Hỏi về hiện tượng đi ngoài ra máu tươi
Cháu năm nay 20 tuổi, chạu bị đi ngoài ra máu, khó dặn,có lần đị còn bị nứt hậu môn, nhưng không có búi trĩ, nhưng có thời gian lại không bị sao, cháu bị viên đại trạng đã rất lâu rồi. Giờ thỉnh thoảng cháu bị đau buốt bụng ở gần phía trên hậu môn, cháu không biết mình bị sao và điều trị thế nào và bệnh của cháu để lâu có nguy hiểm không? Mong các bác sỹ giúp cháu vợi Cháu cảm ợn (bùi thị nga) Trả lời: Đại tiện máu tươi là triệu chứng của một số bệnh lý vùng hậu môn trực tràng - đó là hiện tượng có máu chảy ra khi đại tiện và máu có màu đỏ tươi. Số lượng máu chảy ra khi đại tiện có thể ít, chỉ thấm vào giấy vệ sinh hoặc chảy thành tia, thành giọt, kèm theo triệu chứng khác như sốt, đau vùng hậu môn, tùy theo từng bệnh. Đại tiện máu tươi đầu tiên phải kể đến bệnh trĩ, sau đó là Polip trực tràng và đại tràng, viêm, nứt kẽ ống hậu môn, viêm loét đại trực tràng chảy máu... 1. BỆNH TRĨ Đây là bệnh rất phổ biến, gặp ở mọi nơi, nhiều nhất ở người lớn tuổi. Ngày nay người ta đã hiểu rõ hơn bản chất của bệnh trĩ nhờ những công trình nghiên cứu về sự phân bố mạch máu của vùng hậu môn trực tràng. Ống hậu môn là nơi có nhiều mạch máu, tạo thành các búi tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm mạc, chúng có tính chất cương nên có chức năng của một cái nệm, giữ vai trò khép kín hậu môn. Như vậy trĩ là một trạng thái bình thường, nhưng khi các đám rối tĩnh mạch trĩ này dãn quá mức sẽ tạo thành bệnh trĩ. Nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ chưa được xác định chính xác. Nhiều yếu tố được coi như là nguồn gốc phát sinh bệnh trĩ: + Tư thế đứng: Trĩ gặp nhiều ở người phải đứng lâu, ngồi nhiều. Khi nghiên cứu về áp lực tĩnh mạch ở bệnh nhân trĩ, người ta thấy ở tư thế nằm áp lực là 25cm H2O - ở tư thế đứng áp lực tăng vọt đến 75cm H2O. + Rối loạn đại tiện: như lî và táo bón, bệnh nhân phải rặn nhiều mỗi khi đi đại tiện. + Phụ nữ mang thai, sinh đẻ. + Có tính chất gia đình. + Những khối u ở trực tràng hậu môn, u xơ tử cung... Những u này làm cản trở máu hậu môn trực tràng trở về cũng là những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ - Đại tiện máu đỏ tươi. Đây là triệu chứng sớm nhất và cũng là triệu chứng thường gặp. Lúc đầu chảy máu kín đáo, bệnh nhân tình cờ phát hiện có máu ở giấy vệ sinh hoặc nhìn vào phân thấy một vài tia máu nhỏ dính vào phân rắn, về sau máu chảy thành giọt hoặc phun thành tia như cắt tiết gà. Muộn nữa, cứ mỗi lần đại tiện, ngồi xổm, đi lại nhiều là máu chảy. Kèm theo, bệnh nhân thường xuyên bị táo bón, sau có thể phân mềm vẫn ra máu. - Đau vùng hậu môn, cũng có thể không đau hoặc đau nhẹ. Đau nhiều khi có tắc mạch hoặc nứt hậu môn. - Sưng nề vùng hậu môn: Khi có đợt cấp hoặc khi trĩ sa ra ngoài, có thể búi trĩ sưng khá to. - Rỉ nước và ngứa vùng hậu môn do viêm ống hậu môn. Trên đây là những triệu chứng điển hình của bệnh nhân bị bệnh trĩ, nhưng có khi giai đoạn đầu bệnh nhân chỉ có biểu hiện đại tiện máu tươi đơn