầu hết những chất không dùng đến sẽ được chuyển thành những chất vô hại nhờ hoạt động khử động của gan.
Túi mật
Mật được sản xuất gan và được dự trữ trong túi mật trước khi đưa vào tá tràng. Mật chứa muối mật, có tác dụng lấy chất béo trong dịch sữa, cắt chúng thành những phần tử nhỏ hơn để enzyme của dịch tuỵ có thể tiêu hoá được chúng. Mật còn giúp cholesterol hoà tan được và thúc đẩy quá trình hấp thu axit béo cùng các vitamin tan trong dầu (như vitamin A).
Tụy
Ngoài các tế bào nội tiết (tiết hormone), tuỵ còn có các tế bào nang tuyến (ngoại tiết) bao quanh ống tuỵ chính tiết ra 1,5 lít dịch tuỵ vào tá tràng mỗi ngày. Dịch tuỵ chứa các enzyme tiêu hoá protein, dầu mỡ, carbonhydrate và có tính kiềm để trung hoà dịch sữa có tính axit.
Ruột non
Khi dịch sữa xuống đến tá tràng (phần đầu tiên của ruột non), gan, tuỵ và túi mật sẽ các enzyme của chúng. Ngoài ra, ruột non cũng tiết ra chất nhày để bảo vệ tá tràng không bị axit ăn mòn. Mặt trong của ruột non được bao bọc bởi các nhung mao ruột (giống ngón tay trỏ), bao bọc nhung mao ruột là các vi nhung mao (giống sợi lông). Các cơ bao quanhruột co bóp 3 đến 4 giây một lần để nhào trộn dịch sữa. Dịch sữa đi hết chiều dài ruột non mất 4 đến 6 giờ, và trong thời gian này, hầu hết các chất dinh dưỡng được hấp thu vào máu. Carbonhydrate được hấp thu nhanh, trong khi dầu mỡ và protein mất nhiều thời gian để hấp thu hơn.
Ruột thừa
Ruột thừa có hình chiếc túi nhở dài 7,5 cm, nằm gần chỗ tiếp giáp giữa ruột non và ruột già. Ruột thừa đã tiến hóa từ một cơ quan kiểm soát nhiễm khuẩn giống như Amiđan (chứa nhiều mô bạch huyết) và cũng sưng to khi có viêm nhiễm gọi là viêm ruột thừa. Triệu chứng của viêm ruột thừa gồm bụng nhạy đau hoặc đau, buồn nôn, nôn và thở hôi.
Vỡ ruột thừa sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn ổ bụng diện rộng và nguy hiểm. Mổ ruột thừa phải được thực hiện ngay, tuy không phức tạp.
Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là do tĩnh mạch ở hậu môn giãn to , gồm 2 loại là trĩ nội (ở trong hậu môn) và trĩ ngoại (ở lỗ hậu môn và lòi ra ngoài). Bệnh này thường gặp trong thai kỳ vì khi đó có sự gia tăng lưu lượng máu và có sự ứ máu ở vùng chậu. Trĩ còn có thể do rặn khi đi cầu, táo bón do uống không đủ nước, hoặc do chế độ ăn thiếu chất xơ nên phân khó ra. Triệu chứng gồm khó chịu hoặc đau, đôi khi có máu trong phân.
Ruột già
Ruột già có nhiệm vụ tái hấp thu nước và tống chất thải ra ngoài dưới dạng phân. Ruột già tiết ra chất nhầy giúp dễ đi cầu. Trong ruột già có những vi khuẩn thường trú, rất hữu dụng trong việc tiêu hoá các chất dinh dưỡng là sản sinh một số vitamin. Trực tràng là nơi tập kết phân với cấu tạo là một ống cơ dài 12,5 cm, có khả năng giãn rộng để chứa phân và co bóp để tống phân ra ngoài. Phân được bôi trơn nhờ chất nhầy do các tuyến ở niêm mạc trực tràng tiết ra. Hậu môn gồm có 2 cơ thắt. Cơ thắt trong được hệ thần kinh điều khiển. Cơ thắt ngoài do ý thức điều khiển và chúng ta có thể buộc chúng đóng chặt khi chưa tiện đi cầu.