Hiện tượng chuột rút khi mang thai và cách phòng chống hiệu quả

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho mẹ bầu không tiếp tục cử động được nữa. Với những cách đơn giản dưới đây, mẹ bầu sẽ không phải thức giấc giữa đêm vì chuột rút nữa.

Hiện tượng chuột rút thường gặp ở các bà bầu. Chuột rút chủ yếu xảy ra vào ban đêm gây đau đớn, khó chịu….ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của sản phụ.

Vậy, làm thế nào để cải thiện tình trạng chuột rút khi mang thai?

Thế nào là bị chuột rút?

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa.

Chuột rút thường xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Chuột rút gây nguy hiểm khi đang bơi dưới nước, ngồi gần bếp lửa, khi đang lái xe…

Triệu chứng chuột rút khi mang thai

+ Đau cứng bắp chân.

+ Bàn chân và 5 ngón chân tê cứng.

+ Chân không cử động được…

 

Phụ nữ khi mang thai thường bị chuột rút (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân chuột rút khi mang thai

+ Do các cơ chân phải làm việc quá sức để nâng đỡ hết trọng lượng tăng lên trong thai kỳ của cơ thể.

+ Do tử cung ngày càng to ra làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chi dưới đến tim và những dây thần kinh từ tủy sống đến chi dưới.

+ Do thiếu hụt canxi, magie hoặc dư thừa phốt pho.

+ Do tuần hoàn máu kém…

Tập luyện tránh bị chuột rút khi mang thai

Tập luyện với chân thường xuyên

Mẹ tập trung vào những bài tập khởi động ở chân thường xuyên trước và sau khi tập thể dục sẽ giúp giảm nguy cơ bị chuột rút bất cứ lúc nào trong thai kỳ.

Uống đủ nước

Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn nếu mẹ làm việc nặng nhọc hoặc tập thể thao nhiều.

Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày

Tập thể dục nhẹ nhàng là cách cải thiện lưu thông máu trong cơ thể hiệu quả và làm giảm chứng chuột rút ở chân khi mang thai. Những môn thể dục mẹ dễ dàng thực hiện là đi bộ nhẹ nhàng, bơi, yoga.

Nâng cao chân

Khi nằm nghỉ ngơi hoặc ngủ, mẹ có thể kê chân kê cao hơn một chút với chiếc gối mềm.

Thay đổi vị trí thường xuyên

Mẹ bầu tránh đứng hoặc ngồi một chỗ trong thời gian quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ bị chuột rút. Tốt hơn hết hãy để đôi chân được vận động và nghỉ ngơi thường xuyên bằng cách đi bộ nhẹ nhàng trong giờ làm. Hãy dành những thời gian nghỉ ngơi ngắn giữa giờ cho đôi chân bớt mỏi nếu công việc mẹ phải đứng nhiều.

Massage

Massage có thể giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn và làm giảm sưng phù, giúp mẹ bớt bị chuột rút.

Có quần sản phẩm hỗ trợ bụng bầu

Mẹ bầu nên sử dụng những chiếc đai giữ bụng bầu hoặc tất đi chân để giảm phù nề cũng như giúp tăng tuần hoàn máy ở chân và mắt cá chân… từ đó giúp chị em bớt nguy cơ bị chuột rút.