thuần. Để chẩn đoán xác định bệnh trĩ cần phải thăm khám trực tràng hậu môn, bằng cách thăm trực tràng và soi ống hậu môn. Qua soi sẽ xác định độ tổn thương của búi trĩ; số lượng búi trĩ, kích thước và vị trí các búi trĩ. Bệnh trĩ là một bệnh ít nguy hiểm, nhưng gây khó chịu cho người bệnh như đau vùng hậu môn, ngứa hậu môn, rỉ nước vùng hậu môn, đại tiện máu tươi kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu máu. Điều trị bệnh trĩ + Chế độ sinh hoạt: Cần hạn chế công việc nặng, tránh ngồi lâu, đứng nhiều, không uống rượu, bia, không dùng các thức ăn dễ gây kích thích như ớt, hạt tiêu và những thức ăn dễ gây tiêu lỏng, nhưng tránh táo bón. Nên ăn những thức ăn làm cho phân mềm, cần vệ sinh giữ sạch vùng hậu môn. + Thuốc tại chỗ: Thuốc đạn đặt hậu môn dùng cho các thương tổn nằm trong vùng hậu môn trực tràng. Pomat dùng cho các thương tổn nằm phía rìa hậu môn, Pomat được bôi vào cạnh hoặc đầu ngón tay mang găng, đặt nhẹ vào trong lòng ống hậu môn nơi có thương tổn. Các thuốc được sử dụng: Proctolog, Proctoglyvenol, Titanorein dạng Pomat hoặc viên đạn. + Thuốc toàn thân: Có tác dụng làm bền vững thành mạch như Oaflon, Ginkow procto. + Thuốc làm xơ búi trĩ: Được tiêm vào chân các búi trĩ, vào lớp dưới niêm mạc. Các loại thuốc thường dùng: - Dầu phenol 5% - Polydocanol. + Thắt búi trĩ bằng vòng cao su. + Đốt điện: Dùng dao điện một cực, hai cực hay dòng điện trực tiếp, dưới tác dụng của nhiệt, các búi trĩ sẽ đông lại. + Liệu pháp lạnh, hiệu pháp quang điện: ít sử dụng. + Phẫu thuật: Cắt bỏ búi trĩ khi có tắc mạch, các đám rối tĩnh mạch đã dãn nở lớn, trĩ ngoại. 2. POLIP TRỰC TRÀNG VÀ ĐẠI TRÀNG Với bệnh này, bệnh nhân có triệu chứng duy nhất là đại tiện máu tươi với số lượng nhiều, nhiều khi có tình trạng thiếu máu nặng. Đại tiện máu tươi từng đợt, không táo bón cũng chảy máu. Nếu polip có cuống dài và ở thấp gần ống hậu môn, có thể polip sa ra ngoài. Chẩn đoán chính xác bằng soi trực tràng hoặc đại tràng sẽ phát hiện được polip có cuống hay không có cuống, vị trí polip - điều trị bằng cách cắt polip qua nội soi nếu polip có cuống và chưa nghi ngờ ung thư hóa. 3. VIÊM, NỨT KẼ ỐNG HẬU MÔN Thường do táo bón, bệnh nhân cố rặn làm cho ống hậu môn sưng, phù nề, đỏ mọng, đôi khi có nứt ống hậu môn. Viêm và nứt kẽ ống hậu môn thường đi kèm với bệnh trĩ. Triệu chứng điển hình nhất là bệnh nhân rất đau vùng hậu môn, đau thường xuyên khi không đại tiện, máu đỏ tươi thành giọt, đau lưng khi đại tiện, đau nhiều làm cho bệnh nhân không dám ăn, vì ăn nhiều đại tiện nhiều bệnh nhân rất đau. 4. VIÊM LOÉT ĐẠI TRỰC TRÀNG CHẢY MÁU Là bệnh tự miễn hiếm gặp ở nước ta. Bệnh nhân đại tiện nhiều lần, lẫn máu tươi, số lượng nhiều, có thể lẫn ít nhầy, nhưng bệnh nhân đau bụng. Chẩn đoán xác định bằng soi trực tràng và đại tràng. Như vậy, đại tiện máu tươi là triệu chứng của một số bệnh lý vùng hậu môn trực tràng. Khi có biểu hiện triệu chứng này, bệnh nhân cần phải đi khám tại các trung tâm y tế có phương tiện nội soi để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Phòng ngừa đại tiện ra máu ở người bị trĩ, nứt kẽ hậu môn: Hạn chế công việc nặng; tránh ngồi lâu, đứng nhiều; không uống rượu, bia; không dùng các thức ăn dễ gây kích thích như ớt, hạt tiêu và những thức ăn dễ gây tiêu lỏng. - Tránh táo bón: tập đi đại tiện đúng giờ, ăn những thức ăn làm phân mềm, chế độ ăn nhiều rau xanh, củ cải ăn chín, mướp đắng, dưa chuột, cải bắp, táo tây, chuối tiêu, vừng đen, mộc nhĩ trắng... nước trái cây hay trái cây như lê tươi, nước ngó sen, nước rau câu, đu đủ chín. Uống nhiều nước (ít nhất 1,5 lít/ngày). - Giữ tâm trạng luôn thoải mái, tránh cáu giận. Nếu hay lo lắng âu sầu sẽ làm niêm mạc ruột co bóp, máu không lưu thông. Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ hậu môn để tránh viêm nhiễm vùng niêm mạc hậu môn trực tràng. Đi ngoài ra máu, nên tầm soát ung thư
Chủ quan không khám chứng đi tiêu kèm tí máu và đàm
nhớt, đến khi thấy đau bụng dữ dội, đến bệnh viện, nhiều bệnh nhân mới
tá hỏa vì đã bị ung thư đại trực tràng (ruột già) giai đoạn cuối.
|
|
Ung thư đại trực tràng nếu phát hiện sớm có thể chữa lành. |
Bác sĩ Đặng Huy Quốc Thịnh, Phó giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP HCM cho biết, tuy số lượng người mắc bệnh không nhiều bằng ung thư gan, phổi, dạ dày nhưng tại Việt Nam, mỗi năm có đến hơn 3.000 trường hợp được phát hiện ung thư đại trực tràng, trong đó hầu hết là phát hiện ở giai đoạn bệnh đã quá nặng.
Thống kê trong năm 2008 cho thấy gần 1.800 người đã tử vong vì bệnh này. Riêng tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM, lượng bệnh nhân được phát hiện unh thư đại trực tràng ngày càng nhiều hơn.
"Điều đáng nói là loại ung thư này dễ phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm. Song một phần do bệnh diễn tiến âm thầm, một phần do bệnh nhân chủ quan với những triệu chứng nên đến bệnh viện thì bệnh đã ở giai đoạn sau", bác sĩ Thịnh cho biết.
Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, mỗi người nên đi tầm soát máu ẩn trong phân mỗi năm tối thiểu một lần, soi đại tràng 5 năm một lần và soi toàn bộ khung đại tràng mỗi 10 năm.
Còn theo bác sĩ Tú Dung, nếu người bình thường phát hiện đi cầu ra máu; thấy thay đổi tính chất đi ngoài tức thấy phân lúc lỏng lúc như táo bón lúc có đàm nhớt; hoặc thay đổi thói quen đi ngoài (tức có khi đi liên tục, có khi vài ngày mới đi một lần) thì nên tiến hành nội soi đại tràng để kiểm tra.
Nguyên nhân khiến đi tiêu ra máu có thể do ung thư, cũng có thể do các nguyên nhân khác như viêm đại trực tràng, trĩ, bướu lành. Tuy nhiên dù vì lý do gì thì việc thăm khám để chữa lành luôn là việc cần thiết.
Cũng theo bác sĩ Dung, những trường hợp đặc biệt như người trên 45 tuổi có biểu hiện rối loạn tiêu hóa thường xuyên; người đang ăn uống bình thường bỗng đi tiêu phân sống; bỗng dưng đi tiêu phân dẹt (phân nhỏ hơn bình thường); gia đình có người bị ung thư đại trực tràng, thì phải soi đại tràng ngay vì khả năng mắc ung thư là rất cao.
"Với các phương pháp chữa trị hiện nay, nếu không phát hiện ở giai đoạn muộn, bệnh nhân vẫn có thể sống từ 15 đến 20 năm", bác sĩ Dung nói.
Ngoài việc tầm soát để sớm phát hiện ung thư đại trực tràng, theo các chuyên gia ung bướu, cách tốt nhất vẫn là phòng bệnh.
"Cùng những nghiên cứu đã được thế giới khẳng định, thực tế điều trị tại Việt Nam cho thấy, phần lớn bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng đều là những người ăn rất ít loại thức ăn có chất xơ", bác sĩ Thịnh nói.
Theo ông Thịnh, để tránh mắc chứng bệnh nguy hiểm, mọi
người nên thay đổi thói quen ăn uống, cụ thể là tăng cường những loại
thực phẩm có nhiều chất xơ như rau củ quả, đậu các loại. Hạn chế sử dụng
những loại thức ăn có quá nhiều chất béo. Không hút thuốc lá và uống
nhiều rượu bia. Ngoài ra, mỗi người nên dành mỗi ngày khoảng 30 phút để
tập thể dục và năng vận động.
Em năm nay 17 tuổi. Khoảng 2 tuần trở lại đây không hiểu tại sao em lại bị đi ngoài ra máu. Ban đầu máu rất ít, chỉ có màu đỏ nhạt thấm ở giấy vệ sinh. Nhưng sau đó tình trạng càng ngày càng nặng lên, thậm chí em còn có thể nhìn thấy máu nhỏ thành giọt mỗi khi đi vệ sinh. Trước đây em thường hay bị táo bón do ăn uống thất thường và ít vận động nhưng chưa bao giờ bị ra máu như thế này. Mong bác sĩ hãy giải đáp giúp liệu có phải em đã bị trĩ và có cách nào để chữa khỏi bệnh nhanh chóng không ạ? Em xin cảm ơn! (tangli…@gmail.com)
Chào em,
Đi ngoài ra máu tươi đa phần là do bệnh trĩ. Ngoài ra còn có thể là do một số loại khối u ở đường tiêu hóa gây ra nên việc đi khám để xác định bệnh từ đó có phương án xử trí sớm là điều hết sức quan trọng. Bởi vì bệnh trĩ thì có thể điều trị bằng thuốc nhưng nếu là do các bệnh khác (như khối u, polyp...) thì lại phải phẫu thuật.
Bên cạnh đó, em cũng cần chú ý đến mức độ chảy máu và các biểu hiện kèm theo để có thể phần nào nắm được giai đoạn tiến triển của bệnh. Cụ thể là:
- Nếu chảy máu thể nặng thường thấy huyết áp tụt, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, có thể bị ngất, rối loạn ý thức hoặc có sốc do chảy máu.
- Thể vừa thì thường thấy da xanh, tim đập nhanh, tiểu ít, chân tay lạnh.
- Ở thể nhẹ, các triệu chứng kín đáo hơn: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, gai rét toàn thân.
Để biết rõ mức độ tổn thương (viêm, loét), vị trí tổn thương (dạ dày hay tá tràng) và để chẩn đoán phân biệt với các bệnh gây xuất huyết tiêu hóa khác, bác sĩ Mèo khuyên em nên đến bệnh viện chuyên khoa để làm các xét nghiệm sau:
- Nội soi dạ dày, tá tràng.
- Xét nghiệm tìm vi khuẩn H. Pylori ở dạ dày.
- Siêu âm gan mật.
- Xét nghiệm chức năng gan.
Ngoài ra, em cũng nên chú ý:
- Giữ gìn vệ sinh cơ thể thật tốt, chăm tắm rửa mỗi ngày để vi khuẩn không có cơ hội hoành hành khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
- Tuyệt đối không được nhịn đại tiện do thấy đau vì như vậy chỉ càng khiến cơ thể sinh nhiệt, gây táo bón và tăng xuất huyết.
- Bổ sung các loại th��c phẩm có tính thanh mát như rau, củ, quả để tiêu độc cho cơ thể và tránh ăn các loại gia vị cay, nóng gây kích thích nhu động của đường ruột như ớt, tỏi, hạt tiêu…
(ST)